thập niên 1970 và 1980 bàn tán về sự thăng tiến bán dẫn Nhật Bản đã mở mang tầm mắt cho những nhà làm chính sách châu Âu thấy được họ đang tụt hậu như thế nào trong sản xuất bán dẫn
năm 1980 các hãng sản xuất châu Âu chỉ chiếm 13% thị phần doanh thu bán dẫn toàn cầu
từ năm 1981 đến 1985 tỷ lệ đã giảm còn 10%
năm 1985 hãng sản xuất bán dẫn lớn nhất châu Âu là Philips chỉ xếp hạng 10 toàn cầu: hai phần ba sản lượng của Philips là từ công ty con Signetics ở Mỹ
năm 1985 58.7% tiêu thụ bán dẫn châu Âu là hàng nhập khẩu: không có quốc gia nào trong số 4 nước sản xuất bán dẫn hàng đầu là tự túc [self-sufficient]
thập niên 1980 cộng đồng châu Âu đã thử một loạt những chính sách xuyên châu Âu để hồi sinh ngành sản xuất bán dẫn
Lý do
thập niên 1970 châu Âu tin rằng các hãng sản xuất IT của mình bị lạc hậu trên thị trường thế giới vì thiếu tiếp cận trực tiếp với những chip đẳng-cấp-thế-giới
trong số ấy, một thị trường quan trọng là thế hệ mới những hệ thống điện toán [computer]: cuối thập niên 1970 người ta bàn tán về tiềm năng mà những hệ thống tích hợp quy mô rất lớn [VLSI very large scale integration] sẽ ảnh hưởng nền kinh tế - những sản phẩm chỉ có thể hiện thực hoá nhờ những tiến bộ đang gia tăng của sản xuất bán dẫn tiên tiến
nó giống như ngày nay, một quốc gia không thể làm ra được một cải tiển tầm cỡ như ChatGPT mà không được tiếp cận những thẻ đồ hoạ Nvidia tiên tiến nhất, vậy
hơn nữa, châu Âu bị phụ thuộc hàng nhập khẩu thì không chỉ đe doạ chiến lược: giảm kiểm soát châu Âu lên kế hoạch công nghệ - mà còn đe doạ vị thế của ngành
Lý lịch ngành
khó khăn thứ nhất là những thị trường hàng đầu châu Âu thiếu những động lực lớn: linh kiện bán dẫn là để trang bị những hệ thống lớn hơn, nên bị định hình bởi nhu cầu thị trường
thập niên 1970 và 1980 nhu cầu lớn là máy điện toán, viễn thông, công nghiệp, chính phủ và quân đội: châu Âu có thị trường ô tô và công nghiệp tốt nhưng các hãng điện toán châu Âu thì chào thua IBM và các thị trường quân sự thua kém của Mỹ, còn thị trường viễn thông thì phân mảnh
Nhật Bản và Mỹ chiếm thị phần lớn ngành mạch tích hợp: là những sản phẩm chip mũi nhọn, cần thiết cho sản xuất VLSI
mặt khác, sản xuất của châu Âu là cho những chip rời hoặc tín hiệu tuần tự [analog] cổ điển hơn
Ám ảnh mong muốn những tập đoàn quốc gia
từ hậu thế chiến 2 đến thập niên 1970 các nước châu Âu đã cổ gắng tạo nên những tập đoàn quốc gia khắp nhiều lĩnh vực
ở ngành điện toán và bán dẫn, các nhà làm chính sách tin rằng các hãng nội địa châu Âu cần thêm quy mô để cạnh tranh với các hãng Mỹ
các chính phủ đã ưu đãi và tài trợ nghiên cứu phát triển: nhưng nhiều tập đoàn ấy đã không thể cạnh tranh bên ngoài thị trường nước nhà và lĩnh vực chuyên môn chính - các nhà làm chính sách đã đánh giá thấp độ khó để dàn xếp những hợp tác kinh doanh sao cho hiệu quả
nhìn vào lịch sử, bao nhiêu thương vụ mua bán sáp nhập lớn đã mang lại hiệu quả? Phần lớn những thương vụ đã, sau rốt, phá huỷ thay vì tạo thêm giá trị cho các cổ đông
thêm nữa, những tập đoàn quốc gia ấy đã bị phụ thuộc vào những nhà hậu thuẫn chính phủ: nghĩa là can thiệp trực tiếp để duy trì những mục tiêu chính trị nhất định
ví dụ chính phủ Anh yêu cầu công nghệ Anh được giữ lại trong tay người Anh
cuối cùng, các tập đoàn cũng thường trở thành nạn nhân của đặc điểm 'đen tối' của chính mình: thoả thuận chia sẻ thị trường, thay vì cạnh tranh - ví dụ ở Pháp năm 1969 hai tập đoàn Compagnie Generale d'Electricite [CGE] hiện nay là Alstrom và Thompson đã dàn xếp phiên bản hiệp ước Yalta riêng và đồng ý không cạnh tranh lẫn nhau ở những lĩnh vực nhất định
Những tập đoàn quốc gia nổi bật
ở Ý có SGS, Pháp có Thomson và ở Anh có Inmos
năm 1987 SGS sáp nhập Thomson và sau này công ty SGS-Thomson cũng mua lại Inmos và ngày nay SGS-Thomson đã đổi tên là STMicroelectronics
năm 2022 STMicroelectronics tạo được 16 tỷ đôla doanh thu và đạt 4 tỷ đôla lợi nhuận: thị trường chính là ô tô và vi điều khiển
dù sao thì quý 4 năm 2022 TSMC kiếm được doanh thu và lợi nhuận cao hơn STMicroelectronics kiếm cả năm 2022
ESPRIT
sau thất bại bị thừa nhận rộng rãi của chính sách tập đoàn quốc gia, cộng đồng châu Âu thử hướng mới: thúc giục bởi Etienne Davignon người Bỉ là uỷ viên hội đồng châu Âu cho thị trường nội khu vực
năm 1983 cộng đồng châu Âu ra mắt chương trình chiến lược châu Âu cho nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin [ESPRIT Europe strategic program for research and development in information technology] - lý do là bất chấp châu Âu vẫn mạnh khả năng nghiên cứu hàn lâm nhưng ngành công nghiệp thì vẫn gặp khó hiện thực hoá nghiên cứu ấy ra thị trường
nghiên cứu phát triển châu Âu chỉ chiếm 2% GDP, tụt hậu so với Nhật Bản và Mỹ là 3%
và các công ty châu Âu cạnh tranh nhau, gây những nỗ lực lãng phí và lặp lại
năm 1979-1980 Davignon tập hợp các lãnh đạo của 12 hãng IT và điện tử lớn nhất châu Âu để thảo luận ngắn ý tưởng tạo nên một phiên bản Airbus cho ngành bán dẫn: sau rốt chỉ thống nhất ở ý tưởng hợp tác nghiên cứu xuyên châu Âu
ESPRIT tìm cách chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các hãng châu Âu và khiến các hãng hợp tác nhau: mục tiêu là sánh ngang khả năng bán dẫn với Mỹ và Nhật trong 10 năm kế
ESPRIT tài trợ những dự án của mọi thể loại doanh nghiệp và trường đại học: bất kể công nghệ, công cụ sản xuất và tiêu chuẩn quốc tế nào - phần lớn nhưng không phải đều liên quan đến vi điện tử
để tránh vi phạm những luật canh tranh thương mại, không sản phẩm sắp-thương-mại-hoá nào được tài trợ
Kết quả ESPRIT
bấy giờ các nhà làm chính sách cộng đồng châu Âu coi ESPRIT là một trong 2 nhân tố của một chính sách lớn hơn: thứ hai là tạo nên một thị trường độc nhất, thống nhất châu Âu - để cải thiện khả năng cạnh tranh của các công ty
tích cực là các hãng châu Âu đã cải thiện được chuyên môn kỹ thuật, hợp tác lẫn nhau thay vì một đối tác nước ngoài: ESPRIT đã có những cải tiến ở những lĩnh vực như hệ thống liên lạc sóng milimet, công nghệ vật liệu và sợi cáp quang - thành công ấy đã truyền cảm hứng cho những chương trình khác, cụ thể cho viễn thông và công nghệ sinh học
nhưng những công nghệ được nghiên cứu thì quá 'cao' trên chuỗi phát triển để có thể gây ảnh hưởng thực sự trên thị trường: và mặc dù những lượt ESPRIT sau đã cố khắc phục, ít công nghệ nào, sau rốt, được ra mắt thị trường
thêm nữa, mặc dù một số lớn dự án đã đầu tư vào những doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần lớn là đầu tư vào 12 doanh nghiệp lớn đã gặp gỡ với Davignon
EUREKA
năm 1985 tổng thống Mitterrand lần đầu đề xuất chương trình EUREKA để chủ yếu đáp trả chương trình phòng thủ chiến lược của Mỹ có tham vọng bắn hạ tên lửa đạn đạo
khác với những dự án ESPRIT thì những dự án EUREKA sẽ tập trung vào những sản phẩm gần với thương mại hoá hơn
sau khi ý tưởng ra đời, các nhà làm chính sách đã mất cả năm trời tranh luận chi tiết: dự án được mở rộng qua nhiều chính phủ bên ngoài châu Âu, trong đó có những chính phủ miền trung và đông Âu
nhiều người chỉ trích ESPRIT là một chương trình chi tiêu công quá hào phóng: ban phát nguồn lực công 'dàn mỏng' ra khắp nhiều mảng công nghệ và lôi kéo những công ty tư nhân vào những trợ cấp chính phủ - đến lượt EUREKA có vẻ đi theo vết xe đổ ấy
tính đến năm 1997 đã có gần 1200 dự án EUREKA dang dở hoặc đã xong, nhận tổng cộng 16.7 tỷ euro: phần lớn có liên quan đến chương trình hợp tác châu Âu silic kích cỡ nhỏ hơn micromét [JESSI joint Europe silicon submicron initiative] thất bại không tạo được chip DRAM mới nhất
ngoài JESSI thì chỉ còn những dự án nhỏ thiếu kinh phí: những dự án mà trách nhiệm và tính minh bạch thì khó xác định được
Bảo hộ
những quốc gia có thị trường nội địa lớn như Pháp đã từ lâu bảo vệ phần thị trường ấy cho những tập đoàn quốc gia riêng
nhưng những quốc gia nhỏ như ở tiểu vùng Scandinavia và liên minh Benelux thì không có ưu thế ấy: công đồng châu Âu tìm cách lan rộng những bảo hộ ra khắp khu vực
Thomson của Pháp đã đề nghị tăng thuế nhập khẩu lên hàng điện tử nước ngoài để bảo vệ những hãng điện tử tiêu dùng nội địa sẽ mua sản phẩm vi điện tử
năm 1986 cộng đồng châu Âu tăng thuế nhập khẩu đánh vào đầu máy video [VCR] trước làn sóng hàng nhập từ Nhật Bản, tuy nhiên châu Âu cũng giảm thuế nhập khẩu đài phát thanh và máy tính [calculator] để nhượng bộ Nhật Bản
châu Âu giảm thuế nhập khẩu lên đồ bán dẫn thành phẩm từ 17% về còn 14% nhưng không quan trọng vì suốt thập niên 1980 thuế nhập khẩu châu Âu lên những đĩa wafer thành phẩm chưa cắt thành chip vẫn là 9% đã khuyến khích các hãng sản xuất nước ngoài chỉ nhập khẩu wafer hoàn thiện và làm việc đóng gói [package] chip trong nước [onshore] tại châu Âu
năm 1987 cộng đồng châu Âu đâm đơn khởi kiện chống bán phá giá chống ngành DRAM Nhật Bản: năm 1989 một hiệp ước đã được dàn xếp, tạo ra một mức 'giá sàn'
nhưng các hãng điện toán châu Âu là những hãng tiêu thụ DRAM thì mạnh mẽ phản đối dàn xếp trên: họ muốn giá DRAM thấp nhất và đã tranh cãi tiếp đến năm 1990 khi Nhật Bản đồng ý tự thực hiện tiết chế giá bán - nhưng bấy giờ thì bán dẫn Nhật Bản đã bắt đầu suy thoái và các hãng Hàn Quốc đang bắt đầu thăng tiến trong ngành bộ nhớ
Cuối thập niên 1980
năm 1991 thị phần bán dẫn của các hãng sản xuất châu Âu chỉ còn 10%
hơn 80% sản xuất bán dẫn châu Âu là từ Tây Đức, Pháp, Ý và Anh: nửa cuối thập niên 1980 sản xuất bán dẫn Tây Đức suy giảm vì khả năng cạnh tranh của tập đoàn Siemens suy giảm
hãng điện tử Philips lâm vào khủng hoảng tài chính và quản trị
ở Anh hãng Fujitsu của Nhật Bản tiếp quản tập đoàn ICL - ví dụ như thế gây khó thêm cho các nhà làm chính sách châu Âu có thể thực thi chính sách vì họ muốn hạn chế ủng hộ cộng đồng châu Âu chỉ cho các công ty châu Âu: không có công ty mới, ủng hộ ấy đã càng hiếm hoi
năm 1984 Mega-Projekt là hợp tác Siemens và Philips cùng sản xuất DRAM thế hệ mới: đã phản ánh rõ hụt hơi của những tập đoàn điện tử lâu đời
Lỡ cơ hội
thập niên 1980 ngành bán dẫn Nhật Bản sụp đổ, các tập đoàn bán dẫn Đài Loan và Hàn Quốc trỗi dậy: năm 1986 Samsung bắt đầu ăn phần các hãng Nhật và năm 1987 thành lập TSMC
thập niên 1980 cũng chứng kiến cuộc chuyển đổi công nghệ lớn trong ngành thiết bị sản xuất bán dẫn: Intel thất bại không thành thạo được những máy quang khắc mới nhất "stepper" nên đã suy giảm từ năm 1979 đến 1985
Samsung vét thị trường bộ nhớ, Intel vét thị trường chip vi xử lý máy tính cá nhân và TSMC ra mắt mô hình kinh doanh xưởng fab độc lập
điểm sáng duy nhất của châu Âu là hãng ASML của Hà Lan bán tất cả máy quang khắc cho châu Á và Mỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét