Nike là công ty trị giá 250 tỷ đôla
các vận động viên kiếm được hàng trăm triệu đôla quảng cáo cho các thương hiệu giày thể thao
chiếc giày Jordan 1s cổ điển được rao bán giá hàng nghìn đôla trên trang web như StockX
người ta vẫn biết rằng các nhãn hiệu giày lớn thuê sản xuất ngoài ở những quốc gia nhân công rẻ "đâu đó ở châu Á"
nhưng người ta không biết những công ty thực sự vận hành những dây chuyền giày
hoá ra, công ty làm giày thể thao và giày thông dụng lớn nhất là ở Đài Loan, may 300 triệu đôi giày mỗi năm
Khởi đầu
năm 1969 anh Cai Yu-yuan khởi nghiệp công ty Pou Chen Group [PCC] ở xã Phúc Hưng, huyện Chương Hoá là một nhà máy 10 người làm giày dệt truyền thống cho dân trong vùng
bấy giờ, các công ty giày Nhật Bản chiếm 80% thị phần Mỹ, bán ra gần 48 triệu đôi mỗi năm
Hàn Quốc và Đài Loan sau đó chiếm được thị phần xuất khẩu giày, lấn lướt Nhật Bản, nhờ ban đầu là một số mẹo kỹ thuật sử dụng nhựa tổng hợp [plastics]
Nhựa tổng hợp
thập niên 1950 chế độ Quốc dân đảng đoạt lấy một khu phức hợp lọc hoá dầu ở thành phố Cao Hùng do người Nhật Bản bỏ lại
được người Mỹ viện trợ tiền, chính phủ đã tìm được cách lọc dầu thô và bắt đầu sản xuất được nhựa tổng hợp
các nhà sản xuất mới đầu thử nghiệm dệt những sợi [nhựa] tổng hợp với mục đích khâu nên mũ rơm
không lâu sau đó, các nhà sản xuất sử dụng cũng công nghệ ấy để dệt phần phía trên của giày
sau đó [nhà sản xuất] khâu phần trên với đế lót giày làm bằng nhựa tổng hợp giá rẻ
sản phẩm là giày làm hoàn toàn bằng nhựa tổng hợp
Pou Chen là một trong những công ty đã chuyển từ giày dệt truyền thống sang giày nhựa để bán chủ yếu cho thị trường trong nước
giữa thập niên 1960 các công ty làm giày Nhật Bản thiếu lao động nên một số công ty ở thành phố Kobe và thành phố Himeji tỉnh Hyogo đã chuyển nhà máy sang thành phố Đài Trung
các công ty Đài sau đó xuất khẩu giày sang Nhật
thành công nhỏ cho thấy tiềm năng nên cuối thập niên 1960 ngành đã thành lập hiệp hội thương mại đầu tiên: hiệp hội các nhà xuất khẩu giày nhựa Đài Loan - viết tắt TPSEA - và tái định vị vào thị trường Mỹ
Đài Trung sớm trở thành tâm điểm của ngành giày Đài Loan
công ty Mỹ đầu tiên xây nhà máy ở đông Á làm giày xuất sang Mỹ là ES Originals
chủ tịch Ellis Safdeye của ES Originals nói ông sang Đài Loan định tìm người làm giày quai hậu, bắt tắc xi đến một nhà kho
Ellis Safdeye nói:"Tôi đặt một đơn hàng 50 nghìn tá giày - ngày ấy chúng tôi mua hàng theo tá. Họ xây nhà máy cho tôi. Giaỳ quai hậu [sandal] bán cho JC Penney với giá 0.625 đôla Mỹ một đôi và bán lẻ lại với giá 1 đôla. Nhà máy ăn nên làm ra"
từ năm 1968 đến 1973 Đài Loan xuất khẩu 200 triệu đôi giày và tăng số nhà máy lên 10 lần
xuất khẩu giày đã gấp đôi chỉ từ năm 1969 sang năm 1970
năm 1973 Đài Loan thế chỗ Ý thành quốc gia Hoa Kỳ mua giày nhiều nhất và giúp Đài Loan thành nhà sản xuất giày lớn nhất thế giới
Trả giá cho nhập khẩu hàng rẻ
sản xuất giày Đài Loan lớn mạnh thì sản xuất Mỹ suy giảm
hậu thế chiến 2, Mỹ tự làm được giày trong nước, khôi phục mạnh mẽ sau chiến tranh
đầu thập niên 1960 ngành giày Mỹ tuyển dụng một phần tư triệu người
hơn 700 công ty làm 600 triệu đôi giày mỗi năm
làn sóng nhập khẩu hàng rẻ Đông Á bắt đầu năm 1966 đã quét sách nền công nghiệp Mỹ
người Mỹ bắt đầu mất việc, gây áp lực lên chính trị gia tăng hạn chế nhập khẩu để bảo hộ mậu dịch ngành giày
năm 1977 Đài Loan phải chấp nhận điều kiện người Mỹ đặt ra và quy định hạn ngạch [số lượng sản phẩm] xuất khẩu bằng năm 1976 tăng dần 3% mỗi năm
Thay đổi
năm 1978 tập đoàn Pou Chen đã tăng trưởng lên 10 000 nhân viên, đặt nhà máy ở 2 thành phố và làm những sản phẩm ủng, bộ phận của giày và giày nữ
bị quy định hạn ngạch [số lượng giày] xuất khẩu, PCC [Pou Chen] và ngành giày Đài Loan phải tìm cách leo lên bậc thang giá trị
ngành quyết định mở rộng loại giày, bổ sung giá trị và nhờ đó đã xâm lược và quét nốt phần còn lại của ngành làm giày Mỹ
ví dụ: công ty Pou Chen quyết định làm giày thể thao vì 2 lý do:
sản phẩm giày thể thao dùng được lâu hơn giày nữ, giày nữ phải chạy theo thời trang mỗi năm
và giày thể thao bán giá 5 đôla mỗi đôi trong khi giày nữ chỉ bán được giá 2 đến 3 đôla vì cạnh tranh khốc liệt
Nike và Adidas thống trị thị trường giày thể thao
Nike nổi tiếng là đã tiên phong thuê các vận động viên làm đại diện thương hiệu
năm 1984 Nike ký hợp đồng với Michael Jordan, phỗng tay trên Adidas
ngày nay, thương hiệu Jordan giữ 85% thị phần của Nike trong thị trường giày chơi bóng rổ và ghi mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của tập đoàn
năm tài chính 2021 thương hiệu Jordan thu về 4.7 tỷ đôla doanh thu, tăng trưởng hơn 30% mỗi năm, mảng tăng nhanh nhất của Nike mặc dù cầu thủ Michael Jordan đã nghỉ chơi hơn 15 năm rồi
những ngôi sao thể thao và kể cả ngôi sao phi thể thao như Kanye West cũng ra mắt nhãn hiệu giày riêng
ví dụ Kanye West ra mắt nhãn hiệu giày Yeezy
nhãn hiệu như thế nhưng việc làm giày vẫn là thậm dụng lao động
sau nhiều năm, các công ty giày phương Tây đã leo cao ra khỏi việc chân tay phức tạp để làm lấy khâu có lãi nhất trong chuỗi giá trị và nhờ thế lấy được nhiều lợi nhuận nhất ngành
khi Pou Chen mua thiết bị cho dây chuyền làm giày thể thao, họ không có khách hàng
phải đến cuối năm 1979 công ty mới ký được hợp đồng với Adidas để được làm một OEM - một nhà sản xuất phụ tùng gốc
Ngành thiết kế giày thể thao [vận động viên]
năm 1971 Adidas lần đầu tiên tìm các công ty OEM châu Á để dự phòng cho dây chuyền sản xuất ở Đức
Adidas mới đầu nghĩ đến Ấn Độ nhưng một đại lý tìm nguồn hàng ở Đức có quen biết con rể Adolf Dassler là người sáng lập Adidas, đã gợi ý Đài Loan
công ty thương hiệu và các OEM làm việc cận kề với nhau để thiết kế và sản xuất sản phẩm giày
khách hàng như Adidas đầu tiên sẽ vẽ và xác nhận thiết kế - thường là thống nhất với vận động viên hoặc nhân vật tên tuổi nào đó - rồi OEM mới ước tính tính khả thi và giá dây chuyền sản xuất cho mẫu thiết kế
tiến trình cần hợp tác thân cận giữa 2 công ty và trao đổi bí quyết thương mại
những ngày đầu Adidas đã chuyển giao lượng lớn kiến thức sản xuất và chuyên môn tiên tiến cho các OEM Đài Loan
Phil Knight [tài sản 50 tỷ đôla]
cuối thập niên 1970 Phil Knight của công ty Nike tìm cách bỏ qua các công ty Nhật Bản trung gian để mua trực tiếp từ Đài Loan
Phil Knight đối tác với một cựu nhân viên của bộ phận giày của công ty thương mại Mitsubishi và thuyết phục nhà máy công ty làm giày cho mình
Sản xuất giày thể thao [vận động viên]
sau khi giày được thiết kế, sản phẩm đưa vào sản xuất
giày vận động viên là một trong những sản phẩm khó và đa dạng trong cả ngành may mặc, được thiết kế 3 chiều [3D] phải có chất lượng cao và thoải mái cho người mặc
một giày thể thao có hai cấu thành chính: một "thân trên bền bỉ" [lasted upper] và đế giày
phần thân trên bền bỉ cũng bao gồm một lót giày làm bằng tấm giấy và vải, và một thân trên bằng vải da thuộc
2 mảnh này được khít với nhau thành một hình dạng bàn chân thoải mái trong một công đoạn kỹ thuật cần thiết gọi tên là "rèn luyện" [lasting]
công đoạn "lasting" gắn lót giày vào một khuôn đúc có hình dạng bàn chân gọi là "khuôn chân" [last] và khâu phần thân trên bằng da thuộc xung quanh [lót giày đặt trên "last"]
đế giày [sole] bao gồm phần đế ngoài [outsole] làm bằng cao su và đế giữa [midsole] làm bằng xốp EVA [xốp ethylene vinyl acetatee] hoặc bọt nhựa [xốp PU] dán vào nhau
hoàn thiện: dán thủ công phần thân trên đã được "last" với đế giày
toàn bộ công đoạn vẫn thậm dụng lao động, những tiến trình bao gồm cắt nguyên liệu, khâu, "last", hoàn thiện và kiểm tra thành phẩm
một chiếc giày có thể cần 200 bước, qua tay 120 đôi tay
Mở rộng chiều dọc
tập đoàn Pou Chen mua lại mảng kinh doanh OEM của các công ty như Nike và mở rộng nhanh chóng
làm giày thể thao cần phối hợp thân cận giữa nhiều ngành công nghiệp: vải da thuộc, nhựa tổng hợp, dệt may, xi măng, hoá chất, giấy, xử lý kim loại
để nuôi được chuỗi cung khổng lồ, Pou Chen mở rộng theo chiều dọc, thò vào một loạt những ngành liên quan, đầu tiên lập liên doanh và sau đó chiếm thành công ty con sở hữu hoàn toàn
ví dụ: thập niên 1990 khách hàng của Nike muốn hộp đựng giày thân thiện môi trường nên Pou Chen liên doanh với tập đoàn Cheng Loong một trong những công ty giấy lớn nhất thế giới để làm quy mô lớn hộp giấy, chất lượng chỉ cần vừa đủ nhưng giá phải rẻ
không lâu sau, Pou Chen bắt đầu liên doanh với các công ty khác trong nền công nghiệp Đài Loan, bắt đầu làm ra sản phẩm riêng những nhựa resin, keo dán và các bộ phận của giày
Pou Chen còn thành lập cả một công ty logistic riêng để quản lý và điều hành sản xuất
những liên doanh và công ty con này có báo cáo tài chính riêng và có thể tự tìm nguồn nhập
các quản lý thương hiệu cá nhân cạnh tranh nhau để có hợp đồng thương hiệu
năm 1996 Pou Chen chuyển giao quyền sở hữu mảng kinh doanh sản xuất giày cùng với 67 công ty con sang một công ty trên sàn chứng khoán Hồng Kông tên là quỹ Holdings công nghiệp Yue Yuen (YY)
YY cho phép Pou Chen tiếp tục mở rộng ra sản phẩm giày thông dụng, bán lẻ, khách sạn... và cũng cho phép công ty mẹ Pou Chen phần nào cách ly khỏi nhiều vấn đề ngược đãi lao động trong sản xuất giày
Lao động
cuổi thập niên 1980 nhân lực Đài Loan không còn rẻ nữa
mức sống người dân được cải thiện, chính phủ thông qua những quy định môi trường mới và Đài tệ tăng giá so với đôla Mỹ
chi phí nhân công tăng cao bắt đầu lẹm vào lãi vốn đã thấp của những nhà máy như của Pou Chen
giải pháp sẽ là hoặc tự động hoá sản xuất giày, bỏ thêm vôn đầu tư hoặc ra nước ngoài tìm địa điểm nhân công rẻ
và muốn công đoạn làm giày thể thao tiếp tục thủ công, không tự động hoá, Pou Chen chọn cách ra nước ngoài
năm 1988 quan hệ quốc dân đảng Đài Loan với cộng sản đại lục trở nên nồng ấm, Pou Chen thành lập nhà máy đầu tiên ở thành phố Châu Hải tỉnh Quảng Đông
ngày nay phần lớn giày thể thao làm ở Trung Quốc, ngoài ra còn có ở Indonesia, Việt Nam, Campuchia và Myanma
một nhà máy lớn có từ 15 đến 20 nghìn nhân viên, giống Foxconn có ký túc xá
để tăng năng suất thì công nhân bị quản lý theo hệ thống tính lương theo sản phẩm, tăng ca và phong cách thi hành luật chuyên chế
Đình công
công nhân thường sẽ tổ chức lại hoặc đình công để mặc cả tiền lương hoặc yêu cầu cải thiện điều kiện làm việc
năm 2014, 40 000 công nhân làm ở một nhà máy của YY thành phố Đông Hoản đình công sau khi phát hiện chức sắc địa phương bỏ túi riêng tiền trích bảo hiểm xã hội từ công ty. Nhiều công nhân là người cao tuổi [sắp nghỉ hưu] và nhà máy cũng đang chịu áp lực trả lương vì bị cạnh tranh giá rẻ từ quốc gia như Việt Nam
mỉa mai là, đảng cộng sản Trung Quốc không thân thiện lắm với những phong trào lao động tự phát lớn thế này
cảnh sát được mời đến chế ngự đám đông và chính phủ nhà nước trực tiếp can thiệp vào những cuộc đàm phán giữa ban giám đốc Yue Yuen, chính phủ địa phương và người đình công.
Yue Yuen cuối cùng chịu nâng lương sàn lên 36 đôla Mỹ mỗi tháng, bù vào số tiền quỹ bảo hiểm xã hội thiếu hụt và bổ sung một số lợi ích
cuộc đình công đã tốn công ty 60 triệu đôla và sản xuất đưa từ Trung Quốc sang các nhà máy ở nước ngoài
số ít người đình công chưa thoả mãn tiếp tục đình công nhưng cảnh sát sau rốt đã dập tắt hết
YY bị đình công lớn ở Việt Nam nữa năm 2016 và kể từ đó đã xáo trộn sản xuất giữa các nhà máy để thích nghi với thiếu hụt lao động, náo động ở Myanma và cả dịch bệnh covid
Kết
có những nhà sản xuất giày thể thao khác ở Đài Loan mà lớn nhất nữa là Feng Tay một đối tác bán hàng lớn cho Nike
phần lớn các OEM lớn trong ngành giày là ở Đài Loan và Hàn Quốc - Foxconns của giày
những tập đoàn khổng lồ, từ những nhà máy gia công làm đến dịch vụ thiết kế rồi làm đến những chuỗi cung tích hợp bổ dọc khổng lồ
ngày nay một đôi giày thể thao mới có thể được lên ý tưởng, thiết kế và sản xuất hàng loạt chỉ cần một vài tháng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét