Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2023

Mỹ-Nhật và thị phần bán dẫn

thập niên 1980 sản phẩm IC Nhật Bản tăng trưởng nhanh ở Mỹ, nhất là thị trường một loại bộ nhớ chuyên dụng là DRAM mà đồ Nhật đã thống trị 3 thế hệ sản phẩm: 64 kb năm 1982 rồi 256 kb ra mắt năm 1984 và cuối cùng 1 mb năm 1988
Người Nhật giành được thị phần cho 3 sản phẩm ấy đạt hơn 70% với đặc biệt hai sản phẩm sau là 256k và 1m giành đến 90% thị phần
Thành tựu ấy không phải chỉ nhờ chất lượng mà còn vì giá thành rẻ hơn đáng kể so với đối thủ Mỹ
ấy là nhờ các công ty Nhật tiếp cận được nguồn vốn đầu tư rẻ thông qua mối quan hệ thân cận giữa các tập đoàn – đầu tư vào mua lại các công cụ và tiến trình tự động hoá tiên tiến – kết quả thu được là tỷ lệ lỗi thấp hơn nhiều và tỷ lệ đạt cao
chưa hết các công ty Nhật Bản đã đặt cửa vào một ván cược công nghệ sát ván. Những thế hệ bộ nhớ DRAM thuở đầu sử dụng MOS kênh N (NMOS) cho đến trước thập niên 1980
MOS bù hay còn gọi là CMOS là công nghệ thay thế bấy giờ bị coi là đắt đỏ và khó thực thi hơn. Các công ty Mỹ mắc kẹt với NMOS còn người Nhật sử dụng CMOS, đã là một lựa chọn may mắn lý do bấy giờ chủ yếu vì lo ngại về mức tiêu thụ điện năng.
Và kết quả, tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật quang khắc đã hạ giá thành CMOS xuống cực thấp hơn tất cả mọi kỳ vọng và trở thành tiêu chuẩn ngành công nghiệp.
Các công ty chế tạo vi mạch Mỹ tự thấy mình mắc kẹt với kỹ thuật lạc hậu đắt đỏ, bị tụt lại ngôi đầu và người Nhật sớm vượt lên
Năm 1985 là một năm khủng hoảng với ngành bán dẫn – kết quả từ một cuộc suy thoái nhẹ của thị trường máy vi tính. Sau khi đạt tăng trưởng gấp 5 lần chỉ sau 4 năm, thị trường máy vi tính chứng kiến 8% suy giảm năm 1985
Cú sụt giảm ấy, tuy nhiên, gây hiệu ứng dây chuyền lớn đổ vỡ xuống chuỗi cung. Gía tụt giảm mất 60% và một khối sản lượng lớn bị ế không bán được.
Intel công ty tiên phong DRAM ghi nhận cú sụt giảm lượng đơn đặt hàng lớn nhất trong hơn 10 năm, gây choáng khi quyết định hoàn toàn rút khỏi ngành DRAM – đóng cửa 8 nhà máy bán dẫn và sa thải 2700 nhân viên.
Quyết định của Intel sau này được ghi nhận là sáng suốt, nhưng ta sẽ nói về câu chuyện ấy sau.
Công ty Texas Instruments chứng kiến doanh thu giảm 14%
National Semiconductor chứng kiến giảm doanh thu 17% chưa kể khoản lỗ 117 triệu đôla
Năm 1986 ngành DRAM Mỹ đã sát nhập từ 14 công ty sản xuất năm 1970 về chỉ còn 3

Cáo buộc
Suy giảm của ngành đã rung hồi chuông cảnh báo, chính phủ Mỹ đã nghe thấy.
Năm 1985 tồi tệ đã khiến người Nhật nhận phải những đơn phàn nàn cho hành vi thương mại “ăn cướp” và bất công. Lời cáo buộc có 2 phần:
1 là người Nhật ồ ạt bán phá giá sản phẩm bán dẫn vào thị trường Mỹ
Và 2 là người Nhật không cung cấp cho các công ty sản xuất vi mạch nước ngoài đủ quyền tiếp cận với thị trường nội địa [Nhật Bản]

Ngần ngại
Lúc đầu, không nhiều người muốn làm lớn chuyện thành chủ đề chính trị. Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng lo ngại về ảnh hưởng lên quan hệ Mỹ Nhật nói chung
Một nỗ lực tố cáo năm 1982 đã bị đại diện thương mại Hoa Kỳ bỏ qua vì lý do ấy.
Ngành bán dẫn Mỹ cũng không phải đơn nguyên. Luật chống phá giá vẫn hiện hữu nhưng ngành công nghiệp thì – đại diện bởi hiệp hội công nghiệp bán dẫn SIA – chưa có kinh nghiệm sử dụng luật ấy.
Thực tế chỉ công ty nhỏ Micron sẽ được hưởng lợi nếu rào cản thương mại bị lôi ra áp dụng, những công ty chế tạo máy vi tính cho người dùng cuối như AT&T và IBM hưởng lợi từ bộ nhớ DRAM rẻ
Áp dụng rào cản thương mại cũng khiến Mỹ trở nên đắt đỏ hơn cho sản xuất – đẩy mạnh thêm xu hướng thuê làm bên ngoài công việc lắp ráp điện tử, vốn đã trở nên phổ biến khi ấy.
Ngành bán dẫn Mỹ cũng đang vật lộn ở thị trường nước ngoài. Một hiệp ước thương mại có vẻ cũng không ảnh hưởng gì đến việc người Nhật bán phá giá vào thị trường các nước thứ 3 ấy, thậm chí còn hạ thêm thị phần của công ty Mỹ
Và cuối cùng, thiệt hại đã xảy ra xong. Các công ty chế tạo bộ nhớ Mỹ đã bỏ cuộc và không có vẻ gì các công ty mới sẽ nhảy vào. Nhật Bản thâm nhập thị trường Mỹ thực ra cũng đã hạ nhiệt từ năm 1983 và chuyện xảy ra năm 1985 là vấn đề nhu cầu, không phải cạnh tranh

Mạnh tay
Nhưng cuối cùng thì công ty nhỏ Micron cũng quyết ra tay, nộp đơn khiếu nại các công ty xuất khẩu Nhật Bản tội bán phá giá sản phẩm 64k DRAM
Intel AMD và National Semiconductor cũng sớm theo chân, làm tương tự với thị trường EPROM
IBM không can thiệp cho nên SIA cuối cùng đã ra phán quyết về trừng phạt thương mại.
SIA đồng thuận, họ lên thủ đô Washington và nhận được ủng hộ. Chính quyền Reagan thậm chí còn tự nộp thêm đơn khiếu nại lên sản phẩm 256k DRAM, một động thái lạ lùng.
Về mặt đối nội, chính phủ lo ngại về thâm hụt thương mại gia tăng. Reagan thường ủng hộ thị trường tự do nhưng cũng nhìn ra bầu không khí chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên ở Quốc Hội. Bấy giờ có một dự thảo trình lên quốc hội đề xuất trừng phạt mọi quốc gia đang thặng dư thương mại với Mỹ. Chính quyền muốn giữ cho vụ việc không bị biến thành luật.
Vụ kiện bán dẫn có thể giúp đón đầu để xoa dịu bầu không khí chủ nghĩa bảo hộ và huỷ dự thảo trên, đồng thời cho công chúng thấy rằng chính phủ mạnh mẽ trong việc mở đường ra thị trường nước ngoài trong khi bảo vệ thị trường nội.
Về phía Nhật Bản, người Mỹ tìm cách loại bỏ rào cản thâm nhập thị trường và tăng thị phần bán dẫn Mỹ ở Nhật Bản lên mục tiêu 20-30%
Người Mỹ muốn tất cả các công ty Nhật ngừng bán phá giá vào thị trường Mỹ - không có ngoại lệ - và muốn một cơ quan giám sát độc lập giúp thực thi

Nhật Bản
Trong một thời gian dài, bộ thương mại và công nghiệp MITI đã chỉ đạo các ngành công nghiệp và chăn dắt vỗ béo tăng trưởng. Nhiều người ngoài đã nhận thấy chỉ thị quan liêu của bộ MITI là thiết yếu cho thành công kinh tế của quốc gia, là người điều khiển con rối nắm mọi mối dây chỉ huy
Do đó người Mỹ coi tổ chức [MITI] là kênh phương tiện để qua đó kiềm chế thực tiễn bán dẫn của quốc gia. Thực tế thì người Nhật Bản cũng đã làm tương tự với ngành xe ôtô vài năm trước đấy.
Mùa xuân năm 1986 các nhà đàm phán Hoa Kỳ và Nhật Bản đã thảo luận và cuối cùng tuyên bố hiệp ước bán dẫn Mỹ Nhật 1986, người Mỹ đạt được mong ước bao gồm người Nhật chấp nhận tăng thị phần của người Mỹ ở Nhật lên hơn 20% sau 5 năm, được coi là thắng lợi lớn cho người Mỹ, mặc cho những lẩm bẩm về cái chết của thị trường tự do...

Cứng đầu cứng cổ
Nhưng người Mỹ không hay biết rằng mối quan hệ giữa bộ MITI và bộ máy ngành công nghiệp Nhật Bản đã thay đổi không còn như năm 1955 nữa
Các công ty Nhật đạt được thành công xuất khẩu khổng lồ ra toàn cầu, những công ty tí tẹo như Sony đã tăng trưởng thành những tập đoàn cả tỷ đôla và có đủ tiền để tài trợ chiến dịch của mình. Không đủ tiền, bộ MITI tự thấy mình chỉ còn công cụ ngoại giao [mõm]. Các quan chức MITI có thể đối thoại dai dẳng về việc thực thi những thực tiễn thương mại mới này để tránh bị trừng phạt, nhưng họ không có cách nào buộc các công ty phải tuân thủ
Nhiều công ty Nhật Bản cảm thấy chính phủ bỏ rơi và phản bội họ. Họ hi vọng chỉ bị phạt hành chính, nhưng lại phải nộp dữ liệu cho một tổ chức thứ 3 để tuân thủ cơ chế giám sát giá bán phức tạp, khiến họ nổi nóng
Để tuân thủ hướng dẫn chống bán phá giá, MITI áp dụng một lệnh hạn chế xuất khẩu tự nguyện – yêu cầu các công ty nâng giá bán chứ không nhắc đến mục tiêu số lượng.
Để tuân thủ mục tiêu 20% thị phần cho người Mỹ, bộ chỉ có thể yêu cầu các công ty Nhật Bản mua thêm từ Hoa Kỳ.
Dễ hiểu là những nỗ lực trên thất bại, nhưng với phương Tây thì dường như MITI không muốn thi hành hiệp ước, họ nghĩ bộ MITI phải quyền lực lắm chứ?
Vậy là tổng thống Reagan buộc phải áp thuế nhập khẩu 100% lên lượng hàng đáng giá 300 triệu đôla từ Nhật Bản tháng 4 năm 1987, động thái lên trang nhất các báo lúc bấy giờ
Quan hệ chỉ cải thiện vài năm sau và một hiệp ước mới nương tay hơn được ký vào thập niên 1990
Cùng với hiệp ước Plaza 1985 tăng giá đồng yên Nhật thì hiệp ước bán dẫn Mỹ Nhật đã gỡ bỏ áp lực phá giá trên thị trường bộ nhớ.

Phản ứng của Mỹ
Khác với các ngành khác, các công ty chế tạo vi mạch Mỹ từ chối nhường ngành cho người Nhật Bản, thay vào đó các công ty Mỹ còn trụ lại bắt đầu làm theo phương thức Nhật, ví dụ nhấn mạnh làm mới vào sản xuất
Họ đổi từ NMOS sang CMOS, tái chú ý vào kỹ thuật quản lý chất lượng tổng và bỏ lao động tay chân.
Cũng may là các nhà máy của họ không có công đoàn.
Họ cũng áp dụng tự động hoá vào dây chuyền sản xuất, đáng chú ý họ bắt đầu mua từ các công ty chế tạo thiết bị bán dẫn hàng đầu Nhật Bản – gây áp lực lên các đối thủ Mỹ truyền thống phải cải thiện.
Cụ thể như Intel đã phản ứng tốt, giám đốc sản xuất mới Craig Barrett đã mở rộng áp dụng cách làm Nhật, điều các giám đốc nhà máy đi làm việc dài ngày ở các nhà máy vi mạch Nhật Bản và săn đón báo chí Nhật Bản lấy thông tin về cách các xưởng dây chuyền fab của họ hoạt động.
Barrett cũng lần đầu tiên thi hành hệ thống phương pháp “Sao chép y nguyên” nổi tiếng, ý tưởng rằng nhà máy sản xuất công suất lớn có thể hoàn toàn rập khuôn được nhà máy sản xuất thử nghiệm. Dù mới đầu trở ngại nhưng sản lượng tăng nhanh chóng mà duy trì được tỷ lệ đạt cao.
Barrett sau trở thành giám đốc điều hành Intel từ 1998 đến 2005
Đầu thập niên 1990 ngành bán dẫn Mỹ đã giảm được tỷ lệ lỗi còn 1 phần 10. Tỷ lệ tối ưu tăng gấp 3 từ 20% năm 1984
Tỷ lệ đạt ở các xưởng fab Mỹ cải thiện chóng mặt từ 60% năm 1986 lên 84% năm 1991 cùng lúc ấy người Nhật cải thiện từ 75% lên 93%
Chênh lệch tỷ lệ đạt phần lớn do lợi thế quy mô của Nhật Bản, các xưởng fab Mỹ đơn thuần là nhỏ hơn

SEMATECH
Người Mỹ cũng nhận thấy rõ việc người Nhật đã làm để tăng khả năng sản xuất đầu thập niên 1980, theo sát nghiên cứu dự án VLSI của chính phủ Nhật Bản và làm theo
Năm 1984 Mỹ thông qua đạo luật hợp tác nghiên cứu quốc gia, đạo luật chỉnh sửa luật chống độc quyền để cho phép những chương trình hợp tác nghiên cứu nhất định giữa các tập đoàn
Chính phủ cũng sửa những quy định để cho phép quan hệ đối tác giữa các học viện nghiên cứu quốc gia và công ty tư nhân đặt trụ sở ở Mỹ.
Chưa hết, các công ty tư được giữ những đặc quyền sở hữu bất cứ kiến thức gì họ học được từ những mỗi quan hệ đối tác này trong 5 năm hoặc lâu hơn nữa.
Sự kiện cho thấy bước ngoặt đáng kể trong phương cách tiếp cận người Nhật Bản, trước đó chính phủ sở hữu bất cứ sở hữu trí tuệ nào xuất hiện từ những mối quan hệ đối tác đó.
Có lý do để tin rằng nghiên cứu chính phủ tài trợ thì nên được công khai cho tất cả, nhưng có lẽ ý tưởng phóng khoáng ấy không được nhiều ủng hộ cho lắm.
Và thế là, tiến trình pháp lý đã được dọn ra cho một hình thức hợp tác mới.
Năm 1987 DARPA và 14 công ty bán dẫn Mỹ đã bắt tay thành lập SEMATECH
SEMATECH sau rốt đã tìm được vai trò của mình là người tạo điều kiện cho các mối quan hệ trong ngành bán dẫn Hoa Kỳ và người định hướng cho bản đồ hành trình tương lai.
Dù có những chỉ trích nhưng thông qua SEMATECH thì ngành bán dẫn Mỹ đã nuôi dưỡng được tinh thần cởi mở hơn giữa các đối thủ thương trường vì lợi ích của toàn ngành.

Thay đổi cuộc chơi
Intel cải thiện tiến trình sản xuất và có kết quả. Nhưng công ty nhanh chóng nhận ra rằng mình thiếu lợi thế quy mô cần thiết để cạnh tranh thị phần bộ nhớ, cho nên năm 1985 Intel rút khỏi thị trường DRAM vĩnh viễn không ra mắt sản phẩm bộ nhớ 1mb
Quyết định cho phép họ tập trung nguồn lực vào vi mạch logic thu nhận và xử lý thông tin, bấy giờ là thị trường đang tăng trưởng nhanh.
Củng cố thêm quyết định quay xe chiến lược ấy, Intel mua từ nguồn cung duy nhất cho sản phẩm vi xử lý i386 quyết định lạ lùng bấy giờ giúp công ty có thể kiểm soát giá bán sản phẩm. Nương tựa vào mối quan hệ thân cận với những nhà sản xuất máy tính cá nhân Mỹ như IBM thì Intel đã sớm thống trị mảng lãi cao này của ngành bán dẫn.
Các công ty khác theo chân, nên đến cuối thập niên 1980 đầu 1990 thì ngành bán dẫn Mỹ đã chuyển dịch từ sản phẩm bộ nhớ sang làm các hệ thống logic và tích hợp.
Ví dụ công ty Texas Insstruments phục hồi nhờ chế tạo vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số.
Những công ty khởi nghiệp nhỏ tận dụng cách mạng thiết kế VLSI để tạo ra những sản phẩm mới như thẻ đồ hoạ. Lợi nhuận hồi phục lên đỉnh cao mới

Thất bại thiếu tầm nhìn
Các công ty Nhật Bản không nhìn ra được hiện trạng suy thoái của bộ nhớ trong hệ sinh thái máy vi tính rộng lớn – một thiếu sót nghiêm trọng. Lý do thì nhiều
Ngành bán dẫn Nhật Bản thiếu tinh thần cởi mở công nghiệp mà người Mỹ có.
Vấn nạn chính phủ Nhật Bản phải cố gắng chỉ đạo các công ty đối thủ trong nước hợp tác với nhau, chưa bao giờ chấm dứt.
Và người Nhật Bản cũng không sẵn lòng thử công cụ và tiến trình mới, kể cả khi chúng đã hiện diện ngay trên sân nhà họ.
Ví dụ người sáng lập Samco International đã phát minh một công cụ bốc hơi lắng đọng hoá học màng mỏng mới ngay tại quê nhà ở Kyoto nhưng không một công ty Nhật Bản nào thèm thử, cho đến khi người Mỹ thử trước.
Chưa hết, mối quan hệ giữa các học viện nghiên cứu Nhật Bản và ngành công nghiệp rất ít. Ví dụ Hiroo Kinoshita nhà khoa học Nhật Bản làm ở công ty viễn thông NTT người làm công trình nghiên cứu nền móng cho quang khắc cực tím EUV
Hiroo Kinoshita lần đầu xuất bản công trình năm 1986 nhưng phải được bộ năng lượng Hoa Kỳ để ý và sau đó đến tập đoàn LLC sản xuất vi mạch bằng tia EUV của Hoa Kỳ thập niên 1990 để sau rốt áp dụng được vào thực tiễn ngành
Nhật Bản không thèm mó tay vào EUV cho đến tận năm 2002
Và Nhật Bản cũng tập trung quá nhiều vào trở thành người đầu tiên đột phá lên thế hệ tiếp theo của bộ nhớ DRAM dễ hiểu vì nó là sản phẩm làm nên thành công của họ, nhưng tầm nhìn mù quáng ấy đã buộc họ không nhìn ra khả năng DRAM bị thay thế, là tiền đề để Nhật Bản cũng đánh mất luôn ngành DRAM.

Hàn Quốc
Năm 1991 bong bóng bất động sản Nhật Bản vỡ và kinh tế lâm vào suy thoái
Bong bóng bất động sản vốn đã bị thổi phình do đồng yên Nhật tăng giá từ hiệp ước Plaza 1985
Nhưng các công ty sản xuất vi mạch Nhật Bản vẫn trình diện số liệu tăng trưởng lành mạnh 10% mỗi năm cho đến cuối thập niên 1980 đến tận giữa thập niên 1990 phù hợp với thị trường toàn cầu.
Có thể thấy suy thoái kinh tế nội địa không ảnh hưởng lắm thành công xuất khẩu.
Nhưng Hàn Quốc, thập niên 1990 Samsung bắt đầu vượt mặt các nhà sản xuất vi mạch Nhật Bản trong ngành DRAM, đã đầu tư vào bán dẫn từ năm 1974 khi Samsung mua lại 50% cổ phần công ty bán dẫn Hàn Quốc đang khủng hoảng.
Năm 1983 Samsung được Micron chuyển giao công nghệ sản phẩm 64k DRAM, điều 8 kỹ sư Hàn Quốc sang học việc ở Micron và sau đó tuyển chọn nhân tài trong số những người nhập cư Hàn Quốc ở Hoa Kỳ để lùa trở về Hàn.
Người Hàn theo chân chiến lược do Nhật Bản tiên phong. Năm 1986 chính phủ Hàn tổ chức chương trình hợp tác quốc gia riêng – cho Samsung cộng tác với LG và Hyundai để nghiên cứu và phát triển 4m DRAM - dự án hợp tác thành công và sản phẩm Hàn chào bán chỉ 6 tháng sau người Nhật, giành được thị phần từ 4% năm 1986 lên 17% năm 1990 chưa kể lợi thế tỷ giá hối đoái của đồng won
Samsung cắn thêm miếng bánh của người Nhật khi quyết định làm nhiều thế hệ sản phẩm cùng một lúc và thành công, dù nghe có vẻ đơn giản.
Năm 1991 và 1992 Samsung ra mắt sản phẩm 16m DRAM cùng lúc với NEC và Fujitsu
Sau đó Samsung và Hitachi cùng lần đầu chào bán 64m DRAM trong đó Samsung chỉ sớm hơn một chút, thời điểm họ đã đang trong quá trình phát triển 256m và 1g
Người Nhật Bản từng độc cô cầu bại giờ bị mất thị phần về tay đối thủ mới nổi, phải làm việc để duy trì thế dẫn đầu, đột nhiên bị thọc ngang sườn một hướng đi mới.

Micron gây choáng váng
Không ai ngờ, người Mỹ trở lại, công ty công nghệ Micron vẫn là một trong số ít nhà sản xuất DRAM còn trụ lại từ thập niên 1980 bị đánh giá là đã tụt lại về phía sân sau của ngành
Nhưng duy trì Micron đã cho phép họ tinh luyện kỹ thuật sản xuất và thành công trong việc cắt giảm đáng kể số lớp mặt nạ phủ cần trong sản xuất DRAM, giảm đến một nửa.
Đồng thời công ty cắt giảm kích cỡ vi mạch và áp dụng kỹ thuật mới như đánh bóng hoá học-cơ học CMP để cải thiện tỷ lệ đạt
Nhờ thế, giá thành sản xuất cải thiện khủng, chỉ 10 năm sau 1985 thì Micron đã quyết định phục thù người Nhật, chào bán vi mạch DRAM thế hệ cũ, tụt hậu một nửa so với thế hệ mới nhất, với giá 4 đôla trong khi người Nhật vẫn bán giá 6 đôla
Micron sớm chiếm thị phần phân khúc rẻ ngành DRAM và kích hoạt một cú sụp đổ giá bán lên toàn thị trường mà báo chí Nhật Bản gọi là “cú shock Micron”

Kết
Cú shock Micron đã khởi động cú trượt dài của ngành sản xuất bán dẫn Nhật Bản
Các công ty sản xuất vi mạch mắc kẹt trong xu thế gọng kìm giữa một bên là Micron phân khúc phổ thông và bên kia Samsung phân khúc cao cấp. Giá bán 128m DRAM tụt dốc không phanh mất 50% giá bán sau một năm
Các công ty sản xuất DRAM Nhật đã không biến động sau nhiều năm, nhưng cuối cùng, đã làm chóng vánh. Fujitsu rút khỏi thị trường DRAM năm 1998, Hitachi và NEC sát nhập bộ phận để tạo nên Elpida năm 1999 sau đó tiếp quản phân bộ của Mitsubishi năm 2002, Elpida sau đó đã được Micron Technology mua lại
Toshiba rút khỏi thị trường DRAM năm 2001 chuyển hướng sang mảng kinh doanh bộ nhớ flash và sau đó tách riêng bộ phận ấy ra công ty riêng Kioxia
Ngành công nghiệp sản xuất thiết bị chế tạo bán dẫn của Nhật Bản vẫn khoẻ, Tokyo Electron, Canon và Nikon vẫn là những tay chơi lớn mặc dù không tiên phong thị trường.
Những nhà sản xuất bán dẫn lớn khác của Nhật Bản cũng đang kinh doanh ngạch thị trường của riêng họ, như Sony là một trong những công ty sản xuất vi mạch cảm biến hình ảnh lớn nhất, Kioxia chiếm thị phần đáng kể trong ngành bộ nhớ NAND flash, hay Renesas sản xuất vi mạch chuyên dụng cho ôtô
Nhưng mảng sản xuất bán dẫn tiên phong của người Nhật Bản thì đã bỏ đi và hiện nay, quốc đảo chỉ còn là thứ cấp trong lĩnh vực bán dẫn.
Hàn Quốc là ông trùm sản xuất bộ nhớ với Samsung là đại nguyên soái đương nhiệm còn Hoa Kỳ là nhà sản xuất vi mạch logic hàng đầu với Intel công ty định giá 200 tỷ đôla
Năm 1986 Joe Parkinson chủ tịch Micron Technology trả lời thời báo New York: “chúng ta có một vấn đề ở đất nước [Hoa Kỳ] này... chúng ta có ý nghĩ này, rằng ngay khi người Nhật Bản nhắm vào một ngành công nghiệp nào đó, bạn hẳn phải ngu lắm mới dám ở lại [ngành công nghiệp] đó.”
Có lẽ ngành bán dẫn Mỹ phản ứng đúng đắn với thử thách Nhật Bản, mặc dù họ đã vận động hành lang cho Washington và áp lực thương mại quốc tế lên Nhật Bản, nhưng là để câu giờ, người Mỹ đã sử dụng hiệu quả thời gian trì hoãn, đã vá lại những điểm yếu ngành sản xuất bằng cách bắt chước đối thủ, xây các học viện để phát triển dựa trên những xu thế dài hạn và đã tạo được một thị trường mới màu mỡ hơn để gặt hái lợi nhuận.
Cuối cùng người Mỹ đã trở nên Nhật Bản hơn là người Nhật Bản trở nên Mỹ, nỗ lực thu được quả ngọt để lại cho người Nhật nỗi băn khoăn liệu câu chuyện có khác nếu chi tiết lịch sử thay đổi dù chỉ một chút

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét