Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

30 năm khởi nghiệp của Intel và AMD

trong buổi triển lãm công nghệ Intel năm 2006 phó chủ tịch cấp cao bấy giờ là tiến sĩ Pat Gelsinger đã đăng nhập vào một máy tính đặt trên sân khấu để trình diễn cho công chúng: mật khẩu là "I HATE AMD" [tôi ghét AMD]

Khởi đầu
thập niên 1960 phần lớn máy tính được trang bị những chức năng logic bằng những chip logic tách biệt chuyên dụng: mọi thứ được đặt làm riêng [custom]
rồi người ta muốn những hệ thống máy tính thực tiễn, quy mô lớn: sau đó đến nhu cầu tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá - không thể cứ thế tạo ra mọi thứ từ đầu mỗi khi cần
mục tiêu ban đầu của Intel khi thành lập năm 1968 là khai thác thị trường bộ nhớ bán dẫn: hãng tạo ra những chip bộ nhớ đặc biệt như RAM và ROM đáp ứng nhu cầu bộ nhớ nhất định bên trong hệ thống máy tính lớn hơn
thực tiễn mới đã tách biệt những chức năng bộ nhớ của hệ thống khỏi những chức năng logic: cho nên không khó để Intel sát nhập những chức năng kiểm soát logic ấy vào một chip duy nhất
tháng 11 năm 1971 Intel ra mắt bộ vi xử lý thương mại đầu tiên: chiếc Intel 4004 là chip 4 bit thay thế 6 chip trước ấy - ban đầu được làm cho một máy tính, chip 4004 đặt nguyên tắc nền móng của vi xử lý logic là nạp [fetch] những câu lệnh [instruction], thực hiện [execute] và sau đó lưu trữ kết quả
một quảng cáo bấy giờ nói: "ra mắt một kỷ nguyên mới những đồ điện tử tích hợp"

Thế hệ 2
ít năm sau, Intel ra mắt những phiên bản kế tiếp của thiết bị này: tăng xuất lượng và cắt giảm chi phí - chiếc 8008 năm 1972, chiếc 8080 năm 1974 và chiếc 8085 năm 1976
chip 8080 là một thành tựu nổi bật là chiếc đầu tiên được thiết kế từ nền móng làm một chip vi xử lý: các nhà thiết kế nhanh chóng ứng dụng vào sản phẩm của họ - bộ [kit] vi máy tính Altair 8800 là một trong những máy tính cá nhân đầu tiên thành công thương mại
Bill Gates viết sản phẩm đầu tiên của Microsoft là một bộ phiên dịch [interpreter] BASIC cho chiếc Altair 8800
sản phẩm đáng chú ý khác bấy giờ là Z80 của Zilog, 6800 của Motorola và Am9080 của AMD

AMD
năm 1975 AMD bắt đầu sản xuất Am9080 là bản sao chép [clone] không được phép [unauthorized] nguồn nhì [second source] của vi xử lý 8080 tiên phong thị trường của Intel
đây là phần của chiến lược khởi nghiệp AMD: ban đầu những khách sộp như quân đội - sau đó có GE, Honeywell và IBM đã do dự sử dụng một chip cụ thể nếu họ không biết chắc là có thể mua từ nhiều nguồn
một lý do Fairchild thoái trào và bị rao bán là vì chất lượng sản phẩm kém: những vết nứt nhỏ trong chip
nguồn dự phòng [second source] cũng cho người mua thêm lựa chọn nhà cung cấp [vendor] để có chút cạnh tranh giá bán
thường AMD đã làm nguồn nhì mà không xin phép từ nhà làm chip ban đầu: lấy những thiết kế ấy cho chip thông qua kỹ thuật đảo ngược
AMD kỹ thuật đảo ngược chip 8080 bắt đầu với cặp song sinh Kim Hailey và Shawn Hailey, sau này đổi tên thành Ashawna Hailey: những người say mê kỹ thuật đảo ngược - lấy sở thích từ một đồng nghiệp ở Xerox
cặp song sinh đã chụp 300-400 ảnh một tiền sản phẩm đã mở nắp của Intel 8080 và mang rao bán loanh quanh thung lũng Silicon: AMD đã nhận quan tâm và cho họ một đội - sau một năm đã làm ra chiếc Am9080
chip Am9080 giá thành rẻ chỉ 50 xu và được bán cho thị trường quân sự với giá đến 700 đôla: AMD trở thành hãng bán những chip 8080 lớn nhì chỉ sau Intel

Microcode
bấy giờ, luật pháp quy định rằng phần cứng máy tính, khác với phần mềm, chỉ có thể được đăng ký bằng sáng chế [patent] mà không được bảo vệ quyền tác giả [copyright]: dễ dẫn đến những cuộc chiến bản quyền [patent] công khai, vô nghĩa
năm 1976 Intel tuyên bố sẽ cài đặt microcode vào chip: là những lệnh ở cấp độ mã nguồn máy - trực tiếp kiểm soát những chức năng độc lập của hệ điều hành hoặc phần mềm ứng dụng - ngày nay ta có lẽ gọi ấy là firmware
bấy giờ người ta không chắc liệu microcode được coi là phần cứng hay mềm: có chức năng của cả hai - nhưng Intel với AMD ủng hộ thì coi nó là phần mềm và đã vội vã đăng ký bản quyền [copyright]
hiện diện những microsode được đăng ký bản quyền đã khiến nguồn hai trái phép trở nên khó hơn nhiều: năm 1984 đạo luật bảo hộ chip đã chặn hoàn toàn sử dụng thương mại cho nguồn hai trái phép - năm 1976 AMD và Intel ký một hợp đồng bản quyền chéo [cross license]
sáng lập kiêm chủ tịch Bob Noyce của Intel và giám đốc điều hành Jerry Sanders của AMD là bạn tốt có lẽ đã hậu thuẫn hợp đồng năm 1976 trong một bữa tiệc ở nhà của Sander
bên cạnh chiếc 8080 AMD đã tiếp tục nguồn nhì chiếc 8050 với giúp đỡ của Intel
ít năm sau AMD ký hợp đồng nguồn nhì với Zilog cho vi xử lý Z8000: nhưng đã thất vọng - doanh thu không đạt con số mong đợi, chủ yếu vì hiện hữu một sản phẩm khác là chip Intel 8086

Ký hợp đồng năm 1982
ra mắt năm 1978 chiếc 8086 là chip Intel đầu tiên ra mắt có microcode, mới đầu là giải pháp tạm thời: Intel muốn phát triển loạt chip 8800 là những vi xử lý "vi máy tính mainframe" [micromainframe] nhưng bị trễ hạn - Intel đánh ra mắt 8086 và bán chạy
những khách sộp không chấp nhận chip nếu không có nguồn hai: bấy giờ, công suất sản xuất bán dẫn trở nên ngày càng đắt đỏ - việc này không dễ
ban đầu Intel có nguồn nội địa cho 8086: từ hãng Mostek ở bang Texas
năm 1980 giám đốc điều hành của Mostek thông báo cho Intel rằng sẽ bỏ hợp đồng nguồn hai và sẽ làm với Motorola
bấy giờ Intel mới giành được hợp đồng với một công ty 'nổi loạn' bên trong IBM cho một sản phẩm 'đồ chơi' sau rốt đã trở thành máy tính cá nhân
tháng 8 năm 1981 máy tính cá nhân IBM ra mắt và nhận được chào đón vượt kỳ vọng: người ta đăng ký mua trước hàng tháng - phòng mua sắm của IBM thúc giục Intel tìm nguồn hai trong nước
Intel ký hợp đồng với Siemens ở Đức và Fujitsu ở Nhật Bản nhưng cả hai đều không làm được 8086 hay phiên bản tương tự 8088
IBM đề nghị AMD nhưng bấy giờ hãng đang làm với Zilog: cho nên Bob Noyce đi gặp Jerry Sanders để tán chuyện
tháng 10 năm 1981 AMD và Intel tuyên bố hợp đồng nguồn hai: căn bản mở rộng hiệp ước trao đổi bằng sáng chế năm 1976 - sẽ kéo dài đến năm 1992
hợp đồng là một trao đổi hai bên cùng có lợi những sản phẩm dựa trên độ phức tạp và nỗ lực thiết kế: được định nghĩa bởi một công thức - mục tiêu là đảm bảo cho Intel có nguồn hai lập tức mà không cần vứt đi toàn bộ "tủ chén"

Murmurs của Intel
hợp đồng nguồn hai đáng lẽ kéo dài một thập kỷ nhưng chỉ ít năm đã phát sinh vấn đề: hợp đồng cho 8086 dễ xử lý - AMD viết ngân phiếu và Intel chuyển sản phẩm qua để làm nguồn hai
năm 1984 Intel muốn AMD nguồn hai chip 80186 và 80286 không thành công lắm nhưng Intel buộc phải tìm nguồn hai: khi trao đổi, Intel nhận thấy không nhận được gì hay muốn gì từ phía AMD - nên Intel chỉnh sửa hợp đồng sang "cho vay" một số "điểm phức tạp" sẽ được hoàn trả thông qua phí bản quyền [royalty] cao hơn
đây là bắt đầu một tâm lý rằng AMD đang nhận được từ hợp đồng nhiều hơn Intel: AMD nhận bản quyền cho những sản phẩm càng lúc càng giá trị - những vi xử lý x86
trong khi Intel nhận bản quyền cho linh kiện ngoại vi [peripheral] không có triển vọng thị trường lắm

Nguồn đơn
tháng 10 năm 1985 ra mắt Intel 80386 [chip 386]
chip 186 và 286 là không phải sản phẩm tốt nhất trên thị trường nhưng 386 thì khác hẳn: không chỉ nhanh hơn 286 mà còn có một địa chỉ 32 bit có thể đáp ứng nhu cầu bộ nhớ cao hơn của giao diện đồ hoạ người dùng [graphic user interface] máy tính cá nhân
chip 386 trang bị cho Compaq Deskpro 386 một phiên bản máy tính cá nhân đã tiên phong toàn bộ ngành và thổi bay lĩnh vực máy tính cá nhân khỏi IBM
bấy giờ Intel quyết định không đề nghị nguồn hai 386: đã gây tranh cãi nội bộ, là một quyết định chiến lược lớn trong lịch sử bán dẫn - nền kinh tế bán dẫn đang thay đổi, gia công [fab] wafer tốn kém hơn và càng ngày càng bất hợp lý nếu cứ đưa không thiết kế cho các đối thủ

Xung đột đầu tiên
IBM muốn mang việc gia công vi xử lý vào làm nội bộ: không quan tâm đến 386 và đã tạo thiết kế riêng dựa vào một bản quyền mua từ 286
AMD không chào bán được gì mà Intel muốn để đổi lại lấy thiết kế 386: đại diện 2 công ty lời qua tiếng lại - AMD nói rằng sản phẩm của mình là hoàn toàn tốt và Intel bị "hội chứng kỳ thị đồ người ngoài phát minh" [not-invented-here]
Intel tin rằng sản phẩm AMD vô giá trị và AMD đang sản xuất những thứ quá phức tạp chỉ để đối phó với bài toán nhân tố độ phức tạp trong hợp đồng
nữa, chip 386 sẽ kiếm được nhiều tiền: tiếp lửa bởi ngành sao chép máy tính cá nhân, độc quyền làm 386 sẽ tạo hơn 1 tỷ đôla doanh thu cho Intel với biên lợi nhuận 80-90%

Một mối quan hệ rệu rã
tình anh em giữa hai công ty rơi rụng: giám đốc bán hàng Sanders hơi huênh hoang về Am286 - chọc tiết nhân viên Intel
năm 1987 Andy Grove tiếp quyền lãnh đạo Intel từ Bob Noyce
AMD kích hoạt một điều khoản trong hợp đồng để mang tranh chấp lên trước một trọng tài độc lập: phán xử chip 386 và 8087 là một bộ đồng xử lý toán học - Intel cố gằng tránh né
tháng 4 năm 1987 AMD gửi đơn thỉnh cầu toà án tối cao California ép buộc vụ xử trọng tài và toà án đã chấp thuận: phản ứng, Intel huỷ hợp đồng nguồn hai năm 1982 với một năm thông báo trước

Am386
vụ xử trọng tài đã kéo dài gần 5 năm: năm 1990 trọng tài viên trung lập là thẩm phán J.Barton Phelps đã nghỉ hưu - phán rằng Intel vi phạm hợp đồng năm 1982
có vẻ đã được phê chuẩn, AMD bán ra Am386 là một phiên bản kỹ thuật đảo ngược chip 386 của Intel
Intel tuyên bố là đã biết tin về chip này nhờ một trùng hợp ngẫu nhiên: AMD gửi tài liệu về Am386 cho giám đốc quảng cáo sản phẩm máy tính cá nhân - người đang nghỉ lại khách sạn Sunnyvale Hilton
báo chí đưa tên vị giám đốc là Mike Webb nhưng trên diễn đàn Reddit có người nói rằng đấy là bí danh: nhưng bấy giờ có tên Mike Webb từ AMD trên tin truyền thông điện tử - có thể tên Mike Webb thiệt
dù sao thì một nhân viên Intel trùng tên là một kỹ sư ứng dụng tại chỗ [field] cũng nghỉ lại Sunnyvale Hilton: 2 người cũng trả phòng cùng thời điểm - khách sạn nhận tài liệu Am386 và chuyển lại [forward] cho nhầm người là kỹ sư Intel
AMD không tin và nghi ngờ có gì không đúng hoặc gián điệp
dù sao Intel cũng biết rằng đối thủ sẽ mang một phiên bản 386 lên thị trường: lập tức kiện AMD cáo buộc đạo nhái tên sản phẩm
nhưng AMD đã có kinh nghiệm nguồn hai và một thẩm phán đã hậu thuẫn cho khẳng định của AMD rằng '386' là thuật ngữ chung chung
tháng 3 năm 1991 Am386 ra mắt thị trường: muộn 6 năm sau tiền nhiệm Intel
vụ án đã khiến Intel bỏ hoàn toàn tên lóng số: đổi tên thương hiệu chip thành Intel386 hay i386 - có thể được đăng ký bản quyền thương mại [trademark]
2 thế hệ sau đó Intel bắt đầu gọi loạt chip '86' bấy giờ là Pentium
đáng lẽ xong, Intel vẫn muốn tìm mọi phương tiện pháp lý để chặn AMD khỏi mang sản phẩm x86 ra thị trường

Microcode
mặc dù có những khía cạnh của phần cứng và phần mềm, Intel khăng khăng rằng ấy hoàn toàn là phần mềm và do đó được bảo vệ bởi quyền tác giả [copyright]
năm 1989 một thẩm phán đã phê chuẩn tuyên bố của Intel trong một vụ xử lớn
năm 1976 hãng máy tính NEC ở Nhật Bản đã ký một hợp đồng trao đổi bằng sáng chế với Intel: tương tự của AMD - sau đó NEC không chỉ gia công một thiết kế nguồn hai 8086 và 8088 mà còn làm vi xử lý tương thích Intel riêng là NEC V20 và V30
Intel khiếu nại: hợp đồng cho phép NEC sao chép phần cứng - nhưng microcode thì không
năm 1984 NEC và Intel ra toà và sau 5 năm toà phán rằng microcode có thể được bảo vệ quyền tác giả: mặc dù NEC không vi phạm quyền tác giả cụ thể ấy - Intel thua trận đánh đó nhưng thắng cả cuộc chiến
năm sau vụ xử NEC năm 1989, Intel khởi kiện quyền tác giả microcode chống lại AMD cho sản phẩm 80C287 là một bộ đồng xử lý toán học: hoạt động bên cạnh bộ xử lý 286
tháng 10 năm 1991 Intel khởi kiện AMD cáo buộc tương tự trong một nỗ lực để ngừng bán Am386
năm 1993 Intel khởi kiện microcode nữa chống AMD cho bộ xử lý Am486
AMD đã phát triển Am486 sử dụng cái gọi là những thủ tục "phòng sạch" hay "tường Trung Quốc": một cách để độc lập kỹ thuật đảo ngược một sản phẩm - trước đó được sử dụng bởi những nhà sản xuất sao chép máy tính cá nhân IBM để thành công tái hiện lại BIOS của máy tính cá nhân

6 vụ kiện
đầu thập niên 1990 Intel kiện AMD 3 vụ liên quan đến microcode cho bộ đồng xử lý toán học, bộ xử lý 386 và bộ xử lý 486
rồi 2 vụ AMD kiện Intel năm 1991 là một động thái chống độc quyền liên bang, cáo buộc Intel đang cố nắm vị thế độc quyền, và AMD kiện Intel năm 1992 là một vụ án cấp bang, cáo buộc Intel phá vỡ đạo luật cạnh tranh bất công của California vì yêu cầu phí bản quyền [royalty] bằng sáng chế từ các khách hàng nếu khách hàng mua một bộ vi xử lý AMD 386 và 486
vụ kiện này lan hậu quả lớn xuống chuỗi cung: cho ngành sản xuất máy tính và bo mạch chủ Đài Loan - AMD can thiệp và xoay xở ngăn được Intel ép buộc những hợp đồng độc quyền lên những nhà sản xuất này
rồi vụ kiện trọng tài phân xử hợp đồng nguồn hai năm 1982

Phán quyết trọng tài
Intel định lờ hợp đồng: từ chối bất cứ sản phẩm AMD nào đem ra trao đổi - giữ ý định ấy bí mật khỏi AMD
nhưng AMD cũng thất bại không theo kịp những xu hướng bán dẫn: Intel đúng khi nói rằng những sản phẩm của AMD bấy giờ không phải thứ Intel muốn
AMD cũng cung cấp cho Intel một chip mẫu cũ trong khi đã bán ra một mấu mới hơn lên thị trường
trong một buổi điều trần sau đó năm 1992, trọng tài đã phán cho AMD 15 triệu đôla cũng như một quyền vĩnh viễn, miễn phí bản quyền và không độc quyền cho chip 386 của Intel, và kéo dài hợp đồng năm 1982 thêm 2 năm
phán quyết cuối cùng ấy là định cho phép AMD bán 386 nhưng Intel kháng cáo phán quyết trọng tài lên toà: cho rằng trọng tài đã vượt quá thẩm quyền [boundry]
vụ án được chuyển qua hệ thống pháp luật trong nhiều năm, kịch tính và xoay chiều: toà án thượng tố California đã lật lại phán quyết trọng tài nhưng AMD kháng cáo...

Sau rốt, ra thị trường
vụ xử đã cho phép AMD sau rốt chào bán Am386: chiếc Am386DX bán chạy mặc dù muộn hơn Intel nửa thập kỷ - AMD gia công 386 sử dụng một nút tiến trình 0.8 micromet thay vì Intel sử dụng 1 micronmet nên cải thiện 20% hiệu năng, mát hơn và tiết kiệm điện năng 30% hơn đối thủ Intel
cuối năm 1992 AMD sản xuất 9.5 triệu chip ấy, thu 1 tỷ đôla doanh thu
quý một năm 1992 Intel hạ giá sản phẩm 386 của mình: AMD vượt mặt Motorola trở thành nhà sản xuất bán dẫn lớn nhì của ngành

Hoà giải
AMD chi 100 triệu đôla tiền pháp lý, đỉnh cao lên đến 25 triệu đôla mỗi năm
việc kinh doanh của AMD cuối thập niên 1980 đầu 1990 là không dễ: sa thải lớn và gần phá sản năm 1986
năm 1987 AMD vật lộn sát nhập với Monolithic Memories
thời gian dài không thể ra mắt Am386 đã khiến cổ phiếu AMD tụt còn 3.62 đôla tháng 10 năm 1990
có lúc suốt 2 tháng, những giám đốc cấp cao như Jerry Sanders đã phải ngồi lỳ ở phòng xử án nghe lời khai trước khi chạy đến văn phòng để họp
năm 1994 toà án tối cao California phê chuẩn quyết định năm 1992 của trọng tài sau 2 năm kháng cáo: Intel không còn lựa chọn pháp lý nào nữa
bấy giờ những chip 386 và 486 đã cũ, đã đến lúc sang Pentium
giám đốc kiện cáo của Intel đã nói: "Chúng ta gần như là đang kiện tụng cho một công nghệ lạc hậu"
tháng 1 năm 1995 hai công ty đã đàm phán một dàn xếp cho tất cả những cuộc tranh tụng toà án: Intel sẽ trả AMD 18 triệu đôla vì vi phạm hợp đồng, và AMD trả Intel 58 triệu đôla vì vi phạm một bằng sáng chế Intel

Kết
Jerry Sanders như thường lệ thì đáng lẽ sẽ mở tiệc ăn mừng, nhưng đêm đầu tiên sau vụ dàn xếp thì Jerry đã chọn cách ăn một cốc kem dâu ít béo ở căn hộ San Francisco
vụ dàn xếp toàn cầu đã trao cho AMD một bản quyền vĩnh viễn cho microcode trong những chip 386 và 486 của Intel nhưng AMD chẳng làm gì cả: không Pentium, không gì hết - AMD chính thức tự làm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét