ngày 10 tháng 9 năm 1969 cách 10.5 km về phía nam Rulison, Colorado đã có một quả bom hạt nhân 40 kilo tấn phát nổ sâu dưới lòng đất của bình nguyên Piceance
bia tưởng niệm dự án Rulison ngày 10 tháng 9 năm 1969 đặt ngoài thị trấn Parachute bang Colorado
thiết bị nổ, mạnh gấp 2 lần bom ném xuống Hiroshima, có sức công phá tương đương 4 vạn tấn TNT, là thử nghiệm sáng tạo để khai thác khí đốt , hứa hẹn sẽ tạo việc làm và phát triển kinh tế cho nhiều thị trấn ngoại ô
Judy Beasley sống ở Parachute kể lại: "cảm giác rung chuyển rất chậm, như một dòng chảy năng lượng [dưới đất]"
năm 1970 Lee Hayward, vài cây số gần vụ nổ hơn, đã trả lời tạp chí Look: "cảm giác như đoàn tàu phóng qua hẻm núi" - gia đình Hayward sở hữu đất ở nơi diễn ra thử nghiệm - "vách đá bắt đầu có đá lăn xuống. Như một bộ phim vậy" Hayward nói
năm 1969 Parachute được gọi là thung lũng Grand: bấy giờ vui như trẩy hội, các doanh nghiệp lớn nhỏ đã đến bày bán quà lưu niệm - mặc dù có vài chục nhà hoạt động đến biểu tình phản đối, hầu hết cư dân như Beasley (ảnh dưới chụp ngày 27 tháng 8 năm 2019) di tản ra ngoài từ 3 giờ chiều vì sợ mảnh vỡ sẽ phá các toà nhà. Người ta dựng rào chắn đường: chật ních phóng viên, công chức, nhà khoa học, dân biểu và quan sát viên quốc tế đã đến chứng kiến ở nơi mà hiện nay là xa lộ liên tiểu bang 70
Beasley nhớ lại: "chúng tôi quá hiếu kỳ.Thực may mắn là đã không ai bị thương".
sau vụ nổ, một số ống khói đã bị văng gạch, trong đó có nhà của Beasley, trong bếp đã rơi vài lọ dưa muối
nhiều cặp vợ chồng sống cách đó 8 km đã chạy đến xem. Vợ của William Rankin trả lời báo Associated rằng họ đã định bế chó lên ôtô [station wagon] và đi "cắm trại dưới đồng ngô"
Thoạt nhìn thì đây không phải công dụng của bom nguyên tử
ngày nay phổ biến trụ máy khoan và dầm đỡ giếng: hạt Garfield và Mesa, cùng với quận Weld dãy núi Front, đã thành công xưởng năng lượng nhờ tiến bộ trong khoan định hướng ngang và thuỷ lực cắt phá - một công đoạn sẽ buộc nước, cát và chất hoá học xuống dưới lòng đất để khai thác nhiên liệu hoá thạch bên dưới.
thập niên 1950 thì ý tưởng là dùng bom
ngày 14 tháng 8 năm 1969 thiết bị nổ hạt nhân 40 kilo tấn của dự án Rulison được đưa xuống hố sâu 2500 mét
dự án Rulison thuộc chương trình Plowshare của chính phủ: là nỗ lực tập trung vào ứng dụng hoà bình và thương mại của nổ hạt nhân sau thế chiến 2
Robert H.Campbell (bên phải) và nghị sĩ Craig Hosmer bang California viếng thăm miệng giếng ở công trường dự án Rulison
Scott Kaufman nói: "họ coi Rulison là lựa chọn để làm dầu đá phiến sẽ rẻ hơn, hiệu quả hơn và do đó các công ty cộng tác vào nỗ lực ấy sẽ kiếm được nhiều tiền hơn"
tiến sĩ Robert H.Campbell (bên trái) là giám đốc thực hiện dự án Rulison
công ty dầu khí Austral trụ sở Houston bang Texas và tập đoàn CER Geonuclear đã đầu tư 90% trong khi uỷ ban năng lượng nguyên tử liên bang, nay đã là bộ năng lượng Hoa Kỳ, đầu tư nốt phần chi phí còn lại
sách xuất bản năm 2013
trong kho lưu trữ ở Rifle Branch của thư viện hạt Garfield, ta có thể tìm thấy một tờ quảng cáo cảm ơn cộng đồng: trong đó, giám đốc và chủ tịch của Austral căn bản đã hào hứng về triển vọng
"chúng tôi tự hào là thành viên thường trực của cộng đồng này, và trong nhiều năm tháng sắp tới, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để làm láng giềng tốt và xứng đáng với ủng hộ hào phóng của các bạn. Chúng tôi tự tin - rằng một khi chương trình tiến triển - chúng tôi sẽ sản xuất được khí đốt từ mỏ Rulison bằng cách kích thích [stimulate] hạt nhân, thật an toàn và tiết kiệm, để đưa lợi ích đến cho cộng đồng, bang và quốc gia"
Rulison không phải nỗ lực đầu tiên sử dụng sức mạnh hạt nhân để khai thác dầu khí. Dự án Plowshare đã thử ý tưởng ở New Mexico. Dự án Gasbuggy sử dụng bom nhiệt hạch 26 kilo tấn chôn sâu 1280 mét nhưng kết quả quá nhiều ô nhiễm phóng xạ. Các nhà khoa học làm Rulison đã hi vọng rằng sử dụng phân hạch hạt nhân sẽ sản sinh ít đồng vị triti phóng xạ hơn so với hợp hạch. Vụ nổ ngày 10 tháng 9 đã không thải bức xạ vào không khí và kết quả ban đầu cho thấy thành công
thử nghiệm tiếp theo sẽ vào ngày 17 tháng 5 năm 1973 là ba quả bom to hơn ở hạt Rio Blanco cách Rifle 56 km về phía tây bắc
Cư dân ngày nay
ngày nay vụ thử Rulison hầu như đã bị lãng quên: một bia tưởng niệm đặt ngửa đằng sau một hàng rào có cắm biển "Cấm vào" - giống như năm 1969, bề mặt bình địa [surface ground zero] thuộc sở hữu tư nhân
Coreen Hamilton sở hữu 26 mẫu Anh đất nơi có địa chấn vụ nổ đã lan bên dưới: chủ cũ đã xây dựng một nhà gỗ nhỏ, nơi Hamilton đang sống sau khi mua lại hè năm ngoái.
Hamilton nói: "vẫn còn trang thiết bị sót lại. Kia là dây cáp." bà chỉ vào dây nguồn điện màu đen thò ra trên đống bụi - "có một dàn đỡ" bà chỉ vào một tấm bê tông, nơi từng để máy phát điện
Hamilton chọn mua mảnh đất vì phong cảnh: những lùm cây dương lá rung và bụi cây sồi chìa ra giữa những vách đá sa thạch thẳng đứng - gà tây và nai sừng tấm thường đi ngang qua đến rạch Battlement gần đó uống nước
cửa trước nhà Hamilton chỉ cách hàng rào nổ Rulison có 82 mét - Hamilton nói: "chuyên gia bất động sản đã tư vấn 'tôi biết bà thích ngôi nhà và cảnh vật. Nhưng bà cần cân nhắc',"
mẫu xét nghiệm nước mới nhất được bộ năng lượng lấy kiểm tra đã không cho thấy phóng xạ. Chính quyền nói rằng phóng xạ chưa bao giờ bị phát hiện trong mẫu đất gần dự án Rulison, trước hay sau vụ nổ.
Hamilton nhớ lại: "ở vùng Denver của khu bảo tồn Rocky Mountain Arsenal người ta còn xây nhà. Hiện nay ở đó họ vẫn tìm thấy phóng xạ ở vài nơi. Cho nên chỗ này vẫn tốt chán"
nhưng tại sao lại phân hạch nguyên tử dưới lòng đất nơi đây?
Judith Hayward nói: "hồi ấy là năm 1969 suy thoái kinh tế khu vực". Lee chồng bà, nay đã mất, kể rằng cha ông Claude Hayward được công ty dầu khí Austral hứa trả một khoản trợ cấp hằng tháng sau khi khí đốt bắt đầu được khai thác - nhưng tiền đã không đến
"nhiều năm, chúng tôi được kể rằng dầu đá phiến ở nơi đây sẽ khôi phục kinh tế trong vùng... nhưng đã không xảy ra" - Claude trả lời báo Houston Chronicle tháng 9 năm 1969 - "chúng tôi gặp khó khăn. Thanh niên đi xa đến thành phố. Người già ở lại hi vọng"
Bom đã không bùng nổ kinh tế
kinh tế vẫn khó khăn ở Parachute: dân số đã hơn 1000 trong hơn một thập kỷ - ngành dầu khí không hiện hữu, mà chỉ có 5 phòng phát thuốc cần sa
Judy Beasley cùng chồng đã phục vụ 32 năm trong nhiều văn phòng thành phố ở thị trấn Parachute, có cả văn phòng thị trưởng, nói: "người ta bực dọc với dầu đá phiến. Rulison là dự án khai thác fracking lớn".
từ năm 1969 thị trấn đã có cả bùng nổ và suy thoái: năm 1982 ExxonMobil rút khỏi dự án dầu đá phiến 5 tỷ đôla trong vùng - hơn 2000 việc làm đã biến mất
từ năm 1970 đến 1971 công ty dầu khí Austral sử dụng một giếng re-entry để thử nghiệm và đốt khí thiên nhiên: mẫu thử bị phát hiện là ô nhiễm phóng xạ nhỏ nên đã bị ngừng - công ty dừng vì thị trường từ chối giếng Rulison, nhưng một mỏ khí đốt lớn hơn vẫn còn dưới lòng đất và việc phát triển thông thường đã tiếp tục
mặt cắt của hố trũng nổ Rulison: văn phòng quản lý di sản của bộ năng lượng Hoa Kỳ xuất bản tháng 11 năm 2018
dữ liệu của uỷ ban dự trữ dầu khí Colorado [COGCC] đã cho thấy một số giếng đang khai thác ở gần đấy. Coreen Hamilton (ảnh dưới bên trái) đã thấy nhiều xe tải qua những đường trên núi cao khi bà viếng thăm những mỏ phía nam nhà mình
ngoài 47 năm đều đặn thử mẫu nước, Jalena Dayvault của phòng quản lý di sản, quản lý công trường dự án Rulison, nói một số giếng khí đốt cũng được kiểm tra mẫu trong vòng bán kính 1.6 km quanh hiện trường vụ nổ
Dayvault nói: "tần số thử mẫu là dựa theo sản lượng khai thác của giếng. Cho nên chúng tôi có thể, ban đầu kiểm tra hằng tháng, và sau bớt xuống hằng quý. Đều phụ thuộc vào sản lượng khí đốt của giếng"
chức sắc bang có chế độ thẩm nghiệm riêng cho những hoạt động khí đốt: giếng đề xuất trong vòng bán kính 800 mét khu vực số 0 sẽ phải họp đặc biệt với COGCC để đánh giá dự án; xa hơn sẽ chỉ yêu cầu kiểm tra mẫu đất - năm 2017 một số quy định đã nới lỏng sau hàng thập kỷ thẩm nghiệm cho thấy kết quả âm tính
Ben Tipton và vợ Sharon phản đối thăm dò nhiên liệu gần khu dân cư cộng đồng nghỉ hưu Battement Mesa, nói: "họ nên đặt trạm giám sát thường xuyên ở ngoài đó".
tập đoàn Ursa Resources đã hoàn thiện giai đoạn 1 của dự án ở Battement Mesa và đã đề xuất những công đoạn sau cho dự án vùng lâu dài hơn, nhưng chưa thực hiện
Tipton nói: "chính phủ liên bang đã gây chuyện. Họ không nên thoái thác trách nhiệm" - năm 2020 bộ năng lượng Hoa Kỳ đã làm ngược lại và sẽ "cắt giảm lớn" tần số kiểm tra mẫu nước gần Rulison.
Dayvault nói: "chúng tôi vẫn có thể thu thập một số mẫu cho các chủ nhà hoặc ai đó sẽ cần"
Judith Hayward chia sẻ những lo ngại dầu khí mà hàng xóm láng giềng đã nói với bà. Từ đầu thập niên 2000 Judith đã góp ý khi liên minh cư dân thung lũng Grand đâm đơn kiện các nhà làm luật bang lên toà án tối cao Colorado về kế hoạch phát triển dầu khí gần dự án Rulison.
sống suốt hai thập kỷ với chồng Lee ở đất dự án, Hayward nói: "tôi không tin là có bức xạ" nhưng bà vẫn không có ý cho thuê quyền khai khoáng mình đồng sở hữu với các thành viên gia đình, bên dưới bề mặt khu vực số 0, cho phát triển dầu khí
"dự án nên dẹp đi vì những gì họ đã làm phía dưới lòng đất" Hayward nói.
chính phủ liên bang đã có lệnh hạn chế: trên 40 mẫu Anh xung quanh vụ nổ, các công ty bị cấm đào sâu hơn 1800 mét - hốc bom ở dưới một hầm sâu 2568 mét, theo thông tin in trên bia tưởng niệm khắc năm 1976.
Coreen Hamilton nói: "vỏ chai, lon bia, giấy gói... họ vứt bừa bãi" - về khách thăm quan lẻn vào đất của bà chụp ảnh bia tưởng niệm dự án Rulison, bia tưởng niệm quá nhỏ nên khách phải trèo rào vào mới thấy rõ, cho nên Coreen muốn bộ năng lượng Hoa Kỳ làm tấm biển to hơn để người ta có thể đọc từ ngoài rào chắn
rất nhiều khách thăm quan, một số đến nhà Coreen hỏi về bia tưởng niệm. Một hôm có cháu nội/ngoại của một nhà khoa học Rulison đến xem nơi ông/bà từng làm việc cách đây nửa thế kỷ.
Hamilton nói: "Họ nói gì tôi cũng mặc kệ. Tôi chỉ ngồi nghe".
năm 1974 Colorado sửa đổi hiến pháp: yêu cầu chấp thuận của cử tri trước khi kích nổ thiết bị hạt nhân - cho nên Colorado là tiểu bang duy nhất nơi người dân giữ quyền cho phép cả sắc thuế mới lẫn bom hạt nhân
Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023
Singapore và nước uống mới NEWater
ở Singapore người ta có thể nhai kẹo cao su nhưng không được phép bán kẹo cao su
ở Singapore đâu đó 30-40% nguồn nước là lấy từ tái chế nước thải và con số sẽ sớm tăng lên thành 55% trong tương lai gần
chương trình NEWater ra mắt năm 2003 bởi hội đồng tiện ích công [PUB - public ultility board] của Singapore hiển nhiên thì tất cả nguồn nước đều là tái chế từ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Khởi đầu
những hệ thống xử lý nước thải thành phố hiện đại đã lần đầu ra mắt từ thế kỷ 1800 mà có lẽ nổi tiếng nhất là ở Luân Đôn
công nghiệp hoá và đô thị hoá đã làm ô nhiễm nguồn nước, dẫn đến bùng dịch tả lớn những năm 1832, 1849 và 1855
rồi 'dòng sông thối vĩ đại' năm 1858 nóng bức và chất thải con người đã làm sông Thames bốc mùi hôi thối: 'chướng khí' [miasma] được cho là đã gây ra những bùng dịch tả cơ quan chức năng Luân Đôn đã giao cho ngài Joseph William Bazalgette việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải
Xử lý nước thải
có nước thải công nghiệp, từ khu công nghiệp: ví dụ từ xưởng fab bán dẫn - thường được xử lý tại chỗ, theo pháp luật quy định, trước khi đổ ra cống
rồi nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị: từ hộ gia đình, trường học, bệnh viện... - chủ yếu chứa 3 thứ
một là xà phòng và chất tẩy rửa
hai là nước xám từ nước tắm, bồn rửa và giặt quần áo
ba là nước đen từ xả bồn cầu, mang theo chất thải con người
có 3 cách xử lý: xử lý vật lý - lắng cặn [sedimentation], sàng lọc [screening], lọc [filtration] ... để loại bỏ chất rắn trôi nổi
xử lý hoá học: loại bỏ chất rắn, khử trùng [disinfect], hoặc loại bỏ phôt pho
xử lý sinh học: sử dụng vi sinh vật để loại bỏ vật chất cơ học [organic] dễ phân huỷ sinh học [biodegradable] trong nước xuống mức chấp nhận được
ở những công đoạn sơ bộ [preliminary] và chính [primary] sử dụng nhiều cách xử lý vật lý và hoá học để loại bỏ chất rắn trôi nổi
rồi xử lý thứ cấp để loại bỏ những chất dinh dưỡng [nutrient] như ni tơ: bước này đang ngày càng trở nên quan trọng
sau đó là những công đoạn xử lý địa chất và nâng cao: nhằm vào những thứ cụ thể - cần thiết nếu định dùng làm nước uống
ít nhất một nửa những nhà máy xử lý nước ở Mỹ đã xử lý nước đến công đoạn 2 [thứ cấp] rồi đổ ra sông hồ - có thể có chút lãng phí
ví dụ California hạn hán, một nghiên cứu năm 2018 cho thấy 1407 mega gallon nước thải đã qua xử lý [effluent] đổ ra biển hoặc sử dụng cho tưới tiêu và công nghiệp: bằng với 35% nhu cầu nội bang
Los Angeles phản đối
lý do lãng phí đương nhiên có đóng góp lớn của cảm giác ghê tởm nếu uống nước thải tái chế: từ bồn cầu đến nước máy [toilet-to-tap] - thuật ngữ xuất hiện đầu tiên trên báo Los Angeles Times năm 1993
công ty bia Miller và những người ủng hộ đã nêu lên thuật ngữ toilet-to-tap để phản đối một dự án tái chế nước ở thung lũng San Gabriel miền nam California: nhưng phong trào phản đổi đã bị phản phé [backfire] - hãng Miller đã rút lại chiến dịch thuật ngữ ấy đã nổi trở lại năm 2000 ở thung lũng San Fernando là đô thị thuộc hạt Los Angeles: từ năm 1990 sở điện nước của khu vực ấy đã xây dựng một đường ống sẽ sử dụng nước tái chế để bổ sung cho tầng ngậm nước địa phương dự án đã diễn ra suôn sẻ cho đến khi một chủ nhà đã lên một tờ báo địa phương tố cáo sở điện nước đang đầu độc nguồn nước: tờ báo đã đăng loạt câu chuyện thường ngày về những thứ kinh khủng xảy ra cho ai uống nước tái chế mặc dù đã chi dở hết 55 triệu đôla, thị trưởng James Hahn đã huỷ dự án vụ việc tương tự cũng xảy ra ở vịnh Tampa, Florida và San Diego, California hạt Orange nhận được 100 triệu gallon mỗi ngày nước tái chế: không chút nào được sử dụng để uống hoặc làm nước máy
Úc phản đối
tâm lý phản đối ấy cũng không chỉ từ cộng đồng NIMBY rồ dại ở California, ở thị trấn Toowoomba dân số 95000 miền nam bang Queensland người ta lấy nước từ 3 đập ngăn bể chứa: đầu thập niên 2000 mực nước 3 đập xuống thấp kỷ lục - sau khi đã thực hiện những chương trình tiết kiệm nước, hội đồng thị trấn đã ban hành một văn bản chính sách đưa ra một loạt giải pháp trong đó có xây dựng một nhà máy tái chế nước chất-lượng-nước-uống nửa năm sau đó, 1 vạn người ký một đơn kiến nghị phản đối nhà máy nước: chế nhạo bằng những thuật ngữ như 'Poowoomba' - bấy giờ, một thợ sửa đường ống nước đã nói "ừ thì, vấn đề với lọc nước, và lo ngại lớn nhất của tôi, là rằng ảnh hưởng của nước cống qua xử lý để làm nước uống sẽ gây ra cho gia đình tôi và mọi gia đình khác. Tôi lo ngại vì không có đảm bảo, tuyệt đối không hề có bằng chứng nào cho thấy nước cống qua xử lý là sạch hết chất bẩn [contaminant]"
tháng 7 năm 2006 Toowoomba tổ chức trưng cầu dân ý về dự án và 62% bỏ phiếu chống mặc dù đang hạn hán nặng - dự án bị huỷ
Singapore và NEWater
đảng hành động nhân dân Singapore muốn thắng cử để tiếp tục nắm quyền, bản thân Singapore phải mua nước từ bạn thù Malaysia
những hệ thống đằng sau NEWater đã có từ thập niên 1960 với một sản phẩm là nước công nghiệp: lần đầu ra mắt năm 1966 là nguồn nước thay thế không uống được - sử dụng cho hoạt động công nghiệp ở đảo Jurong và khu vực Jurong/Tuas
bấy giờ họ đã muốn xây dựng một nhà máy tái chế nước uống, nhưng đã huỷ ý định vì lý do chi phí
ít thập niên sau, bộ môi trường đã tiếp tục xem xét những công nghệ lọc nước: đợi ngành công nghiệp đủ trưởng thành - năm 1998 dự án NEWater được triển khai thì những công nghệ thẩm thấu ngược đã được sử dụng ở Mỹ hơn 20 năm
chính phủ Singapore đầu tiên đã xây một nhà máy thử nghiệm [prototype] năm 2000 ở Bedok: sau những cuộc thẩm tra và đào tạo nghiêm túc, chính phủ đã mở rộng ra 3 nhà máy - phần lớn nước NEWater được đổ lại về các bể chứa, còn lại được sử dụng công nghiệp hoặc làm mát thay vì nước uống
ước tính nước NEWater chiếm 5% nước máy
Dần được chấp nhận
chính phủ Singapore đã đưa tự chủ nguồn nước làm mục tiêu chính sách lớn: thường xuyên nói về tầm quan trọng mặc dù có ủng hộ chính trị từ cấp cao, phản ứng tiêu cực có thể vẫn tăng, bất chấp thiếu hụt nước: giống ở Úc - người ta quan tâm nhiều đến chất lượng nước hơn là số lượng
Công đoạn
hội đồng tiện ích công PUB đã quyết định chủ động vỗ về [address] tâm lý tởm lợm [yuck factor] của công chúng: mục tiêu chính trong chương trình quan hệ công chúng của PUB là chuyển hướng mũi dùi dư luận từ "nguồn gốc xuất xứ của nước" sang "cách thức xử lý nước"
chương trình đã đơn giản hoá [boil down] công nghệ phức tạp như thẩm thấu ngược cho những người không có kiến thức chuyên môn [layperson] cũng hiểu: nhờ tập trung nói về công đoạn xử lý nên tăng được tự tin của công chúng vào chất lượng sản phẩm
tờ báo Strait Times ca ngợi những hệ thống NEWater là phép màu của kỹ thuật hiện đại [marvel of modern engineering], đột phá công nghệ lớn và đạt đến trình độ nghệ thuật
những bài báo đã nhắc đến việc các quản lý nước California đang tìm hiểu để tự ứng dụng những công nghệ của Singapore: ẩn ý rằng Singapore đã vượt mặt người Mỹ trong công nghệ nước
tập trung vào công đoạn xử lý, PUB cũng có thể xác nhận độ an toàn của nước bằng lượng lớn dữ liệu: trong giai đoạn thử nghiệp, PUB lấy 2 vạn kết quả kiểm tra ở 7 địa điểm bên trong nhà máy - thẩm nghiệm với 190 tham số [parameter] vật lý, hoá học và vi sinh học
hơn 4500 kết quả thẩm nghiệm NEWater cho thấy đã vượt tiêu chuẩn nước uống của tổ chức y tế thế giới WTO và cục bảo vệ môi sinh EPA Mỹ
Ngôn từ
câu chuyện về cách nói từ-bồn-cầu-đến-nước-máy đã cho thấy sức mạnh xua đuổi của ngôn từ có những ẩn ý tiêu cực, cho nên PUB cố ý sử dụng những thuật ngữ nhấn mạnh vào giá trị của nước là một nguồn lực: không nói là nước thải hay nước cống, phát ngôn viên PUB sẽ nói là "nước đã qua sử dụng" - truyền thông sử dụng những thuật ngữ như "tốt như mới"
từ đầu, PUB tiếp xúc cả truyền thông và cộng đồng: một thông điệp là rằng tái chế nước đã được thực hiện thành công ở Mỹ trong 20 năm - công nghệ đã có từ lâu
trước khi khai trương NEWater, PUB đưa các nhân viên của truyền thông ra nước ngoài viếng thăm những nơi tái chế nước ở Mỹ: hạt Orange và Arizona - để viết bài đăng tin về những cơ sở tái chế nước đã trở thành phần bình thường trong xã hội ở Mỹ
phim tài liệu được chiếu lên truyền hình, rồi tổ chức họp báo với các lãnh đạo cấp cao và tập đoàn doanh nghiệp để tránh hiểu lầm
ngành bán dẫn Singapore cũng liên đới từ sớm: gia công bán dẫn cần nước siêu tinh khiết - trước đó xưởng fab chưa bao giờ lấy nước tái chế để làm nước siêu tinh khiết
PUB đã hợp tác với các xưởng bán dẫn, giúp xây dựng một nhà máy nước siêu tinh khiết [UPW] dành đặc biệt cho bán dẫn: động thái đã giúp trấn an ý kiến công chúng về độ tinh khiết của NEWater rồi trung tâm thăm quan nước mới [NEWater visitor center] bán những chai nước NEWater cho du khách xài thử những lãnh đạo cấp cao đã xuất hiện ở lễ khai trương trung tâm tái chế nước hoá ra là vấn đề xã hội mà Singapore đã thuyết phục được cộng đồng: không như California hay Úc phải đổ nước tái chế ra biển
chương trình NEWater ra mắt năm 2003 bởi hội đồng tiện ích công [PUB - public ultility board] của Singapore hiển nhiên thì tất cả nguồn nước đều là tái chế từ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Khởi đầu
những hệ thống xử lý nước thải thành phố hiện đại đã lần đầu ra mắt từ thế kỷ 1800 mà có lẽ nổi tiếng nhất là ở Luân Đôn
công nghiệp hoá và đô thị hoá đã làm ô nhiễm nguồn nước, dẫn đến bùng dịch tả lớn những năm 1832, 1849 và 1855
rồi 'dòng sông thối vĩ đại' năm 1858 nóng bức và chất thải con người đã làm sông Thames bốc mùi hôi thối: 'chướng khí' [miasma] được cho là đã gây ra những bùng dịch tả cơ quan chức năng Luân Đôn đã giao cho ngài Joseph William Bazalgette việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải
Xử lý nước thải
có nước thải công nghiệp, từ khu công nghiệp: ví dụ từ xưởng fab bán dẫn - thường được xử lý tại chỗ, theo pháp luật quy định, trước khi đổ ra cống
rồi nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị: từ hộ gia đình, trường học, bệnh viện... - chủ yếu chứa 3 thứ
một là xà phòng và chất tẩy rửa
hai là nước xám từ nước tắm, bồn rửa và giặt quần áo
ba là nước đen từ xả bồn cầu, mang theo chất thải con người
có 3 cách xử lý: xử lý vật lý - lắng cặn [sedimentation], sàng lọc [screening], lọc [filtration] ... để loại bỏ chất rắn trôi nổi
xử lý hoá học: loại bỏ chất rắn, khử trùng [disinfect], hoặc loại bỏ phôt pho
xử lý sinh học: sử dụng vi sinh vật để loại bỏ vật chất cơ học [organic] dễ phân huỷ sinh học [biodegradable] trong nước xuống mức chấp nhận được
ở những công đoạn sơ bộ [preliminary] và chính [primary] sử dụng nhiều cách xử lý vật lý và hoá học để loại bỏ chất rắn trôi nổi
rồi xử lý thứ cấp để loại bỏ những chất dinh dưỡng [nutrient] như ni tơ: bước này đang ngày càng trở nên quan trọng
sau đó là những công đoạn xử lý địa chất và nâng cao: nhằm vào những thứ cụ thể - cần thiết nếu định dùng làm nước uống
ít nhất một nửa những nhà máy xử lý nước ở Mỹ đã xử lý nước đến công đoạn 2 [thứ cấp] rồi đổ ra sông hồ - có thể có chút lãng phí
ví dụ California hạn hán, một nghiên cứu năm 2018 cho thấy 1407 mega gallon nước thải đã qua xử lý [effluent] đổ ra biển hoặc sử dụng cho tưới tiêu và công nghiệp: bằng với 35% nhu cầu nội bang
Los Angeles phản đối
lý do lãng phí đương nhiên có đóng góp lớn của cảm giác ghê tởm nếu uống nước thải tái chế: từ bồn cầu đến nước máy [toilet-to-tap] - thuật ngữ xuất hiện đầu tiên trên báo Los Angeles Times năm 1993
công ty bia Miller và những người ủng hộ đã nêu lên thuật ngữ toilet-to-tap để phản đối một dự án tái chế nước ở thung lũng San Gabriel miền nam California: nhưng phong trào phản đổi đã bị phản phé [backfire] - hãng Miller đã rút lại chiến dịch thuật ngữ ấy đã nổi trở lại năm 2000 ở thung lũng San Fernando là đô thị thuộc hạt Los Angeles: từ năm 1990 sở điện nước của khu vực ấy đã xây dựng một đường ống sẽ sử dụng nước tái chế để bổ sung cho tầng ngậm nước địa phương dự án đã diễn ra suôn sẻ cho đến khi một chủ nhà đã lên một tờ báo địa phương tố cáo sở điện nước đang đầu độc nguồn nước: tờ báo đã đăng loạt câu chuyện thường ngày về những thứ kinh khủng xảy ra cho ai uống nước tái chế mặc dù đã chi dở hết 55 triệu đôla, thị trưởng James Hahn đã huỷ dự án vụ việc tương tự cũng xảy ra ở vịnh Tampa, Florida và San Diego, California hạt Orange nhận được 100 triệu gallon mỗi ngày nước tái chế: không chút nào được sử dụng để uống hoặc làm nước máy
Úc phản đối
tâm lý phản đối ấy cũng không chỉ từ cộng đồng NIMBY rồ dại ở California, ở thị trấn Toowoomba dân số 95000 miền nam bang Queensland người ta lấy nước từ 3 đập ngăn bể chứa: đầu thập niên 2000 mực nước 3 đập xuống thấp kỷ lục - sau khi đã thực hiện những chương trình tiết kiệm nước, hội đồng thị trấn đã ban hành một văn bản chính sách đưa ra một loạt giải pháp trong đó có xây dựng một nhà máy tái chế nước chất-lượng-nước-uống nửa năm sau đó, 1 vạn người ký một đơn kiến nghị phản đối nhà máy nước: chế nhạo bằng những thuật ngữ như 'Poowoomba' - bấy giờ, một thợ sửa đường ống nước đã nói "ừ thì, vấn đề với lọc nước, và lo ngại lớn nhất của tôi, là rằng ảnh hưởng của nước cống qua xử lý để làm nước uống sẽ gây ra cho gia đình tôi và mọi gia đình khác. Tôi lo ngại vì không có đảm bảo, tuyệt đối không hề có bằng chứng nào cho thấy nước cống qua xử lý là sạch hết chất bẩn [contaminant]"
tháng 7 năm 2006 Toowoomba tổ chức trưng cầu dân ý về dự án và 62% bỏ phiếu chống mặc dù đang hạn hán nặng - dự án bị huỷ
Singapore và NEWater
đảng hành động nhân dân Singapore muốn thắng cử để tiếp tục nắm quyền, bản thân Singapore phải mua nước từ bạn thù Malaysia
những hệ thống đằng sau NEWater đã có từ thập niên 1960 với một sản phẩm là nước công nghiệp: lần đầu ra mắt năm 1966 là nguồn nước thay thế không uống được - sử dụng cho hoạt động công nghiệp ở đảo Jurong và khu vực Jurong/Tuas
bấy giờ họ đã muốn xây dựng một nhà máy tái chế nước uống, nhưng đã huỷ ý định vì lý do chi phí
ít thập niên sau, bộ môi trường đã tiếp tục xem xét những công nghệ lọc nước: đợi ngành công nghiệp đủ trưởng thành - năm 1998 dự án NEWater được triển khai thì những công nghệ thẩm thấu ngược đã được sử dụng ở Mỹ hơn 20 năm
chính phủ Singapore đầu tiên đã xây một nhà máy thử nghiệm [prototype] năm 2000 ở Bedok: sau những cuộc thẩm tra và đào tạo nghiêm túc, chính phủ đã mở rộng ra 3 nhà máy - phần lớn nước NEWater được đổ lại về các bể chứa, còn lại được sử dụng công nghiệp hoặc làm mát thay vì nước uống
ước tính nước NEWater chiếm 5% nước máy
Dần được chấp nhận
chính phủ Singapore đã đưa tự chủ nguồn nước làm mục tiêu chính sách lớn: thường xuyên nói về tầm quan trọng mặc dù có ủng hộ chính trị từ cấp cao, phản ứng tiêu cực có thể vẫn tăng, bất chấp thiếu hụt nước: giống ở Úc - người ta quan tâm nhiều đến chất lượng nước hơn là số lượng
Công đoạn
hội đồng tiện ích công PUB đã quyết định chủ động vỗ về [address] tâm lý tởm lợm [yuck factor] của công chúng: mục tiêu chính trong chương trình quan hệ công chúng của PUB là chuyển hướng mũi dùi dư luận từ "nguồn gốc xuất xứ của nước" sang "cách thức xử lý nước"
chương trình đã đơn giản hoá [boil down] công nghệ phức tạp như thẩm thấu ngược cho những người không có kiến thức chuyên môn [layperson] cũng hiểu: nhờ tập trung nói về công đoạn xử lý nên tăng được tự tin của công chúng vào chất lượng sản phẩm
tờ báo Strait Times ca ngợi những hệ thống NEWater là phép màu của kỹ thuật hiện đại [marvel of modern engineering], đột phá công nghệ lớn và đạt đến trình độ nghệ thuật
những bài báo đã nhắc đến việc các quản lý nước California đang tìm hiểu để tự ứng dụng những công nghệ của Singapore: ẩn ý rằng Singapore đã vượt mặt người Mỹ trong công nghệ nước
tập trung vào công đoạn xử lý, PUB cũng có thể xác nhận độ an toàn của nước bằng lượng lớn dữ liệu: trong giai đoạn thử nghiệp, PUB lấy 2 vạn kết quả kiểm tra ở 7 địa điểm bên trong nhà máy - thẩm nghiệm với 190 tham số [parameter] vật lý, hoá học và vi sinh học
hơn 4500 kết quả thẩm nghiệm NEWater cho thấy đã vượt tiêu chuẩn nước uống của tổ chức y tế thế giới WTO và cục bảo vệ môi sinh EPA Mỹ
Ngôn từ
câu chuyện về cách nói từ-bồn-cầu-đến-nước-máy đã cho thấy sức mạnh xua đuổi của ngôn từ có những ẩn ý tiêu cực, cho nên PUB cố ý sử dụng những thuật ngữ nhấn mạnh vào giá trị của nước là một nguồn lực: không nói là nước thải hay nước cống, phát ngôn viên PUB sẽ nói là "nước đã qua sử dụng" - truyền thông sử dụng những thuật ngữ như "tốt như mới"
từ đầu, PUB tiếp xúc cả truyền thông và cộng đồng: một thông điệp là rằng tái chế nước đã được thực hiện thành công ở Mỹ trong 20 năm - công nghệ đã có từ lâu
trước khi khai trương NEWater, PUB đưa các nhân viên của truyền thông ra nước ngoài viếng thăm những nơi tái chế nước ở Mỹ: hạt Orange và Arizona - để viết bài đăng tin về những cơ sở tái chế nước đã trở thành phần bình thường trong xã hội ở Mỹ
phim tài liệu được chiếu lên truyền hình, rồi tổ chức họp báo với các lãnh đạo cấp cao và tập đoàn doanh nghiệp để tránh hiểu lầm
ngành bán dẫn Singapore cũng liên đới từ sớm: gia công bán dẫn cần nước siêu tinh khiết - trước đó xưởng fab chưa bao giờ lấy nước tái chế để làm nước siêu tinh khiết
PUB đã hợp tác với các xưởng bán dẫn, giúp xây dựng một nhà máy nước siêu tinh khiết [UPW] dành đặc biệt cho bán dẫn: động thái đã giúp trấn an ý kiến công chúng về độ tinh khiết của NEWater rồi trung tâm thăm quan nước mới [NEWater visitor center] bán những chai nước NEWater cho du khách xài thử những lãnh đạo cấp cao đã xuất hiện ở lễ khai trương trung tâm tái chế nước hoá ra là vấn đề xã hội mà Singapore đã thuyết phục được cộng đồng: không như California hay Úc phải đổ nước tái chế ra biển
Đài Loan và PTT một bản sao của Reddit
3 giờ sáng ngày 31 tháng 12 năm 2019 một phát ngôn viên ở trung tâm kiểm soát bệnh dịch của Đài Loan đang lướt trang web PTT thì nhìn thấy một bài đăng một ảnh chụp màn hình WeChat từ bác sĩ Lý Văn Lượng của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh [CDC centers for disease control and prevention] ở Vũ Hán
trong thớt WeChat, bác sĩ Lý Văn Lượng nhắc đến một chủng virus mới
bài đăng đã cảnh báo sớm cho chức sắc Đài Loan về những sự kiện sau ấy của một thế giới mới, kỳ cục
PTT
PTT là một hệ thống bảng thông báo [BBS - bulletin board system] đặt máy chủ và quản lý ở Đài Loan, thành lập tháng 9 năm 1995 bởi sinh viên trường đại học quốc gia Đài Loan là Tu Yi-chin ở phòng ký túc xá
cái tên PTT viết tắt cho gấu trúc Tu [PT - panda Tu] vì Tu Yi-chin thường thức khuya nên PT là cái tên ban đầu: vì quá ngắn nên sáng lập đã thêm chữ T nữa vào cuối - sau đó PTT còn được gọi là "ngôi đền giáo sư công nghệ" [professional technology temple]
hệ thống bảng thông báo BBS là như kiểu một tiền nhiệm của internet dựa-theo-trình-duyệt ngày nay: thay vì sử dụng trình duyệt thì người dùng sẽ truy cập một BBS thông qua một thiết bị đầu cuối [terminal] qua một một kết nối đường dây điện thoại
một khi đã đăng nhập vào máy chủ, người dùng có thể đọc tin, đăng bình luận và trao đổi tin nhắn với người dùng khác
người dùng có thể lướt nhiều bảng tin khác nhau: nổi tiếng nhất là "ngồi lê đôi mách" [gossip] - và những bảng nữa như phân tích chứng khoán, giải bóng rổ NBA, chính trị, mua sắm điện tử...
người dùng có thể nộp một tựa đề cho thớt chủ đề [thread], bình luận và chèn đường dẫn: người dùng khác có thể đăng bình luận bên dưới - như voz
bên ngoài thế giới thì BBS thường dành cho sở thích hoài cổ nhưng PTT Đài Loan thì nổi tiếng và sử dụng bởi cả người trẻ lẫn già
ngày nay PTT có hơn 2 vạn bảng tin, 1 triệu rưỡi người dùng và 15 vạn kết nối đồng thời vào giờ cao điểm - phần mềm được mở mã nguồn và chạy trên mạng lưới trường đại học quốc gia Đài Loan
PTT trỗi dậy
khi thành lập, PTT chỉ là một trong nhiều trăm trang web BBS khác ở Đài Loan: có BBS chính thức của trường đại học quốc gia Đài Loan là "cây dừa" - dễ lập, chỉ cần một máy tính chạy phần mềm Linux
bấy giờ, phần lớn trang web BBS là sinh viên sáng lập và "quản lý" [mod - moderate]: khi sáng lập tốt nghiệp thì những máy chủ BBS sẽ mất người dùng và ngừng hoạt động
PTT khác biệt là nhân viên quản lý từ khoa khoa học máy tính và có thể thành lập một truyền thống sẽ "trao lại" quyền nhân viên quản lý cho một thế hệ mới sinh viên đại học
vì phần lớn nhân viên quản lý là lập trình viên ở trường đại học tốt nhất Đài Loan nên họ đã chỉnh sửa và cải thiện hạ tầng phần mềm - những tiến bộ mà BBS khác không làm
nhìn cổ quái và lạc hậu nhưng phần mềm PTT thực ra khá tinh vi: không còn kết nối qua đường dây điện thoại mà thay vào đó sử dụng một thủ tục [protocol] mạng lưới hiện đại là Telnet - khá robust, hỗ trợ được hàng vạn người dùng
mới đầu, người dùng của khoa khoa học máy tính đã có một đối thủ kình địch là Zoo cũng là BBS sử dụng bởi khoa kỹ thuật điện, cùng trường
mới đầu, Zoo có lợi thế là trội hơn 250 MB RAM: hưởng lợi vì là một khoa tập trung vào phần cứng - nhưng nhân viên của PTT đã cố gắng viết mã nguồn xịn hơn
cạnh tranh nội bộ trường đã giúp tăng tiến chức năng và khả năng của PTT: thành BBS đầu tiên đạt 1000 người dùng đồng thời
giữa thập niên 2000 PTT đã được vị thế là BBS ưa thích cho thế hệ trẻ kết nối internet ở Đài Loan
giống với Facebook là mạng xã hội PTT xuất phát cho sinh viên đại học và đã lan ra thế hệ trẻ, tiếp tục lướt PTT sau khi tốt nghiệp: nhưng khác với Facebook thì sáng lập chưa bao giờ trung ương hoá hay doanh nghiệp hoá sản phẩm
lịch sử internet Reddit bị thắc mắc bởi những sự kiện nổi tiếng mà người dùng còn nhớ: ví dụ một lần một người dùng đã nghĩ là vừa tìm được những kẻ đánh bom cuộc thi điền kinh Boston - hay có lần 75% Reddit chìm vào bóng tối [go dark]
PTT có những 'sự kiện lớn' riêng: có lần mọi người đăng nhập vào máy chủ để theo dõi hoặc đánh dấu vài sự kiện lớn trong lịch sử Đài Loan - 5 trong số 10 hàng đầu là sự kiện bóng chày, khi đội bóng chày đảo quốc đấu giải World Baseball Classic
nhưng 2 sự kiện hàng đầu lịch sử PTT là những sự kiện chính trị Đài Loan: đầu tiên là cuộc bầu cử thẩm phán và thị trưởng năm 2018 hơn 10 vạn người truy cập bảng "ngồi lê đôi mách" để theo dõi kết quả bầu thị trưởng Đài Bắc
thứ hai là phong trào hoa hướng dương năm 2014 sinh viên chiếm hành chính viện [executive yuan]: 10 vạn người cũng truy cập bảng "ngồi lê đôi mách"
người dùng Reddit thường có những quan điểm rất tả khuynh khác biệt với truyền thông chính thống: người dùng PTT cũng thế - biểu đạt những quan điểm chỉ trích truyền thông chính thông và chính phủ cầm quyền đương thời, bất cứ ai đang nắm quyền
người Trung Quốc là cực kỳ cứng đầu và những thuật ngữ mới liên tục được ném ra: thử thách khả năng phiên dịch của Google
phần lớn là nói lên những thứ gây choáng, phản đối chính thống để ghi "điểm internet": đặc biệt trong bảng PTT lớn nhất "ngồi lê đối mách" - không lý tính [rational] hay lý luận [logic] mà như cái chợ, người ta hét những thứ điên rồ vào mặt nhau
Tin giả
những chủ đề PTT thường xuyên được lên mục đầu [headline] là nơi mà truyền thông chính thống và tổ chức chính phủ thường xem hằng ngày để tìm kiếm tin nóng: với nhiều cư dân mạng thì PTT là nguồn đầu tiên họ truy cập khi có gì mới xảy ra trên thế giới - như câu chuyện đầu bài viết, khi nhân viên chính phủ phát hiện sớm chủng cúm covid ở Vũ Hán, PTT rõ ràng mang lại lợi ích
nhưng cũng vì thế, như tất cả những mạng xã hội thì PTT cũng gặp tin giả: phần lớn người dùng ẩn danh - dễ nhét cả đống tin giả và những 'sợ hãi, không chắc và nghi ngờ' [FUD - fear, uncertain, doubt]
ví dụ những doanh nghiệp quan hệ công chúng cho các đảng chính trị - mọi phe - bình luận và truyền bá tin giả về ứng viên trong năm bầu cử: một tin giả là bà Thái Anh Văn có bằng tiến sĩ ở trường đại học kinh tế Luân Đôn, tin này không bắt nguồn từ PTT nhưng đã đăng lên và thành nổi tiếng [viral]
đến nay vẫn có người bình luận quả quyết rằng có một thuyết âm mưu để che dấu "sự thật" trên
rồi những thế lực thù địch nước ngoài vào tung tin đồn nhảm gây xôn xao dư luận: giống như Nga và bầu cử Mỹ năm 2016 - một sự kiện năm 2018 khi một tin PTT nổi lên rằng chức sắc Honduran viếng thăm Bắc Kinh, lan nỗi sợ hãi về việc Honduran bớt thân giao với Đài Loan
bài đăng được lần dấu đến một địa chỉ IP ở Bắc Kinh: phòng hoả trường thành có thể thỉnh thoảng, một cách kỳ bí, mở chặn PTT vào những thời điểm quan trọng - xả ra một lũ những người dùng 'yêu nước' đưa lên những quan điểm mới
những sự kiện này đã dẫn đến những tranh cãi [flame war] trên những bảng tin PTT lớn: được lên báo chí và tiếp tục lan rộng 'sợ hãi, không chắc, nghi ngờ' [FUD - fear, uncertain, doubt] ra dân chúng
để đối phó, cụ thể với một đợt xả tin giả lớn, PTT đã ngừng cho đăng ký người dùng mới trong một thời gian: người ta chỉ được lướt các chủ đề - không có tài khoản thì không được bình luận
PTT đã mở lại đăng ký sau khi bầu cử kết thúc bộ trưởng Audrey Tang có nói về khía cạnh xã hội của PTT
Kết
Jack Ma nghe nói có dùng PTT
PTT tiếp tục là văn hoá internet Đài Loan: thị trường ngách mà Facebook, Google hay Twitter bỏ qua để theo đuổi đao to búa lớn và phần mềm nhạy bén hơn
PTT
PTT là một hệ thống bảng thông báo [BBS - bulletin board system] đặt máy chủ và quản lý ở Đài Loan, thành lập tháng 9 năm 1995 bởi sinh viên trường đại học quốc gia Đài Loan là Tu Yi-chin ở phòng ký túc xá
cái tên PTT viết tắt cho gấu trúc Tu [PT - panda Tu] vì Tu Yi-chin thường thức khuya nên PT là cái tên ban đầu: vì quá ngắn nên sáng lập đã thêm chữ T nữa vào cuối - sau đó PTT còn được gọi là "ngôi đền giáo sư công nghệ" [professional technology temple]
hệ thống bảng thông báo BBS là như kiểu một tiền nhiệm của internet dựa-theo-trình-duyệt ngày nay: thay vì sử dụng trình duyệt thì người dùng sẽ truy cập một BBS thông qua một thiết bị đầu cuối [terminal] qua một một kết nối đường dây điện thoại
một khi đã đăng nhập vào máy chủ, người dùng có thể đọc tin, đăng bình luận và trao đổi tin nhắn với người dùng khác
người dùng có thể lướt nhiều bảng tin khác nhau: nổi tiếng nhất là "ngồi lê đôi mách" [gossip] - và những bảng nữa như phân tích chứng khoán, giải bóng rổ NBA, chính trị, mua sắm điện tử...
người dùng có thể nộp một tựa đề cho thớt chủ đề [thread], bình luận và chèn đường dẫn: người dùng khác có thể đăng bình luận bên dưới - như voz
bên ngoài thế giới thì BBS thường dành cho sở thích hoài cổ nhưng PTT Đài Loan thì nổi tiếng và sử dụng bởi cả người trẻ lẫn già
ngày nay PTT có hơn 2 vạn bảng tin, 1 triệu rưỡi người dùng và 15 vạn kết nối đồng thời vào giờ cao điểm - phần mềm được mở mã nguồn và chạy trên mạng lưới trường đại học quốc gia Đài Loan
PTT trỗi dậy
khi thành lập, PTT chỉ là một trong nhiều trăm trang web BBS khác ở Đài Loan: có BBS chính thức của trường đại học quốc gia Đài Loan là "cây dừa" - dễ lập, chỉ cần một máy tính chạy phần mềm Linux
bấy giờ, phần lớn trang web BBS là sinh viên sáng lập và "quản lý" [mod - moderate]: khi sáng lập tốt nghiệp thì những máy chủ BBS sẽ mất người dùng và ngừng hoạt động
PTT khác biệt là nhân viên quản lý từ khoa khoa học máy tính và có thể thành lập một truyền thống sẽ "trao lại" quyền nhân viên quản lý cho một thế hệ mới sinh viên đại học
vì phần lớn nhân viên quản lý là lập trình viên ở trường đại học tốt nhất Đài Loan nên họ đã chỉnh sửa và cải thiện hạ tầng phần mềm - những tiến bộ mà BBS khác không làm
nhìn cổ quái và lạc hậu nhưng phần mềm PTT thực ra khá tinh vi: không còn kết nối qua đường dây điện thoại mà thay vào đó sử dụng một thủ tục [protocol] mạng lưới hiện đại là Telnet - khá robust, hỗ trợ được hàng vạn người dùng
mới đầu, người dùng của khoa khoa học máy tính đã có một đối thủ kình địch là Zoo cũng là BBS sử dụng bởi khoa kỹ thuật điện, cùng trường
mới đầu, Zoo có lợi thế là trội hơn 250 MB RAM: hưởng lợi vì là một khoa tập trung vào phần cứng - nhưng nhân viên của PTT đã cố gắng viết mã nguồn xịn hơn
cạnh tranh nội bộ trường đã giúp tăng tiến chức năng và khả năng của PTT: thành BBS đầu tiên đạt 1000 người dùng đồng thời
giữa thập niên 2000 PTT đã được vị thế là BBS ưa thích cho thế hệ trẻ kết nối internet ở Đài Loan
giống với Facebook là mạng xã hội PTT xuất phát cho sinh viên đại học và đã lan ra thế hệ trẻ, tiếp tục lướt PTT sau khi tốt nghiệp: nhưng khác với Facebook thì sáng lập chưa bao giờ trung ương hoá hay doanh nghiệp hoá sản phẩm
lịch sử internet Reddit bị thắc mắc bởi những sự kiện nổi tiếng mà người dùng còn nhớ: ví dụ một lần một người dùng đã nghĩ là vừa tìm được những kẻ đánh bom cuộc thi điền kinh Boston - hay có lần 75% Reddit chìm vào bóng tối [go dark]
PTT có những 'sự kiện lớn' riêng: có lần mọi người đăng nhập vào máy chủ để theo dõi hoặc đánh dấu vài sự kiện lớn trong lịch sử Đài Loan - 5 trong số 10 hàng đầu là sự kiện bóng chày, khi đội bóng chày đảo quốc đấu giải World Baseball Classic
nhưng 2 sự kiện hàng đầu lịch sử PTT là những sự kiện chính trị Đài Loan: đầu tiên là cuộc bầu cử thẩm phán và thị trưởng năm 2018 hơn 10 vạn người truy cập bảng "ngồi lê đôi mách" để theo dõi kết quả bầu thị trưởng Đài Bắc
thứ hai là phong trào hoa hướng dương năm 2014 sinh viên chiếm hành chính viện [executive yuan]: 10 vạn người cũng truy cập bảng "ngồi lê đôi mách"
người dùng Reddit thường có những quan điểm rất tả khuynh khác biệt với truyền thông chính thống: người dùng PTT cũng thế - biểu đạt những quan điểm chỉ trích truyền thông chính thông và chính phủ cầm quyền đương thời, bất cứ ai đang nắm quyền
người Trung Quốc là cực kỳ cứng đầu và những thuật ngữ mới liên tục được ném ra: thử thách khả năng phiên dịch của Google
phần lớn là nói lên những thứ gây choáng, phản đối chính thống để ghi "điểm internet": đặc biệt trong bảng PTT lớn nhất "ngồi lê đối mách" - không lý tính [rational] hay lý luận [logic] mà như cái chợ, người ta hét những thứ điên rồ vào mặt nhau
Tin giả
những chủ đề PTT thường xuyên được lên mục đầu [headline] là nơi mà truyền thông chính thống và tổ chức chính phủ thường xem hằng ngày để tìm kiếm tin nóng: với nhiều cư dân mạng thì PTT là nguồn đầu tiên họ truy cập khi có gì mới xảy ra trên thế giới - như câu chuyện đầu bài viết, khi nhân viên chính phủ phát hiện sớm chủng cúm covid ở Vũ Hán, PTT rõ ràng mang lại lợi ích
nhưng cũng vì thế, như tất cả những mạng xã hội thì PTT cũng gặp tin giả: phần lớn người dùng ẩn danh - dễ nhét cả đống tin giả và những 'sợ hãi, không chắc và nghi ngờ' [FUD - fear, uncertain, doubt]
ví dụ những doanh nghiệp quan hệ công chúng cho các đảng chính trị - mọi phe - bình luận và truyền bá tin giả về ứng viên trong năm bầu cử: một tin giả là bà Thái Anh Văn có bằng tiến sĩ ở trường đại học kinh tế Luân Đôn, tin này không bắt nguồn từ PTT nhưng đã đăng lên và thành nổi tiếng [viral]
đến nay vẫn có người bình luận quả quyết rằng có một thuyết âm mưu để che dấu "sự thật" trên
rồi những thế lực thù địch nước ngoài vào tung tin đồn nhảm gây xôn xao dư luận: giống như Nga và bầu cử Mỹ năm 2016 - một sự kiện năm 2018 khi một tin PTT nổi lên rằng chức sắc Honduran viếng thăm Bắc Kinh, lan nỗi sợ hãi về việc Honduran bớt thân giao với Đài Loan
bài đăng được lần dấu đến một địa chỉ IP ở Bắc Kinh: phòng hoả trường thành có thể thỉnh thoảng, một cách kỳ bí, mở chặn PTT vào những thời điểm quan trọng - xả ra một lũ những người dùng 'yêu nước' đưa lên những quan điểm mới
những sự kiện này đã dẫn đến những tranh cãi [flame war] trên những bảng tin PTT lớn: được lên báo chí và tiếp tục lan rộng 'sợ hãi, không chắc, nghi ngờ' [FUD - fear, uncertain, doubt] ra dân chúng
để đối phó, cụ thể với một đợt xả tin giả lớn, PTT đã ngừng cho đăng ký người dùng mới trong một thời gian: người ta chỉ được lướt các chủ đề - không có tài khoản thì không được bình luận
PTT đã mở lại đăng ký sau khi bầu cử kết thúc bộ trưởng Audrey Tang có nói về khía cạnh xã hội của PTT
Kết
Jack Ma nghe nói có dùng PTT
PTT tiếp tục là văn hoá internet Đài Loan: thị trường ngách mà Facebook, Google hay Twitter bỏ qua để theo đuổi đao to búa lớn và phần mềm nhạy bén hơn
Anh và ác mộng bán dẫn miền bắc Tyneside với hãng Siemens Semiconductor
miền bắc Anh từng là công xưởng công nghiệp nặng nhưng sau khi ngành suy thoái, khu vực đã vật lộn tìm ngành khác thay thế
năm 1995 Siemens Semiconductor hứa đầu tư hơn 1 tỷ bảng Anh xây xưởng fab, khu vực đã rộn ràng: nữ hoàng đến thăm
kế hoạch thất bát: Siemens đóng cửa cơ sở chỉ sau 15 tháng hoạt động - một nỗ lực hồi sinh nhà máy cũng đã thất bại
Miền đông bắc Anh và phía bắc Tyneside
miền đông bắc Anh là vùng cấp độ 1 bên trong Anh và dân số ít nhất chỉ dưới 2.7 triệu người miền đông bắc Anh có thu nhập gộp thường niên bình quân thấp nhất nước Anh: năm 2012 tỷ lệ dân số cao nhất cần viện trợ thu nhập miền đông bắc Anh đã là vùng đất tiền tuyến từ thời Roma từ thập niên 1930 đã có khoảng cách lớn về tỷ lệ việc làm với phần còn lại của nước Anh năm 1995 tỷ lệ thất nghiệp là 9.1%: cao hơn 50% với phần còn lại của vương quốc Anh - khó khăn kinh tế vì những điều kiện chính trị và lịch sử nhất định từ lâu, vùng phụ thuộc vào công nghiệp nặng và những mỏ than lớn: hậu thế chiến 2 chính phủ Anh quốc hữu hoá ngành than và thép vùng đông bắc - bộ nhiên liệu và năng lượng muốn tối đa hoá sản lượng đầu ra và việc làm cho nền kinh tế tài nguyên của khu vực bộ cho rằng không ngành sản xuất tuyển dụng nam công nhân nào nên được mang đến vùng đông bắc: khiến miền đông bắc chỉ phụ thuộc vào 2 ngành thập niên 1980 phi công nghiệp hoá bắt đầu, người dân còn ít lựa chọn thay thế: căng thẳng đạt đỉnh điểm năm 1984-1985 giới thợ mỏ đình công - không chỉ đòi tăng lương mà còn muốn duy trì mỏ khỏi bị đóng cửa sau đình công, các thợ mỏ trở lại làm việc nhưng bị choáng nhận ra rằng mỏ đã cạn những than dễ khai thác: than nhập khẩu đã quá rẻ - hàng nghìn thợ mỏ mất việc thập niên 1990 miền đông bắc Anh mất phần trong nền kinh tế toàn cầu: người ta cảm thấy, có lý, rằng người ở Luân Đôn không thực sự quan tâm đến họ so với những nơi khác ở Anh ví dụ Barnett Formula là một cơ chế kho bạc thập niên 1970 phân bổ chi tiêu dịch vụ công trong số 4 quốc gia [trong vương quốc Anh] thì Scotland hàng xóm của vùng đông bắc Anh nhận được chi tiêu công nhiều hơn và sử dụng nó để cung cấp những gói đầu tư hấp dẫn hơn đến các công ty đa quốc gia cho nên giấc mơ cơ sở gia công bán dẫn đã gây sôi động khi công ty Siemens của Đức tiếp cận về một cơ hội đầu tư tiềm năng
Siemens
Siemens là công ty Đức cổ điển, thành lập năm 1847 và phát triển một vị thế thoải mái vững chãi và có lãi ở quê nhà chính phủ Đức hỗ trợ Siemens vừa để chủ nghĩa quốc gia vừa tạo việc làm ví dụ Bundespost là dịch vụ bưu điện và doanh nghiệp viễn thông nhà nước quản lý đã hoạt động từ năm 1947 đến 1985 thập niên 1980 Bundespost tuyên bố sẽ chỉ trao đơn hàng cho những doanh nghiệp sản xuất thiết bị tại Đức phần lớn những đơn hàng ấy được trao cho Siemens và SEL [Standard Elektrik Lorenz]: Siemens tính giá bán cực cao cho nhà nước với biên lợi nhuận hơn 100% qua các năm, Siemens tận dụng lợi nhuận nội địa để đa dạng hoá vào nhiều dòng sản phẩm và quốc gia trong đó có vương quốc Anh thập niên 1980 phi quy định hoá đã trở thành xu hướng ở Anh và Mỹ: Siemens thấy phải cạnh tranh - ban quản lý thấy cần phản ứng quyết định đưa ra là Siemens trở nên quốc tế hoá, thân thiện với cổ đông và định hướng [orient] thị trường Bán dẫn Siemens
bấy giờ ngành bán dẫn toàn cầu nhìn chung ăn nên làm ra: Microsoft mới ra mắt hệ điều hành Windows 95 nóng bỏng đến mức người ta đổ xô đi xếp hàng đợi mua ở các cửa hàng bán lẻ di động bắt đầu phổ cập trên thế giới ngành bán dẫn tăng trưởng 29% năm 1993, 32% năm 1994 và 42% năm 1995 năm 1995 ngành đầu tư 30 tỷ đôla vào những cơ sở gia công chip mới, được gọi là những "fab" trong ngành từ đầu, Siemens Semiconductors chủ yếu là nhà gia công làm chip nội bộ của công ty Siemens cho các phân nhánh khác thập niên 1990 Siemens bắt đầu cạnh tranh với chính các khách hàng: phần lớn tập trung vào những thị trường ngách - song song với những dòng sản phẩm khác từ phần còn lại của tập đoàn ví dụ mạch tích hợp cho ứng dụng cụ thể [ASIC - application specific integrated circuit] làm cho viễn thông, di động và ngành ôtô đầu thập niên 1990 doanh thu tăng trưởng 40% mỗi năm nhờ nhu cầu tiêu thụ đồ điện tử và viễn thông ở thị trường lõi châu Âu năm 1994 Siemens là hãng bán dẫn lớn thứ 12 thế giới: nắm 7% thị phần châu Âu - nhưng chỉ 1.9% thị phần toàn cầu năm 1994 Siemens Semiconductors vẽ một kế hoạch đối nội để tăng gấp 3 doanh thu chip hiện hữu và lọt danh sách 10 hãng đầu ngành: là một phần lớn của kế hoạch "quốc tế hoá" Siemens thành lập những hoạt động bán dẫn bên ngoài Đức: nhà máy lắp ráp và đóng gói ở Malaysia và Bồ Đào Nha, liên minh chiến lược với các công ty bán dẫn Nhật Bản và Mỹ, nhà máy lắp ráp điện tử ở Trung Quốc phần của động thái này là Siemens vẽ kế hoạch 4 nhà máy fab quy mô lớn mới
Lựa chọn miền bắc Tyneside
năm 1995 Siemens tiếp cận phòng đầu tư trong văn phòng Anh để nói về khả năng thành lập cơ sở fab wafer ở Anh: Siemens mới hoàn thiện cơ sở DRAM 16 MB ở Dresden khá thành công - fab mới sẽ là bản sao chính xác của xưởng Dresden dự án sẽ ngốn 1.1 tỷ bảng Anh và trực tiếp tạo 2000 việc làm: nếu hiện thực hoá hết kế hoạch [fully realized] nó sẽ là thương vụ đầu tư vào Anh lớn nhất từng có đến bấy giờ Siemens cũng cân nhắc Ireland, Áo, Israel, Singapore và Việt Nam là địa điểm tiềm năng khác cho xưởng fab mới: với Ireland và Áo là những ứng viên lớn nhất tiêu chí của Siemens là: nhân lực tốt có kỹ năng với giá rẻ, hạ tầng điện nước xịn xò, ổn định địa chính trị và ủng hộ hào phóng từ chính phủ thị trấn bắc Tyneside đạt đủ: nhiều nhân lực trình độ kỹ thuật viên sẵn lòng làm việc đúng ca đúng giờ - có thể tuyển dụng sinh viên điện tử và máy tính tốt nghiệp từ những trường đại học địa phương hoặc từ Scotland gần đấy lương ở bắc Tyneside thấp hơn 50% so với Áo hoặc Đức khi các quản lý Siemens bày tỏ lo ngại về hạ tầng điện, chính phủ đã chào mời một kết nối trực tiếp với lưới điện quốc gia: lần đầu tiên một công ty tư nhân được lời đề nghị như thế các uỷ ban phát triển địa phương ở đông bắc Anh, về phần mình, đã làm việc nỗ lực để vui vẻ vời gọi những lãnh đạo Siemens: đưa họ đi chơi đêm ở Newcastle, lái xe đưa đi thăm quan miền bắc Tyneside, sắp xếp giáo sư đại học đến thuyết trình và, đương nhiên, chào mời viện trợ hào phóng từ chính phủ tờ Wall Street Journal đăng tin rằng viện trợ công vương quốc Anh trong dự án là tổng 64 triệu bảng Anh, mặc dù không phải tất cả sau rốt đã tiêu hết: một số là ưu đãi thuế, số khác là trao tặng và trợ cấp đào tạo việc làm Ireland và Áo chào mời viện trợ hào phóng và công khai hơn: Áo chào mời 85 triệu bảng Anh - mà vẫn có vẻ là hời vì Siemens Semiconductor là thương hiệu nổi tiếng thế giới: cơ hội này là hiếm có - gây dựng được xưởng fab Siemens cũng làm nên tên tuổi khu vực làm điểm đến bán dẫn năm 1989 Fujitsu xây dựng một xưởng fab miền đông bắc Anh và đã nhận được gói ưu đãi cao gấp 3 lần cho nên bổ sung Siemens vào vùng này sẽ đẩy các nhà cung cấp và công ty bán dẫn phải thành lập văn phòng khu vực ở đó: tiềm năng nảy nở cả một ngành công nghiệp hẳn là chính phủ Anh thấy cơ hội chuyển giao công nghệ và kỹ năng cho dân cư địa phương, cũng như thay thế nhập khẩu bán dẫn từ châu Âu: tác động thương mại sẽ rất tích cực Siemens thực sự có thể đặt xưởng fab bất cứ đâu: mở rộng cơ sỡ sẵn có ở Áo có lẽ là lựa chọn ít rủi ro nhất sau rốt Siemens chọn thị trường Anh: doanh thu vương quốc Anh đã tăng trưởng 25% mỗi năm từ năm 1985 đến 1995 - Siemens là nhà đầu tư nghiên cứu phát triển lớn thứ 13 của Anh, lớn thứ 3 trong mảng điện tử Siemens tuyển dụng 1 vạn nhân viên ở vương quốc Anh khắp một tá cơ sở sản xuất: xưởng fab sẽ cộng hưởng thêm chỉ vài giờ sau khi thương vụ được ký, các trung tâm việc làm địa phương đã tràn ngập những đơn hỏi xin việc làm: một trung tâm nhận được 4000 cuộc gọi trong 3 giờ
Xây dựng và hi vọng
xưởng fab bán dẫn được xây làm các giai đoạn [phase] để có thể bắt đầu gia công wafer đem bán càng sớm càng tốt các công ty gia công bán dẫn muốn tận dụng những điều kiện công nghiệp thuận lợi ngay khi chúng đang có: fab miền bắc Tyneside cũng thế - có vẻ việc xây dựng đã diễn ra suôn sẻ 2 giai đoạn được công bố: giai đoạn 1 sẽ xong giữa năm 1997 - sản xuất những đơn vị bộ nhớ DRAM 16 MB với tiến trình 0.35 micromét giai đoạn 2 sẽ sản xuất những đơn vị bộ nhớ DRAM 64 MB với tiến trình 0.25 micromét: công suất sẽ lên đến 2 vạn tấm wafer một tháng - đáp ứng 2000 việc làm các nhà thầu đã động thổ làm xưởng fab trước cả khi công ty sở hữu đất: Siemens muốn làm nhanh đến mức không thể đợi xi măng khô - nên Siemens mang vào một khung thép cải tiến để xây xung quanh Siemens xong xưởng fab trong chỉ 376 ngày: sản xuất bắt đầu tháng 5 năm 1997 - chỉ một năm rưỡi sau động thổ đích thân nữ hoàng đã đến Newcastle, đi dép bông thăm quan cơ sở và cắt băng khánh thành, nói "[fab bắc Tyneside] mang quốc gia đến với tiền tuyến của sản xuất bán dẫn" Trượt ngã
năm 1997 Siemens trì hoãn giai đoạn 2 của nhà máy Tyneside và tháng 7 năm 1998 tuyên bố sẽ đóng cửa vào cuối năm - hoạt động chưa được 2 năm hiện nay, ta biết rằng fab bắc Tyneside vẫn luôn "đi bộ trên lớp băng mỏng": thị trường DRAM cực kỳ bấp bênh và dễ tổn thương trước những làn sóng "thừa cung" - vì chip bộ nhớ là hàng hoá rẻ mà ở hạ cấp sẽ cạnh tranh về giá bộ nhớ thì dễ fab ngay khỏi khuôn và sản phẩm không nổi trội so với hãng giá rẻ khác: nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt từ châu Á - cụ thể Hàn Quốc đang chiếm 40% thị phần quy mô, thành thạo kỹ thuật mũi nhọn và vị thế thị trường là cái quyết định trong ngành này: Siemens quyết định trang bị xưởng fab bắc Tyneside với kỹ thuật bộ nhớ 16 MB cũ là đặc biệt rủi ro - đã lỗi thời năm 1995 rồi nhà máy ở Đức đã đang bắt đầu làm chip 64 MB: phần lý do tại sao Siemens muốn nơi rẻ hơn để xây dựng fab là để tiếp tục gia công những môđun bộ nhớ cũ này ở mức giá thành có lãi - tối đa hoá lợi nhuận một nguồn tin nói rằng fab ban đầu định sẽ làm chip logic nhưng không nguồn tin nào khác xác nhận: có thể kế hoạch luôn là bộ nhớ 16 MB - liệu có lựa chọn khác? sẽ hợp lý hơn nếu đẩy xưởng fab bắc Tyneside làm DRAM 64 MB hoặc chip logic như Intel và AMD năm 1998 thị trường bán dẫn sụp đổ: bộ nhớ, giá bán mỗi megabyte giảm từ 27 đôla về còn 4 đôla khi nhà máy Tyneside khai trương năm 1997 - và tiếp tục giảm còn 2 đôla mỗi megabyte năm 1998 những chip bán giá 50 đôla năm 1995 thì năm 1998 chỉ còn 1 đôla những tập đoàn bán dẫn ở Hàn Quốc, nguy khốn với khủng hoảng tài chính châu Á, đã sản xuất nhiều wafer bộ nhớ nhất có thể để duy trì hoạt động: lợi nhuận toàn ngành sụp đổ lợi nhuận của Fujitsu và Toshiba giảm gần 90%, Acer và Mitsubishi đóng cửa nhà máy tháng 9 năm 1997 Siemens Semiconductor kiếm 109 triệu mark Đức lợi nhuận, tương đương 65 triệu đôla Mỹ năm 1998 cùng thời kỳ, Siemens lỗ 1.2 tỷ mark Đức tương đương 722 triệu đôla: một phần ba các phân nhánh của Siemens lỗ năm đấy nhưng phân nhánh bán dẫn là đặc biệt nghiêm trọng xưởng fab ở Anh thiếu quy mô, chưa xây xong: chỉ bằng một phần ba công xuất của những nhà máy Dresden - quá nhỏ nhà máy Anh cũng không có ai hậu thuẫn lớn cả bên trong và bên ngoài công ty Siemens: hãng không đời nào dám động đến các nhà máy Đức và Áo - trong khi các nhà máy ở Mỹ, Pháp và Đài Loan là các liên doanh mà công ty không thể dễ dứt áo khỏi ban lãnh đạo ưa thích Anh của Siemens, những người thúc đẩy chấp nhận xây nhà máy, đã mất việc: trong đó có CEO CEO mới của Siemens Semiconductor không thù hằn gì Anh nhưng rất ưa thích Đức: ông thực hiện một số biện pháp cắt giảm chi phí và định hướng công ty cho nỗ lực tái tập trung vào thị trường chính việc rút lui cực kỳ nhiêu khê: đóng cửa fab bắc Tyneside tốn gần 250 triệu đôla Mỹ - chiếm 45% thua lỗ dự đoán của phân nhánh gia công bán dẫn năm ấy, nhưng chỉ giảm công suất đi 20% Siemens phải hoàn trả một số tiền trợ cấp chính phủ: tầm hơn 15 triệu bảng Anh tháng 8 năm 1999 Siemens Semiconductor được tách ra vào công ty mới là Infineon Technologies AG Hi vọng Atmel
nhân viên mất việc, còn chuyện gì xảy ra với cơ sở? trong vài tháng, đã có nhiều tin đồn về những người mua: tháng 9 năm 2000 công ty bán dẫn Atmel nổi lên làm hoàng tử bạch mã cứu lấy cơ sở fab bắc Tyneside Atmel sản xuất nhiều sản phẩm bán dẫn giá trị cao: tránh những thứ như bộ nhớ DRAM hàng hoá quy mô lớn - Atmel gia công bộ nhớ flash NAND, IC tần số vô tuyến [radio] và sản phẩm logic Atmel là một trong những hãng đầu tiên mua bản quyền ARM Atmel trả Siemens 25 triệu bảng Anh mua cơ sở fab bắc Tyneside và sau đó tuyên bố sẽ đầu tư 700 triệu bảng Anh trang bị lại công cụ [retool] xưởng để làm bộ nhớ flash và mạch vi điều khiển bộ nhớ flash và vi điều khiển là những sản phẩm an toàn hơn RAM: nhưng năm 2001 vỡ bong bóng dot com - Atmel thua lỗ 31 triệu bảng, doanh thu giảm 23% Atmel sa thải 26% nhân lực, tương đương 2600 nhân viên, ngừng kế hoạch miền đông bắc Anh dù sao, tình hình được hồi phục và trong vài năm Atmel không thực sự bỏ đi lựa chọn sẽ có một cam kết mới cho xưởng fab: nhưng sau rốt năm 2006 Atmel cam kết một mô hình "fab tinh giản" [fab-lite] sẽ bỏ đi 4 fab - trong đó năm 2007 bỏ fab bắc Tyneside TSMC mua tất cả thiết bị gia công bán dẫn, những toà nhà bỏ hoang bị bán và giấc mơ bán dẫn chấm dứt Kết
ngày nay cơ sở fab đã được biến thành công viên kinh doanh Cobalt: có một số văn phòng chính phủ, trung tâm gọi điện và văn phòng khu vực đóng cửa fab bắc Tyneside cũng không phải trường hợp đặc biệt: chỉ năm 1998 đã mất 3400 việc làm sản xuất ở miền đông bắc Anh - những nhà máy của Electrolux, Thuỵ Điển và Pringle vải dệt kim cao cấp, cũng đóng cửa sau rốt, fab Fujitsu ở đông bắc Anh cũng đóng cửa lời nguyền của nền kinh tế địa phương là nó thiếu những lãnh đạo doanh nghiệp bản xứ: tất cả việc làm nhà máy bị mất này là từ những công ty nơi xa - không gắn bó với khu vực cho nên khi khủng hoảng tài chính xảy ra, họ ưu tiên quê nhà như nói từ đầu bài thì miền bắc Tyneside và phần còn lại của miền đông bắc Anh vẫn chưa quay lại thuở hoàng kim: một số điểm sáng thì lại lần nữa từ mảng năng lượng các công ty điện tái tạo đã bắt đầu đầu tư vào miền đông bắc Anh: có vẻ có một ngành công nghiệp điện gió - ví dụ nông trường điện gió Dogger Bank được cho là trong số lớn nhất thế giới
miền đông bắc Anh là vùng cấp độ 1 bên trong Anh và dân số ít nhất chỉ dưới 2.7 triệu người miền đông bắc Anh có thu nhập gộp thường niên bình quân thấp nhất nước Anh: năm 2012 tỷ lệ dân số cao nhất cần viện trợ thu nhập miền đông bắc Anh đã là vùng đất tiền tuyến từ thời Roma từ thập niên 1930 đã có khoảng cách lớn về tỷ lệ việc làm với phần còn lại của nước Anh năm 1995 tỷ lệ thất nghiệp là 9.1%: cao hơn 50% với phần còn lại của vương quốc Anh - khó khăn kinh tế vì những điều kiện chính trị và lịch sử nhất định từ lâu, vùng phụ thuộc vào công nghiệp nặng và những mỏ than lớn: hậu thế chiến 2 chính phủ Anh quốc hữu hoá ngành than và thép vùng đông bắc - bộ nhiên liệu và năng lượng muốn tối đa hoá sản lượng đầu ra và việc làm cho nền kinh tế tài nguyên của khu vực bộ cho rằng không ngành sản xuất tuyển dụng nam công nhân nào nên được mang đến vùng đông bắc: khiến miền đông bắc chỉ phụ thuộc vào 2 ngành thập niên 1980 phi công nghiệp hoá bắt đầu, người dân còn ít lựa chọn thay thế: căng thẳng đạt đỉnh điểm năm 1984-1985 giới thợ mỏ đình công - không chỉ đòi tăng lương mà còn muốn duy trì mỏ khỏi bị đóng cửa sau đình công, các thợ mỏ trở lại làm việc nhưng bị choáng nhận ra rằng mỏ đã cạn những than dễ khai thác: than nhập khẩu đã quá rẻ - hàng nghìn thợ mỏ mất việc thập niên 1990 miền đông bắc Anh mất phần trong nền kinh tế toàn cầu: người ta cảm thấy, có lý, rằng người ở Luân Đôn không thực sự quan tâm đến họ so với những nơi khác ở Anh ví dụ Barnett Formula là một cơ chế kho bạc thập niên 1970 phân bổ chi tiêu dịch vụ công trong số 4 quốc gia [trong vương quốc Anh] thì Scotland hàng xóm của vùng đông bắc Anh nhận được chi tiêu công nhiều hơn và sử dụng nó để cung cấp những gói đầu tư hấp dẫn hơn đến các công ty đa quốc gia cho nên giấc mơ cơ sở gia công bán dẫn đã gây sôi động khi công ty Siemens của Đức tiếp cận về một cơ hội đầu tư tiềm năng
Siemens
Siemens là công ty Đức cổ điển, thành lập năm 1847 và phát triển một vị thế thoải mái vững chãi và có lãi ở quê nhà chính phủ Đức hỗ trợ Siemens vừa để chủ nghĩa quốc gia vừa tạo việc làm ví dụ Bundespost là dịch vụ bưu điện và doanh nghiệp viễn thông nhà nước quản lý đã hoạt động từ năm 1947 đến 1985 thập niên 1980 Bundespost tuyên bố sẽ chỉ trao đơn hàng cho những doanh nghiệp sản xuất thiết bị tại Đức phần lớn những đơn hàng ấy được trao cho Siemens và SEL [Standard Elektrik Lorenz]: Siemens tính giá bán cực cao cho nhà nước với biên lợi nhuận hơn 100% qua các năm, Siemens tận dụng lợi nhuận nội địa để đa dạng hoá vào nhiều dòng sản phẩm và quốc gia trong đó có vương quốc Anh thập niên 1980 phi quy định hoá đã trở thành xu hướng ở Anh và Mỹ: Siemens thấy phải cạnh tranh - ban quản lý thấy cần phản ứng quyết định đưa ra là Siemens trở nên quốc tế hoá, thân thiện với cổ đông và định hướng [orient] thị trường Bán dẫn Siemens
bấy giờ ngành bán dẫn toàn cầu nhìn chung ăn nên làm ra: Microsoft mới ra mắt hệ điều hành Windows 95 nóng bỏng đến mức người ta đổ xô đi xếp hàng đợi mua ở các cửa hàng bán lẻ di động bắt đầu phổ cập trên thế giới ngành bán dẫn tăng trưởng 29% năm 1993, 32% năm 1994 và 42% năm 1995 năm 1995 ngành đầu tư 30 tỷ đôla vào những cơ sở gia công chip mới, được gọi là những "fab" trong ngành từ đầu, Siemens Semiconductors chủ yếu là nhà gia công làm chip nội bộ của công ty Siemens cho các phân nhánh khác thập niên 1990 Siemens bắt đầu cạnh tranh với chính các khách hàng: phần lớn tập trung vào những thị trường ngách - song song với những dòng sản phẩm khác từ phần còn lại của tập đoàn ví dụ mạch tích hợp cho ứng dụng cụ thể [ASIC - application specific integrated circuit] làm cho viễn thông, di động và ngành ôtô đầu thập niên 1990 doanh thu tăng trưởng 40% mỗi năm nhờ nhu cầu tiêu thụ đồ điện tử và viễn thông ở thị trường lõi châu Âu năm 1994 Siemens là hãng bán dẫn lớn thứ 12 thế giới: nắm 7% thị phần châu Âu - nhưng chỉ 1.9% thị phần toàn cầu năm 1994 Siemens Semiconductors vẽ một kế hoạch đối nội để tăng gấp 3 doanh thu chip hiện hữu và lọt danh sách 10 hãng đầu ngành: là một phần lớn của kế hoạch "quốc tế hoá" Siemens thành lập những hoạt động bán dẫn bên ngoài Đức: nhà máy lắp ráp và đóng gói ở Malaysia và Bồ Đào Nha, liên minh chiến lược với các công ty bán dẫn Nhật Bản và Mỹ, nhà máy lắp ráp điện tử ở Trung Quốc phần của động thái này là Siemens vẽ kế hoạch 4 nhà máy fab quy mô lớn mới
Lựa chọn miền bắc Tyneside
năm 1995 Siemens tiếp cận phòng đầu tư trong văn phòng Anh để nói về khả năng thành lập cơ sở fab wafer ở Anh: Siemens mới hoàn thiện cơ sở DRAM 16 MB ở Dresden khá thành công - fab mới sẽ là bản sao chính xác của xưởng Dresden dự án sẽ ngốn 1.1 tỷ bảng Anh và trực tiếp tạo 2000 việc làm: nếu hiện thực hoá hết kế hoạch [fully realized] nó sẽ là thương vụ đầu tư vào Anh lớn nhất từng có đến bấy giờ Siemens cũng cân nhắc Ireland, Áo, Israel, Singapore và Việt Nam là địa điểm tiềm năng khác cho xưởng fab mới: với Ireland và Áo là những ứng viên lớn nhất tiêu chí của Siemens là: nhân lực tốt có kỹ năng với giá rẻ, hạ tầng điện nước xịn xò, ổn định địa chính trị và ủng hộ hào phóng từ chính phủ thị trấn bắc Tyneside đạt đủ: nhiều nhân lực trình độ kỹ thuật viên sẵn lòng làm việc đúng ca đúng giờ - có thể tuyển dụng sinh viên điện tử và máy tính tốt nghiệp từ những trường đại học địa phương hoặc từ Scotland gần đấy lương ở bắc Tyneside thấp hơn 50% so với Áo hoặc Đức khi các quản lý Siemens bày tỏ lo ngại về hạ tầng điện, chính phủ đã chào mời một kết nối trực tiếp với lưới điện quốc gia: lần đầu tiên một công ty tư nhân được lời đề nghị như thế các uỷ ban phát triển địa phương ở đông bắc Anh, về phần mình, đã làm việc nỗ lực để vui vẻ vời gọi những lãnh đạo Siemens: đưa họ đi chơi đêm ở Newcastle, lái xe đưa đi thăm quan miền bắc Tyneside, sắp xếp giáo sư đại học đến thuyết trình và, đương nhiên, chào mời viện trợ hào phóng từ chính phủ tờ Wall Street Journal đăng tin rằng viện trợ công vương quốc Anh trong dự án là tổng 64 triệu bảng Anh, mặc dù không phải tất cả sau rốt đã tiêu hết: một số là ưu đãi thuế, số khác là trao tặng và trợ cấp đào tạo việc làm Ireland và Áo chào mời viện trợ hào phóng và công khai hơn: Áo chào mời 85 triệu bảng Anh - mà vẫn có vẻ là hời vì Siemens Semiconductor là thương hiệu nổi tiếng thế giới: cơ hội này là hiếm có - gây dựng được xưởng fab Siemens cũng làm nên tên tuổi khu vực làm điểm đến bán dẫn năm 1989 Fujitsu xây dựng một xưởng fab miền đông bắc Anh và đã nhận được gói ưu đãi cao gấp 3 lần cho nên bổ sung Siemens vào vùng này sẽ đẩy các nhà cung cấp và công ty bán dẫn phải thành lập văn phòng khu vực ở đó: tiềm năng nảy nở cả một ngành công nghiệp hẳn là chính phủ Anh thấy cơ hội chuyển giao công nghệ và kỹ năng cho dân cư địa phương, cũng như thay thế nhập khẩu bán dẫn từ châu Âu: tác động thương mại sẽ rất tích cực Siemens thực sự có thể đặt xưởng fab bất cứ đâu: mở rộng cơ sỡ sẵn có ở Áo có lẽ là lựa chọn ít rủi ro nhất sau rốt Siemens chọn thị trường Anh: doanh thu vương quốc Anh đã tăng trưởng 25% mỗi năm từ năm 1985 đến 1995 - Siemens là nhà đầu tư nghiên cứu phát triển lớn thứ 13 của Anh, lớn thứ 3 trong mảng điện tử Siemens tuyển dụng 1 vạn nhân viên ở vương quốc Anh khắp một tá cơ sở sản xuất: xưởng fab sẽ cộng hưởng thêm chỉ vài giờ sau khi thương vụ được ký, các trung tâm việc làm địa phương đã tràn ngập những đơn hỏi xin việc làm: một trung tâm nhận được 4000 cuộc gọi trong 3 giờ
Xây dựng và hi vọng
xưởng fab bán dẫn được xây làm các giai đoạn [phase] để có thể bắt đầu gia công wafer đem bán càng sớm càng tốt các công ty gia công bán dẫn muốn tận dụng những điều kiện công nghiệp thuận lợi ngay khi chúng đang có: fab miền bắc Tyneside cũng thế - có vẻ việc xây dựng đã diễn ra suôn sẻ 2 giai đoạn được công bố: giai đoạn 1 sẽ xong giữa năm 1997 - sản xuất những đơn vị bộ nhớ DRAM 16 MB với tiến trình 0.35 micromét giai đoạn 2 sẽ sản xuất những đơn vị bộ nhớ DRAM 64 MB với tiến trình 0.25 micromét: công suất sẽ lên đến 2 vạn tấm wafer một tháng - đáp ứng 2000 việc làm các nhà thầu đã động thổ làm xưởng fab trước cả khi công ty sở hữu đất: Siemens muốn làm nhanh đến mức không thể đợi xi măng khô - nên Siemens mang vào một khung thép cải tiến để xây xung quanh Siemens xong xưởng fab trong chỉ 376 ngày: sản xuất bắt đầu tháng 5 năm 1997 - chỉ một năm rưỡi sau động thổ đích thân nữ hoàng đã đến Newcastle, đi dép bông thăm quan cơ sở và cắt băng khánh thành, nói "[fab bắc Tyneside] mang quốc gia đến với tiền tuyến của sản xuất bán dẫn" Trượt ngã
năm 1997 Siemens trì hoãn giai đoạn 2 của nhà máy Tyneside và tháng 7 năm 1998 tuyên bố sẽ đóng cửa vào cuối năm - hoạt động chưa được 2 năm hiện nay, ta biết rằng fab bắc Tyneside vẫn luôn "đi bộ trên lớp băng mỏng": thị trường DRAM cực kỳ bấp bênh và dễ tổn thương trước những làn sóng "thừa cung" - vì chip bộ nhớ là hàng hoá rẻ mà ở hạ cấp sẽ cạnh tranh về giá bộ nhớ thì dễ fab ngay khỏi khuôn và sản phẩm không nổi trội so với hãng giá rẻ khác: nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt từ châu Á - cụ thể Hàn Quốc đang chiếm 40% thị phần quy mô, thành thạo kỹ thuật mũi nhọn và vị thế thị trường là cái quyết định trong ngành này: Siemens quyết định trang bị xưởng fab bắc Tyneside với kỹ thuật bộ nhớ 16 MB cũ là đặc biệt rủi ro - đã lỗi thời năm 1995 rồi nhà máy ở Đức đã đang bắt đầu làm chip 64 MB: phần lý do tại sao Siemens muốn nơi rẻ hơn để xây dựng fab là để tiếp tục gia công những môđun bộ nhớ cũ này ở mức giá thành có lãi - tối đa hoá lợi nhuận một nguồn tin nói rằng fab ban đầu định sẽ làm chip logic nhưng không nguồn tin nào khác xác nhận: có thể kế hoạch luôn là bộ nhớ 16 MB - liệu có lựa chọn khác? sẽ hợp lý hơn nếu đẩy xưởng fab bắc Tyneside làm DRAM 64 MB hoặc chip logic như Intel và AMD năm 1998 thị trường bán dẫn sụp đổ: bộ nhớ, giá bán mỗi megabyte giảm từ 27 đôla về còn 4 đôla khi nhà máy Tyneside khai trương năm 1997 - và tiếp tục giảm còn 2 đôla mỗi megabyte năm 1998 những chip bán giá 50 đôla năm 1995 thì năm 1998 chỉ còn 1 đôla những tập đoàn bán dẫn ở Hàn Quốc, nguy khốn với khủng hoảng tài chính châu Á, đã sản xuất nhiều wafer bộ nhớ nhất có thể để duy trì hoạt động: lợi nhuận toàn ngành sụp đổ lợi nhuận của Fujitsu và Toshiba giảm gần 90%, Acer và Mitsubishi đóng cửa nhà máy tháng 9 năm 1997 Siemens Semiconductor kiếm 109 triệu mark Đức lợi nhuận, tương đương 65 triệu đôla Mỹ năm 1998 cùng thời kỳ, Siemens lỗ 1.2 tỷ mark Đức tương đương 722 triệu đôla: một phần ba các phân nhánh của Siemens lỗ năm đấy nhưng phân nhánh bán dẫn là đặc biệt nghiêm trọng xưởng fab ở Anh thiếu quy mô, chưa xây xong: chỉ bằng một phần ba công xuất của những nhà máy Dresden - quá nhỏ nhà máy Anh cũng không có ai hậu thuẫn lớn cả bên trong và bên ngoài công ty Siemens: hãng không đời nào dám động đến các nhà máy Đức và Áo - trong khi các nhà máy ở Mỹ, Pháp và Đài Loan là các liên doanh mà công ty không thể dễ dứt áo khỏi ban lãnh đạo ưa thích Anh của Siemens, những người thúc đẩy chấp nhận xây nhà máy, đã mất việc: trong đó có CEO CEO mới của Siemens Semiconductor không thù hằn gì Anh nhưng rất ưa thích Đức: ông thực hiện một số biện pháp cắt giảm chi phí và định hướng công ty cho nỗ lực tái tập trung vào thị trường chính việc rút lui cực kỳ nhiêu khê: đóng cửa fab bắc Tyneside tốn gần 250 triệu đôla Mỹ - chiếm 45% thua lỗ dự đoán của phân nhánh gia công bán dẫn năm ấy, nhưng chỉ giảm công suất đi 20% Siemens phải hoàn trả một số tiền trợ cấp chính phủ: tầm hơn 15 triệu bảng Anh tháng 8 năm 1999 Siemens Semiconductor được tách ra vào công ty mới là Infineon Technologies AG Hi vọng Atmel
nhân viên mất việc, còn chuyện gì xảy ra với cơ sở? trong vài tháng, đã có nhiều tin đồn về những người mua: tháng 9 năm 2000 công ty bán dẫn Atmel nổi lên làm hoàng tử bạch mã cứu lấy cơ sở fab bắc Tyneside Atmel sản xuất nhiều sản phẩm bán dẫn giá trị cao: tránh những thứ như bộ nhớ DRAM hàng hoá quy mô lớn - Atmel gia công bộ nhớ flash NAND, IC tần số vô tuyến [radio] và sản phẩm logic Atmel là một trong những hãng đầu tiên mua bản quyền ARM Atmel trả Siemens 25 triệu bảng Anh mua cơ sở fab bắc Tyneside và sau đó tuyên bố sẽ đầu tư 700 triệu bảng Anh trang bị lại công cụ [retool] xưởng để làm bộ nhớ flash và mạch vi điều khiển bộ nhớ flash và vi điều khiển là những sản phẩm an toàn hơn RAM: nhưng năm 2001 vỡ bong bóng dot com - Atmel thua lỗ 31 triệu bảng, doanh thu giảm 23% Atmel sa thải 26% nhân lực, tương đương 2600 nhân viên, ngừng kế hoạch miền đông bắc Anh dù sao, tình hình được hồi phục và trong vài năm Atmel không thực sự bỏ đi lựa chọn sẽ có một cam kết mới cho xưởng fab: nhưng sau rốt năm 2006 Atmel cam kết một mô hình "fab tinh giản" [fab-lite] sẽ bỏ đi 4 fab - trong đó năm 2007 bỏ fab bắc Tyneside TSMC mua tất cả thiết bị gia công bán dẫn, những toà nhà bỏ hoang bị bán và giấc mơ bán dẫn chấm dứt Kết
ngày nay cơ sở fab đã được biến thành công viên kinh doanh Cobalt: có một số văn phòng chính phủ, trung tâm gọi điện và văn phòng khu vực đóng cửa fab bắc Tyneside cũng không phải trường hợp đặc biệt: chỉ năm 1998 đã mất 3400 việc làm sản xuất ở miền đông bắc Anh - những nhà máy của Electrolux, Thuỵ Điển và Pringle vải dệt kim cao cấp, cũng đóng cửa sau rốt, fab Fujitsu ở đông bắc Anh cũng đóng cửa lời nguyền của nền kinh tế địa phương là nó thiếu những lãnh đạo doanh nghiệp bản xứ: tất cả việc làm nhà máy bị mất này là từ những công ty nơi xa - không gắn bó với khu vực cho nên khi khủng hoảng tài chính xảy ra, họ ưu tiên quê nhà như nói từ đầu bài thì miền bắc Tyneside và phần còn lại của miền đông bắc Anh vẫn chưa quay lại thuở hoàng kim: một số điểm sáng thì lại lần nữa từ mảng năng lượng các công ty điện tái tạo đã bắt đầu đầu tư vào miền đông bắc Anh: có vẻ có một ngành công nghiệp điện gió - ví dụ nông trường điện gió Dogger Bank được cho là trong số lớn nhất thế giới
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)