ATI khởi nghiệp ở Toronto xa khỏi thung lũng Silicon nhưng vẫn tăng trưởng và bắt đầu làm bộ tăng tốc đồ hoạ
ATI chuyển từ 2 chiều sang 3 chiều và cạnh tranh với tiên phong thị trường Nvidia, ký hợp đồng với Nintendo và lêu hêu trong thương chiến thẻ đồ hoạ
năm 2010 thương hiệu ATI thuộc sở hữu AMD
Người sống sót
năm 1983 một người Hồng Kông đi nghỉ dưỡng ở thành phố Toronto của Canada, yêu mến nơi này và vợ chồng ông quyết định bỏ Hồng Kông để định cư Toronto, ông tên là Kwok Yuen Ho
gia đình của Ho từng khá giàu có nhưng tan gia bại sản vì nội chiến đại lục nên phải chạy đến Hồng Kông
Kwok bán rau còn cha ông làm cho nhà máy
thập niên 1970 Kwok kiếm được học bổng theo học trường đại học quốc gia Thành Công ở Đài Nam
năm 1974 Kwok tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư điện và trở về Hồng Kông làm việc kỹ sư, quản lý chất lượng và sản xuất ở các công ty Philips, Control Data Systems và National Semiconductor
Canada
di cư đến Toronto, Kwok không tìm được việc cũ vì ngành điện tử Canada xa khỏi thung lũng Silicon và khá non nớt
bấy giờ, phần lớn màn hình máy tính là đơn sắc, mọi hiển thị trên tông màu duy nhất
Kwok tin rằng màn hình đa sắc sẽ khiến máy tính cá nhân trở nên thịnh hành, cần phần cứng đồ hoạ mạnh mẽ để xuất hình ra màn đa sắc
năm 1985 Kwok hợp tác với những người Hồng Kông nhập cư vào Canada khác là Benny Lau và Lee Lau để thành lập công ty Array Technology Industry viết tắt là ATI
ATI vay ngân hàng UOB ở Singapore
công ty ATI khởi nghiệp chỉ 6 nhân viên góp từ khoản tiết kiệm riêng 30 vạn đôla Canada để làm sản phẩm bán cho công ty lớn
tiền của các nhà sáng lập cạn kiệt chỉ sau 3 tháng nhưng ngân hàng United Overseas ở Singapore cho vay 30 vạn đôla Mỹ và sau đó thêm 1.5 triệu đôla
Bước ngoặt
ATI khởi nghiệp là nhà sản xuất phụ tùng gốc [OEM] thiết kế và sản xuất mạch điều khiển đồ hoạ
ATI băt đầu sản xuất thẻ mạch tích hợp cho các công ty máy tính cá nhân như IBM và Commodore
bước ngoặt là khi Commodore bắt đầu mua chip mạch điều khiển đồ hoạ của ATI, ATI bán được hơn 7000 chip mỗi tuần và đạt doanh thu 10 triệu đôla Canada trong năm tài chính đầu tiên
ATI vài năm sau đã IPO ra sàn chứng khoán Toronto
Thẻ đồ hoạ
sản phẩm đình đám đầu tiên của công ty là loạt sản phẩm EGA và VGA Wonder
loạt VGA Wonder ra mắt năm 1988 nổi trội hơn thị trường hiện hữu nhưng vẫn tương thích với tất cả những lựa chọn màn hình đang có trên thị trường bấy giờ
2 sản phẩm đã giúp ATI đạt doanh thu 60 triệu đôla Canada và công ty bắt đầu tự nhận là nhà sản xuất bảng đồ hoạ lớn nhất thế giới
ATI là một trong 9 nhà sáng lập hiệp hội tiêu chuẩn video điện tử [VESA] lập ra định dạng hiển thị video có độ phân giải 800x600
Bùng nổ máy tính cá nhân
máy tính cá nhân thập niên 1980 đầu 1990 có đồ hoạ đơn giản, không cần thẻ đồ hoạ riêng, CPU xử lý được tất cả những hoạt động đồ hoạ và truyền dữ liệu qua bộ điều hợp để xuất hình
hệ điều hành Microsoft Windows bắt đầu hạn chế mô hình này, gây quá tải những bộ điều hợp cho hiển thị
ATI ra mắt loạt chip Mach làm bộ tăng tốc đồ hoạ 2 chiều thế hệ thứ 2
năm 1991 chiếc Mach8 ra mắt là sản phẩm đầu tiên của ATI đủ khả năng xử lý dữ liệu đồ hoạ mà không cần CPU và là một trong những vi đồng-xử-lý đồ hoạ 2 chiều đầu tiên được tối ưu hoá cho Windows
năm 1992 chiếc Mach32 ra mắt, đặt bộ điều khiển đồ hoạ và bộ tăng tốc đồ hoạ lên cùng một chip
Cách mạng 3 chiều
năm 1996 trò chơi điện tử Quake ra mắt đã kích cầu đồ hoạ 3 chiều
không phải công ty nào cũng đủ khả năng chuyển đổi sang đồ hoạ 3 chiều
năm 1994 ATI mua đội thiết kế của công ty Kubota Graphics chuyên sản xuất máy trạm có đồ hoạ phân khúc cao cấp
ATI ra mắt chip 3D Rage, mới đầu tên là 264GT, lấy tên mới là 3D Rage để hợp cạ với chip ViRGE 3D của đối thủ S3 ra mắt cùng năm
bảng đồ hoạ trang bị chip 3D Rage không sánh được với Nvidia nhưng chiếm được thị phần bình dân nhờ tỷ lệ hiệu năng trên giá bán [P/P] cao
ATI cũng chiếm thị phần tốt trong mảng máy tính xách tay
năm 1998 chip Rage Mobility ra mắt đã đánh bại đối thủ S3 và Neomagic
Intel
năm 1998 công ty 3dfs thất bại và Nvidia dẫn đầu hiệu năng trò chơi điện tử, với ATI bám đuổi, đã xuất hiện kẻ thứ 3 thâm nhập thị trường: Intel
năm 1998 Intel mưu đồ soán ngôi Nvidia bằng sản phẩm thẻ đồ hoạ Intel740 nhưng thất bại vì chiếc Intel740 thua kém hiệu năng và có lẽ phần nào vì thói quen kinh doanh "thế cửa trên" bất công của hãng như Intel
Intel tính lại chiến lược, tích hợp bộ xử lý đồ hoạ vào CPU
ATI nằm ở vị trí thứ nhì, chú trọng vào giá trị, trở thành người chịu thiệt nhất khi Intel mon men vào mảng này
ban giám đốc ATI dự đoán đúng rằng giải pháp đồ hoạ sẽ trở nên thông dụng
ATI cũng dự đoán đúng rằng giải pháp đồ hoạ tích hợp của Intel sẽ xâm lược thị phần bình dân nhờ vào vị thế độc quyền CPU của Intel
chiến lược kinh doanh của ATI để đối phó là mở rộng quy mô ra nhiều ngành, mọi thứ từ trò chơi điện tử bình dân đến máy trạm đến máy chơi điện tử
Gaming console
năm 2000 ATI chi 453 triệu đôla mua lại công ty khởi nghiệp vô danh 70 nhân viên ArtX
ArtX thiết kế chip đồ hoạ cho thị trường tiêu thụ, các nhà sáng lập là người của đội kỹ sư của Silicon Graphics, đội làm với Wei Yen để hợp tác Đài-Mỹ làm nên chiếc Nintendo 64
ArtX nhận hợp đồng làm bộ xử lý đồ hoạ cho máy chơi game kế nhiệm của Nintendo - chiếc GameCube
ATI mua ArtX đã kịp thời dán nhãn ATI lên sản phẩm chip và sau đó làm chip đồ hoạ cho máy kế nhiệm GameCube là chiếc Wii và Xbox 360
ArtX mang lại nguồn nhân lực và chất xám ở mảng mới, giám đốc điều hành của ArtX được làm COO của ATI và định hướng công ty vào mở rộng sang ngành mới và soán ngôi từ Nvidia
để đấu với định kỳ ra mắt sản phẩm của Nvidia thì ATI tái cơ cấu nhóm thiết kế thành 2 đội riêng - mục tiêu là phát triển và ra mắt sản phẩm nhanh như Nvidia
chỉ mất 9 tháng để sản phẩm mới ra mắt, nhưng hậu quả sau này
Qua lại
Nvidia và ATI nhảy vào trận chiến giành thị phần, giằng co qua lại
năm 2000 Nvidia ra mắt chip GeForce 2 GTS kế nhiệm chip GeForce 256 tự nhận là "GPU đầu tiên"
chip GeForce có 25 triệu bóng bán dẫn đã đạt hiệu năng vượt trội đương thời
bấy giờ ATI chuẩn bị sản phẩm Radeon để hồi đáp GeForce 256 và cũng làm kế nhiệm cho loạt chip đồ hoạ Rage
thông số của GeForce 2 lộ diện, ATI lùi lại và tái thiết kế các cơ chế biến đổi và ánh sáng để tăng 20% tốc độ
mới đầu, trong một số bài kiểm tra benchmark thì có vẻ chip Radeon vượt mặt đối thủ
Nvidia phản hồi bằng cách ra mắt một trình điều khiển thiết bị [driver] mới tên là Detonator 3 để cải thiện hiệu năng cho loạt thẻ GeForce, trong đó có cả thẻ GeForce 2, thêm tỷ lệ đáng kế
sự kiện cho thấy khuyết điểm cố hữu của ATI
Trình điều khiển thiết bị
Nvidia và ATI đều tự viết driver nhưng ATI rõ ràng kém Nvidia
giới hạn kỹ thuật trong viết phần mềm driver đã khiến ATI vuột mất thời cơ chín muồi để giành vị thế tiên phong thị trường
ví dụ năm 2001 chip Radeon 8500 là thế hệ 2 của loạt Radeon được xây dựng cũng trên bước tiến trình 150 nanomet của TSMC như sản phẩm đối thủ GeForce 3
Radeon 8500 cũng ra mắt một chức năng mới là TruForm là một cơ chế đa giác [tessellation engine]
phần lớn bề mặt đồ hoạ 3 chiều được dựng từ các tam giác
đa giác sẽ tự động chèn các tam giác bổ sung vào hình ảnh ban đầu, cải thiện chất lượng ảnh vì làm ảnh mượt và có vẻ tự nhiên hơn mà không giảm tốc độ khung hình
tính năng mới và khả năng tương thích của Radeon 8500 nhận lời ca ngợi từ John Carmack người làm game Doom
không may, nôn nóng ra mắt, phần mềm driver mới đầu nhiều lỗi và một bê bối ăn gian kết quả kiểm tra benchmark, đã làm vuột mất cơ hội
các nhà phát triển game không sử dụng tính năng mới và TruForm dần dần bị rút khỏi lộ trình công nghệ và quảng cáo
Sát nhập
sau vài năm, ngành đồ hoạ máy tính chỉ còn sót lại ATI và Nvidia
khoản cách thị phần nới rộng và ATI cũng gặp khó tài chính
năm 2005 ATI đạt doanh thu kỷ lục 2.2 tỷ đôla Mỹ nhờ doanh số chiếc Xbox 360 nhưng chỉ được 16.9 triệu đôla lợi nhuận
căn bản thì sản phẩm có tỷ lệ hiệu năng trên giá bán [P/P] của ATI không thu nhiều lãi
trong khi ấy, Intel lớn mạnh thành mối bận tâm của ATI vì 60 đến 70% doanh thu bán chipset của ATI là cho những nền tảng Intel
mặc dù Intel thất bại khi thâm nhập thị trường GPU rời, tương lai chưa biết thế nào
để tránh bị nghiền nát giữa Nvidia phân khúc cao cấp và Intel phân khúc phổ thông, ATI chấp nhận thương vụ mua lại 5.4 tỷ đôla từ AMD
mới đầu AMD có vẻ định mua Nvidia nhưng quay qua ATI sau khi giám đốc điều hành Jensen Huang của Nvidia ra điều kiện được làm giám đốc điều hành của công ty sau sát nhập
Hậu sát nhập
thời điểm mua lại, cộng đồng mạng tin rằng GPU và CPU sẽ gộp chung vào một bộ xử lý, giống Intel
AMD mua ATI không chỉ vì muốn thị phần của API mà còn muốn mua lấy chất xám chuyên môn công nghệ để phát triển chip lai CPU-GPU đặt tên là Fusion APU
nhân viên hai công ty gặp khó hợp tác vì hai văn hoá bị chia rẽ thành "phe xanh" là phe AMD và "phe đỏ" là phe ATI
chip Fusion APU bị trễ hơn 2 năm và công ty cũng không tập trung được vào khắc phục những vấn đề kỹ thuật khác bấy giờ
chưa hết, giá mua lại ATI quá cao trong khi những mảng kinh doanh ngoài thẻ đồ hoạ của ATI thì không giá trị đến thế
tháng 12 năm 2007 ATI bị buộc phải ghi giảm giá trị của thương vụ sát nhập
năm 2007 thương vụ mua lại ATI khiến AMD lỗ tài chính 3.3 tỷ đôla trong khi doanh thu là 6 tỷ đôla
năm 2008 AMD tiếp tục lỗ suy giảm giá trị tài sản vì vị thế của ATI trong các ngành như điện thoại thông minh và tivi
quý 2 năm 2008 AMD nhận 1 tỷ đôla lỗ
AMD mở bán 2.5 tỷ đôla trái phiếu để gây quỹ cho thương vụ sát nhập và do đó đầu năm 2008 AMD mắc nợ 5 tỷ đôla
năm 2008 khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái và doanh số máy tính cá nhân sụt giảm, AMD gần bờ vực phá sản
các bố đường ở Abu Dhabi tung tiền ra cứu nét AMD
Kết
kể từ thuở ấy, AMD đã thuê gia công ở xưởng GlobalFoundries và tái xuất trên thị trường CPU nhờ những cải tiến như chiplet
thị trường GPU thì Nvidia vẫn đứng đầu hiệu năng và cuộc cách mạng học sâu đã giúp Nvidia mở khoá thêm nguồn doanh thu
loạt GPU Radeon mất lợi thế vì bị lõi CUDA của Nvidia áp đảo, nhưng vẫn cho giá trị [P/P] tốt
AMD có động lực tìm kiếm cải cách mới như mở mã nguồn phần mềm driver
thương hiệu ATI biến mất và thương vụ sát nhập đã suýt làm phá sản công ty mua lại, nhưng sản phẩm thì còn bán, vẫn là một "người sống sót"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét