Singapore là quốc gia chuyên xuất khẩu, trong đó danh mục hàng xuất khẩu lớn nhất là mạch bán dẫn điện tử tích hợp [chip] và danh mục hàng xuất khẩu lớn nhì là lọc hoá dầu
mặc dù không hề có tài nguyên dầu mỏ, ngày nay Singapore là một đối tác nặng ký trong ngành hoá dầu thế giới - vị thế làm nguyên nhân quốc đảo nhỏ chuyển mình - từ nghèo đói gia nhập cộng đồng nước giàu [first world country]
Bối cảnh Singapore
năm 1960 là năm đầu tiên tự trị, tổng sản phẩm quốc nội Singapore trên đầu người là 1360 đôla Singapore tương đương 428 đôla Mỹ - phần lớn thu nhập từ trại lính Anh
năm 1970 thu nhập bình quân tăng thành 925 đôla Mỹ
năm 1974 thu nhập bình quân tăng thành 2341 đôla Mỹ
thành tựu có được nhờ sản phẩm dầu mỏ tinh chế lời lãi của các công ty Shell, BP và Mobil
tinh chế và xuất khẩu dầu mỏ cho những nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới đã cho quốc đảo cú hích thu nhập và thịnh vượng - nhưng quốc đảo không có tài nguyên dầu mỏ hay thị trường tiêu thụ nội địa lớn
quốc đảo có một cảng nước rất sâu, hạ tầng đô thị, dịch vụ, một ngành ngân hàng kinh nghiệm và vị trí địa lý chiến lược ở cực nam bán đảo Malaysia
nhưng, bấy giờ quốc đảo bất ổn chính trị, dân số đẻ nhiều và tỷ lệ thất nghiệp cao, cho nên chính phủ Singapore - còn được gọi là "ngài G" - biết là phải giữ lời hứa giải quyết việc làm, nếu không sẽ bị lật đổ
đối mặt rào cản thương mại của Malaysia và Indonesia, quốc đảo nhìn sang phương tây và Nhật Bản
Chuỗi cung ngành dầu mỏ
ngành có thể được chia ra 3 mảng: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu
mảng thượng lưu lo việc đánh giá, phát triển và sản xuất những nguồn dầu khí: ấy là những công ty đi tìm dầu mỏ, bán dịch vụ khai thác, khoan giếng...
mảng trung lưu lo việc vận tải dầu khí từ giếng dầu tới nhà máy tinh chế: có thể là đường ống dẫn khí đốt hoặc tàu biển
trong mảng trung lưu thì ngạch kinh doanh tàu chở dầu là lớn vượt trội
mảng hạ lưu: dầu thô không thể cứ thế dùng mà phải biến đổi thành những sản phẩm như nhựa tổng hợp, xăng hoặc nhiên liệu phản lực [máy bay]
việc hạ lưu được làm ở nơi khổng lồ, nhiều vốn như nhà máy tinh chế hoặc nhà máy hoá dầu
một số công ty chỉ làm một phần việc rất nhỏ trong chuỗi
số khác, như những tập đoàn dầu mỏ lớn, đã sát nhập để leo lên leo xuống, lan ra toàn bộ chuỗi cung
vì hiệu quả nhờ tăng quy mô, ấy thuần tuý là quyết định tài chính khi tập hợp những cơ sở dầu mỏ vào chung một nơi [khu công nghiệp]
Lọc hoá dầu
Singapore đã là địa điểm thương mại và phân phối dầu mỏ từ lâu trước khi độc lập
Dầu mỏ là một trong những hàng hoá giá trị nhất của quần đảo Malay chỉ đứng sau cao su và thiếc
thập niên 1800 công ty Syme & Company đã xây dựng một nhà máy lọc dầu nhỏ ở đảo Pulau Bukom gần Singapore chỉ cách cảng Keppel ở giữa
Syme sau đó trở thành một phần của công ty Shell hoàng gia Hà Lan một trong những công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới và ngày nay là công ty lớn thứ 5 thế giới
nửa thế kỷ sau đó, các công ty dầu mỏ lớn vẫn ngần ngại không xây dựng nhà máy lọc dầu ở đảo Singapore
lý do thì vô cùng: đảo quá nhỏ, quá nhiều bạo động, quá nhiều cộng sản...
cho nên chính phủ Singapore rủ rê người Nhật Bản
tháng 9 năm 1960 bộ trưởng tài chính Goh Keng Swee thành lập một liên doanh với Maruzen - một công ty sau này trở thành công ty dầu Cosmo - công ty lọc dầu lớn thứ 3 Nhật Bản
Liên doanh nhắm mục tiêu xây dựng một nhà máy lọc để bán sản phẩm dầu cho thị trường Nhật Bản
động thái gây choáng ngành dầu mỏ thế giới. Công ty Shell hoàng gia Hà Lan lập tức ký hợp đồng với Goh để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên
đến nay, hợp đồng 30 triệu đôla Mỹ ký với Shell ấy vẫn là lớn nhất Singapore
Bùng nổ xây dựng
nhà máy lọc dầu đầu tiên của Shell được xây nhanh kỷ lục, hoàn thành chỉ một năm sau khởi công
thương vụ thành công và nhà máy lọc dầu ngạo nghễ là bản hợp đồng lớn nhất và có lẽ lời lãi nhất của Shell
tác dụng phụ là Shell bị xao nhãng khỏi việc hoàn thành nhà máy lọc dầu tuyên bố trước đó ở cảng Dickson, Malaysia
đến tận năm 1963 kế hoạch mới lên sóng, muộn 2 năm sau Singapore và đảo quốc mãi được nhớ đến là đã nhanh chân hơn láng giềng trong ngành lọc dầu
Shell châm ngòi cho cú bùng nổ lọc hoá dầu Singapore cuối thập niên 1960 đến đầu thập niên 1980
BP năm 1962 rồi Mobil năm 1966 rồi Shell lần thứ hai năm 1967 và Esso năm 1969
Esso sau đã trở thành gã khổng lồ Exxon Mobil của Mỹ, ban đầu muốn xây nhà máy lọc dầu ở Sentosa nhưng chính phủ Singapore định biến Sentosa thành khu giải trí và đề nghị một đảo nhỏ khác bên ngoài đảo Singapore
cú tăng trưởng này được xung đột thế giới tạo động lực: chiến tranh Đông Dương và Trung Đông dẫn đến thiếu hụt nguồn cung và biến động giá
đảo quốc lãi to nhờ bán nhiên liệu cho các bên tham chiến
ví dụ: phần lớn nhiên liệu cho chiến tranh Việt Nam được lọc hoá ở Singapore
năm 1974 Singapore có 5 nhà máy lọc hoá dầu tổng công suất 1.2 triệu thùng mỗi ngày
sản phẩm lọc dầu chiếm gần 40% kim ngạch xuất khẩu, đảo quốc trở thành trung tâm lọc dầu chính của Đông Á
Đa dạng hoá ngành
thành công đã thu hút đối thủ cạnh tranh, công ty Pertamina sở hữu nhà nước Indonesia và những công ty khác ở Trung Đông bắt đầu xây dựng nhà máy lọc dầu riêng
Singapore biết rằng cần mở rộng danh mục đầu tư, bên cạnh chỉ tinh chế cần làm thêm những việc khác trên chuỗi giá trị
đầu tiên là mở rộng sang hoá dầu: sản phẩm hoá dầu là những chất hoá học được làm từ dầu thô và khí tự nhiên, chiếm 40% thị trường chất hoá học và có mặt trong những vật phẩm như túi nilon, đường ống, ống nước, chai lọ, xe ôtô, lốp xe, giày...
năm 1971 chính phủ Singapore bắt đầu chơi với các tập đoàn đa quốc gia Nhật Bản và gạ gẫm một liên doanh hoá dầu - mục tiêu để tạo nên một ngành chế biến dầu mỏ cho quốc đảo
Công ty hoá dầu Singapore
nhảy vào lĩnh vực hoá dầu không dễ, công ty đứng đầu phức hợp hoá dầu Nhật Bản là công ty hoá chất Sumitomo
chủ tịch Sumitomo rất ưa thích Singapore, tin rằng đảo quốc là địa điểm đầu tư tốt nhất châu Á
Sumitomo và Singapore trao đổi thư từ, kế hoạch lên sóng năm 1979 nhưng dự án tiến triển quá nhanh nên năm 1976 Sumitomo đã bổ sung thêm 11 công ty hoá chất vào phần hùn cho liên doanh
chính phủ Nhật Bản cam kết 3 tỷ yên đầu tư thông qua quỹ hợp tác kinh tế nước ngoài
năm 1977 công ty hoá dầu Singapore [PCS] được thành lập với chủ tịch J.Y Pillay bấy giờ cũng là chủ tịch của quỹ đầu tư Temasek và là người đóng góp lớn cho hãng hàng không quốc gia Singapore
Khởi nghiệp khó khăn
cuối thập niên 1970 đầu thập niên 1980 một loạt khủng hoảng dầu mỏ vì cách mạng Hồi giáo và chiến tranh Iran-Irắc
kinh tế thế giới đình trệ, nhu cầu dầu mỏ ảm đạm và người ta bắt đầu thắc mắc về lý do xây dựng một phức hợp hoá dầu khổng lồ trong bối cảnh suy thoái
chuyên gia dự đoán hàng trăm triệu đôla lỗ mỗi năm cho phức hợp
nhưng phức hợp 2 tỷ đôla Singapore vẫn hoàn thành năm 1984 bao gồm một nhà máy crack naphtha [phá vỡ hợp chất hữu cơ thành các hydrocarbon nhẹ - xăng thô naphtha] và một số nhà máy hạ lưu ở đảo Ayer Merbau
Naphtha là sản phẩm chính của các nhà máy lọc dầu Singapore - là sản phẩm trung gian để sau đó làm thành nhựa tổng hợp, nhựa dẻo...
tháng 9 năm 1985 thủ tướng Lý Quang Diệu thăm nước cộng hoà nhân dân Trung Quốc để chào bán chất hoá dầu Singapore và ký được một hợp đồng với chính phủ đại lục
cũng tháng 9 ấy, Sinochem công ty đa quốc gia Trung Quốc thành lập một văn phòng ở Singapore
hàng xuất khẩu Trung Quốc bắt đầu đổ vào đảo quốc qua văn phòng ấy và năm 1987 phức hợp hoá dầu bắt đầu thu lãi
ít năm sau, toàn bộ ngành hoá dầu rơi vào suy thoái vì thừa cung từ Nhật Bản và Hàn Quốc - phức hợp Singapore im hơi lặng tiếng nhưng doanh thu giảm dần trong gần một thập kỷ
năm 1988 chính phủ Singapore bán 30% cổ phần công ty hoá dầu PCS 1 cho Shell, chỉ giữ lại 20% cổ phần
tháng 12 năm 1992 chính phủ Singapore bán nốt 20% nhưng chỉ ít năm sau chính phủ Singapore bắt đầu một dự án phức hợp mới là công ty hoá dầu PCS 2 hoàn thành năm 1997
Tổ hợp đảo Jurong
năm 1995 Singapore quyết định sát nhập ngành lọc dầu và ngành hoá dầu để tiết kiệm chi phí lưu trữ và hậu cần vì nguyên liệu thô của ngành hoá dầu là chi phí lớn nhất của công đoạn
cho nên, quốc đảo bắt đầu một dự án lấn biển để hợp nhất 7 đảo nhỏ thành 1 đảo rộng 2790 hecta
dự án chính thức bắt đầu năm 2000 với việc hoàn thiện 10 kilomet cao tốc kết nối đảo với Singapore
ngày nay, các công ty hoá dầu ở đảo Jurong có thể hưởng nhiều lợi thế độc nhất vô nhị: mua nguyên liệu thô từ đường ống và hưởng tiện ích và dịch vụ từ công ty thứ 3 trong thành phố
chính phủ Singapore quảng bá nó là chiến lược "chỉ cần cắm vào là chạy" cho ngành hoá dầu
hơn 100 công ty hoá chất đa quốc gia làm việc trên đảo Jurong trong đó có những công ty lớn nhất thế giới như Mitsui, Sumitomo, BASF và DuPont
chính phủ tiếp tục mở rộng và cải thiện nguồn lực địa phương, như mở trung tâm kỹ thuật xử lý hoá chất CPTC trị giá 40 triệu đôla Singapore để đào tạo nhân lực và nhiều cơ sở lưu trữ dầu mỏ dưới lòng đất ở khu Jurong Rock Caverns sâu 150m dưới mực nước biển, đáy vịnh Banyan
Thương mại
Singapore từ lâu có ngành tài chính mạnh, chủ yếu giao dịch sản phẩm dầu mỏ
dầu mỏ vốn được giao dịch ở Tokyo nhưng một loạt chính sách chính phủ đã giúp quốc đảo [Singapore] thành trung tâm giao dịch hàng hoá, phỗng tay trên việc kinh doanh của Nhật Bản
năm 1989 chính phủ Singapore tạo nên chương trình thương gia dầu mỏ chính thức AOT [approved oil trader] ưu đãi thuế quan chỉ còn 10% cho hoạt động mua bán dầu mỏ
chương trình AIT ra mắt một năm sau đó cho giao dịch những hàng hoá khác
năm 2001 Singapore ra mắt chương trình giao dịch toàn cầu GTP [global trader program] gộp 2 chương trình trên khuyến khích các công ty thương mại tới Singapore
ngày nay, quốc đảo đón chào các công ty thương mại lớn như Vitol, Trafigura và Hin Leong (Hin Leong mới phá sản mất rồi)
Kết
năm 2019 Singapore xuất khẩu 43 tỷ đôla Mỹ dầu thành phẩm - nhiều nhất châu Á
điện tử đã là ngành đứng đầu xuất khẩu hàng hoá của Singapore từ thập niên 1980 nhưng không còn tăng trưởng và đã tụt lại
Singapore thịnh vượng trong ngành lọc hoá dầu là nhờ hợp tác, chạy đua ra thị trường, thành thạo công nghệ và vốn
với một ngành công nghiệp rất dễ bị quốc hữu hoá thì môi trường kinh doanh thân thiện ấy rất hút khách
những công bộc như bộ trưởng tài chính Goh Keng Swee và chủ tịch quỹ Temasek là J.Y Pillay là những người giúp mang công ty dầu mỏ đầu tiên tới Singapore
giống ở Đài Loan, những công bộc như nhà kinh tế Lý Quốc Đỉnh và cố tổng thống Tôn Vận Tuyền là những người giúp mang Philips và TSMC tới đảo Đài
những công bộc nắm giữ quyền lực trung ương đã cắt băng khánh thành, lèo lái các phe phái khác biệt và giành được hợp đồng
liệu mối quan hệ ấy có lưu truyền xuống thế hệ chính trị gia sau này hay không? Quyền lực lớn có thể tạo đột phá cho chính sách công, hoặc nếu khéo, có thể châm ngòi cho một ngành công nghiệp hàng đầu thế giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét