Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Hàn Quốc phát triển ngành đóng tàu

năm 1975 sản lượng đóng tàu Hàn Quốc chỉ bằng 1 phần 6 của Tây Đức
năm 1990 sản lượng đóng tàu Hàn Quốc cao hơn cả châu Âu
năm 2023 Hàn Quốc là một trong 3 quốc gia thống lĩnh ngành đóng tàu toàn cầu, nhì là Trung Quốc rồi đến Nhật Bản
tàu biển là một trong những hàng xuất khẩu chủ lực Hàn Quốc, bên cạnh ôtô và linh kiện bán dẫn

Lịch sử ngành đóng tàu
đầu thế kỷ 1800 Mỹ là nước đóng tàu hàng đầu thế giới vì phần lớn tàu biển vẫn làm bằng gỗ và Mỹ có nhiều rừng
từ thập niên 1850 vị thế đứng đầu đã chuyển sang Anh: chạy đua vũ trang hải quân với Hà Lan và mất đi nguồn gỗ rừng của Mỹ vì 13 thuộc địa Mỹ tuyên bố độc lập, người Anh đã hướng sang thuyền kim loại
suốt một thế kỷ trước thế chiến 2, Anh chế tạo thuyền thép chạy hơi nước tốt nhất thế giới: năm 1882 vương quốc Anh chiếm 80% thị phần đóng tàu toàn cầu
chiếc RMS Titanic được đóng ở cảng Belfast miền bắc Ireland vương quốc Anh
thế chiến 2, vị thế đứng đầu lại chuyển sang Mỹ, tối ưu hoá những kỹ thuật hàn mới để đóng tàu nhanh hơn trước: từ năm 1940 đến 1945 Mỹ chế tạo 90% tàu biển thế giới
hậu thế chiến, vị thế đứng đầu chuyển sang Nhật Bản: nhiều tàu biển của Nhật Bản đã bị chiến tranh phá huỷ, trong khi quốc đảo phụ thuộc vào giao thương đường biển, nên chính phủ Nhật Bản công khai tập trung vào khôi phục hạm đội
nỗ lực Nhật Bản được trợ giúp bởi những quỹ tái thiết kinh tế Mỹ và chiến tranh Triều Tiên
năm 1974 các hãng đóng tàu Nhật Bản chiếm 40% thị phần trong số 28370 đơn hàng

Hàn Quốc trỗi dậy
địa lý Triều Tiên bị vây quanh bởi 3 mặt biển và 1 con sông
lịch sử Triều Tiên đã liên tục so kè sức mạnh hải quân với Trung Quốc và Nhật Bản nên người Triều Tiên đã có kinh nghiệm đóng tàu phức tạp cho mục đích chiến đấu
đế quốc Choson đã duy trì được sức mạnh hải quân thường trực đáng kể suốt 500 năm
năm 1597 trong trận hải chiến Myeongnyang, lực lượng nhỏ quân Triều Tiên đã đánh bại lực lượng lớn hơn nhiều của hải quân Nhật Bản xâm lược: năm 2014 sự kiện đã được dựng thành phim Đại thuỷ chiến
sự kiện đã không thể thành hiện thực nếu không có kỹ thuật đóng tàu thành thạo: những chiếc tàu như 'tàu con rùa' nổi tiếng giáp nặng và thiết kế truyền thống độc đáo, tàu dân sự như tàu vận tải và tàu chở hàng [carrier] có thể dài 19 mét và mang được 74 tấn

Hậu chiến tranh
năm 1895 hải quân giải tán, chấm dứt hầu hết việc đóng tàu lớn
trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ, các công ty đóng tàu Nhật Bản đã độc quyền ngành: người Nhật Bản chủ yếu chỉ đóng tàu cỡ nhỏ và vừa ở Hàn Quốc
hậu thế chiến 2, chính phủ Hàn Quốc tiếp quản những cơ sở và thiết bị sót lại để khởi nghiệp tập đoàn đóng tàu và kỹ thuật Hàn Quốc [KSEC - Korea shipbuilding and engineering corporation] trụ sở Busan trước đó khởi công bởi tập đoàn Mitsubishi năm 1937 phục vụ chiến tranh
thập niên 1960 thành tựu lớn của công ty KSEC là chuyển đổi sản xuất từ tàu gỗ sang thép
năm 1960 Hàn Quốc hạ thuỷ được 4224 tấn tiềm lực vận tải thì năm 1965 tăng lên thành 13788 tấn và đến năm 1970 đã là 39100 tấn
năm 1967 Hàn Quốc khánh thành chiếc tàu lớn nhất bấy giờ: một tàu thép 6000 tấn
năm 1969 Hàn Quốc xuất khẩu 20 tàu đánh bắt cá ngừ đại dương cho Đài Loan
sau đó KSEC phá sản và được tiếp quản bởi tập đoàn Hanjin sở hữu hãng hàng không Korean Air

Đóng tàu lớn
về ngành đóng tàu toàn cầu và chuỗi cung tàu lớn: trước tiên là thiết kế, công ty lắp ráp sẽ làm việc với khách hàng để quyết định xây dựng cái gì cũng như kế hoạch sản xuất và kỹ thuật [engineer]
đằng sau hậu trường, công ty lắp ráp sẽ liên lạc với các nhà cung cấp đàm phán về những vật phẩm quan trọng có thời gian sản xuất [lead time] lâu: động cơ, mạ thép và động cơ đẩy [propulsion]
hàng nghìn thép tấm được cắt, uốn và chuẩn bị cho lắp ráp: mang đến xưởng tàu, nơi ta sẽ ráp vào nhau trên những khối xây dựng [building block] để tạo nên thân tàu [hull]
sau đó ta sẽ trang bị cho thân tàu ấy hàng nghìn đường ống [pipe], cáp điện, nội thất và máy móc cần thiết để tàu hoạt động: tất cả cần kế hoạch vì làm lại sẽ rất khó
xong, ta giống thẳng [align] và hàn vào nhau nhiều bộ phận đã làm [fabricate] sẵn trong đó có đường ống [piping]
trước đây, người ta thường sơn toàn bộ trong giai đoạn cuối cùng nhưng ngày nay vì trở thành "nút nghẽn cổ chai" cho công đoạn sản xuất nên người ta làm việc sơn phủ [coat] và sơn ngoài [paint] xen suốt toàn bộ tiến trình
cuối cùng, người ta xả nước vào cầu cảng để thử khả năng nổi của tàu thành phẩm
nổi thành công, tàu sẽ được chạy thử: ta khởi động nhiều hệ thống để kiểm tra xem liệu chúng có vận hành đúng như thiết kế kỹ thuật [specification] hay không

Xưởng đóng tàu
đóng tàu là ngành lắp ráp: tức là phần lớn giá trị của tàu thành phẩm thì không phải từ xưởng tàu mà từ những nhà cung cấp
ngoài trừ Mỹ, chỉ 20-30% giá trị cuối của tàu là tới từ xưởng tàu
nhưng việc lắp ráp ở xưởng đóng tàu cũng không dễ: tàu lớn có rất nhiều bộ phận - một tàu nghiên cứu có thể có 550 000 bộ phận
một du thuyền có thể có 900 000 bộ phận
xưởng tàu phải phát triển những hệ thống điều phối và quản lý đáng kể

Những chính sách mới
thập niên 1960 chính phủ Phác Chính Hy ra chính sách xúc tiến công nghiệp nặng và hoá chất
chính phủ trao trợ cấp cho các hãng tàu và miễn thuế nhập khẩu cho thiết bị đóng tàu
năm 1968 chính phủ được những giám đốc nghỉ hưu của Nippon Steel tư vấn chuyên môn và được Nhật Bản đền bù thiệt hại chiến tranh: đã thành lập công ty sắt thép Pohang [POSCO - Pohang iron and steel]
năm 2021 theo sản lượng thì POSCO là hãng thép lớn thứ 6 thế giới
năm 1971 KSEC nhận một đơn hàng 6 tàu chở dầu với công suất 2-3 vạn tấn
năm 1973 chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu công khai là năm 1976 sẽ có 3 xưởng tàu có thể sản xuất công suất gộp 1 triệu tấn, và năm 1980 sẽ đáp ứng được nhu cầu nội địa và xuất khẩu 3.2 triệu tấn công suất tàu

Hyundai
công ty công nghiệp nặng Hyundai là công ty con của tập đoàn Hyundai, chủ tịch Chung Ju-yung là một doanh nhân tích cực, bấy giờ Hyundai là chaebol lớn nhất Hàn Quốc, kinh doanh cả ôtô, kỹ thuật [engineer] và xây dựng
mới đầu Hyundai kế hoạch xây dựng 3 xưởng tàu cỡ vừa từ 15 đến 20 vạn tấn: sau khi xem xét, họ quyết định xây dựng một xưởng tàu siêu lớn công suất 1 triệu tấn và lựa chọn địa điểm ở vịnh Mipo của Ulsan để dễ tiếp cận nhiều vật liệu thô - trong đó có thép POSCO
năm 1972 công nghiệp nặng Hyundai giành được đơn hàng tàu biển đầu tiên: 2 tàu chở dầu thô cỡ rất lớn - mỗi chiếc công suất 26 vạn tấn - từ tài phiệt tàu biển George P.Livanos người Hy Lạp
hai khó khăn: một là vị tài phiệt Hy Lạp muốn tàu đóng chính xác giống như tàu mới được sản xuất bởi hãng Scott Lithgow ở Scotland
hai là công ty xây dựng Hyundai chưa hoàn thiện xưởng tàu: để tiết kiệm thời gian, công ty công nghiệp nặng Hyundai quyết định xây dựng cả tàu và xưởng cùng lúc

Tìm trợ giúp
cuối thập niên 1960 Chung Ju-yung đàm phán liên doanh với các công ty Nhật Bản và Na-uy nhưng không thành công: người Nhật Bản ngăn cấm chuyển giao những công nghệ đóng tàu và hàn cho Hàn Quốc
Chung Ju-yung cũng đàm phán một hợp đồng bản quyền độc quyền hơn với A.G.Weser của Tây Đức nhưng không thành vì vấn đề chi phí
sau rốt, họ liên lạc vương quốc Anh: năm 1971 Chung Ju-yung gặp cựu nghị sĩ Charles Brook Longbottom là chủ tịch doanh nghiệp xây dựng hải quân A&P Appledore ở Scotland, ngày nay tập đoàn A&P là công ty sửa chữa và chuyển đổi tàu biển lớn nhất vương quốc Anh
Appledore đề nghị đào tạo Hyundai cách thiết kế và phát triển một xưởng tàu cũng như cách bố trí nhân viên và vận hành: Appledore sẽ đích thân vẽ thiết kế xưởng đầu tiên và trao bản vẽ ấy cho Hyundai
với 2 tàu chở dầu thô 26 vạn tấn, Appledore đích thân liên lạc với Scott Lithgow là một trong 3 xưởng tàu duy nhất ở vương quốc Anh có khả năng xây dựng được chiếc tàu lớn như vậy
cuối tháng 3 năm 1972 Hyundai khởi công xưởng tàu Ulsan và chỉ ít tuần sau thì 70 kỹ sư bao gồm quản lý tầm trung và quản đốc được đào tạo từ những trường đại học danh tiếng Hàn Quốc đã đi Scotland đào tạo: hằng ngày gửi về báo cáo và thông tin để giúp xây dựng xưởng tàu Ulsan
một người Hàn Quốc nói: "chúng tôi đang cố gắng làm trong ít năm cái mà các nước phương tây đã mất nhiều năm làm"
để sao chép những tàu biển ấy, Hyundai sử dụng chính những bản vẽ của Scott Lithgow, sử dụng cùng những nhà cung cấp châu Âu và nhiều cũng những vật liệu thô ấy
Scott Lithgow đánh giá kích cỡ và độ dày của mỗi tấm thép, các kỹ sư của Scott Lithgow đã biết rằng họ đang đào tạo đối thủ cạnh tranh - một giám đốc nói: "nếu chúng ta không đào tạo họ thì ai đó khác cũng làm. Chúng ta đang... đóng góp cho tụt dốc tất yếu của chính ta."
mối quan hệ với người Scotland cũng mang người Nhật Bản vào: người Nhật Bản nhận ra rằng không ích gì nữa từ chối người Hàn Quốc - giờ từ chối thì chỉ là đang bỏ qua cơ hội kinh doanh
hãng đóng tàu Kawasaki đã góp sức vào dự án xây dựng

Thành công và khó khăn
nhưng Hyundai cũng không sao chép được tàu hoàn toàn: ta xây dựng tàu chở dầu thô cỡ lớn làm 2 nửa riêng biệt và sau đó ghép vào nhau
tàu đầu tiên cho Livanos là chiếc Nam tước Đại Tây Dương: khi ghép 2 nửa vào nhau, chúng không khớp - Hyundai thành lập một văn phòng thiết kế mới để giám sát xây dựng nhưng vấn đề tiếp diễn
mọi người làm thêm giờ từ 6 giờ sáng đến 3 giờ đêm, chiếc Nam tước Đại Tây Dương được chuyển cho khách vẫn trễ hạn và bị đẩy lùi lại từ tháng 10 năm 1973 sang tháng 2 năm 1974
chiếc thứ hai cũng giao hàng muộn
rồi khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã quét sạch nhu cầu cho tàu chở dầu cỡ lớn: kinh doanh đóng tàu ở Pháp, Na-uy, Thuỵ Điển và các nước châu Âu khác đã sụt giảm 90% từ đỉnh cao giữa thập niên 1970
Livanos từ chối nhận bàn giao, hai khách hàng nữa ở Hồng Kông và Nhật Bản cũng từ chối nhận hàng

Lợi thế chaebol
tập đoàn Hyundai khởi nghiệp công ty con vận tải biển Hyundai Merchant Marine phục vụ công ty con thương mại và có thể sử dụng những tàu mới ở trên
chính phủ Hàn Quốc thông qua một đạo luật yêu cầu tất cả chuyến hàng chở dầu thô đến Hàn Quốc phải được mang bởi những thuyền sở hữu Hàn Quốc
công ty công nghiệp nặng Hyundai cũng được hưởng lợi từ nhân lực làm trong tập đoàn Hyundai: công ty xây dựng Hyundai cung cấp giám sát viên tiền tuyến và đánh giá tính khả thi, công ty ôtô Hyundai triển khai kỹ sư để cắt giảm thời gian xuất lượng [tổng thời gian xử lý, di chuyển, chờ đợi và kiểm tra]
công ty công nghiệp nặng Hyundai tuyển dụng cựu nhân viên của Appledore để đào tạo kỹ thuật viên những kỹ năng như cắt bằng hơi hàn, đặt đường ống, tôn [sheet metal] và vẽ: công ty ký thêm hợp đồng chuyển giao với các công ty châu Âu
dần dà, công nghiệp nặng Hyundai có được năng lực tự chỉnh sửa thiết kế, sản xuất động cơ riêng và cải thiện cơ cấu chi phí
dần dà, công nghiệp nặng Hyundai cắt giảm được thời gian xuất lượng để kịp hạn giao hàng
năm 1973 tỷ lệ đạt của Hyundai trong thẩm tra tàu đã là 38.1% và đến năm 1976 tỷ lệ tăng thành 84.1% sánh ngang những xưởng tàu ở các nước đã phát triển

Những chaebol khác
tháng 12 năm 1978 Daewoo tiếp quản một xưởng tàu dang dở ở Okpo trước đó sở hữu bởi KSEC
với hỗ trợ chính phủ, năm 1981 xưởng Okpo hoàn thiện
tháng 9 năm 1979 Samsung mua lại hãng đóng tàu Koryo
Daewoo cũng hợp tác với Appledore của Scotland trong khi Samsung làm với Burmeister&Wain của Đan Mạch
từ năm 1976 đến 1985 ngành đóng tàu Hàn Quốc tăng trưởng 30% thường niên bất chấp những cú sốc dầu mỏ: thực ra, sốc giá dầu có lẽ đã giúp người Hàn Quốc chiếm thêm thị phần - vận tải biển lao đao đã quét sạch cạnh tranh quốc tế
năm 1985 thoả ước Plaza tăng giá đồng yên Nhật giúp tàu biển Hàn Quốc có lợi thế giá hơn nếu chỉ tính giá trị tiền tệ: tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn - Nhật Bản có hạm đội tàu buôn lớn hơn, năng suất lao động cao 60% hơn người Hàn Quốc và những xưởng thép tích hợp cũng hiệu quả không kém POSCO cuối thập niên 1970 rồi thập niên 1980
những hệ thống thu mua nội địa phủ sóng rộng của chính phủ Nhật Bản đã giữ cho nhu cầu địa phương khá ổn định: cho nên mặc dù chi phí lao động Nhật Bản cao gấp 2.5 lần so với lao động Hàn Quốc thì Nhật Bản vẫn duy trì được vị thế

Thập niên 1990
năm 1989 chính phủ Hàn Quốc nhận thấy công suất đóng tàu đang hơi "nóng quá": lợi nhuận đóng tàu Hàn Quốc chưa bao giờ cao - đầu thập niên 1980 biên lợi nhuận chỉ 2.8% thì bấy giờ đã sắp thừa cung
chính phủ Hàn Quốc đã tổ chức hợp lý hoá ngành: ngăn cấm xây thêm xưởng tàu mới cho đến năm 1993 và thúc đẩy nhiều công ty cải thiện cơ cấu chi phí - bắt đầu một đợt mua bán sát nhập
năm 1997 khủng hoảng tài chính châu Á khiến những chaebol như Hyundai và Daewoo chia tách vì những vấn đề nợ: nhưng nhìn chung thì ngành đóng tàu Hàn Quốc giành thêm thị phần từ những đối thủ quốc tế như Nhật Bản - tại Hàn Quốc đóng tàu càng rẻ vì đồng kwon Hàn Quốc hạ giá
đơn hàng đóng tàu thường niên tăng công suất gộp từ 22 triệu tấn lên thành 37 triệu tấn
năm 2000 các công ty đóng tàu Hàn Quốc vượt Nhật Bản về số đơn hàng: Hyundai, Daewoo và Samsung duy trì vị thế suốt 2 thập kỷ sau đó

Kết
năm 2020 đến 4% xuất khẩu của Hàn Quốc là tàu biển: tàu chở khí đốt hoá lỏng và tàu chở dầu thô Hàn Quốc thuộc chất lượng hàng đầu thế giới
Trung Quốc đã đi con đường tương tự để trở thành nhà xuất khẩu tàu biển lớn nhì thế giới
ngành đóng tàu của quốc gia sẽ suy giảm khi nhân lực đắt đỏ hơn: quốc gia sẽ cần cải thiện năng suất lao động hoặc nếu không sẽ mất khả năng cạnh tranh - chỉ vật vờ sống nhờ trợ cấp chính phủ
năm 2023 chi phí nhân lực và chính sách công nghiệp Trung Quốc đang hậu thuẫn ngành đóng tàu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét