thiếu hụt năng lượng luôn là vấn đề Trung Quốc gặp phải. Dù gần đây nổi bật trên các mặt báo, chuyện này vẫn xảy ra thường xuyên.
Trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa xã hội, đất nước này coi điện là một đặc cách – một phương tiện để vận hành mọi thứ khác. Chỉ cần một phòng ban phụ trách tiện ích để xử lý mọi vấn đề liên quan (đến điện). Giá được quy định mức trần. Do đó, than – vẫn được gọi là nhiệt điện – nhanh chóng thống trị thị trường cấp điện Trung Quốc nhờ ưu điểm giá rẻ (hệ thống sông lớn đổ nước từ thượng nguồn vùng núi xuống hạ lưu đồng bằng thấp, tự nhiên cung cấp năng lượng quay tua bin)
Do giá rẻ, điện do đó cũng hay bị lãng phí. Tuy nhiên thời điểm ấy nhu cầu cũng thấp. Nền kinh tế đất nước bị bó buộc vào những phong trào chính trị như Đại Nhảy Vọt hay Cách mạng Văn hóa. Thời kỳ cải cách kinh tế đã kích thích nhu cầu. Cùng với đó, là những vụ thiếu hụt năng lượng. Ưu tiên nhu cầu công nghiệp, chính phủ giới hạn lưu lượng sử dụng điện của cư dân. Nhưng ai cũng biết giải pháp ấy không thể duy trì.
Bắt đầu vào giữa thập niên 1980, đất nước đưa giải pháp nâng cấp quy mô nguồn cấp năng lượng để giải quyết những cú cắt điện do thiếu. Năm 1985 chính phủ dỡ bỏ thế độc quyền tuyệt đối của nhà nước cung cấp các tiện ích (điện nước), phân nhỏ quyền tự quyết xuống cấp tỉnh/địa phương. Quyết định cho phép các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty nội đầu tư vào xây dựng các trạm sản xuất năng lượng và cung cấp một khoản tài trợ có hoàn lại làm biện pháp khuyến khích.
Nỗ lực này đã mang lại hiệu quả lớn, nhưng có những hậu quả không mong muốn. Năng lực cấp điện quốc gia (Tàu) lên từ 166.5 gigawatt năm 1992 đến 351.6 gigawatt năm 2002.
Tuy nhiên những khoản tài trợ không khuyến khích đa dạng nguồn sản xuất điện, dẫn đến hơn 70% những trạm khu cấp điện mới xây này phụ thuộc vào than đốt. Có thể nói rằng đại lục đã bị lệ thuộc vào nhiệt điện than.
Rồi Trung Quốc gia nhập WTO biến quốc gia thành một công xưởng xuất khẩu. Công xưởng này cần năng lượng.
Nhưng đó cũng là lúc những hậu quả của lạm dụng than lộ diện rõ. Đó là ô nhiếm khí thải do đốt nhiên liệu hóa thạch, hiệu ứng nhà kính rồi biến đổi khí hậu.
Chính phủ đại lục từ đó đã nỗ lực chuyển đổi qua năng lượng tái tạo như gió và mặt trời. Ví dụ sản xuất năng lượng lắp đặt trong những năm gần đây đạt 70% là loại năng lượng mới. Dù đây là thành tựu, nhưng còn đó một vấn đề.
Tỷ lệ đốt than trong ngành năng lượng Trung Quốc giảm từ 76% năm 2010 xuống 62% năm 2019. Dù đây là tin tốt, toàn ngành công nghiệp vẫn tăng trưởng quá nhanh đến nỗi tổng lượng sản sinh điện đốt than thực tế vẫn tăng trong cùng kỳ này, tăng 41% hay 1239 terawatt từ năm 2010 đến 2019.
Trung Quốc vừa lắp đặt năng lượng tái tạo công suất nhất thế giới, vừa có đập thủy điện bự nhất thế giới, và đang liên tục xây trạm điện gió biển, vậy tại sao vẫn lệ thuộc vào than?
Không ngạc nhiên, câu trả lời đầu tiên nằm ở trình độ kỹ thuật. Công nghệ năng lượng tái tạo của Trung Quốc vẫn lạc hậu phía sau những nước đã phát triển. Hiệu suất năng lượng đạt khoảng 31%, thua kém những nước kia 10%.
Thứ hai, năng lượng tái tạo không đáng tin cậy bằng điện đốt than. Sẽ có những ngày nước sông cạn
Những ngày gió lặng, và mặt trời thì luôn biến mất vào những buổi hoàng hôn.
Vậy cần những giải pháp tích trữ năng lượng – ví dụ pin. Vậy là tốn thêm tiền.
Thứ ba, những nguồn năng lượng tái tạo hiếm khi ở gần nơi có nhu cầu dùng điện. Những hệ thống tải điện mới cần thiết để dẫn điện đến nơi tiêu thụ. Trung Quốc đang xây lưới điện siêu cao supergrid điện cao thế, dòng một chiều hay dây dẫn HVDC high voltage direct current để xử lý. Vậy là sẽ tốn thêm tiền.
Chi phí ấy sẽ đội thêm vào giá bán điện tái tạo, do đó kém hấp dẫn nếu so với than.
Trong khi ấy, lợi nhuận từ điện đốt than là khá lớn.
Ước lượng năm 2015 cho thấy hiệu quả kinh tế IRR internal rate of return từ 600 dự án xây thêm nhà máy điện đốt than là vô cùng ấn tượng – đạt gần 18% tại tỉnh Quảng Đông.
Và dẫn đến thứ tư, lý do quan trọng nhất, trì trệ từ chính phủ và kinh tế. Công ty năng lượng ở Trung Quốc mang tính cục bộ địa phương. Họ đã có đến hàng thập kỷ kinh nghiệm xây dựng nhà máy điện than. Giờ đây lợi ích động cơ là chưa đủ để thúc đẩy họ thay đổi cách làm suốt 30 năm vừa qua cho đến giờ.
Thêm vào đó, chính quyền trung ương vẫn đang cố gắng giải quyết tính thiếu minh bạch xung quanh chi phí sản xuất điện. Ngành công nghiệp khai thác than có lúc thừa có lúc thiếu cũng do lý do này. Giá thành sản xuất thực bị che dấu dưới lớp tiền chính phủ tài trợ và dữ liệu ảo.
Vượt qua những cản trở này là cần thiết nếu muốn thoát khỏi than. Đã có vài tiến bộ nhưng sẽ cần thời gian.
Giờ ta hiểu tại sao than khó bị loại bỏ khỏi lưới điện Trung Quốc, giờ ta nhìn vào nguồn gốc của than và tại sao nguồn gốc của than lại quan trọng.
Hầu hết dự trữ than – gần như là loại năng lượng hóa thạch duy nhất Trung Quốc có – tập trung ở những miền hoang vu phía Bắc và phía Tây. Gần 70% sản xuất lấy từ ba tỉnh. Hai tỉnh lớn nhất Nội Mông và Thiểm Tây thay nhau ở vị trí dẫn đầu ngành làm than. Những khu này cách xa những trung tâm công nghiệp và kinh tế Trung Quốc – những miền đồng bằng sông Châu Giang, sông Trường Giang, và Thượng Hải. Than chuyển bằng xe lửa đến cảng – thường là Tần Hoàng Đảo tỉnh Hà Bắc – trước khi cập bến ở đích cuối. Giá vận chuyển khá cao, chiếm đến 50-60% giá bán than đến Quảng Châu. Do đến 70% giá vận hành một nhà máy chạy bằng than là để mua than, COAL PRICE MATTER hay nhu cầu mua được than rẻ. Từ đó, thị trường có cạnh tranh từ than nhập khẩu.
Trước năm 2009 giá than nhập chưa đủ thấp để đấu lại. Nhưng từ 2009 giá than Tần Hoàng Đảo nội địa không cạnh tranh được với than Úc (thường từ Newcastle) và Indonesia, phần nào do khủng hoảng tài chính toàn cầu đạp mạnh giá vận tải quốc tế xuống. Nhưng lý do chính là than Úc chất lượng cao hơn, đạt 6700 kilo calo khi đốt mỗi cân than, so với 5800 kilo calo từ mỗi cân than nội. Một thời gian ngắn sau đó chính phủ Trung Quốc bắt đầu áp dụng một số chính sách kiềm chế và cải cách mỏ. Mỏ nhỏ bị đóng cửa còn mỏ lớn bị thắt chặt quy định an toàn và môi trường.
Chính sách như vậy là cần thiết khi mà thợ mỏ Trung Quốc đối mặt nhiều rủi ro đặc biệt ở những mỏ nhỏ. Chính phủ đã xử lý giảm được tỷ lệ thợ mỏ chết trên mỗi tấn than khai thác xuống còn 0.1 dù vẫn cao hơn nhiều tỷ lệ ở những nước đã phát triển khác chỉ có 0.02 nhưng ít nhất cải thiện so với năm 2008, tỷ lệ thợ mỏ Trung Quốc chết trên mỗi tấn than là 1.1
Những biện pháp như trang thiết bị bảo hộ, công nghệ khai thác tiên tiến và công nhân được đào tạo. Ví dụ trước năm 2006 thợ mỏ Trung Quốc hầu như chỉ học hết cấp hai. Dù biện pháp an toàn là cần thiết, cũng như các chính sách giảm thiểu ô nhiễm, chúng tính thêm vào giá thành. Các mỏ than nội vừa bị đội thêm chi phí vận hành, vừa bị cạnh tranh đặc biệt than rẻ nhập từ Indonesia.
Đây là một tình huống ít gặp ở một đất nước chú trọng tự cung tự cấp như Trung Quốc, khi năng lượng phụ thuộc than, than phụ thuộc nhập khẩu.
Mùa thu năm 2021, Trung Quốc thiếu hụt dự trữ than. Nền kinh tế đang phục hồi và thế giới đang cần nhập hàng sản xuất mới, khiến nhu cầu điện tăng nhanh chóng. Trong khi phía nguồn cung, tranh chấp thương mại với Úc, nhu cầu cần các thợ mỏ phía Bắc tích kho dự trữ cho mùa đông sắp đến, trong khi nhu cầu cũng tăng cao tại Indonesia
Tất cả dẫn đến giá than tăng cao. Giá thành điện phụ thuộc vào than là nguồn chính, nhờ đó cao, điện bị cắt giảm bởi các công ty. Bloomberg từng phản ánh, thị trường điện đại lục không cho phép những công ty này tuỳ ý tăng giá bán điện. Dù đang có thay đổi, nhưng bộ máy quan liêu và kiểm soát chồng chéo làm chậm tiến trình cải cách.
Không ngạc nhiên, thiếu hụt năng lượng kìm hãm nền kinh tế.
Nhóm ngành sản xuất của công xưởng Trung Quốc là một nhóm tiêu thụ điện năng lớn và cực kỳ nhạy cảm với thiếu hụt điện. Khi đối mặt với thiếu điện, những công ty này có một số lựa chọn. Họ có thể đầu tư vào cải thiện hiệu quả tiêu thụ, tự làm máy phát, thuê ngoài công việc sản xuất, hoặc hạn chế quy mô.
Những thiếu hụt và hạn chế này tiêu tốn những khoản chi phí từ những công ty sản xuất. Năm 2004, mất điện ở tỉnh Chiết Giang, theo ước lượng của các công chức tỉnh, đã tiêu tốn mất một tỷ nhân dân tệ tương đương 3500 tỷ VND hay 9% tổng sản phẩm làm ra. Năm 2005 các tập đoàn công nghiệp làm khảo sát ước tính chi phí cận biên của một giờ mất điện, dựa trên giá họ trả tự chạy máy phát, là 10 000 usd tương đương 200 triệu VND. Hiện tại chi phí như vậy hẳn phải cao hơn.
Dễ thấy việc cung cấp đủ nguồn năng lượng là thiết yếu nếu muốn vận hành cỗ máy xuất khẩu – công xưởng thế giới – và đảm bảo việc làm cho giai cấp công nhân.
Ở khía cạnh dân cư tiêu dùng, điện cũng trở nên thiết yếu, do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Đến 60% dân số đại lục sống ở thành thị, hàng trăm triệu người ở những thành phố rất nóng vào mùa hè ví dụ như tỉnh Quảng Đông giàu có. Chỉ trong một thập kỷ, nhu cầu lắp máy điều hòa nhiệt độ ở Trung Quốc tăng mạnh theo cấp số nhân. Năm 1990 quốc gia này tiêu thụ 7 terawatt.giờ để làm mát. Năm 2016 con số lên 450 terawatt.giờ
Đô thị hóa, bê tông hóa, tháp văn phòng, biệt thự đồng nghĩa với lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ. Hơn nửa số hộ gia đình ở tỉnh Quảng Đông sở hữu nhiều hơn 2 đơn vị máy điều hòa. Và chúng thường được bật lên vào cùng thời điểm nóng nhất vào mùa hè. Cụ thể khi nhiệt độ cao hơn 25 độC, số lượng máy điều hòa được bật tăng mạnh. Số liệu tiêu thụ ở Thượng Hải cho thấy mỗi 1 độC tăng nhiệt, tiêu thụ điện cả năm tăng gần 10%. Đó mới chỉ là con số tổng cả năm. Thời điểm đỉnh mức tiêu thụ tăng hơn thế, lên đến 57% và do đó cần đầu tư nâng năng lực cấp điện sẽ chỉ cần đến trong giai đoạn nắng nóng cực đỉnh.
Kết
Có thể nói nếu cả thế giới dựa vào Trung Quốc làm công xưởng sản xuất mọi thứ tiêu dùng, thì Trung Quốc lại dựa vào than để cấp điện cho cỗ máy công nghiệp siêu to khổng lồ
Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo ở Trung Quốc sẽ cần nỗ lực của chính quyền trung ương, ví dụ, cầu kết nối giữa các chính quyền kiểm soát cấp địa phương, hợp tác giữa các tỉnh để tạo thị trường toàn quốc hoặc xây dựng cơ sở nhập khẩu năng lượng.
Thêm đó, nỗ lực đẩy năng lượng đốt than đi có thể sẽ phí phạm những tài sản thiết bị sản xuất điện than đắt tiền vẫn còn tương đối mới và có giá trị sử dụng. Nhà máy điện đốt than Trung Quốc mới có tuổi đời trung bình là 12 năm. Cho đến năm 2040 nhiều nhà máy điện đốt than vẫn còn chưa khấu hao hết. Chính phủ Tàu sẽ phải thi hành chính sách để cắt lỗ.
Ngành công nghiệp năng lượng Trung Quốc là những công ty lâu đời. Mọi người có thể nói họ mang lợi ích nhóm và sẽ rất khó từ bỏ để cải cách đổi mới. Nhưng thực tế thì có nhiều lợi ích, tiền bạc và việc làm gắn với than. Có thể khiến ngành công nghiệp năng lượng quốc gia thay đổi là thách thức không kém gì khiến Hoa Kỳ dứt cơn nghiện dầu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét