Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Trung Quốc với Midea mua rôbôt KUKA của Đức

Mua thì sao?
giữa thập niên 2010 một số công ty đa quốc gia Trung Quốc đã có đợt vung tiền mua và thử đặt mua một số tài sản có giá trị nhất thế giới
một trong những thương vụ mua công ty gây tranh cãi nhất của Trung Quốc là công ty KUKA của Đức, gây lo ngại chính trị và nghi ngờ về quỹ tiền Trung Quốc
thứ khiến các chính khách lo lắng là: các công ty lớn ở Trung Quốc thường bị coi là cánh tay nối dài từ chính sách của đảng cộng sản Trung Quốc
kể cả, vẻ ngoài không thuộc sở hữu nhà nước, tức là cổ phần không thực tiếp do nhà nước nắm
vì, một mặt, 5% các công ty "tư nhân" Trung Quốc nằm dưới quyền kiểm soát trực tiếp của những đảng viên cấp cao
chưa kể, định nghĩa "gây ảnh hưởng" ở Trung Quốc là rất mập mờ và suồng sã khó dò, ví dụ mối quan hệ gia đình
chưa kể, mọi công ty Trung Quốc nếu lớn lên một quy mô nhất định sẽ có nghĩa vụ thành lập một đảng uỷ công ty, để tổ chức những sự kiện giao lưu cho những nhân viên là đảng viên
thứ ba, công ty Trung Quốc ra hải ngoại sẽ cần chính phủ - chính là đảng - cho phép, vì kiểm soát vốn tư bản của Trung Quốc trên đồng tiền nhân dân tệ
nếu không được phép, cực kỳ khó lấy tiền ra nước ngoài
những công ty đa quốc gia Trung Quốc bắt đầu ra nước ngoài đầu tư theo hiệu lệnh của một chính sách nhà nước: chính sách "ra thị trường toàn cầu"
mặt khác, nhìn vào chính sách năm 2015 của Trung Quốc tựa đề "Sản xuất tại Trung Quốc 2025" thì mục tiêu của Bắc Kinh là leo lên chuỗi giá trị công nghiệp và nắm được những công nghệ 'lõi' để thực hiện được mục tiêu ấy
quốc gia nào cũng có quyền làm thế, nhưng quốc gia khác cũng có quyền kháng cự để không bị tranh mất phần
dựa theo những chính sách chính phủ công khai tuyên bố, sẽ dễ dàng đưa ra kết luận là các công ty Trung Quốc đang hoạt động để phục vụ chính sách đối ngoại, bằng cách mua lại công nghệ tinh vi, cao cấp để chuyển về đại lục
lấy tiền để mua công nghệ. Có sao đâu
nhưng là một chính khách phải bảo vệ vị thế riêng của quốc gia mình, để được lá phiếu bầu, thì động thái sẽ dấy lên lo ngại

Đức
quan hệ Đức-Trung vẫn khá êm ấm trong thập niên 2010
năm 2010 kinh tế châu Âu yếu ớt đã buộc các công ty Đức chào mời người Trung Quốc làm thị trường xuất khẩu
mối quan hệ được hâm nóng đáng kể nhờ giới trung lưu mới nổi làm khách tiêu thụ hàng Đức - nhất là ôtô - số lượng lớn
quan hệ đối tác tiến triển, Đức đồng ý với quan điểm Trung Quốc trong những hạng mục và chính sách nhất định
năm 2014 Trung Quốc tăng trưởng thành đối tác xuất khẩu lớn thứ 4 và đối tác nhập khẩu lớn nhì của Đức
giá trị hàng Đức xuất vào Trung Quốc từ năm 2008 đến 2014 là 74 tỷ euro tăng 118% trước đó
nhập khẩu lên đến 80 tỷ euro tăng 34%
mặc dù bị thâm hụt thương mại, chính phủ Đức đã gạt sang bên những than phiền từ công ty Đức về việc kinh doanh ở Trung Quốc - đặc biệt những nghi vấn về chuyển giao công nghệ
năm 2015 mối quan hệ Đức-Trung gặp vấn đề nảy sinh
mới đầu, chính khách Đức coi những khoản đầu tư Trung Quốc vào công ty Đức là cơ hội: tiền đại lục có thể cứu cánh những công ty sa sút, cải cách và mang lại lên thị trường
Đức là một quốc gia có văn hoá ngân hàng bảo thủ, tiền Trung Quốc có thể là số vốn cổ phần tư nhân hữu ích
nhưng từ năm 2014, đầu tư Trung Quốc vào Đức tăng đột biến
đến năm 2013 con số mới loanh quanh 0.6 tỷ euro thì năm 2014 đạt 1 tỷ
năm 2015 tiền đầu tư đã đến 2 tỷ euro
chưa kể, con số 2 tỷ rất có thể chưa phản ánh hết lượng tiền đầu tư thực tế vì các nhà đầu tư Trung Quốc ưa chuộng chi tiền thông qua những công ty vỏ bọc Luxembourg
chính khách Đức còn lo ngại hơn về đích đầu tư của số tiền
các nhà đầu tư Trung Quốc mua cổ phần ở những công ty công nghệ hàng đầu Đức: tập đoàn Avic bán thiết bị hàng không, Krauss-Maffei hàng nhựa và cao su, hoặc công ty điện EEW bán năng lượng tái tạo
mới đầu, chính khách Đức nghĩ tiền Trung Quốc sẽ đầu tư vào những công ty già cỗi đang khó khăn
cân nhắc việc Trung Quốc tiếp tục chặn châu Âu đầu tư vào những công ty công nghệ hàng đầu đại lục, động thái bắt đầu đáng nghi
năm 2016 Trump thắng cử là lúc câu chuyện đầu tư trở nên khó xử

KUKA
năm 1898 KUKA thành lập ở Augsburg làm sản phẩm chiếu sáng và thiết bị gia dụng, sau đó chuyển sang làm sản phẩm cầm nắm tự động
dần dà, công ty có được vị thế tiên phong trong lĩnh vực rôbôt công nghiệp, với chuyên môn trong ngành ôtô
KUKA tuyển dụng hơn 13 nghìn nhân viên từ 25 quốc gia
rôbôt KUKA có mặt ở những nhà máy công nghiệp tiên tiến nhất thế giới
khách hàng có Boeing, SpaceX, Airbus, GM, Chrysler, Volkswagen...
rôbôt KUKA thường trực không chỉ trong lắp ráp ôtô mà còn hàng không, bán lẻ, đường sắt...
rôbôt KUKA có xuất hiện trong video âm nhạc, phim ảnh... có thể nói đã trở thành biểu tượng
và cũng có thể nói, công nghệ đằng sau việc sản xuất và vận hành là cực kỳ giá trị và nhiều công sức tích luỹ
vậy công nghệ ấy có để rao bán hay không? Với giá nào?

Lời đề nghị
KUKA là một trong số những công ty mà các nhà đầu tư Trung Quốc mua một số cổ phần lớn
năm 2015 tập đoàn Midea trụ sở Quảng Đông mua 5.4% cổ phần KUKA
Midea làm sản phẩm chiếu sáng, thiết bị giặt là và nấu bếp
mảng kinh doanh chính của Midea là máy điều hoà nhiệt độ
thành lập năm 1968, Midea kiếm 21 tỷ đôla doanh thu năm 2015
đồng sáng lập He Xiangjian là tỷ phú Trung Quốc có tổng tài sản 36 tỷ đôla
Midea được liệt lên sàn chứng khoán Thẩm Quyến và có vẻ không có quan hệ trực tiếp với chính phủ Trung Quốc
cũng phải nói, thủ tướng Lý Khắc Cường và phó chủ tịch Andy Gu của tập đoàn Midea đã nhấn mạnh rằng Midea là một công ty tư nhân
năm 2016 Midea mua thêm cổ phiếu đại chúng của KUKA để nâng cổ phần lên thành 10.2% và trở thành cổ đông đa số thứ nhì, sau tập đoàn Voith
Midea tuyên bố muốn rót thêm tiền vào KUKA vì quan tâm đến công nghệ rôbôt và tự động hoá tiên tiến
tháng 5 năm 2016 Midea đưa ra lời đề nghị sững sờ 4.5 tỷ euro cho KUKA
mức giá đưa ra vượt cao hơn đến 60% gía chứng khoán trên trị trường tháng 2 năm 2016
nhân dân lo ngại về thương vụ mua lại này, với rôbôt KUKA được dùng trong những nhà máy tiên tiến nhất thế giới
người mua lại có thể tiếp cận được tất cả kiến thức và bí quyết của khách hàng
Midea biết và đã công bố kế hoạch mua bán sát nhập sao cho thích hợp
Midea chậm rãi mua cổ phần KUKA từng bước một để tránh gây xôn xao dư luận
ban giám đốc và cố vấn Midea ra mặt ủng hộ mạnh mẽ cho thương vụ
Midea ký hiệp ước hạn chế bản thân không được "tái cơ cấu hoạt động" và tương tự trong 7.5 năm
lời đề nghị thơm thảo đến mức khi chính phủ Đức muốn tìm người mua khác từ châu Âu, từ những cái tên như Siemens hay ABB, không ai muốn tranh
các công ty châu Âu chỉ đơn giản nghĩ là KUKA không đáng từng ấy tiền

Dư âm
tháng 8 năm 2016 Berlin chấp thuận thương vụ mua bán sát nhập 94.5% cổ phần KUKA
căn bản là kể cả nếu chính phủ Đức muốn chặn thương vụ thì họ cũng không có công cụ pháp lý làm căn cứ
thậm chí chính phủ cũng không thể chính thức thẩm vấn thương vụ sát nhập, trừ khi động đến lĩnh vực nhạy cảm như năng lượng và an ninh nước hoặc viễn thông
ví dụ ở Mỹ với câu chuyện của tập đoàn bán dẫn Thanh Hoa Unigroup đã xuất hiện uỷ ban đầu tư nước ngoài CFIUS
CFIUS được luật trao quyền để điều tra những thương vụ sát nhập liên đới đến lợi ích Mỹ và được huỷ ngược thương vụ đầu tư nếu cần
CFIUS đã chặn Thanh Hoa khỏi thương vụ mua lại cổ phần lớn ở những công ty sản xuất bán dẫn Mỹ
KUKA có một số công ty con Mỹ nên CFIUS được vời
tháng 12 năm 2016 KUKA tách ra công ty con thiết bị hàng không Mỹ để bán cho công ty tự động hoá AIT trụ sở Texas (khác với học viện Mỹ ở Đài Loan AIT)
lưu ý là luật Trung Quốc cũng ngăn KUKA không được giữ công ty con này vì công ty con Mỹ có quan hệ làm việc thân cận với nhà sản xuất vũ trang Mỹ
thương vụ tách ra này có vẻ đã đủ để CFIUS chấp thuận thương vụ sát nhập cuối tháng 12
lưu ý là khi CFIUS chấp thuận thì dù Trump đã trúng cử nhưng chưa nhận nhiệm sở

Kết
dư âm của thương vụ mua lại KUKA sẽ còn phảng phất
phía Đức sẽ nhìn nhận là một công ty Trung Quốc mua lại một công nghệ cao cấp - chuyên môn kỹ thuật đã được tích luỹ đến cả trăm năm
tháng 7 năm 2016 KUKA tuyên bố liên doanh với một công ty con của doanh nghiệp quân sự sở hữu nhà nước CSGC
phía Trung Quốc, thương vụ để lại chút cay đắng khi bỏ tiền ra mua cả công ty, sở hữu công ty và sản phẩm, trả tiền mặt, không luật pháp Đức nào cấm mua công nghệ tự động hoá và rôbôt, vậy mà tại sao Midea lại phải trả quá nhiều hơn giá thị trường?
đến cả các công ty châu Âu cũng đồng ý là thương hiệu KUKA vô tích sự so với giá tiền Trung Quốc đề nghị
có thể là Midea bị ép giá vì tâm lý phân biệt chủng tộc "chống Trung Quốc" bâng quơ
Midea bị hớ vì không phải người châu Âu, người Mỹ hay người Nhật Bản khi mua lại KUKA
đấy là chưa nói đến CFIUS có thể đã phủ quyết thương vụ, cùng trong tháng đó, lại càng thêm mất mặt Trung Quốc với phương tây
cuối năm 2017 đợt mua sắm của người Trung Quốc kết thúc khi chính phủ tái áp dụng thắt chặt tiền tệ
nhiều công ty đa quốc gia nhận lệnh huỷ các thương vụ, có lẽ là tốt nhất vì bầu không khí đã thay đổi và thương chiến Mỹ-Trung nổ ra

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét