Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Nhật Bản và hươu sao ở công viên Nara

Hươu sao
hươu sao nổi tiếng ở Nhật Bản nhưng cũng hiện diện khắp Đông Á: từ Việt Nam đến Trung Quốc đến Nga ở phía bắc trước khi mực nước biển nâng lên, có lý thuyết cho rằng vùng đất nằm dưới những biển Nam Trung Quốc và Nhật Bản ngày nay cũng từng có hươu sinh sống sau kỷ băng hà, nước biển và núi đã nâng cao: những quần thể hươu nhất định đã bị cô lập ở Nhật Bản và Đài Loan Sika nghĩa là hươu trong tiếng Nhật Bản: nên từ tiếng Anh hươu sao "Sika deer" thực ra nghĩa đen là "hươu hươu" - tiếng Trung Quốc gọi loài hươu sao là "hươu hoa mận" hươu sao cũng có họ hàng ở Bắc Mỹ: loài hươu sao phổ biến ở diện tích lẫn rừng và hệ sinh thái khác loài hươu sao không di cư cho nên không hợp với mùa đông: thức ăn ưa thích là thực vật lá rộng xanh - trong thiên nhiên, hươu sao làm mồi cho thú ăn thịt như gấu và sói tương tác của hươu sao ở Đông Á cũng tuỳ quốc gia: ở Trung Quốc và Việt Nam quần thể tự nhiên hươu sao về căn bản đã bị săn bắt đến tuyệt chủng ở Nga và Nhật Bản, hươu sao vẫn phổ biến, đặc biệt Nhật Bản: quá đông đúc đến mức bị coi là thú gây hại

Lịch sử hươu Nara
thành phố Nara là thủ đô của miền Nara, giáp ranh với Kyoto và từng là thủ đô Nhật Bản từ năm 710 đến 794 khi hoàng đế trú lại thành Nara công viên Nara là điểm đến du lịch: mỗi năm thu hút 2 triệu lượt khách thăm những ngôi đền chùa lớn và cho ăn hàng nghìn con hươu sinh sống tại đó khác với những quần thể hươu sao ở nơi khác, hươu Nara đã quen mùi người và được thả rông hươu Nara được coi là thánh vật: truyền thống từ năm 1006 - những tài liệu và tranh vẽ thế kỷ 11 hiện nay ở bảo tàng quốc gia Nara cho thấy một vị thần từ điện Kashima cưỡi một con hươu đốm trắng đi đến núi Kasuga gần đấy thế kỷ 13 giết hại hươu Nara bị chịu tội ngang với giết hại một vị tư tế: hươu được chùa Kofuku-ji bảo vệ, từng là một trong 7 chùa lớn năm 1602 Tokugawa leyasu là chinh di đại tướng quân đầu tiên của thời kỳ Edo đã duy trì truyền thống và trừng phạt ai giết hại hươu không bị động vật tự nhiên nào bắt thịt hay bị con người ăn thịt, quần thể hươu đã tăng trưởng: trở thành vấn đề cho người Nara vì hươu gây hại cho đồng ruộng và mùa màng khách thăm công viên Nara cũng thấy rằng hươu có thể tấn công con người thập niên 1670 chính phủ Nhật Bản thấy phải làm gì đó với hươu: nhiều dân địa phương đã phàn nàn - cho nên người ta bắt đầu tổ chức lễ cưa sừng để ngăn hươu phá đèn lồng và tấn công con người ngày nay lễ cưa sừng vẫn được thực hiện và khách thăm có thể thấy hươu ở Nara có sừng bị cắt cụt năm 1880 thành lập công viên Nara: Nhật Bản mở cửa, truyền thống cũ bị bãi bỏ vì bị coi là mê tín dị đoan - hươu bị vây lại vào trong công viên trở nên quá đông và giẫm nát cỏ thế chiến 2 kết thúc: chỉ còn 79 hươu sót lại ở công viên Nara vì thiếu chăm sóc và nguồn thức ăn suy giảm năm 1957 chính phủ tuyên bố hươu Nara là bảo vật quốc gia: từ ấy, quỹ bảo vệ hươu ở công viên Nara đã quản lý quần thể họ sẽ đưa hươu cái có thai đi chăm sóc đặc biệt để sinh đẻ, cưa sừng, tách riêng những con hươu hung hãn để khỏi làm hư tài sản tư nhân của công viên

Hươu Nara ngày nay
công viên Nara hôm nay có khoảng 1000-1500 con hươu trên diện tích chỉ 6 kilomet vuông khách viếng thăm cho hươu ăn rất nhiều bánh quy: thực đơn chính của hươu vẫn từ chăn thả ở đồng cỏ và rừng cây trong công viên hươu Nara cũng nổi tiếng ăn tre ở các đền chùa và lễ hội tôn giáo quần thể quá đông đã gây khó khăn cho cuộc sống của hươu Nara: nghiên cứu chỉ ra rằng hươu công viên Nara quá gầy, không đủ thức ăn để béo và nếu không nhờ khách thăm thì có lẽ nhiều con hươu đã chết đói cạnh công viên Nara là rừng nguyên sinh núi Kasuga: ở đó cấm khai thác gỗ và săn bắt - nhưng hươu vẫn nổi tiếng là chạy vào rừng kiếm ăn hươu được thả kiếm ăn ở núi Kasuga đã tạo lợi thế cho những loài cây và thực vật cao nhất định mà hươu không thích ăn: đã có đề xuất xây rào ngăn hươu khỏi rừng nhưng không ai thực hiện vì sẽ khiến hươu tràn đi nơi khác kiếm ăn - ví du chạy sang khu dân cư quá đông hươu và việc được thả rông tìm thức ăn đã dẫn đến những vụ tai nạn: hươu bị đâm bởi ô tô và tàu hoả trong khu vực nhiều gương được đặt ngoài trời và biện pháp xây rào để ngăn tai nạn đã được thực hiện: nhưng vẫn có khoảng 5-10 vụ tàu hoả đâm hươu mỗi tháng vào những mùa đỉnh điểm di cư kiếm ăn tầm tháng 1, và nhiều vụ ô tô đâm hươu hơn nữa xảy ra vì lái xe khuất tầm quan sát

Kết
ở Đài Loan có hươu sao Formosa đã đến quốc đảo cách đây hơn 4 vạn năm bằng đường bộ: con đường nay đã chìm dưới đáy biển vì nước biển dâng trong kỷ băng tan thổ dân Đài Loan từng săn bắt hươu sao Formosa lấy thịt và da: nhưng thổ dân thì không nhiều nên quần thể hươu sao đã trở nên đông đúc thế kỷ 1600 người Hà Lan tới Đài Loan định cư: họ săn bắt hươu và tàn sát quần thể, căn bản làm tuyệt chủng hươu trên đảo - bấy giờ họ xuất khẩu 11 vạn bộ da hươu mỗi năm đi Nhật Bản rồi đến lượt Nhật Bản cũng khai thác hươu: năm 1969 cá thể hươu sao Formosa hoang dã cuối cùng bị bắn mặc dù tuyệt chủng nơi hoang dã, hươu sao dễ sinh đẻ trong môi trường trang trại và ở Đài Loan có 2 quần thể khép kín còn được bảo tồn: một là sở thú Đài Bắc và hai là đảo Green - đầu thế kỷ 20 hươu được mang ra đảo Green và sau thập niên 1980 đã thả ra tự nhiên năm 1984 hươu sao được mang lại về công viên quốc gia Kenting: ngày nay quần thể đạt số lượng 1000 con.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét