Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2023

Trung Quốc và chứng nghiện việc

văn hoá làm việc 996 là nhân viên làm từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối trong 6 ngày mỗi tuần: đã được áp dụng bởi những công ty công nghệ như Huawei, Alibaba và Tencent
tháng 3 năm 2019 chiến dịch phản đối 996 đã được tổ chức bởi những nhà phát triển làm ở những công ty công nghệ mới nổi Trung Quốc: hơn 20 vạn người tham gia - dẫn đến chỉ trích đến những lãnh đạo công nghệ như Jack Ma
Jack Ma nói "thật tuyệt được làm việc 996"

Xu hướng làm việc của công nhân cổ cồn trắng Trung Quốc
năm 2012 một khảo sát cho thấy nhân viên Trung Quốc làm trung bình 8.38 giờ mỗi ngày: 30% làm hơn 10 giờ mỗi ngày và tỷ lệ đáng kể làm hơn 15 giờ
từ năm 2008 đến 2018 thời gian nam nữ ở công sở đã tăng 22%
tệ hơn, những người làm lâu và chăm chỉ nhất ở văn phòng thì thường là những người sống xa nơi làm việc
cách đây ít năm, một nghiên cứu ở Thượng Hải sử dụng dữ liệu địa lý để theo dấu di chuyển hằng ngày của người đi giữa nơi làm và nhà ở: đầu tiên họ khám phá ra nơi một người ở phần lớn thời gian ban ngày và ban đêm - rồi theo dấu nơi người ấy đi và mất bao lâu
nghiên cứu cho thấy những người làm việc ở các trường đại học, sản xuất hoặc những ngành khác thì thường làm ít giờ hơn và di chuyển ngắn hơn: lịch làm việc 955 hoặc lịch tự chọn - vì các trường đại học có ký túc và nhà ở sinh viên, được chính phủ tài trợ, và những quận huyện sản xuất thì rẻ hơn vì nhà ở không quá đẹp hay lộng lẫy
những người làm cho ngành tài chính và công nghệ cao thì chịu lịch 996 hoặc 007 là lịch làm việc 24/7 - chưa kể mất đến 1.5-2 giờ di chuyển mỗi ngày
những công ty tài chính và công nghệ không đủ tiền bao nhà ở cho nhân viên, nhân viên cũng không đủ tiền ở gần: vì thị trường kinh tế Trung Quốc trẻ và cạnh tranh - đặc biệt ở những thị trường mới như internet và tài chính
quá nhiều đối thủ cạnh tranh, không có di sản những hỗ trợ như trường đại học hay tài trợ chính phủ thì những công ty bó tay bất lực - chưa kể những khía cạnh nhất định của văn hoá làm việc Trung Quốc làm tệ thêm vấn đề

Nguồn gốc của 996
lời dạy của Khổng Tử đã được ghi lại thành một hệ thống quản trị và được sử dụng trong thực tiễn hành chính của phong kiến Trung Quốc
Khổng giáo coi thành công sự nghiệp là nguồn gốc rất quan trọng cho hạnh phúc, thịnh vượng và danh dự, cho cả người làm việc và gia đình
thất bại sự nghiệp sẽ ám chỉ thất bại của những nghĩa vụ gia đình và xã hội: coi là tủi nhục - cho nên gia đình cũng ảnh hưởng áp lực riêng
những nhấn mạnh khác: tầm quan trọng của vâng lời, tôn trọng thứ bậc và phấn đấu để hoà hợp - văn hoá làm việc Khổng giáo ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhấn mạnh chủ nghĩa tập thể
Khổng giáo so sánh gia đình thực sự với "gia đình làm việc": nhân viên trong một văn hoá làm việc Khổng giáo được dạy giữ yên lặng trước người có thẩm quyền và đặt nhẹ những lợi ích cá nhân lại sau lợi ích công ty - giấc mơ của chủ nghĩa tư bản

Bấp bênh và bất ổn
nhiều nhân viên Trung Quốc ở những thành phố lớn không phải dân chính thức của thành phố: nhiều người nhập cư, đi Thượng Hải và Bắc Kinh làm việc - nếu mất việc là mất hết
hệ thống di cư đã dần cải cách nhưng vẫn giữ nguyên ở những thành phố hàng đầu [tier 1] như Bắc Kinh và Thượng Hải
kể cả thế, an sinh xã hội Trung Quốc vẫn kém ở mọi nơi: lương hưu, bảo hiểm y tế hay bảo hiểm thất nghiệp không đủ để người ta dựa vào - người ta thường phải làm việc nếu muốn sống, kể cả những người dân chính thức
quản lý công ty biết và thường thể hiện quyền lực lên người khác bằng cách muốn nhân viên thể hiện sự tôn trọng bậc quản lý: tặng quà sếp [guangxi], lịch làm thêm giờ ngẫu nhiên và khiến cuộc đời nhân viên bấp bênh
bấp bênh [uncertainty] ấy đặc biệt tệ: nhân viên 996 phàn nàn lương thấp và mất nhân phẩm - nhưng phiền nhất là không biết trước được khi nào bị bắt làm thêm giờ
tệ hơn, rủi ro nhân viên sẽ bị ngừng giao việc và trong buổi đánh giá hiệu quả làm việc sẽ bị hỏi tại sao không làm gì, trong khi quyết định giao việc thì tuỳ vào sếp
Khổng giáo dạy tôn trọng người có thẩm quyền nên nhân viên cảm thấy bất lực: nhân viên không thể khiếu nại lên cấp cao hơn - sự nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào người quản lý trực tiếp có thích và chấp thuận người nhân viên hay không
trên lý thuyết thì luật lao động Trung Quốc cấm những hành vi này nhưng thực tế thì việc thực hiện cực khó
năm 2015 nghiên cứu cho thấy 29% nhân viên làm việc thêm giờ [overtime] không lương và 70% được trả ít hơn mức lương làm thêm giờ 1.5 lần theo quy định

Nhân viên chịu trận
lạm dụng giờ làm doanh nghiệp và làm thêm giờ đã ảnh hưởng tất cả nhưng phụ nữ và nhân viên trung tuổi thường gánh nặng nhất
ở Trung Quốcphụ nữ tham gia lao động nhiều: 70% phụ nữ muốn làm việc và có công ăn việc làm, có cơ hội đóng góp - hiện diện phụ nữ trong hàng ngũ lãnh đạo cao hơn phần lớn các quốc gia khác, nhiều giám đốc tập đoàn lớn của Trung Quốc là phụ nữ
nhưng vẫn có những khó khăn lớn cho phụ nữ được tham gia lực lượng lao động, đặc biệt phụ nữ muốn có cuộc sống gia đình
ở Trung Quốc, gánh nặng cuộc sống gia đình phần lớn cho phụ nữ: làm phần lớn, khảo sát cho thấy 76%, công việc chăm sóc gia đình - việc nhà không chỉ nuôi dưỡng trẻ em, còn lau dọn và chăm sóc cá nhân
áp lực đã đẩy độ tuổi kết hôn của phụ nữ lên cao thêm và tỷ lệ thu thai giảm thêm: phụ nữ thì sếp không coi là "nhân viên lý tưởng" vì rủi ro lập gia đình - nên phụ nữ phải chăm chỉ hơn để bù cho nhược điểm ấy, rõ ràng không phải lỗi họ
người trung tuổi cũng vật lộn tìm và giữ việc vì bị coi là không phải "nhân viên lý tưởng": có những trách nhiệm gia đình cần dành thời gian và công sức lo liệu - những nhân thường coi những nghĩa vụ ấy đã lấy đi thời gian ở văn phòng
người trung tuổi cũng có những vấn đề sức khoẻ kém hơn người trẻ: nhiều người trung tuổi lớn lên trong thời đại mà nền kinh tế Trung Quốc khác hơn - những người từng là công nhân cổ cồn xanh ở nhà máy hoặc dây chuyền sản xuất, nền kinh tế đã chuyển đổi từ sản xuất sang kỹ thuật số sau 10-20 năm qua
tưởng tượng những người lớn lên không có internet phải làm quen với công việc mới

Kết
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng có văn hoá Khổng giáo và làm quá sức cũng không hiếm
nhưng những khía cạnh nhất định của văn hoá làm việc và cấu trúc xã hội Trung Quốc đã khuyến khích xu hướng tồi tệ thêm vấn đề: thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, an sinh xã hội kém, tập trung mạnh vào tăng trưởng kinh tế và chính phủ hạn chế tập trung đông người - tất cả gây khó dễ cho nhân viên biểu đạt sự bất mãn với tình trạng cuộc sống
trong cách mạng công nghiệp đầu tiên ở Mỹ và Anh, nhân viên thường làm thêm giờ và di chuyển nhiều giờ đến chỗ làm, trước khi những phong trào lao động bấy giờ đã đánh đổ văn hoá ấy
Trung Quốc vẫn đang phát triển kinh tế, nhân viên vẫn sẽ tăng số giờ làm việc, GDP bình quân đầu người Trung Quốc vẫn kém so với Anh và Mỹ nghĩa là vẫn còn rất nhiều việc cho nhân viên Trung Quốc
nếu chính phủ không có chính sách đối phó nhất quán thì xu hướng làm quá sức và làm thêm giờ sẽ khó kết thúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét