Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Triều Tiên sùng bái Kim Nhật Thành

cuối tháng 8 năm 1945 Stalin và Liên Xô chỉ định Kim Nhật Thành lãnh đạo chính phủ tạm chiếm miền bắc bán đảo Triều Tiên sau khi Nhật đầu hàng
Stalin rõ ràng một muốn người Triều Tiên thân Liên Xô lãnh đạo, nhưng không có nhiều hiểu biết về đất nước này và Kim được lính du kích Triều Tiên mến mộ
Dần dà, Kim Nhật Thành đã thanh trừng mọi đối nghịch, loại bỏ cản trở trên con đường quyền lực, và tập trung toàn bộ xã hội vây quanh mình
Khởi đầu
Tháng 9 năm 1945 Kim ra mắt công chúng dưới danh nghĩa một “anh hùng dân tộc Triều Tiên”, lên báo lần đầu trên tờ báo chính thức của đảng người lao động Triều Tiên, báo Lao động Tân văn, được gọi tên là “tư lệnh Kim Nhật Thành”
Stalin gọi Kim là “tổng thống lĩnh, một trong các lãnh đạo tối cao của các quốc gia nhỏ yếu trên toàn thế giới” – là một danh hiệu cao quý
Tháng 12 năm 1945 Liên Xô chỉ định ông làm tổng thư ký văn phòng miền bắc của đảng cộng sản, trước đó chưa rõ liệu Kim có đủ sức giữ quyền hay không, thì lúc này vị thế của Kim là lãnh đạo của chủ-thể-gần-giống-quốc-gia cộng hoà nhân dân Triều Tiên mới nổi đã được đảm bảo
Định nghĩa hội cuồng giáo
Mọi chế độ chính trị đều có sùng bái cá nhân lãnh đạo, nó đơn thuần là đặc điểm cố hữu của cuộc chơi.
Nhưng sùng bái cá nhân chưa hẳn hình thành được hội cuồng giáo.
Để được coi là cuồng giáo, lãnh đạo phải được thờ phụng và sùng kính rộng rãi – thường theo nghi lễ chung. Lòng sùng kính phải cao hơn chỉ đơn thuần ca ngợi. Và hiện tượng xã hội “sùng kính” ấy cũng không cần người hâm mộ phải thành thực hay thành tâm thờ phụng.
Khái niệm “hội cuồng giáo sùng bái cá nhân” đã được Nikita Khrushchev bí thư thứ 1 đảng cộng sản Liên Xô nêu lên trong bài diễn văn bí mật 4 giờ đồng hồ năm 1956 đã gây rúng động Liên Xô khi ấy

Khởi nghiệp hội cuồng giáo
Tháng 12 năm 1945 xuất bản trên tờ Lao động Tân văn một bài viết có tựa đề “một lịch sử đấu tranh thiên tài của đồng chí Kim Nhật Thành” ca ngợi thành tích của Kim là một lính du kích
Ngày 1 tháng 1 năm 1946 Kim Nhật Thành có cơ hội phát biểu trước toàn dân trong bài diễn văn chúc mừng năm mới đầu tiên và tiếp tục duy trì thông lệ ấy đến ngày Kim mất năm 1994
Tháng 5 năm 1946 tờ Lao động Tân văn xuất bản một loạt các khẩu hiệu tuyên truyền với hai điều chỉnh lớn: Stalin bị hạ bệ không còn là “tổng thống lĩnh và lãnh đạo tối cao” nữa mà chuyển thành “người bạn của nhân dân Triều Tiên”, và “tư lệnh Kim Nhật Thành” được trở thành “chủ tịch Kim Nhật Thành nhà lãnh đạo vĩ đại của quốc gia Triều Tiên”
Tháng 10 năm 1946 trường đại học đầu tiên ra mắt được đặt tên là trường đại học Kim Nhật Thành là học viện đầu tiên được lấy tên chủ tịch
Tháng 9 năm 1948 cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên chính thức được tuyên và quân Liên Xô rút lui khỏi bán đảo, một tháng sau khi nước cộng hoà Triều Tiên thành lập phía nam

Phương pháp tạo một hội cuồng giáo
Trong quá khứ, các hội cuồng giáo sùng bái lãnh đạo nổi lên ở các quốc gia có 3 mục đặc điểm hành vi đặc thù:
1 – trung ương sản xuất ngôn ngữ ca ngợi và tuyên truyền. Quyền lực nhà nước trực tiếp được tận dụng để sáng tạo nội dung bợ đỡ lãnh đạo, đồng thời chặn những nội dung không được kiểm duyệt khỏi lưu truyền
Nội dung ca ngợi nhân cách và khả năng của lãnh tụ được xuất hiện khắp các nơi công cộng

2 – cử chỉ trung thành: tạo ra một hiểu biết chung rằng những ai công khai công nhận lãnh tụ và các phẩm chất xuất chúng của ngài sẽ được tưởng thưởng; mặt khác những ai chống đối sẽ nhận trừng phạt
Ví dụ: những người đeo huy hiệu Mao trong cách mạng văn hoá hoặc học thuộc lòng trích dẫn từ Cẩm nang đỏ của Mao
Phần thưởng hoặc hình phạt không nhất thiết phải là vật chất, đôi khi chỉ là tránh né phản đối từ nhóm đồng môn. Tuy nhiên, các hình thức quấy rối động chạm hoặc tệ hơn cũng không hiếm

3 – sử dụng các đối tượng vật thể để sùng bài và các nghi thức
Những vật thể không cần đại diện lãnh tụ, chỉ cần mang ý nghĩa kết nối đến lãnh tụ
Ví dụ trong cách mạng văn hoá người ta mang theo xoài. Ảnh quả xoài được in lên các vỏ hộp... Xoài không phải biểu tượng của Mao mà truyền tải thông điệp về những phẩm chất xuất chúng và vị thế của ngài
Nghi thức thờ cúng là một cách để khuếch đại tình cảm của nhân dân và tạo gắn kết mạnh mẽ với cả lãnh tụ và những vật thể để sùng bái. Nhà nước và tinh hoa của chế độ khuyến khích xây dựng những hình tượng cộng đồng và dần dà tạo ra một hiểu biết chung giữa các tầng lớp nhân dân
Kiến tạo cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên
Sức mạnh minh tinh của Kim trên đà lớn mạnh, nhưng Liên Xô vẫn nắm quyền định đoạt lên Bắc Triều cho tận cuối thập niên 1940 và đã phối cảnh đất nước ấy theo hình ảnh của họ. Ấy là một chính phủ trung ương với các cấp địa phương và thiết kế một hệ thống đa đảng
Ví dụ: đảng dân chủ Triều Tiên trên danh nghĩa không phải cộng sản nhưng trên thực tế đã hợp tác với đảng người lao động và do Thôi Đông Kiện là nguyên soái tối cao quân đội Triều Tiên kiêm thành viên bí mật của đảng người lao động dẫn dắt
năm 2015 phó chủ tịch (được giao chức vụ năm 2014) Thôi Đông Kiện bị Kim Chính Ân mang ra xử bắn

Thôi Đông Kiện thời trẻ

Nền kinh tế Bắc Triều do đó mang tính chính thống, kế hoạch tập trung với mục tiêu triệt tiêu thị trường, nhà nước sở hữu mọi việc buôn bán và là chủ thể tạo việc làm duy nhất.
Năm 1946 quốc gia này tịch thu đất từ các chủ sở hữu và phân phối lại cho nhân dân
Mục tiêu là kiến tạo một “Liên Xô thu nhỏ” theo chủ nghĩa Stalin dưới vòng ảnh hưởng của Liên Xô. Do đó Liên Xô thực hiện hội cuồng giáo Kim Nhật Thành cho Triều Tiên bởi vì Liên Xô lúc ấy cũng có hội cuồng giáo riêng dành cho Stalin
lãnh tụ Walter Ulbricht của cộng sản đông Đức

Liên Xô áp dụng luật chơi ấy cho các nước khác họ chiếm đóng sau thế chiến 2: đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan...

Chiến tranh liên Triều
Năm 1950 Kim Nhật Thành và Bắc Triều xâm lược Hàn Quốc và bắt đầu chiến tranh liên Triều. Thành công bước đầu dẫn đến Liên Hợp Quốc phản công và từ năm 1951 rơi vào bế tắc ở vĩ tuyến 38
Về mặt đối nội, tình huống ấy không có lợi cho Kim là người khởi chiến, và Kim đành bắt đầu thanh trừng các đối thủ chính trị với các tội danh sai sót trong quản lý cho nỗ lực chiến tranh, trên thực tế có lẽ là để bẻ lái các mũi dùi chỉ trích
Ho Ka-i sĩ quan Liên Xô tại Triều Tiên
Bành Đức Hoài tư lệnh quân Trung Quốc cụng ly với Kim Nhật Thành năm 1955

Năm 1951 Kim tranh trừng Ho Ka-i sĩ quan Liên Xô ở Triều Tiên. Ho và Kim bất đồng về định hướng của đảng người lao động, Ho muốn xích gần với đảng Liên Xô, rằng đảng nên được giới tinh hoa lãnh đạo, mặt khác Kim muốn đảng quần chúng giống Trung Quốc của Mao khi ấy.
Kim Nhật Thành và Ho Ka-i

Cuộc thanh trừng và thái độ lãnh cảm của Liên Xô trong suốt chiến tranh liên Triều là dấu hiệu đầu tiên của chia cắt và củng cố thêm quyền lực cá nhân của Kim ở cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên
thanh trừng tướng Bành Đức Hoài tội chỉ trích Mao trong cách mạng văn hoá thập niên 1960

Tháng 2 năm 1956 Khrushchev bí thư thứ 1 Liên Xô diễn thuyết bài phát biểu bí mật 4 giờ đồng hồ nổi tiếng tại kỳ họp quốc hội thứ 20 của đảng Liên Xô. Xu hướng phi Stalin hoá sau đó đã dẫn đến một tâm lý 'quay xe' chung giữa các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội.
Khrushchev phát biểu suốt 4 giờ đồng hồ tháng 2 năm 1956 trong kỳ họp quốc hội thứ 20 của đảng cộng sản Liên Xô

Khrushchev và Stalin tháng 1 năm 1936

Ví dụ nhiều chính phủ theo Stalin ở đông Âu như Ba Lan và Bulgary sụp đổ và thế chỗ bởi những chính quyền tự do hoá hơn.
biểu ngữ ghi "Chúng tôi cần bánh mỳ" ở Poznan Ba Lan năm 1956

Làn sóng thay đổi ấy không được chào đón ở Bắc Triều. Hội cuồng giáo Kim Nhật Thành – như đã nhắc – được kiến tạo theo mô hình của Stalin. Kim nói với đại sứ Liên Xô rằng sẽ thực hiện theo khuyến nghị, nhưng tờ báo Lao động Tân văn lại xoá đoạn phát biểu của bí thư Khrushchev bình luận về hội cuồng giáo sùng bái cá nhân.
bìa bài diễn thuyết "Về hội cuồng giáo sùng bái cá nhân và hậu quả" của Khrushchev

Kim bị Khrushchev quở trách ở Moscow vì tiếp tục cai trị theo chủ nghĩa Stalin, dẫn đến cộng sản Bắc Triều hình thành thêm hai bè cánh: một được Liên Xô và một được Trung Quốc hậu thuẫn, thách thức quyền lực của Kim và gây nên “Sự cố bè cánh tháng 8” mà Kim đã dùng cảnh sát chìm để sau rốt thanh trừng các nhà cải cách, ví dụ cựu chủ tịch uỷ ban thường trực hội đồng nhân dân tối cao Kim Jae-bong (mất tích) và phó thủ tướng Choi Chang-ik (bị hành quyết).
cựu chủ tịch uỷ ban thường trực quốc hội Kim Jae-bong
phó chủ tịch Choi Chang-ik

Cuộc thanh trừng tiếp diễn nhiều năm, đợt săn lùng lớn cuối cùng vào năm 1960. Nhiều thành viên phe cải cách bỏ chạy ra nước ngoài, vượt sông Áp Lục vào Trung Quốc
phân bổ phe cánh số ghế trong bộ chính trị đảng người lao động Triều Tiên - trước thanh trừng
phân bổ phe cánh số ghế trong bộ chính trị đảng người lao động Triều Tiên - sau thanh trừng

Sự cố đã hoàn tất quyền lực tuyệt đối của Kim Nhật Thành ở Bắc Triều. Chỉ 75 trên tổng số 527 thành viên uỷ ban trung ương đảng người lao động sống sót. Kim và bè cánh quân du kích của ông trỗi dậy nắm 68% số ghế uỷ ban trung ương đảng
Tuy nhiên, toàn bộ vụ nhiệt náo ấy cũng khiến hội cuồng giáo cá nhân phải ẩn dật một thời gian. Đến đầu thập niên 1960 báo chí chính thống chỉ nhắc đến Kim dưới chức vụ chủ tịch.
Hội cuồng giáo thì vẫn ở đó. Người nước ngoài ở Triều Tiên có thể cảm nhận thấy. Kim vẫn nhận được ngợi ca, đặc biệt vào ngày sinh nhật khi hội gọi Kim là vị “đồng chí đáng kính”. Tuy nhiên các hoạt động xây dựng nhóm chỉ duy trì ở mức tối thiểu.
Năm 1955 Kim Nhật Thành có bài phát biểu giới thiệu hệ tư tưởng Chủ thể của mình, với nguyên tắc bao trùm là tự lực tự cường. Hệ sớm phát triển thành tư tưởng để cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên giành độc lập chính trị, tự lực kinh tế và tự chủ quân sự. Để đạt được điều ấy, quốc gia phải tập hợp dưới sự hướng dẫn của một lãnh đạo đặt trong trung tâm của xã hội. Do đó trung thành với nhà lãnh đạo ấy là ưu tiên số một
Chính phủ Bắc Triều đến nay đang quán triệt hệ thống ấy để thắt chặt lãnh đạo đó vào trung tâm xã hội.
Chính phủ bắt đầu truyền bá những thông điệp mới cho dân Triều Tiên sống rải rác ở Nhật Bản. Những người Hàn cảm tình với Pyongyang ở Nhật Bản đã xuất bản sách lịch sử về thời thơ ấu của Kim và hoạt động du kích chống người Nhật, viết báo bắt đầu nhắc đến Kim là “lãnh tụ kính yêu” và những danh xưng kiêu kỳ khác.
Năm 1967 Kim Nhật Thành quét sạch tàn dư phản đối cuối cùng trong nội bộ đảng và quốc gia. Trong nội bộ phe du kích của ngài, một số đồng chí cũ vẫn nhớ ngài chỉ đơn thuần là “tư lệnh Kim Nhật Thành” chứ không phải là vị chúa giáng thế. Họ kháng cự hội cuồng giáo và đồng chí du kích Pak Kum-chol nhà chính trị quyền lực thứ nhì quốc gia lãnh đạo và dự tính một vụ lật đổ cuối cùng. Nhóm được biết đến là phe cánh Giáp Sơn và Kim Nhật Thành đã để ý đến.
Pak Kum-chol đồng chí của Kim Nhật Thành

Ngày 25 tháng 5 năm 1967 Kim có bài phát biểu tấn công phe cánh trên – kêu gọi cho một “hệ tư tưởng độc nhất” vây quanh chỉ mình ông. Phe cánh bị thanh trừng và không còn gì kìm hãm được hội cuồng giáo cá nhân lớn mạnh quanh Kim Nhật Thành và gia đình nữa. Ấy thực sự là bước ngoặt của quốc gia này

Kim Chính Nhật - con trai Kim Nhật Thành
Kim Chính Nhật đóng vai trò lớn trong tiến trình khuếch đại hội cuồng giáo. Cho đến ngày 25 tháng 5 năm 1967 thì người kế vị đáng lẽ là Kim Yong-ju em trai của Kim Nhật Thành, được cho là theo chủ nghĩa Mao cổ điển, đã thua trong cuộc chiến quyền lực. Kim Nhật Thành chỉ định con trai 26 tuổi kế nghiệp những chỉ thị ngài nhắn nhủ. Kim Chính Nhật biết rõ không thể làm hỏng chuyện, đã chơi tất tay.
Năm 1967 tờ báo Lao động Tân văn tăng tần suất xuất hiện từ “lãnh tụ vĩ đại” trên báo lên gấp 100 lần so với năm trước. Nhà nước một lần nữa bắt đầu gọi Kim Nhật Thành là “lãnh tụ tôn kính” và bổ sung thêm những danh hiệu mới như “tư lệnh thép độc cô cầu bại”.
Chưa hết, đảng ra lệnh tất cả nhân dân Triều Tiên phải đeo huy hiệu Kim Nhật Thành trên quần áo
Ngày 15 tháng 4 sinh nhật Kim Nhật Thành trở thành ngày lễ quốc gia, ngày quan trọng nhất năm, ngày của mặt trời. Trong ngày này, đất nước tổ chức diễu binh quy mô, triển lãm và đại hội thể dục thể thao, người dân Bắc Triều đặt vòng hoa và giỏ quà tưởng niệm dưới chân hàng nghìn tượng Kim Nhật Thành, trẻ em nhận bánh kẹo tại lễ kỷ niệm ở trường trước khi cúi lạy trước ảnh chân dung Kim nói lời cảm ơn
Có thể thấy đủ cả 3 hoạt động xây dựng nhóm hội cuồng giáo cá nhân qua ví dụ sơ lược trên. Ấy là chưa nhắc đến tượng vàng khổng lồ Kim Nhật Thành
Kết thúc
Sau rốt, Kim đã mở rộng được hội cuồng giáo cá nhân mình sang toàn bộ gia đình, đã trở thành một mô hình thành công – một mơ ước của mọi chế độ độc tài toàn trị. Mặc dù một số ít chế độ đã có thể truyền lại từ nhà sáng lập sang con cái, rất ít xoay xở chuyển giao được quyền lực từ thế hệ con sang thế hệ cháu. Thành công của Kim Nhật Thành cho thấy hội cuồng giáo gia đình đã bắt rễ sâu sắc vào hệ thống chính trị Bắc Triều Tiên.
Người nối dõi Kim giờ đây được cho là sở hữu dòng máu thiêng liêng, và toàn bộ hệ thống chính trị của Triều Tiên xoay quanh nó. Sẽ khó có thể xây dựng được một hệ thống chính trị mới ở Triều Tiên mà không có dòng máu Kim Nhật Thành hiện diện, dưới hình thức nào đó

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét