Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

Trung Quốc và mặc cảm bị khinh thường do người khác đánh giá

Devotion là một trò chơi điện tử năm 2019 được phát triển bởi Red Candle trụ sở Đài Bắc
không may, Devotion đã bị cấm trên thế giới vì quá kinh dị và u ám
Devotion lấy bối cảnh Đài Loan thập niên 1980 - có lẽ moi người sẽ muốn chơi hoặc đọc spoiler trước khi đọc tiếp bài viết này
tác giả chơi xong và đã ngạc nhiên bởi phản ánh được sâu xa và cảm xúc của trò chơi về bệnh tâm thần trong những nền văn hoá chịu ảnh hưởng Trung Quốc

Về văn hoá - cảnh báo
tác giả cảm thấy kỳ cục mỗi khi viết về một chủ đề "trơn tuột" [slippery] như văn hoá: mỗi cá nhân đều có trải nghiệm riêng và gặp những tích cực và tiêu cực
tác giả có bạn: người Đài Loan, người Trung Quốc, Mỹ... đều vật lộn với bệnh tâm lý - mỗi người lại có câu chuyện khác biệt
mỗi khi ta vơ đũa cả nắm thì sẽ có những cá nhân cọc - vì con người là những cá nhân phức tạp và chỉ một hai dòng miêu tả là chưa thoả đáng
nhưng bộ não là hậu duệ của vi khuẩn và không phải lúc nào cũng có khả năng lĩnh hội được hết sự phức tạp của thế giới
người ta cần phải chung quy lại phần cơ bản nhất - vơ đũa cả nắm [generalization] - là thứ bài viết này sẽ làm

lý giải Khổng giáo cho bệnh tâm thần: nghịch tai và nương tựa
văn hoá Trung Quốc ở đại lục và đảo Đài Loan cũng gây ảnh hưởng cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam - thường được coi là nắm giữ những giá trị Khổng Tử
xã hội người Hán cũng chịu ảnh hưởng của đạo giáo và phật giáo - tạm không nói đến cho khỏi lan man
Khổng giáo thì không phải là tôn giáo như Công giáo [Catholic] mà là một quan điểm, một triết lý cuộc sống - cách mà Khổng giáo "nghĩ" về những tình huống hoặc vấn đề cá nhân nhất định thì đa dạng và có thể nhiều cách hiểu
nguyên tắc chính của Khổng giáo là mỗi người trong xã hội được yêu cầu về mặt đạo đức rằng vai trò của cá nhân cần thiết trong quan hệ với người khác - nếu ai không để ý đến trách nhiệm của mình thì sẽ gây ra 'nghịch tai' [disharmony]
Khổng giáo rất coi trọng bảo vệ hài hoà xã hội - đôi khi còn cao hơn từng cá nhân
tuân theo những vai trò và hành động ấy sẽ giúp đóng góp cho hài hoà cá nhân và xã hội
ví dụ ta có một việc làm - lý tưởng mà nói ta đi đến văn phòng khi cần làm việc của mình và giúp sếp làm việc của sếp - đổi lại thì công ty, trong đó có sếp, có nghĩa vụ hỗ trợ ta làm việc và giữ cho công ty duy trì khả năng trả lương đủ sống cho nhân viên
quan hệ công việc ấy được thiết kế theo mô hình cha con thường thấy trong xã hội phụ hệ Khổng giáo
ngoại suy mô hình gia đình mở rộng ra cả một công ty thì sự tồn vong của công ty sẽ được ưu tiên hơn sự tồn vong của cá nhân

Bệnh tâm lý
xã hội Trung Quốc ở đại lục, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore... cho thấy bằng chứng hiển lộ về một triệu chứng tâm thần: một khảo sát ở đại lục cho thấy 60% trong số 1491 người trả lời rằng chịu ảnh hưởng bởi một thành viên bị tâm thần phân liệt trong gia đình mình
một khảo sát nữa ở Hồng Kông phát hiện rằng một nửa trong số 320 bệnh nhân tâm thần phân liệt đã bị đuổi việc và sau đó bị thành viên gia đình đối xử tệ bạc vì mắc bệnh
những nghiên cứu tương tự lên người Hoa thiểu số rải rác ở châu Á và phương tây cho thấy có vẻ như người bị bệnh tâm lý sẽ dễ "nổi nóng" và "nguy hiểm" trong mọi tình huống, có thể "mất kiểm soát" và có "hành vi quá quắt" nơi công cộng
những nghiên cứu ấy đã lưu ý rằng người Hoa rất ám ảnh với ý tưởng vượt ngoài dự đoán: lo sợ rằng một người tâm thân sẽ đột ngột làm gì đó mà không ai đoán trước được, như nổi cơn tam bành - những nền văn hoá khác cũng có nỗi sợ như thế, nhưng đây là chủ đề [theme] có thể thấy rất nhiều khi nghiên cứu những người thuộc nền văn hoá Trung Quốc
chủ đề đã hé lộ những giá trị của xã hội Khổng Tử đề cao sự dễ đoán, hoà hợp và trật tự xã hội: người Hoa lo sợ rủi ro bệnh tâm thần sẽ phá hoại - bệnh sẽ huỷ hoại đi khả năng của một cá nhân có thể vai trò và nhiệm vụ của mình cho xã hội
và cho nên bệnh tâm thần bị coi là nhân cách hoặc tinh thần yếu kém của một người, một suy đồi đạo đức, hay một lỗi khuyết tật
bệnh tâm thần sẽ gây bất ổn những mối quan hệ Khổng giáo cũ: rủi ro con cái bị bệnh tâm lý - như game Devotion - sẽ làm đảo lộn những mối quan hệ giá trị được mong chờ trong hệ thống Khổng giáo, như cha hi vọng con gái tài sắc vẹn toàn nhưng con gái thì không được như thế và nỗi tủi hổ sẽ ập đến cho cả phụ huynh lẫn con cái

Mất mặt và thầm kín
xã hội Khổng giáo coi trọng sự hoà hợp của đám đông hơn là cá nhân, coi trọng thanh danh của gia đình cho nên hậu quả của hành vi lệch lạc bởi một thành viên gia đình sẽ gánh chịu bởi cả gia đình
người Trung Quốc sử dụng cảm giác xấu hổ và ăn năn để buộc tuân thủ những kỳ vọng xã hội và hành vi đúng mực - gây suy yếu sự tự tin với người bên ngoài, tính chính trực và nhân cách của bản thân, nghĩa là mất mặt, hay còn gọi là không làm tròn "bổn phận"
những người Trung Quốc bị bệnh tâm lý thường thấy được sự chối bỏ và mặc cảm bị khinh thường do người khác đánh giá - cả công khai và ngầm hiểu
ở Hồng Kông, 70% người được hỏi đã đồng ý rằng nếu mọi người ở chỗ làm biết được mình bị bệnh tâm lý thì khả năng thăng tiến sẽ thấp đi - 60% người được hỏi lo sợ rằng vợ/chồng/người yêu sẽ chia tay
tức là hành động đối phó với bệnh tâm lý, đầu tiên và chủ yếu, là giữ kín: dấu bệnh khỏi bạn bè, gia đình và đồng nghiệp - trở thành một thuyết âm mưu từ-cả-hai-phía với tham dự của cả mối hệ xã hội và chính bản thân bệnh nhân
59.6% bệnh nhân trong khảo sát ở Hồng Kông nói rằng các thành viên gia đình cũng muốn họ dấu bệnh tâm lý khỏi "mọi người bên ngoài"
giữ kín nội bộ có thể dẫn đến những vấn đề liên quan đến lòng tự trọng và nữa... tuy nhiên chưa được xác nhận bởi nghiên cứu phương tây, chỉ là có vẻ đúng đúng
giữ bí mật không còn tác dụng làm cách điều trị hàng đầu nữa thì bệnh nhân thường tìm đến hỏi người lớn và sau đó là những bác sĩ thuốc nam và thầy cúng: đấy là phương pháp mà người cha trong Devotion đã làm
lưu ý: có nhiều lý thuyết giải thích tại sao các gia đình tìm đến thầy chùa thay vì gặp bác sĩ tâm lý: nhiều lý thuyết nói về lý tưởng phương đông về hoà nhập tâm hồn với thể xác bị đẩy đến cực hạn

Điều trị
ở Mỹ và phương tây, nếu thiếu lựa chọn phương pháp điều trị bệnh tâm lý thì sẽ là vấn đề lớn: tác giả từng ở San Francisco và khó bỏ qua được những bệnh nhân tâm thần tự xoay xở trên đường phố - vấn đề khó mà nhiều người tin rằng vì thiếu tài trợ, đào tạo và cảm thông
nhưng ở châu Á thì lựa chọn còn thiếu hơn nữa cho những người bị bệnh tâm lý: nhiều năm các chính phủ châu Á tập trung vào tăng trưởng kinh tế để đổi lại lờ đi dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khoẻ tâm thần - ấy là một triết lý quản trị nhà nước
năm 1996 Hồng Kông chỉ chi 2% ngân sách cho chăm sóc sức khoẻ tâm lý, trong khi Mỹ và Anh là 6 và 10% năm 2002
giữ bí mật, mặc cảm tội lỗi và xấu hổ đều góp phần gây khó khăn cho bệnh nhân tâm lý, người biết rằng mình cần được giúp để tìm kiếm sự giúp đỡ cần thiết
mặc dù xu hướng giảm chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ tâm lý đã cải thiện, vẫn chưa đủ nguồn lực cần thiết cho bệnh tâm thần ở xã hội phương tây
cụ thể ở Đài Loan, giáo dục về bệnh tâm lý vẫn ở mức thấp, giống như đại lục, và tiến bộ thì chậm
khảo sát Đài Loan từ năm 1990 đến 2000 cho thấy càng nhiều người hơn tin rằng người bị bệnh tâm thần thì không nên bị trừng phạt cho tội ác: những người ấy cũng dễ ủng hộ ý tưởng gặp bác sĩ chữa bệnh tâm lý hơn - ấy là cải thiện
mặt khác, cũng tăng đáng kể số người tin rằng bệnh tâm thần là di truyền và có thể xảy ra nếu xúc phạm thánh thần, quỷ ác hoặc linh hồn người âm
ngày nay 1 phần 4 người Đài Loan tin rằng có thể chữa bệnh tâm thần bằng cách viếng chùa, thay vì gặp bác sĩ tâm lý: xu hướng có thể gây thêm phân biệt đối xử và mặc cảm cho bệnh nhân và gia đình người bệnh
tâm lý ấy có vẻ bị ảnh hưởng bởi môi trường mà người đó sống: nghiên cứu người Đài Loan và người Trung Quốc nhập cư vào Úc cho thấy nếu sinh ra trong xã hội chịu ảnh hưởng Anh quốc như Úc thì mặc cảm sẽ giảm
mặc cảm ấy cũng có vẻ ảnh hưởng bởi độ tuổi: người trẻ có vẻ thoải mái hơn với ý tưởng phương tây về bệnh tâm lý
bác sĩ tâm lý người Đài Loan có một kênh podcast thảo luận về những vấn đề này: Midnight Paomian

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét