năm 1995 đạo luật nuôi cha mẹ ở Singapore được thông qua là một sắc luật hiếu thảo yêu cầu con cái người lớn phải chi trợ cấp hàng tháng cho cha mẹ già
như nhiều quốc gia châu Á khác thì Singapore đang già hoá nhanh và chính phủ đang tìm cách tránh làn sóng nghèo cao tuổi
trong lịch sử, nhiều cộng đồng đã thông qua những đạo luật như thế để làm giải pháp tình thế
Gìa hoá
năm 1957 dưới 4% dân số là già hơn 65 tuổi thì năm 1990 con số là 6% và năm 2021 tăng thành 14%
tỷ lệ sinh nở của Singapore là 1.1 một phụ nữ, ước tính năm 2050 tỷ lệ dân số hơn 65 tuổi sẽ tăng thành 40%
năm 2020 tuổi thọ trung bình ở Singapore là 84 năm
Những sắc luật chính sách hiếu thảo
chi phí chăm sóc người già tăng trong khi số dân độ tuổi lao động sụt giảm, nhiều quốc gia đã áp dụng những sắc luật "báo hiếu" quy định nghĩa vụ trợ cấp của con cái người lớn phải chi trả cho cha mẹ già không thể tự nuôi thân nữa - ngày nay, người phương tây có thể cho rằng ý tưởng cho những sắc luật như thế là hơi khó chấp nhận
lý lẽ là: đã có những sắc luật quy định cha mẹ chịu trách nhiệm chăm sóc con cái nhỏ tuổi - cho nên sắc luật quy định chiều ngược lại là vẫn hợp lý
phương tây đã thông qua những luật "báo hiếu" từ hàng thế kỷ trước: đế chế La Mã đã có luật ấy từ thế kỷ thứ 3
Anh và Mỹ đã có những luật ấy trong tài liệu từ thế kỷ 1600 - ví dụ bang Virginia: "sẽ là... nghĩa vụ của mọi cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có năng lực kiếm tiền hoặc thu nhập đủ lớn, sau khi đã chi trả tiền nuôi hợp lý cho gia đình riêng hiện tại của anh/cô ta, phải hỗ trợ bằng cách chi trả trợ cấp và nuôi sống mẹ hoặc cha của anh/cô ta, người mà bấy giờ ở đó đang trong hoàn cảnh khó khăn"
quy chế bang Virginia cho phép con cái người lớn được tự biện hộ nếu có thể trình diện được đã bị "động thái đáng kể [substantial advance] của việc ruồng bỏ, xao nhãng bổn phận, lạm dụng hoặc cố ý không làm"
nhưng khi các nước phương tây chuyển sang những mạng lưới an sinh chính-phủ-chi-trả như bảo hiểm y tế và xã hội, những sắc luật báo hiếu đã không cần thiết nữa
năm 1948 Anh bãi bỏ những sắc luật báo hiếu
thập niên 1970 luật bang Virginia được sửa để cắt giảm trách nhiệm nếu cha mẹ đủ điều kiện nhận trợ cấp chính phủ của chương trình Medicaid
mặc dù nhiều tiểu bang nước Mỹ vẫn còn ghi những luật báo hiếu trong các tài liệu, phần lớn những sắc luật ấy không được thi hành
thêm nữa, các học giả luật đã đặt những câu hỏi: liệu những sắc luật ấy có thể, thực tế, được thực hiện hay không dưới những hiến chương phương tây
Singapore
nhìn chung thì Singapore đã tìm cách tránh trở thành một nhà nước phúc lợi phong cách phương tây: có những lý do thực dụng - ví dụ thử nhìn vào chi phí để duy trì mạng lưới an sinh xã hội ở Mỹ
mạng lưới an sinh xã hội như thế sẽ cần tăng thuế để trang trải: chính phủ Singapore tin rằng sẽ không dễ thực hiện nếu không lại hại đến sức hút làm điểm đến đầu tư kinh doanh
đồng thời, những lãnh đạo sáng lập Singapore cũng tin rằng những hệ thống phúc lợi phong cách phương tây sẽ khuyến khích lười biếng và uể oải cho dân số đất nước: những bậc phụ huynh châu Á hẳn sẽ đồng tình
phần lớn người già có một danh mục những nguồn thu nhập: một là lương làm việc, hai là lương hưu doanh nghiệp hoặc khoản đầu tư, ba là viện trợ từ con cái/gia đình, tư là viện trợ từ chính phủ
Singapore có một loạt những chương trình xã hội để bắt buộc thực hiện 3 nguồn thu nhập đầu tiên: một là hội đồng quỹ dự phòng trung ương [CPF central provident fund board] là một quỹ tiết kiệm bắt buộc sẽ tiếp nhận đóng góp hàng tháng từ người thuộc độ tuổi lao động
với số 20% người cao tuổi thu nhập thấp nhất, CPF đưa ra đề nghị một khoản trợ cấp bổ sung tiền mặt hàng quý: chương trình hỗ trợ bạc [SSS silver support scheme]
hai, hội đồng nhà ở và phát triển của Singapore cũng ra mắt chương trình mua lại cho thuê [lease buyback scheme] để người cao tuổi có thể rao bán tài sản nhà ở của mình lấy tiền mặt: phù hợp với người cao tuổi vì phần lớn tài sản của họ là căn nhà
ba, chính phủ hỗ trợ người cao tuổi kiếm tiền: ở châu Á, nhiều người già vẫn làm việc sau độ tuổi nghỉ hưu của người phương tây - lương làm việc là biện pháp góp phần chống nghèo
năm 1993 Singapore thông qua đạo luật nghỉ hưu và tái tuyển dụng [retirement and re-employment]: quy định tuổi nghỉ hưu tối thiểu là 60, rồi sau đó lùi về 62 để bảo vệ người cao tuổi khỏi mất việc chỉ vì lý do tuổi tác - chủ lao động bị yêu cầu phải đề nghị tái tuyển dụng để người già có thể tiếp tục làm việc đến tuổi 67
55% người già Singapore đang tiếp tục làm việc
Gía trị văn hoá
năm 1984 chính phủ thành lập một uỷ ban nghiên cứu phương cách mà quốc gia đã chăm sóc người già hơn 60 tuổi: uỷ ban đã nhận thấy Đài Loan và Israel có những sắc luật báo hiếu trong tài liệu và đã đề nghị Singapore cũng thông qua
đề nghị đã đưa đến tranh luật giữa các nhà làm chính sách: một nhóm cảm thấy rằng những sắc luật như thế sẽ kháng cự chủ nghĩa cá nhân đang âm ỷ trong giới trẻ - lo ngại giới trẻ sẽ áp dụng cách tiếp cận phương tây vào chăm sóc người già, tức là nhà nước trên thực tế sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện
một uỷ ban khác thì tin rằng bấy giờ luật ấy là không cần thiết: một khảo sát năm 1983 cho thấy hơn 95% người già đang nhận tiền từ con cái mà không cần luật định - rất ít cha mẹ già yêu cầu con cái trợ cấp mà lại bị từ chối
được khảo sát, phần lớn con cái nói rằng họ muốn trợ giúp cha mẹ bất chấp cha mẹ có muốn hay không: các nhà làm chính sách lo ngại rằng tâm lý ấy có thể thay đổi nếu có quy định trong luật pháp sẽ bắt buộc nghĩa vụ ấy
uỷ ban thứ hai ấy cũng chỉ ra một vấn đề nữa đã trở thành luận điểm dai dẳng trong cuộc tranh luận: châu Á đặt lòng hiếu thảo là một trong những giá trị văn hoá - luật hoá thứ tình cảm ướt át ấy sẽ gây phản cảm
liệu thông qua sắc luật báo hiếu có phải dấu hiệu cho thấy băng hoại những giá trị gia đình ở Singapore? Liệu động thái có gây chú ý không mong muốn từ phương tây và gây hại cho hình ảnh của Singapore, ám chỉ một thất bại trong xã hội?
Thông qua sắc luật
năm 1993 phe ủng hộ chính sách đã nhắc lại sắc luật báo hiếu: không phải vì tin thời sự về việc người già bị bạo hành hay gì cả, mà vì một sắc thuế
năm 1993 chính phủ Singapore thông qua một sắc thuế hàng hoá dịch vụ: có vẻ sẽ cắt giảm thu nhập của người già trung tuổi
ở Singapore, tổng thống có thể chỉ định một số thành viên vào quốc hội, không cần thuộc bất cứ đảng chính trị nào: một người trong số đó là giáo sư Walter Woon đề nghị một sắc luật báo hiếu làm một cách để người cao tuổi đủ tiền chi trả sắc thuế mới trên
lý lẽ của Woon là bất chấp tỷ lệ cao con cái đã trợ cấp cha mẹ, vẫn không tránh khỏi những "con sâu làm rầu nồi canh" và luật pháp cần sẵn sàng xử lý những trường hợp ấy khi nó xảy ra
Tranh luận
với lý lẽ trên, sắc luật đã cụ thể ghi rằng có cố ý quảng bá lòng hiếu thảo hay tình yêu gì, mà là về trách nhiệm và cung cấp một mạng lưới an sinh cho 5% số những người cao tuổi không nhận được hỗ trợ tài chính từ con cái
Walter Woon nói: "dự luật này không liên can gì đến lòng hiếu thảo hết. Luật pháp không thể quy định được lòng hiếu thảo hay có thể quy định được tình yêu giữa chồng và vợ hay cha mẹ và con cái. Mục đích của dự luật là cung cấp mạng lưới an sinh nếu lòng hiếu thảo không làm được"
sắc luật cũng củng cố một khía cạnh của văn hoá Singapore mà chính phủ đã liên tục rao giảng: tự lực - cá nhân nên tự chịu trách nhiệm, và nếu không được thì cộng đồng mới đến giúp
Thực hiện
hiệu lực từ năm 1995 đạo luật nuôi cha mẹ [maintenance of parents] quy định con cái người lớn phải chi trợ cấp hàng tháng hoặc trả một lần [lump sum] cho mỗi cha/mẹ người Singapore hơn 60 tuổi, nếu cần thiết
năm 2016 một khảo sát cho thấy 74% con cái người lớn Singapore hơn 25 tuổi đã trợ cấp cha mẹ, năm 2019 tỷ lệ giảm còn 70%
nếu con cái người lớn từ chối nghĩa vụ thì cha mẹ có thể kiện con trong một pháp đình đặc biệt: một bên thứ ba cũng được thành lập để đại diện người già mang vụ việc ra toà
vụ việc sẽ có một trung gian hoà giải - người sẽ đánh giá tình hình, trong đó có câu hỏi: liệu cha/mẹ ở đây có "xứng đáng về mặt đạo đức" để nhận trợ cấp hay không?
ví dụ nếu trước đó người cha/mẹ ruồng bỏ con cái, hoặc bạo hành, hoặc xao lãng bổn phận làm cha mẹ, thì hiển nhiên sẽ bị tính vào xem xét cho vụ việc
năm 2011 đạo luật đã được sửa để bắt buộc bậc cha mẹ già trước tiên phải tìm cách hoà giải với con cái ở văn phòng của viên chức chứng nhận [commissioner] cho nuôi cha mẹ, trước khi đành phải ra toà án
mặc dù đã ghi vào luật, thực hiện là khá hiếm: trước năm 2011 chỉ 170 vụ việc mỗi năm đưa ra toà án
theo bộ phát triển xã hội và gia đình, năm 2011 chỉ 110 vụ việc được nộp lên viên chức chứng nhận, tăng hơn con số 98 vụ việc năm 2020 nhưng đã giảm so với số vụ việc thường niên giai đoạn năm 2017-2019
hẳn nhiên, người già Singapore kể cả khó khăn tài chính thì cũng ngần ngại kiện con mình ra toà: cho nên con số thống kê có lẽ thấp hơn nhiều con số thực tế không thể ghi nhận
Tiền không phải tất cả
chăm sóc người già không phải chỉ là vấn đề tiền nong: ấy còn là lối sống và vấn đề sức khoẻ nữa - người già thường cần được chăm sóc y tế vì những bệnh lý kinh niên hoặc tình trạng sức khoẻ vô phương cứu chữa
mỗi khi nhập viện, người già thường phải ở lại bệnh viện hơn 21 ngày: phủ sóng giường bệnh
bất chấp những chương trình chính phủ để hạn chế chi phí và công sức chăm sóc lâu dài, thành viên gia đình, chứ không phải các tổ chức an sinh, vẫn là tiền tuyến chịu gánh nặng của những thay đổi chính sách pháp luật
hiện tại không có sắc luật báo hiếu quy định nỗ lực vật lý trị liệu và cũng không rõ liệu Singapore, hay bất cứ quốc gia nào khác, có thể luật hoá được vấn đề này không
Kết
20 năm qua, Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh đều thông qua những đạo luật báo hiếu riêng: phản ánh như cầu mới ở châu Á - trợ cấp người già mà không phủ thêm áp lực lên những trách nhiệm tài chính, tiềm năng là đã quá tải, của chính phủ
nghèo cao tuổi là thực tế mà ta cảm nhận được ở châu Á khi nhìn những người già vẫn làm công việc hầu hạ thậm dụng lao động
nhưng liệu ý tưởng luật báo hiếu có rủi ro tăng tốc tiến trình già hoá xã hội bằng cách "lấy chỗ này vá chỗ kia" hay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét