ở Đài Loan, tạp chí Commonwealth Business mới tổ chức một diễn đàn bán dẫn
Christ Miller tác giả cuốn sách "chiến tranh chip" đã ra mắt ấn bản tiếng Trung, viếng thăm Đài Loan, có lẽ để quảng bá cho sách
Morris Chang đã xuất hiện trong sách, cho nên nhà xuất bản Commonwealth đã sắp xếp hai người gặp gỡ
Giới thiệu
Miller sau đó có lẽ sẽ đi Nhật Bản và Hàn Quốc
Morris Chang tham dự đã gây chú ý
tại sao tất cả những đại sứ, chức sắc chính phủ và giám đốc bán dẫn lại xuất hiện?
chủ tịch Mark Liu cũng ngồi trong đám đông
trên trang mạng xã hội đưa tin diễn đàn cũng thấp thoáng bóng hình giám đốc điều hành CC Wei
cả phó thủ tướng William Lai cũng có mặt, và cả Sophie Chang vợ của Morris Chang
Phát biểu
phó thủ tướng Đài Loan phát biểu trước
sau đó Christ lên nói một bài giảng giới thiệu ngắn: từ máy tính đầu tiên như chiếc ENIAC và cách mà chúng được sử dụng để phá mật mã và định hướng đạn pháo
sau đó Christ nói sơ qua về cách sản xuất bán dẫn đi từ Mỹ sang châu Á
Christ trình chiếu lên bức ảnh một toà nhà ở Hồng Kông có biểu tượng [logo] Fairchild Semiconductor
Fairchild là một trong những công ty bán dẫn đầu tiên đã thuê ngoài đóng gói IC ra châu Á: trước đó, phần lớn chi phí cuối cùng của một IC là từ việc đóng gói [package] - vỏ [casing] bao quanh "die"
để giảm giá đóng gói, họ sử dụng cái gọi là đóng [encapsulate] nhựa [plastic]
tuyển dụng nhân lực giá rẻ Hồng Kông hoặc Hàn Quốc để đặt 'die' lên trên một gờ [bead] gốm ceramic và bọc [smother] tất cả trong nhựa
sau đó Miller trình diện một tài liệu chiến lược của Texas Instruments từ năm 1976 mà Morris Chang đề xuất ý tưởng một xưởng fab độc lập
Texas Instruments không làm theo ý tưởng và Miller đã hài hước nói rằng đáng lẽ ra chữ T trong TSMC có thể đã viết tắt cho Texas chứ không phải Taiwan [Đài Loan] như ngày nay
Can thiệp chính phủ
Morris lên phát biểu, với giúp đỡ của bác sĩ, nói rằng ông đã đọc sách cả phiên bản Anh và Trung, rồi nói: "tôi ước tôi đã có thể tự viết"
sau đó Chang nói rằng một thứ ông cảm thấy cuốn sách đã quá nhấn mạnh vào liên quan của chính phủ Đài Loan vào thành lập TSMC
trên trang Verge có bài phỏng vấn của Miller và có vẻ Miller đã nói như thế
"đó là tại sao chính phủ Đài Loan chi hơn nửa vốn đầu tư vào TSMC khi công ty mới thành lập. Nó là một dự án trực tiếp của chính phủ Đài Loan để khiến Đài Loan trở nên không thể thiếu trong chuỗi cung điện tử. Và đã hiệu quả"
Morris Chang đã giảm nhẹ tâm lý này trong nhấn mạnh của ông
nói rằng chính phủ Đài Loan, ngoại trừ một người là bạn ông - Lý Quốc Đỉnh, đã không tin tưởng ông
cho nên chính phủ Đài Loan đóng góp chỉ 2 cách: đầu tiên là đầu tư tài chính 500 triệu tân Đài tệ
hai là chuyển 100-120 kỹ thuật viên và công nhân từ học viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp [ITRI - industrial technology research institute]
hết, không có ưu đãi sản xuất nào nữa
khi TSMC lên sàn chứng khoán đầu thập niên 1990, chính phủ Đài Loan không thể bán cổ phiếu đủ nhanh: đã bán từ 48% cổ phần ngày ấy về còn 6-7% nắm giữ hôm nay
Chang đã trực tiếp bảo chính phủ ngừng bán và đúng là chính phủ đã dừng
Miller hỏi Chang rằng liệu từ đầu ông có biết TSMC có lớn như nay
Chang trả lời là từ đầu chỉ tập trung vào tồn vong: những năm đầu công ty khá khó - chỉ đến đầu thập niên 1990 thì mới tạm có chỗ đứng
Mảnh ghép của câu đố
Chang cũng nói về những nhấn mạnh của Miller về ý tưởng xưởng độc lập được đề xuất ở Texas Instruments giữa thập niên 1970
Morris chỉ ra rằng ý tưởng xưởng cần một vài mảnh ghép bấy giờ cho câu đố được hiện thực hoá
đáng chú ý là cần công việc VLSI của Carver Mead và Lynn Conway: mô đun hoá tiến trình sản xuất bán dẫn thành 'thiết kế' và 'sản xuất' - những bước khả thi hoá xưởng
mảnh ghép cuối cùng là cuộc trò chuyện của Morris Chang với Gordon A Campbell
Campbell và Chang biết danh tiếng của nhau và khi Chang ở General Instrument, ông đã nghĩ đến việc liên lạc tìm cộng tác OEM nào đó
Campbell nói với Chang rằng ông đã thuê thầu phụ [subcontract] một xưởng fab từ Nhật Bản và vì thế ông không cần 50 triệu đôla nữa, chỉ cần 5 triệu
sau đó Chang biết rằng ý tưởng xưởng độc lập sẽ hiệu qủa
còn một mảnh ghép nữa: những kỹ thuật viên Đài Loan - sẽ nói sau
Nhờ bạn làm hộ [friendshore
Morris chỉ ra rằng thư ký thương mại Mỹ là Gina Raimondo đã liên tục gạt Đài Loan ra khỏi danh sách những người bạn trong chương trình bán dẫn 'thuê bạn làm' [friendshore]
Gina Raimondo nói Mỹ phụ thuộc chip Đài Loan là 'không bền' và 'không an toàn'
rằng sẽ có thể có lúc Mỹ đem những hạn chế xuất khẩu công nghệ áp lên cả Đài Loan, rồi những công ty như Applied Materials và Lam Research không còn có thể gửi hàng ngon đến Đài Loan nữa
Chang nói rằng dễ hiểu nếu họ muốn làm một số chip ở Mỹ vì lý do an ninh quốc gia, nhưng rồi sao
họ định trở lại thời hoàng kim 37% thị phần bán dẫn toàn cầu mà Mỹ có năm 1990 à? Nó không còn là lợi thế Mỹ nữa
Mỹ có những lợi thế cạnh tranh lớn khác như thiết kế: tất cả những công ty thiết kế bán dẫn xịn xò nhất là ở Mỹ - có lý vì việc thiết kế nên gần với người dùng cuối
nhưng Mỹ không có lợi thế cạnh tranh trong gia công chip - Chang nói thẳng
trước đây, Chang nói rằng gia công chip Mỹ sẽ tốn 50% đắt hơn ở Đài Loan: bấy giờ Chang nói đấy là ước tính nhẹ nhàng rồi - có lẽ còn nhẹ hơn nhiều con số ông nhẹ nhàng sẵn - mọi người cười
bán dẫn là một trong những sản phẩm ít bị phá giá nhất trong lịch sử: nếu giá bị nâng lên thì sẽ gây ảnh hưởng lớn cho toàn cảnh kinh tế con người - có những Luddite và dư luận youtube hưởng ứng tăng giá
Chang tiếp tục bình luận về văn hoá làm việc Mỹ: cũng phải nói rằng Chang là sếp khó tính - Chang leo chức từ vị trí kỹ thuật viên khắt khe, và có một ông ngoại/ông nội cằn nhằn [grumpy] thích cảu nhảu [murmur]
mảnh ghép cuối cùng cho Đài Loan và TSMC là kỹ thuật viên: Chang nói ở Đài Loan ông tìm được những công nhân tay nghề cao thậm chí chỉ học 2 năm trường nghề - những người ra tiền tuyến
những ngày cuối cùng ở Texas Instruments làm SVP chất lượng và sản xuất, Texas Instruments phát hiện rằng xưởng fab của họ ở Nhật Bản gấp đôi hiệu suất [yield] so với xưởng Houston và điều Chang đi kiểm tra lý do
Chang đi và tìm hiểu được rằng tỷ lệ bỏ việc [turn over] kỹ thuật viên Nhật Bản là 3-4% trong khi con số ở Texas cao gấp 4-5 lần
Chang nói: "nếu một mảnh thiết bị hư hỏng trên dây chuyền lúc 1 giờ sáng thì ở Mỹ họ sẽ sửa 9 giờ sáng hôm sau. Kỹ thuật viên đến lúc 8 giờ để sửa, cho nên dây chuyền sẽ bất động suốt 8 giờ đồng hồ"
"nhưng ở Đài Loan, kỹ thuật viên sẽ xuất hiện lúc 2 giờ sáng, nhận được cuộc gọi lúc đang ngủ và sẽ dậy sửa thiết bị. Vợ sẽ hỏi sao anh phải dậy thì anh ta sẽ trả lời là mình cần đi ra xưởng fab, và vợ sẽ ngủ tiếp mà không phàn nàn gì vì ấy là văn hoá"
"thiết bị đắt đỏ và khi nó ngừng, cả dây chuyền sẽ ngừng, là không chấp nhận được cho sản xuất và...." đột nhiên vợ Sophie ngắt ngang Morris để nói rằng đã hết giờ và Morris phải đi
Vài thứ cuối
Philips là một trong những nhà đầu tư ban đầu vào TSMC và là cổ đông lớn nhì
Chang mang Philips vào thương vụ theo đề nghị chính phủ để xác nhận ý tưởng
tác giả từng nói về vai trò Philips mang sở hữu trí tuệ và công nghệ đến, nhưng Chang không nhắc gì: có vẻ Philips cũng đã không tin TSMC lắm và đã muốn bán cổ phiếu sớm - Chang nói chả sao vì ông cũng không thích có họ trong hội đồng quản trị
theo Chang thì ấy là lý do TSMC lên sàn chứng khoán New York
Chang được hỏi ngắn về Intel và mô hình xưởng của hãng, trả lời bằng trích lời của khách sộp Jensen Huang
"TSMC đã học cách khiêu vũ với 400 đối tác còn Intel luôn nhảy một mình"
Kết
Chang nói rằng năm 2010 ông biết TSMC sẽ thành công lớn, thời điểm ông trở lại làm CEO, thế chố Rick Tsai
thập niên 2000 Morris là một trong những tiếng nói vận động chính phủ Đài Loan cho phép TSMC xây dựng xưởng fab ở đại lục
Chang cũng chúc phúc tiến sĩ Chiang Shang-yi bỏ Đài Loan làm cho SMIC
hiện nay Chang nói là hoàn toàn ủng hộ hạn chế xuất khẩu lên Trung Quốc
Chang nói về Nhật Bản và Trung Quốc nhưng không nói về Hàn Quốc hay quan hệ với Samsung
tin đồn là chủ tịch Lee Kun-hee đã cố tuyển dụng Morris
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét