Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Triều Tiên và nạn đói?

từ lâu, cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên [DPRK] đã cố gắng tự chủ trong sản xuất lương thực
thứ ta coi là hiển nhiên ở quốc gia khác thì lại khó khăn ở DPRK
khó lấy được dữ liệu đáng tin cậy về quốc gia này khi mà các kênh chính thống nhà nước không hẳn là đáng tin
cho nên người ta chủ yếu dựa vào chuyện kể hoặc tin đồn

Bắc Triều Tiên
về lịch sử thì miền bắc Triều Tiên là trung tâm công nghiệp và miền nam là vựa lúa
địa lý phản ánh đặc điểm này là 80% đất bắc Triều Tiên bao gồm núi và cao nguyên với thung lũng sâu chen giữa
đa số dân số 25 triệu của quốc gia sống ở rừng ven biển và những vùng đất thấp phía tây
chỉ 15% đất là canh tác được - một con số ít ỏi nhưng cũng có những quốc gia khác ít hơn mà vẫn đủ ăn
ví dụ trung bình tỷ lệ đất canh tác toàn cầu chỉ là 10% hay tỷ lệ đất canh tác được của Đài Loan là 17%
phần lớn nông trại của Triều Tiên nằm ở bờ biển tây nơi mà đất, khí hậu và vụ mùa thích hợp hơn
vụ mùa thường ngắn. Khí hậu khá khắc nghiệt vào mùa đông đặc biệt ở miền núi trong khi mùa hè ngắn, nóng, ẩm và mưa
60% lượng mưa của DPRK là vào giữa tháng 6 và tháng 9
40% lượng mưa còn lại lẻ tẻ và chỉ lác đác khiến quốc gia dễ bị hạn hán và lũ lụt
những thiên tai này còn tai hoạ hơn bởi hạ tầng thiếu thốn và phá rừng

Lịch sử lương thực
khi thành lập quốc gia DPRK, đảng lao động Triều Tiên [WPK] thừa hưởng từ chính quyền thực dân Nhật một xã hội công nghiệp tiên tiến
tính cả thiệt hại gánh chịu từ thế chiến 2 thì Bắc Triều Tiên nắm giữ 72% năng lực công nghiệp của bán đảo và hơn 90% công suất thuỷ điện, phần lớn được đảng WPK tịch thu
đất sở hữu của địa chủ Triều Tiên và thực dân Nhật Bản cũng bị tịch thu và chia lại cho nông dân vào năm 1945 và 1946
đây có thể coi là cải cách ruộng đất và có thể đã là cơ hội để DPRK mở khoá nông suất và thịnh vượng cho xã hội, như cải cách ruộng đất ở Đài Loan sau thế chiến 2
nhưng chiến tranh liên Triều nổ ra và 3 năm xung đột đã tàn phá bán đảo gây chấn động dân số lớn và tiêu huỷ hạ tầng công nghiệp, quy mô thiệt hại chưa rõ nhưng có lẽ lớn

Tái thiết
sau khi dừng chiến sự, DPRK nhìn sang 2 láng giếng cộng sản Trung Quốc và Liên Xô để tìm viện trợ và hướng dẫn tái thiết
bấy giờ, quan hệ Trung Quốc-Liên Xô nhanh chóng xấu đi và Bắc Triều Tiên tận dụng tình hình để trích xuất được nhiều nhượng bộ nhất có thể từ cả 2 và tạo dựng một DPRK với những ảnh hưởng chọn lọc từ 2 nước lớn
trong nước, DPRK quy hoạch nền kinh tế theo chân Liên Xô - tạo một nền kinh tế chính thống, kế hoạch tập trung với mục tiêu triệt tiêu thị trường
nhà nước sở hữu tất cả doanh nghiệp và thuê làm tất cả việc làm
sau đó, nhà nước tịch thu tất cả đất và phân ra 2 loại nông trại: hợp tác xã và nông trại nhà nước
nông dân chỉ có thể làm việc trên 2 loại nông trại này - không được làm trên khoảnh ruộng riêng
nhà nước sở hữu tất cả lương thực trồng được trên những đất đó và tịch thu để chia lại
lãnh tụ Kim Nhật Thành thúc đẩy việc tập thể hoá này để DPRK tự chủ được sản xuất lương thực, chủ trương theo đúng đường lối của lý tưởng nhà nước chính thức của quốc gia nhấn mạnh vào độc lập và tự chủ chính trị
tiến trình cũng tách biệt Bắc Triều Tiên khỏi Liên Xô bấy giờ đang vận động cho một mối quan hệ kinh tế chặt chẽ
động lực tập thể hoá - các đồng minh khối cộng sản cũng chỉ trích - đã dẫn đến thiếu lương thực giữa thập niên 1950
để cứu nguy, chính phủ Bắc Triều Tiên đẩy mạnh sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, máy kéo và hệ thống tưới tiêu
hoa lợi được ổn định nhưng khiến khu vực nông nghiệp Bắc Triều Tiên phụ thuộc nguy hiểm vào một số nguyên liệu thô đầu vào như dầu

Con đường đến nạn đói
qua các năm, DPRK tích luỹ số nợ lớn từ các chủ nợ Liên Xô và Trung Quốc
số nợ không trả này, sau rốt, dẫn đến năm 1987 Liên Xô rút nhiều trợ cấp
năm 1987 DPRK thông qua một loạt "cải cách" nông nghiệp mới
họ tăng cường trồng xen canh và phân bón
để mở rộng đất canh tác, họ phá rừng, cải tạo đất ngập mặn và phát quang những sườn đồi
có vẻ ý muốn là để bù lại mất số viện trợ Liên Xô
nhưng việc làm quá đà ấy đã dẫn đến sói mòn và axit hoá đất
đất mới họ phát quang và cải tạo thì, khả quan nhất, khó trồng trọt
cho nên sản lượng lương thực vẫn thiếu so với nhu cầu
Liên Xô sụp đổ khiến Bắc Triều Tiên mất đi nguồn than, dầu và thép chính
Liên Xô vốn vẫn cung cấp 2 phần 3 lượng mậu dịch song phương của DPRK
cụ thể, mất dầu đã ảnh hưởng năng lực sản xuất phân bón và vận hành hạ tầng tưới tiêu
DPRK quay qua Trung Quốc để cứu cánh
năm 1993 Trung Quốc là nguồn cấp 77% số nhiên liệu và 68% số lương thực của Bắc Triều Tiên năm 1994 Trung Quốc bắt đầu gặp những vấn đề lương thực riêng
Trung Quốc sớm vỡ mộng về mối quan hệ với DPRK và cắt bỏ trao đổi
phản ứng lại, người Bắc Triều Tiên gọi người Trung Quốc là "kẻ phản bội lý tưởng xã hội chủ nghĩa"
năm 1994 đài phát thanh Triều Tiên bắt đầu thừa nhận nạn đói nhưng phủ nhận tầm nghiêm trọng
ta không rõ thời điểm bắt đầu nạn đói nhưng những nghiên cứu tỷ lệ tử vong năm 1993 ám chỉ rằng một số tỉnh đã bắt đầu trải qua nạn đói

Nạn đói
năm 1993 khẩu phần bị trễ hoặc tạm ngừng ở một số tỉnh
năm 1994 chính phủ bắt đầu phân loại ưu tiên và hoàn toàn ngừng phát thực phẩm cho 4 tỉnh
năm 1995 họ [chính phủ] bắt đầu cưỡng chiếm lương thực từ nông dân và lập ra nhà tù để bắt ai tìm thực phẩm [tội danh đầu cơ] người tị nạn từ một số tỉnh chịu nặng nhất bắt đầu đổ xô vào Trung Quốc, dẫn đến đài truyền thông đưa tin thời sự kinh hãi
năm 1995 và đầu năm 1996, bốn tỉnh miền tây bị lụt, nước đánh sập ruộng bậc thang và ruộng phù sa
chính phủ Triều Tiên tuyên bố 5 triệu người mất nhà và hơn 1 triệu tấn lương thực bị mất và thiệt hại ước tính 15 tỷ đôla
nhưng thiếu gạo đã diễn ra từ lâu trước trận lụt và con số WPK đưa ra thì không khớp
ví dụ một khảo sát Liên Hợp Quốc chỉ đếm được nửa triệu người mất nhà
dù sao thì con số thiệt hại mập mờ từ lụt và sau đó là hạn hán đã giúp chính phủ giữ được thể diện đồng thời yêu cầu viện trợ từ Hàn Quốc hoặc Nhật Bản, đồng thời né được chỉ trích từ bên ngoài về chế độ chính trị và khả năng quản lý
đợt viện trợ thực phẩm quốc tế đúng là đã trợ giúp, nhưng không phải tất cả đến tay những người Triều Tiên cần nhất
nhiều tổ chức nhân đạo, sau rốt, đã rút khỏi Bắc Triều Tiên vì tranh chấp và thiếu trách nhiệm giải trình
đây vẫn là tranh cãi xung quanh quan hệ với Bắc Triều Tiên căn bản thì ta biết một nạn đói nào đó đã xảy ra ở DPRK trong thập niên 1990
nhưng bao nhiêu người chết và thời gian chính xác bắt đầu và kết thúc thì vẫn là bí ẩn
ước tính số người chết đói từ 220 000 đến 3.5 triệu

Thập niên 2000 đến nay
sản xuất nông nghiệp của quốc gia đã cải thiện qua các năm từ thập niên 1990 nhờ cả viện trợ quốc tế, thời tiết thuận lợi và những cải cách kinh tế
nhưng nông dân Triều Tiên tiếp tục đối mặt một số khó khăn gieo trồng
phần lớn cái ta biết ngày nay về tình hình nông nghiệp Triều Tiên là từ những chương trình viện trợ quốc tế đã hoạt động ở quốc gia này ít nhất từ năm 2011
thông tin cũng chỉ đáng tin như mọi lời kể khác, tiếp tục là đối tượng bị can thiệp bởi các cơ quan chức năng Triều Tiên
sau nạn đói, chính phủ, sau rốt, đã cho phép các hộ gia đình sở hữu và chăm bón những khoảnh ruộng tư nhân riêng
người ta trồng khoai tây, ngô và rau trên những mảnh vườn nhỏ
năm 2012 chính phủ Kim Chính Ân thay đổi một số chính sách kinh tế để phân thêm quyền xuống cấp thấp
ngày nay, nhân lực thực tiễn trên những nông trại tập thể có thể tự quyết hơn - vật liệu và kế hoạch đầu tư, ví dụ - thay vì chỉ mù quáng tuân theo lệnh đảng
đây không giống với cách Đặng Tiểu Bình cải cách thực tiễn nông nghiệp Trung Quốc, nhưng cũng gọi là có tiến bộ
tuyên giáo nhà nước DPRK nói rằng những cải cách để nông dân linh hoạt sáng tạo
nhưng ta cũng chẳng bao giờ biết được quy mô của những cải cách ấy hay mức độ ảnh hưởng của cải cách đến kết quả

Tổn thương đất
một trong những lo ngại nông nghiệp lớn nhất của Triều Tiên là giảm chất lượn đất
nhìn chung, kỹ thuật canh tác bền vững tán thành cho luân canh, duy trì thảm phủ bề mặt và tối thiểu xáo trộn đất
nông dân Bắc Triều Tiên rất tích cực cày cấy đất và rải nhiều phân bón hoá học đã khiến đất bị axit hoá và can thiệp khả năng của đất được hấp thụ không khí và nước cũng như khả năng của cây để nhận dinh dưỡng
nông dân Bắc Triều Tiên cũng rất tích cực xen canh
ví dụ trồng khoai tây một vụ lớn mùa xuân và một vụ lớn nữa vào mùa đông
lúa đại mạch trồng một vụ xuân chính nhưng cũng trồng trong mùa đông theo số lượng nhỏ hơn
tích cực luân canh như thế trong nhiều năm đã giảm năng lực của đất để trồng thực phẩm
đất Bắc Triều Tiên có màu đó vì thiếu chất hữu cơ
năm 2011 nông suất trung bình của ruộng lúa và 3.9 tấn mỗi hecta kém xa thập niên 1980 đạt 8 tấn
để duy trì chất lượng đất, nông dân có lẽ nên luân canh cây họ đậu
trồng cây họ đậu có thể cải thiện nhiều khía cạnh của độ phì nhiêu đất, tăng lượng nitơ đất, giữ nước trong đất...
nông suất lúa mì cao hơn khi theo sau một vụ thu hoạch cây họ đậu, so với theo sau vụ thu hoạch lúa mì
tuy nhiên, nông dân Bắc Triều Tiên chần chừ không thực hiện những vụ gieo trồng cây họ đậu vì sợ không thể đạt đủ những mục tiêu sản xuất lúa mì chính phủ đề ra
tình hình có vẻ sẽ không đổi nếu mục tiêu và kế hoạch tiếp tục được lãnh đạo ban sắc lệnh xuống

Công nghệ và nhập khẩu
nông dân DPRK từ lâu đã thiếu kỹ thuật làm nông thoả đáng như máy kéo cho những cánh đồng nhỏ méo mó
cũng không ít lần nông dân không thể vận hành hay bảo trì kỹ thuật đó vì thiếu điện hay linh kiện - khó khăn ngăn nông dân tối đa nỗ lực
quyên góp có giúp, nhưng lý do lớn cho tình hình này có lẽ là vì quốc gia không thể gây quỹ để mua những vật phẩm này
đối tượng mà DPRK đổ lỗi là Mỹ, cụ thể là những trừng phạt thương mại như đạo luật kiểm soát xuất khẩu năm 1940 và đạo luật thương giao với kẻ thù năm 1917
năm 2008 Bắc Triều Tiên đã được gạch khỏi những hạn chế của đạo luật thương giao với kẻ thù
cả Trung Quốc và Liên Xô đều tự ý rút lại ủng hộ và viện trợ cho DPRK

Phá rừng
chỉ vài thập kỷ, chính phủ Triều Tiên đã ráng sức mở rộng tổng diện tích canh tác
nỗ lực chủ yếu loanh quanh chặt cây sườn đồi làm ruộng bậc thang
trong nạn đói lớn, chính phủ cho phép đất dốc hơn 15 độ đươc canh tác
đất trên những mảnh như thế có chất lượng khá thấp
mặc dù vậy, ảnh vệ tinh cho thấy một triệu hecta đất dốc hơn 10 độ đã được phát quang để trồng ngũ cốc
phần lớn Triều Tiên là núi và giai đoạn khí hậu mưa thất thường
thiếu cây giữ đất, mưa bão dễ dàng xói mòn rửa trôi đất thành suối bùn đổ đi nơi khác
không chỉ tổn thương khả năng canh tác của đất, đất trống đồi trọc còn khiến lũ lụt thêm nguy hiểm cho người và tài sản
lũ lụt đã tăng sức công phá đáng kể so với thập niên 1980 khi nỗ lực phá rừng bắt đầu
ảnh hưởng cả khả năng sản xuất năng lượng của dân số khi 77% dân số nông thôn và 28% dân số thành thị dựa vào củi để nấu nướng

Phân phối
công trình của Amartya Sen người được giải Nobel hoà bình, ghi nhận rằng nạn đói xảy ra không chỉ vì mất mùa mà còn vì mạng lưới phân phối thực phẩm sụp đổ
trong kỷ nguyên kế hoạch hoá tập trung của DPRK, nhà nước thu tất cả vụ thu hoạch của nông trại và chia lại cho dân số
mỗi nhà nhận được khẩu phần thực phẩm
khẩu phần được quyết định bởi người ở và kích cỡ nhà
trong nạn đói lớn, kể cả khi thực phẩm sẵn có, thiếu dầu khiến việc phân phối gặp khó
hệ thống khẩu phần ăn cũ đó sụp đổ và dân thường Bắc Triều Tiên tìm đến chợ tư nhân bất hợp pháp để tiếp cận thực phẩm
"chợ đen" của Bắc Triều Tiên thường do phụ nữ vận hành - phần lớn là người nội chợ tự làm và bán nhu yếu phẩm
sau khi nạn đói dịu bớt, chính phủ Bắc Triều Tiên mới đầu đã nố lực dẹp bỏ những chợ này nhưng sau một giai đoạn dài hơi và bấp bênh, chính phủ đã chính thức hoá chợ - cung cấp cơ sở nhà cửa và cả an ninh
chính phủ từ chối gọi nó là "cải cách chợ"
ngày nay, khảo sát những người chạy khỏi Triều Tiên nói rằng phần lớn người Triều Tiên mua thực phẩm từ những chợ này cũng như những khoảnh ruộng tư nhân
chính phủ cũng thử tái sinh hệ thống khẩu phần ăn cũ - không rõ hiện tại như nào
người chạy trốn nói họ không còn nhận được khẩu phần thực phẩm như hồi "Old Days"
nhưng chúng ta cũng biết rằng chính phủ vẫn đoạt đến 70% vụ thu hoạch hằng năm của nông dân nhà nước để phân phối
liệu khẩu phẩn ấy có phải dành riêng cho tinh hoa chính trị và kinh tế quốc gia để duy trì ủng hộ của họ cho chế độ?

Kết
chính phủ Triều Tiên đã chứng kiến phần lớn ngân sách và nguồn lực tiêu tan qua các năm
họ đang cố làm mọi cách cho cải cách này bằng một ngân sách nhà nước chính thức là 3.3 tỷ đôla Mỹ (con số năm 2007) và một GDP danh nghĩa năm 2017 là 30 tỷ đôla
Kim Chính Ân rõ ràng coi cải cách và tái sinh khu vực nông nghiệp quốc gia là khía cạnh nòng cốt của chính sách, đã liên tục nhắc lại trong các bài phát biểu rằng muốn quốc gia tập trung vào cải thiện cuộc sống người dân thông qua tăng sản lượng thực phẩm
nhưng chính quyền Kim vẫn chậm đưa ra những giải pháp chính sách cụ thể để tiến hành cải thiện này
phần lớn cái Kim nói khá mông lung như "cách mạng hạt giống" hoặc lặp lại như "xen canh"
dù phân phối đã cải thiện và nạn đói không còn là đe doạ lớn, tình hình vẫn chưa được đến tự chủ
nông trại của quốc gia đã bị lạm dụng và tổn thương đất trong những thập kỷ và những đề xuất [của Kim] vô ích
tình hình nông nghiệp căn bản cần thay đổi trước khi người Triều Tiên có thể bắt đầu tìm thấy đủ thức ăn trong bếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét