4 tháng 1 2021
bản đồ ghi nhận cách gọi tên nước Bắc Lào trên thế giới: 4 huynh đệ đồng văn Nhật-Trung-Hàn-Việt, gọi tên ''Trung Quốc''; team gọi ''China''; team gọi ''Kitay''; Miến Điện chơi trội, một mình gọi là ''Turk''
lịch sử địa cầu này, Khiết Đan [Khitan] là một trong những dân tộc đã bị xóa tên. Trước đây họ từng lập nên nước Liêu ở Đông Bắc Trung Quốc, tranh hùng với nhà Tống trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, lịch sử ghi chép lại sau khi người Nữ Chân nổi dậy lật đổ nước Liêu và lập ra nhà Kim thay thế, thì người Khiết Đan đã bị tiêu diệt trên quy mô lớn. Một bộ phận nhỏ hậu duệ Khiết Đan thì bồng bế nhau sang Trung Á, lập nên nhà Tây Liêu, tồn tại thêm một thời gian thì hòa nhập vào các sắc dân Trung Á. Đó được coi là những ghi chép cuối cùng về dân tộc Khiết Đan này, nước và người Khiết Đan coi như biến mất khỏi lịch sử Trái Đất
tuy nhiên, đấy là ở Trái Đất. Ở một vũ trụ song song khác mà chúng ta hay gọi là ''hành tinh Nga'', cư dân ở đó vẫn thấy quốc gia ''Khiết Đan'' trên bản đồ. Quốc gia ''Khiết Đan'' ở hành tinh Nga tương đương với thế giới chúng ta là quốc gia tên là ''Trung Quốc'', ''Tung Của'', ''Chị Na'', ''Tàu Khựa'',vv....
thôi, giờ bắt đầu nghiêm túc. Tại sao Nga và một số nước khác gọi Trung Quốc là ''Khiết Đan'' - một quốc gia đã biến mất?
Câu trả lời thẳng trực tiếp, thì đó là minh chứng rõ nhất cho ý kiến ''khi cái sai lặp lại đủ nhiều thì nó sẽ trở thành cái đúng". Việc Nga gọi Trung Quốc bằng một cái tên không còn tồn tại thực chất là do một sai lầm vào thời kỳ mà hiểu biết về phương Đông ở phương Tây vẫn còn phủ một bóng đen. Những quan niệm sai lầm tồn tại trong nhiều thế kỷ mà không thay đổi, đã trở thành điều được chấp nhận hiện nay
trước tiên, quay lại một chút về lịch sử người Khiết Đan trước khi biến mất. Năm 1125, vua cuối cùng của Liêu là Liêu Thiên Tộ bị quân Kim bắt, nhà Liêu chính thức vong. Tuy nhiên, một đại thần nhà Liêu đã khác tên là Yelü Dashi (Gia Luật Đại Thạch) đã kịp mang khoảng 10 vạn quân dân Liêu, những người không cam chịu bị bức hại dưới tay quân Kim, đã liều mạng băng qua sa mạc Gobi để đi sang phía Tây. Đến vùng Trung Á thuộc nước Kyrgyzstan ngày nay, quân Liêu đã lấn chiếm đất và đánh nhau dữ dội với quân của các Hãn quốc ở đây mà lớn nhất là Đế quốc Seljuk. Năm 1141, quân Liêu đánh thắng quân Seljuk một trận lớn ở Qatwan, chiếm giữ một vùng rộng lớn Trung Á. Từ đó, Gia Luật Đại Thạch lập ra nhà Tây Liêu. Sử Trung Hoa gọi Gia Luật Đại Thạch là Liêu Đức Tông và xếp Tây Liêu và một trong những triều đại được công nhận của Trung Hoa, với tư cách kế thừa nhà Liêu sau năm 1125
bản đồ 3 nước Tống-Liêu-Hạ năm 1111. Ở góc trên cùng tay phải là đất của người Nữ Chân (Jurchen), sau này lật đổ nhà Liêu và lập ra nhà Kim thay thế
Bản đồ nước Tây Liêu ở Trung Á năm 1160
toàn bộ việc nói ở trên để lý giải cho việc các nước Trung Á hiện tại gọi Trung Quốc là ''Kitai'' - nghĩa là ''Khiết Đan''. Việc hậu duệ quân Liêu xâm lược Trung Á vào đầu thế kỷ 12, có thể coi là một trong nhữnglần lớn nhất đến lúc đó, người Trung Á phải đối đầu với một kẻ thù lớn như vậy tới từ phía Đông. Trước đó, dù việc giao thương với phương Đông trên con đường tơ lụa đã có từ lâu nhưng người Trung Á gần như chưa bao giờ biết rõ quốc gia nằm bên kia dãy Thiên Sơn thực sự là gì (ngược lại thì người Arab biết khá rõ do đã đi thuyền trên Ấn Độ Dương tới Trung Hoa từ lâu). Chính vì vậy, khi bị một kẻ thù lớn từ phía Đông xâm lược đầu thế kỷ 12, người Trung Á đã coi những người xâm lược Khiết Đan đó chính là quốc gia lớn ở phương Đông hay nói tới. Nói cách khác, người Trung Á tưởng nhầm người Khiết Đan là Trung Quốc, dù thực tế họ chỉ là một dân tộc ở Đông Bắc Trung Quốc
điều này có ảnh hưởng gì tới phương Tây? Nên nhớ rằng những hình dung đầy đủ đầu tiên của phương Tây và phương Đông chỉ thực sự có sau những chuyến đi của Marco Polo vào thế kỷ 13. Vấn đề ở đây, là Marco Polo đã đi từ Ba Tư (cảng Hormuz) đến Trung Quốc (lúc đó có lẽ là thời nhà Nguyên) bằng đường bộ, đi qua Trung Á. Dễ hiểu nếu Marco Polo nghe lại lời kể của người dân Trung Á về một quốc gia phía Đông, mà họ gọi là ''Khiết Đan. Chú ý rằng vào thế kỷ 13, nhà Tây Liêu đã bị Mông Cổ tiêu diệt từ lâu, và người Khiết Đan đã không còn tồn tại. Nhưng cái tên ''Khiết Đan'' vẫn tồn tại trong ký ức người dân Trung Á, khiến họ nhầm tưởng rằng Khiết Đan đó chính là Trung Quốc
trong ghi chép của mình, Marco Polo đã gọi Trung Quốc là ''Cathay'' - cách viết Latin của người Khiết Đan. Mặc dù vậy, với việc đã đi xa hơn, tới tận đất Trung Hoa, Marco Polo cũng đủ để hiểu ra rằng ''Cathay'' không phải tất cả Trung Quốc. Nó chỉ đúng với một phần phía Bắc Trung Quốc, mà theo mô tả của người Trung Á là các đội quân du mục thống trị, trước đó là Liêu, Kim và hiện tại là Mông Cổ. Vùng phía Nam Trung Hoa với những sắc dân khác biệt và có nhiều sản vật giống với mô tả xa xưa ở phương Tây, có vẻ như được gọi bằng cái tên khác. Người Ấn Độ và Đông Nam Á gọi Trung Quốc là ''Cina''. Sau khi tổng hợp lại, có vẻ Marco Polo mang về phương Tây ý tưởng rằng có ''2 nước Trung Hoa'', phía Bắc là ''Cathay'' và phía Nam là '"Cina''.
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
hiển nhiên Marco Polo không thể giải đáp toàn bộ vào thời kỳ ông sống. Nhưng những hình dung về phương Đông mà Marco Polo mang lại đã thôi thúc người châu Âu sau này lên thuyền đi về phương Đông giải đáp bí ẩn về quốc gia ''Cathay'' hay ''Cina'' đó (dĩ nhiên cũng là để kiếm thêm châu báu). Và đến thời sau này khi các chuyến viễn dương diễn ra dồn dập, cuối cùng người châu Âu cũng đã tìm ra bí ẩn đằng sau cái tên của Trung Quốc. Rốt cuộc, chỉ có một nước Trung Hoa, chỉ có điều vào thế kỷ 12 nó bị phân liệt giữa nhà Tống với các nước du mục Liêu, Hạ, Kim, Mông Cổ,... Còn đến lúc này, Trung Hoa đã được nhà Minh thống nhất. Và do vậy, chỉ có một nước Trung Quốc, người phương Tây quyết định gọi nước đó là ''Cina'' - hay ''China'' ngày nay. Còn quốc gia ''Cathay'' mà Marco Polo chép, thực chất là một quốc gia du mục ở Đông Bắc Trung Quốc đã bị diệt vong từ lâu, nhưng do đã xâm lược Trung Á nên khiến người dân ở đây lầm tưởng là Trung Quốc
''phương Tây'' nói tới trong các cuộc hải trình thực ra chỉ là các nước Tây Âu mạnh về hàng hải. Phần còn lại của châu Âu - không đâu khác chính là nước Nga và một vài nước Đông Âu trong ảnh hưởng của họ - cho đến tận thế kỷ 18 vẫn không phải là những nước có thế mạnh hàng hải cho những cuộc viễn dương. Do vậy, khi Nga mở rộng về phía Đông để sang châu Á vào thế kỷ 18, họ đi lại con đường cũ mà Marco Polo đã đi - qua Siberia và Trung Á. Và dĩ nhiên, chắc ai cũng đoán được lý do rồi. Người Nga lại nghe người Trung Á kể về nước ''Khiết Đan'' ở phía Đông đã từng xâm lược họ. Người Nga đi tiếp về phía Đông, tìm thấy Trung Quốc, nhưng lại tưởng nó là ''Khiết Đan'' mà người Trung Á kể. Dù sao thì cái tên cũng không quan trọng bằng việc khai thác cái bánh ngọt Trung Quốc này, nên người Nga cứ gọi Trung Quốc là ''Khiết Đan'' - trong tiếng Nga là ''Kitai'' (Китай)
lý do tại sao ngày nay, đa phần thế giới gọi Trung Quốc là ''China'', nhưng Nga, một số nước Đông Âu và Trung Á vẫn gọi Trung Quốc là ''Kitai'' - nghĩa là ''Khiết Đan''
lịch sử Trung Quốc: Đâu là sự khác biệt giữa hai giai đoạn của nhà Đông Chu (giai đoạn Xuân Thu và giai đoạn Chiến Quốc)?
chuyện về cái tên Trung Hoa: tại sao Miến Điện (Myanmar) gọi Trung Quốc là ''Đột Quyết''?
ở trên đã giải thích 2 cách gọi tên của Trung Quốc phổ biến trên thế giới. Phương Tây, Ấn Độ và Đông Nam Á gọi Trung Quốc bằng tên triều đại Tần (Qin) thời cổ đại của họ, ngày nay biến âm thành ''China''. Trong khi Trung Á, do bị lầm tưởng bởi các cuộc xâm lược Trung Á vào thế kỷ 12 của người Khiết Đan (Khitan) nên đã gọi Trung Quốc bằng cái tên ''Khiết Đan'' này, sau dẫn đến Nga và Đông Âu cũng gọi theo
cái sự nhầm đó của Trung Á vẫn chưa là gì so với Miến Điện: người ở đây gọi Trung Quốc gần như Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng như đã nói ở bài trước, đây là minh chứng cho câu ''khi sai lặp đủ nhiều thì nó được chấp nhận thành đúng''
tiếng Miến Điện thời trước, người Trung Quốc được ghi là ''တရုတ်'' - viết Latin là Tarut, Turut hoặc Tarup. Người ta giải thích từ này được viết từ thuật ngữ ''Turk'' - chỉ các dân tộc Thổ ở Tây và Trung Á ngày nay, nhưng trong lịch sử Trung Hoa cũng gọi là ''Đột Quyết''. Vậy tại sao lại có sự kỳ lạ này? Càng đáng ngạc nhiên hơn nữa nếu biết rằng, Trung Hoa và Miến Điện lẽ ra có mối liên hệ thân mật hơn so với các nước khác. Thậm chí nhiều người Trung Hoa nhận rằng, họ và Miến Điện là ''anh em cùng cha cùng mẹ''. Thực tế thì câu nói đó không phải không có cơ sở, bởi Trung Quốc và Miến Điện là 2 quốc gia duy nhất mà ngôn ngữ chủ yếu thuộc hệ Hán-Tạng
vấn đề ở đây là gì? Được cho là địa hình cách trở. 2 phía Đông Tây của Miến Điện giáp Trung Quốc và Ấn Độ đều là núi cao chót vót, bao bọc quốc gia này ở giữa. Bất chấp việc nằm cạnh nhau và gần gũi về dân tộc, nhưng biên giới Trung-Miến trong lịch sử luôn được coi là ''tử đạo'' với bất kỳ ai muốn đi qua, với núi cao, vực sâu, sông dữ, rừng thiêng, nước độc, linh tinh... Đó là lý do tại sao trong hơn 13 thế kỷ, Miến Điện không hứng chịu một cuộc xâm lăng nào từ Trung Hoa. Mà thực tế thì tỉnh Vân Nam của Trung Quốc giáp với Miến Điện cũng không phải lúc nào cũng do các triều đại chính thống Trung Hoa kiểm soát. Các quốc gia nhỏ như Nam Chiếu, Đại Lý,...mới thực sự kiểm soát khu vực này
đến khi Mông Cổ chinh phục Trung Hoa và lập ra nhà Nguyên, Miến Điện mới phải đối mặt với cuộc xâm lăng đầu tiên từ Trung Hoa. Và chính cuộc xâm lăng này cũng là sự kiện hình thành nên cái tên ''Trung Hoa'' trong tiếng Miến Điện
năm 1277 sau khi diệt nhà Nam Tống, Hốt Tất Liệt của nhà Nguyên cho lập tỉnh Vân Nam lần đầu tiên trong lịch sử. Sau đó, nhà Nguyên có ý nhòm ngó Miến Điện ở phía Nam. Vì vậy từ năm đó, quân Nguyên cho ráo riết chuẩn bị binh lực để chinh phạt Miến Điện. Nhà du hành huyền thoại Marco Polo trên đường đến xứ Pagan (Miến Điện) ngày nay cũng đã ghi chép về sự chuẩn bị này của quân Nguyên
đế quốc Pagan (Miến Điện) và vùng phụ cận đầu thế kỷ 13. Lúc này nước Nam Chiếu ở vùng Vân Nam còn chưa bị Mông Cổ diệt
cuối năm 1277 quân Nguyên và Miến Điện đã đụng độ nhau ở biên giới. Sử nhà Nguyên và ghi chép của Marco Polo đã ghi nhận quân Miến Điện thua trận, nhưng sử Miến Điện là không chép về thời kỳ này. Trong những năm tiếp theo từ 1278 tới 1283, hai bên liên tục đụng độ ở biên giới. Cho đến năm 1283, nhà Nguyên quyết định tiến hành một cuộc xâm lăng thực sự vào Miến Điện.
tuy nhiên, điều quan trọng chủ yếu muốn nói tới trong bài này là lực lượng quân Nguyên tham gia xâm lăng Miến Điện. Quân Nguyên tham chiến ở đây chỉ có một số ít là người Mông Cổ. Hốt Tất Liệt lúc đó định giành lực lượng Mông Cổ cho các chiến trường khó khăn hơn, và do đó lực lượng viễn chinh Miến Điện đã dùng chủ yếu là các lực lượng chư hầu từ Trung Á. Đúng, là từ Trung Á
trước hết, triều đình Nguyên bổ nhiệm một tù binh từ Đế quốc Khwarezmia - tướng Nasr al-Din - làm tỉnh trưởng của Vân Nam. Nếu có sự liên hệ thú vị nào thì xin thưa, Nasr al-Din chính là cha đẻ của viên tướng Ô Mã Nhi đã xâm lược Đại Việt 2 lần (Ô Mã Nhi họ là Omar, không rõ tên). Có nghĩa là đạo quân Nguyên xâm lược Đại Việt có lực lượng Trung Á trong đó
lịch sử tỉnh Vân Nam, việc bổ nhiệm một người Hồi giáo làm tỉnh trưởng vào thế kỷ 13 là một cột mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Hồi giáo tại khu vực Tây Nam Trung Quốc (nhưng đến thời Thanh thì dân Hồi giáo Vân Nam đã bị đàn áp quy mô lớn tới gần diệt vong)
tiếp, nhà Nguyên cho 1 vạn quân từ Tứ Xuyên đến Miến Điện. Lực lượng này chỉ là thứ yếu. Đội quân tiên phong là lực lượng kỵ binh khoảng 14.000 quân từ đế quốc Khwarezmia đã thần phục nhà Nguyên. Thêm vào đó là các cung thủ từ nhiều nơi như Mông Cổ, Ba Tư, Trung Á,... Tổng cộng tạo thành một lực lượng hỗn hợp nhiều thành phần, quân số khoảng 3 vạn, xâm lăng Miến Điện vào năm 1283. Lịch sử gọi đây là cuộc xâm lược đầu tiên của nhà Nguyên vào Miến Điện
trong cuộc xâm lược này, lực lượng hỗn hợp của Nhà Nguyên mà tiên phong là quân đội từ Trung Á đã gây thiệt hại nặng nề cho quân Miến Điện, chiếm lấy khu vực miền Bắc nước này. Quân Nguyên sau đó tỏ ý rằng họ không muốn tiến sâu vào vương quốc Pagan ở đồng bằng, mà chỉ giữ vùng đồi núi phía Bắc. Mặc dù vậy, cuộc xâm lăng của quân Nguyên cũng khiến Pagan rơi vào hỗn loạn và suy yếu trầm trọng
lần đầu tiên người Miến Điện phải đối đầu với họa xâm lăng lớn như vậy từ phía Trung Hoa, trở thành ký ức lịch sử. Nhưng do lực lượng của cuộc xâm lăng năm đó chủ yếu là người Turk ở Trung Á, người Miến Điện cũng như người Trung Á trước kia, tưởng rằng người Turk là người Trung Hoa. Vì vậy từ thế kỷ 13 trong các tư liệu, người Miến Điện bắt đầu gọi Trung Quốc là ''tarup'' - thuật ngữ chỉ các dân tộc Turk ở Trung Á. Đến tận thế kỷ 19, người Anh mới đổi thuật ngữ này thành ''Tayoke'' để chỉ người Trung Hoa trong tiếng Miến hiện đại. Đây là một từ hoàn toàn vô nghĩa chưa được sử dụng, nên được tận dụng để chỉ người Trung Hoa
sau thời kỳ đó, Miến Điện chỉ phải đối mặt với thêm một cuộc xâm lăng của quân Nguyên (mà họ đã đánh bại) và phải đến thời Thanh mới lại phải đối đầu cuộc xâm lược tiếp theo (và họ tiếp tục thắng). Có những lần chiến tranh lẻ tẻ vào thế kỷ 15 và 17 ở biên giới Trung-Miến nhưng là với các bộ tộc miền Bắc Miến Điện, không đáng kể. Nói tóm lại, trong suốt lịch sử, Miến Điện bị Trung Quốc thực sự xâm lăng 3 lần, nhưng chưa lần nào bị người Trung Hoa gốc tấn công. Từ ký ức lần đầu tiên bị xâm lăng bởi các quân đoàn Trung Á, đã hình thành trong tiềm thức người Miến Điện rằng người Turk Trung Á chính là người Trung Quốc. Ý thức đó tồn tại lâu dài và không bị thay đổi (do vẫn không bị người Trung Hoa thực sự tấn công), nên đã trở nên phổ biến và được chấp nhận rộng rãi ở Miến Điện sau này. Đến ngày nay, Myanmar vẫn một mình gọi Trung Quốc với cái tên ''Turk'', không đụng hàng với bất kỳ nước nào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét