Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2023
Trung-Việt và chiến dịch năm 1979 mở đầu chiến tranh biên giới
sáng 17 tháng 2 năm 1979 cộng hòa nhân dân Tàu bắt đầu bắn xuống cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngay sau đó 100 000 quân giải phóng Tàu PLA vượt biên giới vào Việt Nam.
Chiến tranh biên giới 17/2: Ông ê Kiên Thành nói về cha và ngày 17/2/1979 - VietNamNet
5 binh đoàn càn qua biên giới chiếm nhiều thành phố
Những vị cha già của các dân tộc
Tàu đã cung cấp viện trợ và nguồn lực trị giá gần 20 tỷ usd cho nỗ lực tham chiến Việt Nam đánh Hoa Kỳ, nhưng viện trợ cho Việt Nam ấy kèm theo một điều kiện là người Việt Nam không thể chấp nhận bất cứ viện trợ nào từ Liên Xô
Tàu, mặt khác, bị chọc giận bởi những gì họ nghĩ là Hà Nội thiếu lòng biết ơn được nhận những viện trợ đó. Thêm vào đó là xung đột biên giới và những vụ “dọn dẹp” tộc thiểu số Hán ở Việt Nam, Tàu của Đặng Tiểu Bình cảm thấy rằng người Việt đã trở nên kiêu căng vượt giới hạn và xứng đáng nhận một bài học cho tính xấc xược
Có lẽ điều này xác nhận ý nghĩ của người Việt rằng người Tàu sẽ vĩnh viễn đối xử với họ chỉ như một đối tác đàn em, nhưng ý tưởng đó hóa ra đã biến mất ở người Tàu (có lẽ sau 100 năm thua cuộc)
Trung Quốc và "Nỗi nhục trăm năm" khó rửa (ngaynay.vn)
Đổ thêm dầu vào mối quan hệ càng lúc càng hiềm thù giữa Tàu và Việt, đó là mong muốn của đảng Tàu +s được nồng ấm với phương tây và vứt bỏ Liên Xô lại phía sau.
Đảng Tàu +s giai đoạn đó nhìn Liên Xô mới là hiểm họa đối ngoại lớn nhất
Hai bên không bằng mặt với nhau từ lâu, kể từ tranh chấp giữa Mao và Khrushchev vì năm 1956 Khrushchev lên án Stalin trong bài diễn văn “The Secret Speech” hay “On the Cult of Personality and Its Consequences” – tạm dịch “về hội sùng bái trước một nhân cách cá nhân và hậu quả”
Speech to 20th Congress of the C.P.S.U. (marxists.org)
Liên Xô mặc dù thỉnh thoảng có cố gắng hâm nóng mối quan hệ, nhưng làm sao Tàu + có thể tin tưởng khi Liên Xô tiếp tục đóng quân chính quy ở biên giới và tổ chức diễn tập đạn thật ở đó.
Tháng 7 năm 1977 Đặng Tiểu Bình trỗi dậy là lãnh đạo tối cao – giữ tước danh phó chủ tịch đảng +s, phó chủ tịch quân ủy trung ương và trưởng bộ tướng tham mưu PLA (People’s Liberation Army – quân giải phóng nhân dân)
Đặng nẫng quyền lực từ Hoa Quốc Phong kế nhiệm chỉ định bởi Mao Trạch Đông trong một buổi họp đáng nhớ tháng 11 năm 1976 khi Trần Vân – chỉ huy kinh tế, thân cận với Đặng, là một trong 8 bô lão của đảng – có bài phát biểu hừng hực tố cáo những tội lỗi của phái cực hữu trong cuộc cách mạng văn hóa thảm hại
Một trong "Bát đại nguyên lão" của Đảng ******** Trung Quốc qua đời - Doanh nghiệp Việt Nam (doanhnghiepvn.vn)
Đặng ra lệnh quân đội hậu thuẫn cho bài diễn văn của Trần Vân và gió đã đổi chiều. Mao Trạch Đông lúc đó đã chết, giờ đến lượt những chính sách ông để lại, mọi đồng minh cũ của Mao bị ghẻ lạnh, phái lý tưởng cực hữu không còn giữ trụ trì quyền lực. Vây cánh đang trỗi dạy tin vào một cách tiếp cận trung dung hơn, tập trung vào hiện đại hóa kinh tế và mở cửa ra ngoài thế giới, đồng nghĩa với hâm nóng quan hệ với Hoa Kỳ lúc đó được xem là lãnh đạo toàn cầu vững chãi chan chứa đầy những kỹ thuật và ý tưởng.
Xâm lược và thuần phục người Việt có thể coi là biểu tượng cho cộng đồng thế giới thấy được một dấu hiệu nghiêm túc cho lòng thành thật của ý định Tàu, kẻ vạch ngăn cách đảng Tàu +s và đảng Việt +s
29/01/1979: Đặng và Carter ký thỏa thuận lịch sử (nghiencuuquocte.org)
Nó cũng chứng minh với cộng đồng thế giới rằng quân đội Tàu là đáng tin cậy đủ sức sát cánh với phương tây chống lại ảnh hưởng của Liên Xô
Chỉ là đoán mò, vì đây là quyết định và suy nghĩ của một mình Đặng Tiểu Bình – đã chết từ lâu – Đặng một tay lèo lái nỗ lực đánh Việt Nam và có vẻ như đã giữ lòng (thiếu lý trí) hiềm khích với người Việt. Và vì Đặng là lãnh đạo tối cao, không ai có quyền đặt câu hỏi phản bác
CUỘC CHIẾN (17/2/1979) DO TRUNG QUỐC PHÁT ĐỘNG: Là cuộc chiến tranh phi nghĩa, theo ý đồ cá nhân (cuuchienbinhtphcm.vn)
Chỉ như thế, cuộc chiến được tiến hành.
Chiến tranh
Lần xâm lược này vào Việt, Đặng đặc biệt chỉ huy quân đội chỉ giới hạn quy mô cuộc chiến và chỉ tìm cách đạt được những mục tiêu chính trị của Tàu, để giữ cho Tàu không bị sa lầy ở Việt Nam như người Mỹ, đồng thời tránh Liên Xô nảy ý định can thiệp
Biên giới phía Bắc 1979: 5 ý đồ của Trung Quốc khi tấn công Việt Nam (tuoitrethudo.com.vn)
Cuộc chiến được tổ chức làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Hai mũi quân: một đánh hai thành phố Cao Bằng và Lào Cai, mũi quân thứ hai cùng lúc đó đánh thành phố Đồng Đăng từ ngày 17 đến 25 tháng 2
Giai đoạn 2:
Hai mũi PLA sẽ đánh hợp quân vào Lạng Sơn từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3
Sau khi hai giai đoạn kết thúc, quân Tàu sẽ rút lui và tuyên bố chiến thắng
Chiến tranh bảo vệ biên giới 1979: Mỹ-Trung đã mặc cả những gì?(tiếp theo) - Infonet (vietnamnet.vn)
PLA đã điều động đâu đó 330 000 quân, chủ yếu tấn công đường bộ
Như đã nói, chỉ huy cấp cao Việt bị bất ngờ không nghĩ quân PLA lại đánh thật. Nhưng khi cỗ máy tuyên giáo Tàu đã chạy được nhiều tháng, liên tục gọi người Việt Nam là “những con chó của Liên Xô” và “Cuba của phía đông”, rồi một cuộc di tản khổng lồ 300 000 thường dân tản cư khỏi Hắc Long Giang và Tân Cương là khu vực biên giới giáp Liên Xô đề phòng một cuộc phản công từ Liên Xô vào mạn sườn – có lẽ đây là dấu hiệu lộ liễu nhất báo trước cuộc tấn công biên giới Việt
Quân chính quy Việt lúc đó ở xa biên giới, đang ở Campuchia. Những người ở lại thủ PLA là quân thường trực đâu đó 150 000 biên phòng và dân quân. Ban tư lệnh trung ương Tàu có vẻ đã lờ đi dân quân trong những đánh giá quân sự về khu vực này và do đó tưởng rằng họ sẽ có lợi thế áp đảo 8 chọi 1 trước người Việt.
Cuộc chiến chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979 - VietNamNet
Chỉ ít ngày tham chiến, PLA sớm nhận ra rằng quân địa phương Việt Nam cũng được huấn luyện bài bản và trang bị ngon lành, tỷ lệ áp đảo chỉ 2 chọi 1, thực sự là không đủ nếu muốn chinh phạt một tỉnh bởi vì quân phòng thủ còn có dân bản địa hỗ trợ.
Du kích
5h sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979 một loạt đạn pháo bất ngờ nã xuống dọc biên giới Trung Việt, theo sau đó 100 000 lính và đơn vị xe tăng tiến qua biên giới, nhắm hướng các thành phố là Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai
Lào Cai là điểm trung chuyển đặc biệt vì có ga xe lửa chạy đến Hà Nội
Không có không quân hỗ trợ vì Đặng và ban trung ương giới hạn máy bay chỉ được trong không phận Tàu. Ban trung ương cũng cấm sĩ quan cấp trung và cấp thấp không được tự ý điều chỉnh hay tùy cơ ứng biến, PLA bị buộc tiến lên từng biển thịt người đè tới
Có một loại binh pháp vô địch gọi là 'tùy cơ ứng biến' - DKN News
Chiến lược biển người thực ra khá hiệu quả, nếu bạn không thấy phiền chứng kiến hàng nghìn đồng đội thiệt mạng
Trung Quốc dùng chiến thuật 'biển người' vào năm 1979 như thế nào? - Xã hội - ZINGNEWS.VN
Nhờ số lượng lớn, PLA tiến được 16 km vào lãnh thổ Việt và chiếm nhiều thị xã biên giới, vượt sông tiến về Lào Cai, trên đường đi chiếm được hai thị xã nữa trước khi đến thành phố Đồng Đăng và gặp trung đoàn quân thường trực đầu tiên của Việt Nam “trung đoàn hổ bay”
Ngày 20 tháng 2 Bắc Kinh mới công khai cuộc chiến, thông báo rằng họ đã gây thiệt hại “rất nặng nề” cho người Việt. Theo họ, khoảng 10 000 người Việt chết hoặc bị thương, so với 2-3000 phía Tàu
Thực tế người Tàu cũng chịu thiệt hại nặng, PLA sớm nhận ra chuyện người Mỹ đã biết sau hai thập niên ở Việt Nam, vào rừng đánh nhau là khó
This is why the North Vietnamese were so deadly in jungle combat - We Are The Mighty
PLA không được huấn luyện kỹ cho những điều kiện này và chịu thương vong nặng từ lối đánh đào hào / chui rừng, đặt bẫy, bãi mìn và hầm chông tre
Người Việt vốn đã củng cố các tỉnh biên giới bằng hầm, hang, hào và dân quân đã được đào tạo để sử dụng chúng. Mưa xuống lụt lội và PLA phải dùng ngựa và lừa để vận chuyển hàng hóa vũ khí qua những con đường lầy lội và núi sỏi đá. Lính bộ buộc mình vào xe tăng để không bị ngã, trở thành tâm bắn lý tưởng cho kẻ địch phục kích.
Đơn vị xe tăng đặc biệt thiệt hại nặng – 87% chịu tổn thất
Dù sao PLA cũng tiến chiếm được Lào Cai, có ga xe lửa, và Cao Bằng
Chiến trường
Ngày 21 và 22 tháng 2 Tàu và Việt được tiếp viện và đổ về Lạng Sơn, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt nhất
Chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc 1979 - Thắng lợi và bài học lịch sử - Đoàn thanh niên Tỉnh Hà Tĩnh (tinhdoanhatinh.vn)
Lạng Sơn chỉ cách Hà Nội 137 km, phía bắc là vùng núi hiểm trở, phía nam là đồng bằng rộng mở. Hai mũi PLA tiếp cận thành phố từ Đồng Đăng và Lộc Bình, cắt mọi con đường giao thông.
Khi Mao còn sống, chiến lược này dành khi đánh thành thị là để trước hết chiếm đóng ngoại thành xung quanh thành phố để đảm bảo quân mình không bị sa lầy một khi đánh vào.
PLA theo chiến lược này ở Lạng Sơn, từ ngày 2 tháng 3 bao vây gần hết thành phố, hàng nghìn xác chết vứt ra đường lộ là thương vong cả hai phía
Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc: Việt Nam tự vệ chính đáng - Báo Công an Nhân dân điện tử (cand.com.vn)
Ngày 3 tháng 3 PLA đánh nốt núi Khua Ma Sơn phía nam ??? vẫn với chiến lược đẩy loạt xe tăng và bộ binh tràn lên dốc một ngọn đồi công sự, hiệu quả đúng như kế hoạch ngọn đồi bị chiếm chỉ trong 10 phút, sau đó thổi bay vị trí đặt pháo binh Việt Nam cạnh đấy và hoàn toàn vây ráp và chiếm Lạng Sơn
Kết thúc
Đặng và chỉ huy cấp cao ngay từ đầu của cuộc tấn công đã nhấn mạnh rằng chiến dịch thăm thú này sẽ không diễn ra lâu. Họ công khai tuyên bố đây là chiến tranh hạn chế
chiến tranh hạn chế(chiến tranh hạn chế) (Quân đội) - Mimir Bách khoa toàn thư (mimirbook.com)
ngày 23 tháng 2 một tuần sau khi bắt đầu cuộc tấn công, các đại sứ và nhà báo được thông báo là cuộc chiến sẽ chỉ tiếp diễn thêm “khoảng 1 tuần”, “khoảng 10 ngày” và “chỉ ít hôm nữa”
Đặng biết rằng nếu chiến tranh bị kéo dài sẽ lôi các siêu cường vào và thực sự muốn Liên Xô không can thiệp, ý định này đã thành công vì Liên Xô đến cuối cùng đã đứng ngoài miễn là quy mô cuộc chiến được giữ “hạn chế”
Thời cơ và thách thức từ những biến chuyển của tình hình thế giới | Tạp chí Tuyên giáo (tuyengiao.vn)
Ngày 5 tháng 3 là “một tuần” sau những thông báo hôm 23 tháng 2, Bắc Kinh tuyên bố: “đã tiến sâu được 48 đến 129 km, chiếm thủ phủ Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai và 17 vùng ngoại ô và thành thị, và gây thiệt hại nặng cho 4 sư đoàn quân thường trực và 10 trung đoàn địch.”
42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc: Dấu mốc hào hùng mãi khắc ghi | Ban Dân vận Trung ương (danvan.vn)
Mục tiêu chính trị của đảng đã thành tựu và PLA bắt đầu rút.
Phía Việt Nam quyết định không leo thang tình hình và cho phép đối phương trật tự rút lui.
Nói lời phải giữ lấy lời
Đảng ở đây đã giữ uy tín với lời nói của mình. Các tướng hay diều hâu chính quyền có thể đơn giản nhấn chìm vào một cuộc xung đột lớn hơn.
Bao nhiêu lính chết để giành được phần lãnh thổ này và giờ đi trả lại cho đối phương?
Họ giữ lời.
Chiến thuật quân sự PLA
Đặng là một lãnh đạo chính trị khác Mao, nhưng là lãnh đạo quân sự thì lại dùng chung chiến lược, đó là hủy diệt lực lượng địch, thường bằng cách vây quanh đối phương.
Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 (vnexpress.net)
Một trong những tướng cấp cao trong cuộc chiến kể rằng ban lãnh đạo trung ương có bảo ông cứ “lấy dao mổ trâu cắt tiết gà”
Nhưng khi ban trung ương tin rằng họ có thể chộp được lợi thế chiến lược, thì họ sẽ chấp nhận tổn thất nặng nề. Ngay cả khi sức phòng thủ Việt Nam có vẻ đã được củng cố vững chắc, họ đẩy bộ binh lên giáp lá cà diện rộng để chiếm địa điểm đó – nghe không vui tí nào.
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách - VietNamNet
Tác giả đã đọc vài sách về chiến tranh Việt Nam và bị choáng bởi mức độ tàn ác và dã man khi đánh cận chiến với người Việt. Chỉ huy quân Tàu lúc đó liên tục yêu cầu không quân nem bom trợ giúp nhưng ban trung ương đã hạn chế máy bay chỉ bay trên không phận Tàu vì lý do chính trị. Do đó bộ binh phải tự xoay xở và kết quả chịu thương vong nặng nề
Nhiều nguồn dữ liệu về số thương vong quân PLA hứng chịu
Bắc Kinh đầu tiên nói 20 000 chết hoặc bị thương trong 3 tuần đánh nhau
Hà Nội nói họ gây ra khoảng 42 000 thương vong cho Tàu
Nguồn khác ước tính 25 000 lính PLA chết và hơn 37 000 bị thương
Nguồn khác nữa nói chỉ 6900 chết
Tường tận chiến thuật biển người thương hiệu một thời của TQ (kienthuc.net.vn)
Mỹ chết hoặc bị thương 356 962 trong vòng 20 năm, có lẽ PLA sẽ đạt số thương vong ấy chỉ trong một năm
Trình độ quân đội PLA
Chúng ta chỉ có thể biết được Tàu tuyên bố đã giành thắng lợi
Nhưng cả quan chức đảng ghi chép lại cũng thừa nhận rằng PLA kém cỏi kể cả trong những hoạt động thường vụ. Chiến hoạch gia quân đội kiêu ngạo tuyên bố có thể chiếm Hà Nội chỉ trong một tuần, thực tế đã mất 16 ngày và điều động 10 sư đoàn mới tiến quân được 1/3 khoảng cách ấy, còn chưa phải đối mặt quân chính quy Việt
Vũ khí lạc hậu, chiến thuật lạc hậu từ thời Mao, nhuệ khí thấp
Cơ cấu chỉ huy từ trên xuống khiến binh lính cảm thấy tính mạng của họ bị lãng phí và tài liệu ghi chép lại rằng: trong cuộc chiến, một số đơn vị quân PLA đã bị “ép buộc” phải tiến lên – không rõ lắm là sao
Trung Quốc dùng chiến thuật 'biển người' vào năm 1979 như thế nào? (danviet.vn)
Hiện tại PLA đã khác nhiều. Nhưng cuộc chiến cho ta thấy được cách đảng Tàu +s nhìn nhận chiến tranh.
Với đảng Tàu +s thì chiến tranh và quân giải phóng nhân dân PLA là những công cụ phục vụ những mục tiêu chính trị của đảng
Nếu đảng có thể đạt được những mục tiêu chính trị đó, thì quân giải phóng nhân dân PLA cũng đã thành công, mặc kệ bản thân đội quân có đánh tốt hay không và bao nhiêu lính bị thương hoặc chết.
10 điều ít biết về trận chiến Berlin giữa Hồng quân và phát xít Đức | VOV.VN
Chiến thuật của Hồng quân cũng giống thế, ném lính vào, và chờ xem kết quả.
Cuối cùng, đảng Tàu tin rằng đã gửi đi thông điệp đến đảng Việt Nam và quân giải phóng nhân dân PLA đã hoàn thành nhiệm vụ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét