Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

AMD khởi nghiệp

Advanced Micro Devices khởi nghiệp sau Intel vài năm và cũng giống Intel thì AMD là khởi nghiệp bán dẫn duy nhất trong mảng kinh doanh của hãng là vẫn giữ được độc lập
AMD từng nhiều lần muối mặt bị Fairchild từ chối đã tăng trưởng thành một hãng bán dẫn nặng ký
Khởi đầu
AMD bắt đầu trong một sự kiện ấm cúng tháng 12 năm 1968 ở một biệt thự ven biển Malibu của Jerry Sander thuê
sinh năm 1936 và cha mẹ ly dị khi mới 4 tuổi, Walter Jeremiah Sanders III được ông bà nội nuôi: ông nội đối xử tệ bạc - nói rằng Jerry sẽ không bao giờ đạt được thành tựu gì
sau khi tốt nghiệp trường đại học Illinois bằng kỹ sư điện năm 1958, Jerry làm cho công ty máy bay Douglas, làm cho những bóng bán dẫn điện lực và kiếm 500 đôla một tháng
một ngày, Jerry gặp một kỹ sư bán hàng từ Motorola: nhác thấy vị kỹ sư Motorola quần áo đẹp, xe xịn mà hoàn toàn không hiểu gì về sản phẩm hãng bán - Jerry quyết định là mình đang làm nhầm loại kỹ sư
sau đó Sanders ứng tuyển vào làm cho Motorola và đã thành công
Sanders sớm trở thành nhân viên bán hàng của năm và hoạt động gần khắp Wisconsin và Illinois
xuất sắc đến mức đầu năm 1961 Jerry bắt đầu nghe về công ty Fairchild Semiconductor ở bắc California

Fairchild
Fairchild là huyền thoại của thung lũng Silicon, kẻ khởi xướng ra tinh thần và phong cách, nơi sinh của ngành bán dẫn hiện đại
Fairchild được sáng lập tháng 9 năm 1957 bởi 8 nhà khoa học bán dẫn từ phòng thí nghiệm bán dẫn Shockley: 8 kẻ phản bội
sau khi được Arthur Rock đầu tư vốn mạo hiểm và cam kết mở rộng từ Sherman Fairchild, công ty Fairchild đã khai trương ở thành phố Mountain View
hãng Autonetics đã lựa chọn Fairchild làm nhà thầu bán đồ lắp lên một hệ thống định hướng và kiểm soát cho tên lửa xuyên lục địa Minuteman
sản phẩm đã gặp những vấn đề bong tróc [flake] kim loại: sáng lập Jean Hoerni đã thử nghiệm đặt một lớp oxide lên đĩa wafer làm lớp bảo vệ
ngày nay, bước ấy đã nổi tiếng là công đoạn phẳng [planar process] - ra mắt năm 1959 công đoạn phẳng và mạch điện phẳng đã cho phép Fairchild thống trị ngành ban dẫn thuở đầu
tăng quy mô sản xuất đã cho phép hãng nhanh chóng hạ giá bán mạch tích hợp: một bóng bán dẫn tốn 13 xu [cent] sản xuất thì đã 10 xu phí nhân công - bán với giá 1.5 đôla tương đương 91% biên lợi nhuận
doanh thu bùng nổ từ 500 000 đôla năm 1958 đến 21 triệu năm 1960
trong một thời gian ngắn cuối thập niên 1950 đầu 1960 Fairchild là hãng tiên phong silic hiệu năng cao: công ty mẹ là Fairchild Camera và Instrument đạt doanh thu kỷ lục

Sanders ở Fairchild
mới đầu hoài nghi, Sanders đồng ý bay đi California gặp gỡ và đã bị ấn tượng bởi một số người trong đó có Bob Noyce là đồng sáng lập và giám đốc Fairchild
những người ấy nói về ma thuật của bán dẫn cũng như kế hoạch sẽ thay đổi thế giới: Sanders biết là mình phải làm việc cùng họ
Sanders gia nhập năm 1961 làm quản lý bán hàng quận: giao tiếp những khách hàng mua tivi và radio
bấy giờ Fairchild muốn rời bỏ mảng quân sự để thâm nhập mảng tiêu dùng - chủ yếu vì cạnh tranh tăng cao và cắt giảm ngân sách [ngân sách chi tiêu quân sự của quân đội]
Fairchild Controls Corporation đang thúc đẩy một thay đổi công nghệ tivi từ tần số rất cao [VHF - sóng vô tuyến từ 30 đến 300 MHz] sang tần số cực cao [UHF - từ 300 đến 3000 MHz]
những ống [tube] radio tiêu chuẩn [conventional] không dễ xử lý những tần số này nên các nhà sản xuất máy tiếp phát sóng [tuner] chuyển sang bóng bán dẫn phẳng
ban giám đốc phần lớn mặc kệ Sanders tự do xoay xở: thăng tiến đã trở thành truyền thuyết - sau 5 năm, chưa đến 30 tuổi Sanders là giám đốc quảng cáo toàn cầu của Fairchild

Fairchild sụp đổ
năm 1968 bán dẫn Fairchild gặp khó khăn
mặc dù có những cải tiến mang tính lịch sử, Fairchild thường xuyên lỡ hạn không bán ra được sản phẩm tin cậy đúng hẹn: nhiều khách hàng lớn đã bỏ đi vì hãng không thể đầu tư vào thẩm nghiệm thoả đáng để xử lý [work] những bất thường [kink]
Sherman Fairchild quyết định đề bạt một lớp quản lý mới để tập trung hơn vào phía sản xuất và thế là tiến sĩ Lester Hogan nhận chức chủ tịch và CEO công ty mẹ Fairchild
Hogan đã nổi tiếng là xoay chuyển cục diện mảng bán dẫn của Motorola
Hogan mang theo 8 thành viên đội mình: nhân viên bán hàng của Fairchild đã mỉa mai gọi ấy là "những anh hùng của Hogan" theo tên một sitcom truyền hình Mỹ bấy giờ
nhiều nhân viên Fairchild đã bỏ việc và tìm đến những công ty mang tính biểu tượng khác ở thung lũng Silicon: những nhân viên đáng chú ý nhất là Gordon Moore, Bob Noyce và Andy Grove bỏ việc tháng 8 năm 1968 thành lập hãng sản xuất bán dẫn Intel
sau vài tháng nhậm chức, Hogan giáng cấp Sanders khỏi vị trí quản lý bán hàng: Sanders yêu cầu bồi thường và nhận được lương đền bù một năm 45000 đôla
Sanders lái xe đi Malibu và thuê một biệt thự bờ biển trong một tháng
AMD
Sanders khởi nghiệp AMD có 8 đồng sáng lập đều xuất thân từ Fairchild
bên cạnh Jerry thì 7 người khác là John Carey chuyên gia mạch tích hợp, giám đốc quản lý của hoạt động kỹ thuật số phức tạp, Sven Simonsen giám đốc kỹ sư là một thành viên của đội Carey, Ed Turney cựu giám đốc bán hàng và quảng cáo của Fairchild, Jack Gifford chuyên gia quảng cáo mạch điện thẳng [linear] của Fairchild
3 thành viên của đội Jack cũng tham dự là Frank Botte giám đốc phát triển, hoạt động tuần tự [analog], Jim Giles giám đốc kỹ sư, hoạt động tuần tự và Larry Stenger giám đốc quản lý hoạt động tuần tự
tổ chức lấy tên gì? Lựa chọn logic nhất là những cộng tác viên của Sanders nhưng cái tên đã được sử dụng bởi một công ty điện tử New Hampshire
Advanced Micro Devices là cái tên đứng hàng 17 trong danh sách nhưng 16 cái tên trước nó đã không được thông qua bởi danh sách kinh doanh và bản quyền thương hiệu [business and trademark directories] California và Delaware
tiềm năng của AMD là ở nhân lực: một nhóm khố rách áo ôm những nhân viên bán hàng và kỹ thuật viên cùng cộng tác tạo nên cơ hội mới cho thị trường bán dẫn
tờ quảng cáo đầu tiên của AMD không nói về sản phẩm mà thay vào đó nói về nhóm sáng lập
kế hoạch kinh doanh cần 1.75 triệu đôla Mỹ tương đương 14 triệu đôla thời giá năm 2022 - lượng tiền mặt tối thiểu để mở [spin up] một nhà máy bán dẫn
xưởng fab N3 mới TSMC ở Arizona sẽ tốn 28 tỷ đôla
dù sao AMD khởi nghiệp không được thiên thời lắm: ngành công nghiệp đang thoái trào và dòng tiền bị thắt chặt
nổi tiếng là thương vụ đầu tư mạo hiểm của Intel đã mất một vài cuộc điện đàm và một mảnh giấy - AMD mất nhiều hơn thế
huyền thoại đầu tư mạo hiểm Arthur Rock đã không mặn mà với Sanders, nói rằng đã "quá muộn" để nhảy vào ngành bán dẫn, "vô vọng" Rock nói thêm rằng sẽ không bao giờ hậu thuẫn một công ty được vận hành bởi một nhóm nhân viên bán hàng, và cũng nói rằng nhóm Sanders là tầm thường [mediocre]
Jerry nhớ lại:
"Bob Noyce luôn nói rằng đã mất 5 phút để gọi vốn 85 triệu đôla. Ừ, tôi mất 5 triệu phút để gọi vốn 5 triệu đôla. Vô vọng [it was just grim] nhưng tôi biết mình có một câu chuyện. Tôi biết chúng tôi có thể kiếm được tiền"
Jonathan Lovelace của Capital Group trả trước 30 000 đôla căn bản đã cứu công ty đang chập chững [fledge]
dần dần Sanders cóp nhặt được tiền từ các nhà đầu tư như Bank of America, phòng đầu tư mạo hiểm của DLJ và một Rockefeller
nhưng nhà đầu tư lớn nhất là một nhóm cựu nhân viên Fairchild tin vào Sanders, tầm nhìn và nhóm của ông
trong đó có Bob Noyce dù ban đầu đã hoài nghi nói "ý bạn là họ sẽ thực sự làm thứ ấy hả" [you mean they're really gonna try to make the stuff?]
AMD khai trương ngày 1 tháng 5 năm 1969 trụ sở đầu tiên ở Santa Clara đằng sau một công ty cắt thảm

Ngôi sao
bấy giờ chip silic không còn bán giá cao nữa, những thiết bị cao cấp [premium] bán cho quân đội: chip trở thành hàng hoá sản xuất hàng loạt cho bình dân sử dụng
từ năm 1967 đến 1969 đã có 33 công ty mới khai trương - một số đã thành huyền thoại thung lũng Silicon: Zeev Drori và Monolithic Memories tạo nên PAL [programmable array logic], Intersil của Jean Hoerni tiên phong làm chip đồng hồ là nơi cha của John Y tác giả bài viết này từng làm việc
LJ Sevin of Mostek từng là nhà sản xuất hàng đầu thế giới bộ nhớ động [dynamic memory] thời đỉnh cao nắm 85% thị phần toàn cầu
ấy là lớp khởi nghiệp mà những ngôi sao đã xuất hiện: nhiều người đã để lại dấu ấn lâu dài trong ngành công nghiệp - AMD tìm cách đứng chung với họ
lớp khởi nghiệp ngôi sao ấy, chỉ còn hai hãng độc lập là Intel và AMD sống sót

Chiến lược là công ty nguồn thứ hai [second source]
chiến lược ban đầu của Sanders cho AMD có 3 mũi nhọn
một là AMD sẽ không tự sản xuất những sản phẩm chip sở hữu độc quyền [proprietary] - Sanders coi ấy quá rủi ro
thay vào đó, hãng tìm cách là nhà sản xuất nguồn-thứ-hai [second-source] cho những công ty mua những chip chất lượng cao của National Semiconductor và Fairchild
để nhấn mạnh chiến lược ấy, những chip ban đầu của AMD có cách [convention] đặt tên tương tự những chip nguồn đầu tiên [first-source]
ví dụ Fairchild có bộ khuếch đại µA741 thì AMD có Am741 để ám chỉ rõ rằng chip của hãng là lựa chọn thay thế đơn giản và tiện lợi
người ta gọi AMD là đạo nhái: một số công ty đã đâm đơn kiện - nói rằng AMD không thể sử dụng con số của mình
AMD đã thắng thắng kiện và có sản xuất một số sản phẩm sở hữu độc quyền: đầu tiên là bộ đếm logic Am2501 mang tính cải tiến - nhưng AMD phần lớn tiếp tục là xưởng hạng hai cho đến cuối thập kỷ khi thảm hoạ tài chính xảy ra

Chất lượng
là một nhà bán hàng nguồn-hai [second-source], có thể là chiến lược thông minh, nhưng không đủ: cần có điểm nhấn khác biệt
Sanders quyết định AMD sẽ khác biệt là cam kết vào sự ưu tú: những sản phẩm chất lượng cao và rất đáng tin cậy
Sanders quảng bá rằng sản phẩm của AMD đạt tiêu chuẩn hạng quân sự MIL-STD-883 mặc dù AMD không có khách hàng chính phủ nào
một tiêu chuẩn như thế sẽ cần thêm thẩm nghiệm và thẩm tra kỹ hơn nhưng Sanders biết là nó sẽ giúp tăng giá bán sản phẩm thêm chút
sau đó, ngành bán dẫn Nhật Bản cũng đã sử dụng [take up] vị thế bảo đảm [assurance label] 'chất lượng cao' để tạo hiệu quả cao [greater effect] và giành được thị phần lớn ở thị trường Mỹ

Nhà phân phối
một nhân tố lớn cuối cùng trong chiến lược AMD là các nhà phân phối
những công ty phân phối này bán lại hàng mua từ công ty khác nhưng ấy là chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của họ
các nhà phân phối không chỉ cung cấp tài chính bằng cách mua sỉ mà đội bán hàng và quảng cáo của các nhà phân phối có khả năng khuếch đại quy mô [reach] khách hàng và hình ảnh truyền thông [exposure]
năm 1970 AMD ký hợp đồng với nhà phân phối đầu tiên Avnet công ty con của Hamilton Electronics bấy giờ là một trong những nhà phân phối điện tử lớn nhất Mỹ
Hamilton cũng là nhà phân phối cho Fairchild đương nhiên không muốn AMD dự phần
nhưng Sanders và Steve Zelenick là nhân viên bán hàng bên ngoài đầu tiên của AMD thì có quan hệ tốt đẹp với sáng lập Tony Hamilton
17 cửa hàng kho [outlet] của Avnet đã mở rộng quy mô bán hàng của AMD: đơn hàng sỉ đầu tiên 250 000 đôla là món quà quý giá trong buổi đầu này

Ra công chúng
năm 1971 AMD thâm nhập thị trường RAM với sản phẩm Am3101 64 bit, và thị trường mạch điện thẳng [linear] và bắt đầu xây những cơ sở mới để sản xuất quy mô lớn bán dẫn ôxit kim loại [MOS metal oxide semiconductor] và bộ nhớ hai cực [bipolar]
doanh thu năm 1971 đạt 4.6 triệu đôla và công ty ghi nhận lãi 176000 đôla
năm 1972 AMD bán đợt đầu lên sàn chứng khoán được 500 000 cổ phiếu với giá 15.5 đôla mỗi cổ: tiền mua thêm thiết bị và thành lập cơ sở sản xuất đầu tiên ở nước ngoài - một cơ sở làm linh kiện back-end ở Penang, Malaysia
năm 1973 doanh thu AMD đạt 11.2 triệu và thu nhập ròng 1.3 triệu
lạc quan, Sanders tuyên bố muốn AMD đến năm 1975 sẽ là hãng sản xuất bán dẫn lớn thứ 6 Mỹ - bấy giờ hãng còn chưa lọt nổi top 10

Văn hoá
đến nay, AMD vẫn nổi tiếng với văn hoá mạnh
Steve Zelenick nói rằng bất cứ ai ông biết nếu làm cho AMD đều nói ấy là nơi làm việc tốt nhất cuộc đời họ
nhiều nhân viên AMD đến từ những hãng lớn: phong cách chuyên nghiệp và làm chăm chỉ - đổi lại, quản lý muốn trao thưởng cho những công nhân chịu bỏ thêm công sức
ngay từ đầu, AMD có một kế hoạch thưởng cổ phiếu cho nhân viên sẽ tặng mỗi nhân viên 250 cổ phiếu: 100 cổ phiếu từ đầu và 50 cổ phiếu mỗi nửa năm
không phải ai cũng hiểu - Sanders nghe lỏm ai đó nói ở quầy cafe tự phục vụ rằng: "cổ phiến hiển nhiên vô giá trị. Họ cho miễn phí cơ mà"
năm 1972 công ty đạt lợi nhuận, kế hoạch thưởng cổ phiếu được thay thế bằng một trong những chương trình chia sẻ lợi nhuân hào phóng nhất ở thung lũng Silicon
thịnh vượng năm 1973 cho phép AMD chi trả 146150 đôla cho nhân viên

Khó khăn
thịnh vượng sớm kết thúc
tháng 10 năm 1973 OPEC cấm vận dầu mỏ, cộng thêm tê liệt chính trị từ vụ bê bối Watergate đã biến năm 1974 thành năm thất bát cho cả ngành bán dẫn và nền kinh tế
doanh số năm tài chính 1974 - lịch tài chính của AMD đã chuyển từ tháng 4 sang tháng 3 vì ngày thành lập là ngày 1 tháng 5 - đã rất suôn sẻ cho đến quý 3
quý 3 năm 1974 doanh thu giảm 30% so với quý trước vì hàng trả lại từ nhà phân phối
bấy giờ, các nhà sản xuất ghi sổ đơn hàng đến các nhà phân phối là doanh thu: nhưng nếu không có bán hàng bán lẻ cho khách tiêu dùng thì những nhà phân phối sẽ trả lại những sản phẩm ấy và sau đó có thể gây ra một tình huống âm doanh thu hiếm gặp
tệ hơn nữa, thời điểm bị tụt giảm doanh thu, AMD đang đầu tư tiền vào những cơ sở mới ở Penang, Malaysia cũng như xưởng fab thứ 3 ở Sunnyvale, California
giá cổ phiếu tụt giảm xuống mức cơ bản
tháng 12 năm 1974 người ta có thể mua cả AMD với chỉ 7 triệu đôla, buộc ban lãnh đạo thực hiện những biện pháp chống tiếp quản
năm 1974 cả năm tài chính AMD ghi nhận doanh thu kỷ lục 26 triệu đôla nhưng tăng trưởng đã biến mất lần đầu tiên trong năm tài chính 1975 vì doanh thu giảm nhẹ còn 25.8 triệu đôla
AMD lần đầu tiên buộc phải sa thải nhân viên: 300 người - và giảm lương còn 44 giờ mỗi tuần
Sanders bấy giờ ghét đến mức đã lập ra một chính sách "không sa thải" phong cách dựa theo tư tưởng Nhật Bản "tuyển dụng trọn đời"
AMD xoay xở trung thành với chính sách "không sa thải" được thêm 10 năm sau đó

Kế hoạch mới
AMD sống sót năm 1975 nhưng điều kiện kinh tế vĩ mô tiếp tục bấp bênh cho đến ít nhất đầu thập niên 1980
ban quản lý cần một chiến lược để tránh suýt bị gột bỏ đến phá sản [brush to death] nữa
phác thảo [inkling] đầu tiên cho chiến lược này đã xuất hiện trong một bữa tối thứ bảy ở một nhà hàng ở vùng bờ biển bắc của San Francisco
chiến lược đơn-giản-trong-lý-thuyết này là công ty dần dần chuyển hướng về những sản phẩm sở hữu độc quyền [proprietary] nhưng không bỏ hẳn mảng kinh doanh nguồn-hai [second-source] mà nâng tầm [leverage] nó
có cả những sản phẩm sở hữu độc quyền và nguồn-hai sẽ cho phép những nhân viên bán hàng sáng tạo của AMD đóng gói hai thứ với nhau
có thể chào bán loạt sản phẩm rộng hơn, AMD có lợi thế cạnh tranh nữa hơn những công ty sản xuất hàng hoá nguồn-hai khác
về khía cạnh kỹ thuật, các kỹ sư của AMD sẽ lấy một sản phẩm tiêu chuẩn công nghiệp như Intel 8080 và thiết kế lại để cải thiện hiệu năng ở những khía cạnh nhất định
việc cải tiến này đã cứu Am9080 khởi một vụ kiện tương tự như khi Intel lại đâm đơn kiện National Semiconductor cáo buộc đạo nhái [knock-off] 9080
tăng giá trị của một thiết kế chip, tách khỏi làm nguồn-hai là kế hoạch thông minh
năm 1984 quốc hội thông qua đạo luật bảo vệ chip để bảo vệ một thiết kế cơ bản của chip khỏi kỹ thuật đảo ngược cho sản xuất thương mại

Theo chân nhanh
AMD tuân thủ nghiêm ngặt chiến lược này: chưa đến 2 năm hãng ra mắt hơn 150 sản phẩm mới mà một nửa là sở hữu độc quyền
sản phẩm sở hữu độc quyền nổi tiếng nhất của AMD là họ vi xử lý Am2900 lần đầu ra mắt năm 1975 doanh số giúp AMD được tôn lên hàng ngũ những nhà cải tiến
họ Am2900 được sử dụng rộng rãi trong những máy tính từ Hewlett Packard, Data General...
lần đầu tiên, những công ty như National Semiconductor, Motorola và Raytheon hạ cố mua nguồn-hai một sản phẩm AMD
tuy nhiên AMD vẫn tiếp tục sản xuất những bản sao kỹ thuật đảo ngược của những chip hàng đầu của đối thủ: ví dụ Am9080
năm 1976 AMD ký một hợp đồng bản quyền chéo [cross-license] với Intel
hiệu ứng lập tức của hiệp ước là đã quảng bá ứng dụng của vi xử lý trong những ngành rộng hơn
hai công ty bắt đầu tuỳ chọn nguồn-hai sản phẩm lẫn nhau đã giúp khách hàng thêm tự tin vào chuỗi cung
Sanders đã miêu tả AMD bấy giờ là "kẻ theo chân hàng đầu" của Intel - công nhận Intel là tiên phong
trong một thời gian dài, AMD chế tạo và bán phần lớn họ vi xử lý 8080 trong ngành - chỉ sau Intel
hợp đồng năm 1976 đánh dấu hiệp ước chính thức đầu tiên giữa 2 đối thủ

Siemens
năm tài chính 1976 của AMD đã tăng trưởng doanh thu nhưng nền kinh tế vẫn bấp bênh và Sanders muốn ổn định tài chính AMD
sản xuất bán dẫn là cần vốn lớn và công thường phải vay để tài trợ mở rộng: hãng muốn gây dựng một bình phong [cushion] tài chính
Siemens là tập đoàn công nghiệp lớn nhì Tây Đức có một mảng kinh doanh bán dẫn non trẻ riêng và muốn tăng trưởng
Siemens mới đầu để mắt Intel và Mostek nhưng các đồng sáng lập Intel không muốn bán và Mostek đã có một cổ đông lớn rồi
từ năm 1976 Siemens bắt đầu đàm phán với AMD
Sanders không quan tâm đến bán AMD cho một công ty lớn
sau khi bị Fairchild đá đít, Sanders không bao giờ muốn làm cho hãng khác nữa
tuy nhiên một khoản đầu tư thiểu số lớn vẫn được chấp thuận
Sanders nói: "chúng tôi khong bán mình nhưng chúng tôi có thể cho thuê"
sau nhiều cuộc thương lượng, năm 1977 Siemens đồng ý mua 20% cổ phần AMD với giá 22.5 triệu đôla tương đương 45 đôla một cổ phiếu - gần gấp đôi giá thị trường bấy giờ
ban đầu AMD đề nghị 100 đôla một cổ nhưng Siemens lại mặc cả
theo ghi chép, AMD đã nói: "không ai đủ kiên nhẫn từng mất tiền khi mua cổ phiếu AMD" mặc dù họ trả giá cao mua khi phát hành"
thương vụ Siemens giúp cho AMD ổn định tài chính và được tín nhiệm rộng rãi
khi Bob Noyce của Intel nghe về thương vụ, ghi chép lại rằng ông đã nói: "nếu ta biết họ sẽ mua 20% thì Intel đã mua rồi"
Bob Noyce sau đó làm tương tự với IBM ít năm sau

Kết
năm 1980 AMD đạt doanh thu 225 triệu đôla
trong 10 năm hãng đi từ 2 bàn tay trắng đến 200 triệu đôla
năm 1980 lợi nhuận của AMD đã cao hơn 10 năm hoạt động đầu tiên cộng lại
để ăn mừng, Sanders trao tặng một căn nhà: bấy giờ giá nhà bắt đầu tăng điên loạn, Sanders nói với nhân viên rằng nếu một số mục tiêu nhất định của công ty mà đạt được thì một nhân viên may mắn sẽ trúng 240 000 đôla trong 20 năm để cấp tài chính mua một căn nhà
đương nhiên AMD đạt được mục tiêu và Sanders bốc thăm một cái tên từ một cái bát: trúng thưởng là Josie Lleno 21 tuổi một người Phillipine nhập cư lương dưới 4 đôla một giờ làm ca đêm nuôi gia đình lớn
những màn gây choáng ấy đã gây dựng văn hoá AMD độc đáo bấy giờ
ngay từ đầu, Sanders đã yêu cầu đối xử tốt với mọi người: cùng với bền bỉ, lạc quan và cộng tác [collaboration] là một trong những giá trị cốt lõi của công ty
thập niên 1980 AMD gặp chặng đường trắc trở nhưng công ty đi đúng hướng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét