Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Việt Nam cải cách ruộng đất suýt gây nạn đói

năm 1975 Việt Nam cộng hoà thất thủ, chấm dứt 3 thập kỷ đấu tranh thống nhất đất nước.
Bắc Việt chiến thắng, dẫn dắt bởi CPV - viết tắt cho đảng cộng sản Việt Nam - đã tiến hành một loạt biện pháp kinh tế để xoá bỏ ảnh hưởng của thực dân và mang chủ nghĩa xã hội vào quốc gia.
những biện pháp ấy đã thất bại không đạt được mục tiêu và quốc gia Việt Nam gần với bờ vực của nạn đói.
Nông nghiệp
khi Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, còn gọi tên là Bắc Việt, cải cách ruộng đất có vẻ cần thiết. Gần như mọi người Việt sống dựa vào làm nông. Chính phủ CPV điều tra thấy 3% dân số sở hữu 22% đất canh tác.
bấy giờ, chính sách kinh tế của CPV học theo học thuyết cộng sản đương thời, hiệu lệnh rằng tập thể hoá nông nghiệp sẽ thành công công nghiệp hoá được nền kinh tế và củng cố được quyền lực nhà nước của đảng.
cải cách ruộng đất được coi là động thái đầu tiên, làm bản lề để tiến tới mục tiêu ấy, trên lý thuyết sẽ thanh tẩy việc bóc lột kế thừa từ hồi thực dân đô hộ, trao đất cho người không có đất và loại bỏ phân biệt giai cấp là rào cản cho cách mạng cộng sản.
năm 1953 cùng lúc với chương trình cải cách ruộng đất của Đài Loan, CPV công bố chương trình cải cách ruộng đất trong đó các hội đồng cải cách ruộng đất địa phương sẽ tịch thu và chia lại đất sở hữu bởi những cá nhân mà [hội đồng] xếp loại là giàu có hoặc là địa chủ.
chương trình được thành viên đảng cộng sản Trung Quốc cố vấn.
những biện pháp cải cách ruộng đất của Bắc Việt đã tăng 60% năng suất lúa và mở rộng thêm đất canh tác trong giai đoạn từ năm 1954 đến 1958.
Thành tựu đạt được nhưng cái giá phải trả là chấn động xã hội.
khẩu vị cải cách ruộng đất của Mao Trạch Đông là đấu tranh giai cấp giữa các tầng lớp xã hội, dẫn đến bạo lực.
nhất là, định nghĩa được ai là "giàu có" thì không rõ ràng, đã cổ xuý cho những vụ xử phạt [đấu tố] tuỳ tiện.
Ứơc tính số bọn "phản động" bị giết: một tài liệu của bộ chính trị bấy giờ đã đề ra mục tiêu hành quyết 1 "phản động" mỗi 1000 dân, tương ứng 15000; số liệu phương Tây ước tính xấp xỉ con số ấy, cộng thêm hơn 20 000 tù nhân.
năm 1956 chức trách CPV có bài phát biểu xin lỗi rằng đã có những "sai lầm" "quá lố" và "bất công" xảy ra trong thực hiện cải cách ruộng đất.
Hợp tác xã
cải cách ruộng đất xong, CPV thành lập các hợp tác xã là bước tiếp theo để tập thể hoá và công nghiệp hoá tương lai.
tập thể hoá đã nhét một đám nông dân vào chung sức làm việc cho những nông trại quy mô lớn sở hữu nhà nước để sản xuất thặng dư nông sản cho nhà nước sử dụng để tài trợ tiến trình công nghiệp hoá.
ở các hợp tác xã, nông dân lao động tập thể và phải đạt chỉ tiêu do công chức Đảng đề ra. Nông dân được chỉ tay đưa việc bởi kế toán và quản lý - những trí thức đáng mến.
những nông dân am hiểu và hiệu quả không được ưu tiên có tiếng nói trong đưa ra quyết định - làm trầm cảm thêm bối cảnh bấy giờ người dân đã ít học sẵn.
khảo sát năm 1960 trên 3000 hợp tác xã cho thấy rằng 40% thành viên hợp tác xã chỉ học hết trung học cơ sở [giáo dục cấp 2].cho nên, hệ thống hợp tác xã miền Bắc chưa bao giờ đạt mục tiêu sản lượng. Từ năm 1959 đến 1961 tổng sản lượng lương thực giảm 1 triệu tấn, năng suất ruộng giảm 0.2 tấn mỗi hecta, tổng sản phẩm lương thực trên đầu người giảm từ 334 kilogam còn 261 kilogam.
năm 1975 sản lượng lương thực đầu người là 194 kilogam.
trong chiến tranh thống nhất, CPV đã phải nhập khẩu đến 15% số thực phẩm cần thiết từ Trung Quốc và Liên Xô mà nhiều người vẫn chịu đói - trung bình nông dân Bắc Việt chỉ tiêu thụ 1800 calo thực phẩm mỗi ngày.

Vườn riêng 5%
CPV muốn tránh tình trạng của Triều Tiên nên mới đầu đã cho phép các hộ gia đình tự trồng riêng trên những mảnh ruộng nhỏ [vườn 5%].
chính sách này năm 1958 chỉ mang tính bổ trợ nhưng lại trở thành một trụ cột giúp nông dân tự trồng đủ thực phẩm nuôi thân.
thập niên 1970 ước tính nông dân Việt Nam thu hoạch 75% thu nhập từ những mảnh đất 5% này.
năng suất trên những mảnh ruộng 5% cao gấp 2 đến 3 lần đất hợp tác xã.
trong chiến tranh, CPV tăng chỉ tiêu sản xuất cho các hợp tác xã và cắt giảm viện trợ và tuyển quân đi lính, khiến ban quản lý các hợp tác xã phải lệ thuộc vào lao động phụ nữ và những mảnh ruộng "khoán" trái phép cho các hộ gia đình để có thể hoàn thành chỉ tiêu nông sản.

Nam Việt Nam
tình hình bất công về bất động sản ở miền Nam cũng trở thành vấn đề chính trị cấp bách, tổng thống Ngô Đình Diệm bấy giờ đặt ưu tiên hàng đầu cho những chính sách cải cách ruộng đất.
khoảng 1 triệu gia đình miền Nam Việt Nam, tương ứng 1 phần 3 dân số là nông dân làm thuê không sở hữu đất riêng, phải trả tiền thuê ruộng cao lên đến 25-50% thu nhập cho địa chủ [vắng mặt] để được quyền làm việc trên ruộng mà vẫn phải tự mang theo thiết bị và hạt giống.
tình cảnh lố bịch ấy đã nuôi mầm tâm lý nổi loạn và đe doạ quyền lực của chính phủ [miền Nam].
từ năm 1955 đến 1957 chính phủ [Việt Nam cộng hoà] thông qua chương trình cải cách ruộng đất cắt giảm tiền thuê và tỷ lệ làm thuê, nhưng vẫn không đủ [giảm].
tổng thống Ngô Đình Diệm nhắm vào 650 000 hecta của 2200 chủ đất để chia lại, sau 10 năm chỉ có 275000 hecta được chia lại thành công, bị nhiều chuyên gia coi là thất bại

Cải cách ruộng đất thành công
truyền thông phương Tây thường chỉ trích tình huống bất bình đẳng ruộng đất là một lý do chính phủ Nam Việt Nam không thu phục được lòng dân, tuy nhiên, trong những năm cuối cùng, chính phủ [Việt Nam cộng hoà] có thực sự đã xoay xở để làm được [cải cách ruộng đất].
năm 1970 tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thông qua đạo luật ruộng đất dưới hậu thuẫn của Hoa Kỳ, chương trình "Đất cho dân cày" này đã thành công, bãi bỏ việc cho thuê đất trồng trọt, mua lại ruộng từ các địa chủ với giá bằng 2.5 lần vụ thu hoạch một năm, gia đình nông dân nhận đất này miễn phí với điều kiện phải tự canh tác và không được bán trong 15 năm.
chương trình cải cách ruộng đất này bắt chước những chương trình ở Đài Loan và Hàn Quốc và Nhật Bản.
2.7 triệu mẫu Anh ruộng đất được trao cho 800 000 gia đình miền Nam Việt Nam.
năm 1975 đến 70% dân số nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long sở hữu 80% ruộng đất, kết hợp những biện pháp nông nghiệp khác như xử lý tuần hoàn nước, nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu và ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn cho vay tiền mua hạt giống - kinh tế miền Nam Việt Nam đầy hứa hẹn hồi phục, năng suất lúa từ 1.92 tấn mỗi hecta giai đoạn năm 1966-1968 đã lên được 2.3 tấn năm 1973-1975

Vật lộn kinh tế
chính phủ Việt Nam thống nhất cần phải lo toan cho 10 triệu người tị nạn, 1 triệu goá phụ, 880 000 trẻ mồ côi và 3 triệu người thất nghiệp.
lạm phát lên đến 900% mỗi năm, ruộng lúa bỏ không ai cày.
hậu quả chiến tranh từ những mìn chưa nổ và vũ khí hoá học như chất độc màu da cam gây vô số thiệt hại cho nhân dân Việt Nam.
đối thoại ở Paris, Hoa Kỳ hứa hẹn 3.5 tỷ đôla viện trợ tái thiết nhưng là hứa hão, không những thế Hoa Kỳ còn đòi chính phủ mới trả nợ cho chính phủ Việt Nam Cộng Hoà.
Hoa Kỳ cũng trừng phạt thương mại và tìm cách cắt Việt Nam khỏi tổ chức quốc tế như UNESCO tổ chức giáo dục khoa học và văn hoá Liên Hợp Quốc, tổ chức tiền tệ quốc tế IMF và ngân hàng thế giới World Bank.
đến thập niên 1990 quan hệ Việt-Mỹ mới bình thường hoá.
thêm với việc Trung Quốc cắt viện trợ lương thực khi xung đột Việt-Trung nổ ra, càng cản trở Việt Nam khôi phục kinh tế.
đối mặt khó khăn ấy, chính phủ Việt Nam tìm cách hoà giải 2 miền Nam-Bắc, cứu chữa nền kinh tế dặt dẹo và, hẳn rồi, xây dựng chủ nghĩa xã hội
Cải cách ruộng đất lần 2
Việt Nam thống nhất, CPV muốn buộc miền Nam phải thống nhất ý chí với miền Bắc. Tuân theo thông lệ cộng sản, chính phủ mới muốn biến đổi khỏi chủ nghĩa tư bản [Việt Nam cộng hoà] tin rằng chỉ có thuyết kinh tế cộng sản mới có thể tận dụng lợi thế nguồn lực tự nhiên của miền Nam và mở đường công nghiệp hoá để xây dựng một Việt Nam hiện đại, mạnh mẽ.
tiến trình cách mạng này bắt đầu bằng 2 chương trình: cải cách ruộng đất và tập thể hoá.
cải cách ruộng đất miền Nam bắt đầu năm 1976 khi Đảng khảo sát và phân loại người dân theo số tài sản họ sở hữu:
dân giàu nhất: sở hữu hơn 7 hecta, bị xếp vào hàng ngũ tư bản bóc lột.
khác với cải cách ruộng đất lần 1 ở miền Bắc, lần này Đảng không nặng tay bằng, có lẽ vì kinh nghiệm cải cách của chính phủ Việt Nam cộng hoà, nhu cầu lương thực tự cung tự cấp [không còn Trung Quốc viện trợ] và chính bài học 'thực hiện sai' cải cách ruộng đất lần 1 ở miền Bắc.
nhưng mục tiêu vẫn thất bại, nông dân ở miền Nam sau chiến tranh đã phản đối bị chiếm đoạt đất, là đất mà họ đã phải chịu đau thương và phải chiến đấu [chống Mỹ nguỵ] để giành được.
một số nông dân đã chuyển giao, hay "cho thuê" đất cho các thành viên gia đình, thường có thông đồng với chức trách địa phương.

Tập thể hoá
chức trách đảng CPV đã chỉ trích hiện trạng miền Nam là một miền nông thôn cục bộ và cá nhân hoá, là thứ Lê Duẩn tin rằng sẽ chỉ cổ xuý nông nghiệp tự cung tự cấp và quá chuyên canh không thể đóng góp cho quốc gia.
Lê Duẩn cho rằng sở hữu tập thể sẽ sửa chữa vấn đề này, tập hợp sức lao động của người dân và mở đường cho những nông trại nhà nước mà CPV tin rằng sẽ hiệu quả hơn nông trại cá nhân.
chưa hết, CPV định thu gom phân bón, hạt giống và 24000 máy kéo để nông trại nhà nước sử dụng.
bước đầu tiên để tập thể hoá nông nghiệp quy mô lớn là thành lập hợp tác xã sản xuất, giống như miền Bắc.
cũng giống miền Bắc, nỗ lực này gặp khó, nhà nước chỉ mua với giá bằng 1 phần 8 giá thị trường, khiến nông dân miền Nam Việt Nam cả giàu lẫn nghèo kháng cự việc thu gom, giết mổ lợn và phá máy kéo trước khi bị thu mua.
số máy kéo còn vận hành được suy giảm 76% từ năm 1975 đến 1983, có báo cáo lại rằng nông dân trồng lúa đem vụ thu hoạch được cho lợn ăn hoặc trưng cất rượu ngay trong những tháng thiếu lương thực.
công nhân hợp tác xã sản xuất chỉ đến làm việc theo đúng giờ quy định trước khi chạy về nhà làm ruộng riêng.
sản lượng gạo quốc gia giảm từ 11.8 triệu tấn năm 1976 còn 9.8 triệu tấn năm 1978.
năm 1980 Đảng đề ra kế hoạch sản xuất 21 triệu tấn gạo nhưng kết quả chỉ 9.8 triệu tấn, những nông sản khác cũng không khá hơn, sản lượng lợn chỉ đạt 59% chỉ tiêu, cá đạt 40% chỉ tiêu và gỗ đạt 40% sản lượng kế hoạch; mặc cho mở rộng đầu tư nhà nước, Việt Nam xa rời mục tiêu công nghiệp hoá: sản xuất xi măng chỉ đạt 32% chỉ tiêu, phân bón đạt 28% chỉ tiêu và sản lượng thép chỉ đạt 25% kế hoạch.
kinh tế Việt Nam lụi tàn, sản lượng thấp, chuỗi cung khó khăn và thất bại trong thực hiện [kế hoạch]
Những nỗ lực khác
đình trệ kinh tế Việt Nam và thiếu sản phẩm thực phẩm đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng khi Việt Nam xâm lược Campuchia tháng 12 năm 1978 lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot do Trung Quốc hậu thuẫn và chiếm đóng nước này trong 1 thập kỷ.
bấy giờ Việt Nam chiếm đóng Campuchia đã gây tiếng xấu ra quốc tế, Trung Quốc một tháng sau đó cũng xâm lược Việt Nam gây ra chiến tranh biên giới Việt-Trung.
để tăng sản lượng lương thực, CPV thông qua chỉ thị 100-CT/TW tháng 1 năm 1981 mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp: nếu hộ gia đình có thể vượt hạn ngạch [quota - cô ta] sản xuất thường niên thì được bán lại số nông sản trội dư cho nhà nước với giá cao hơn hoặc ra chợ tự do.
các giám đốc hợp tác xã và nông dân đã vượt rào chỉ thị bằng cách khống chế hạn ngạch [báo cáo để hạn ngạch thấp thôi]. Giám đốc nào lạm quyền còn tự ý quy định thuế phí để bóc lột thêm thu nhập trồng trọt của nông dân.
tham nhũng như thế không hiếm, chức trách địa phương xa khỏi trung ương Đảng ở Hà Nội thường xuyên vi phạm học thuyết cộng sản bằng cách thuê ngoài thêm lao động, tuồn hàng ra bán chợ đen.
năm 1985 chính phủ thông qua một loạt cải cách nữa: hơn 300 biện pháp kích thích kinh tế.
các nhà lập kế hoạch trung ương đã phái những chức sắc vật giá xuống các cơ quan thương mại cấp quận huyện, những cán bộ phải ra quyết định mức giá mà họ cho là phù hợp.
kết quả là lạm phát lên đến 800% năm 1986.
nông dân từ bỏ các hợp tác xã và trở về làm hộ gia đình.
báo quân đội Việt Nam đăng tin nạn đói ở 8 trên 19 tỉnh đe doạ hơn 3.5 triệu dân.
nắm quyền dưới danh nghĩa chủ nghĩa yêu nước và thống nhất được quốc gia, quản lý kinh tế kém và cứng nhắc của CPV sau đó đã đặt câu hỏi về khả năng lãnh đạo quốc gia của Đảng, chưa kể cuộc chiếm đóng Campuchia gây chỉ trích quốc tế.
đối mặt nguy cơ nạn đói và bạo loạn xã hội, Đảng cần "đổi mới hay là chết" theo lời tổng bí thư Nguyễn Văn Linh
Đổi mới
năm 1986 tổng bí thư Lê Duẩn chết, người kế nhiệm đề ra một loạt cải cách kinh tế nhưng không thay đổi hệ thống chính trị, là đường lối mà người Trung Quốc lựa chọn.
năm đầu "đổi mới", các hộ gia đình được phép làm việc trên đất bỏ không và được phép tự do chăn nuôi.
quan chức đảng CPV sau đó đi thăm Liên Xô năm 1987 và nói chuyện với Gorbachev người thúc giục Việt Nam cải cách và mở cửa thương mại với các nước tư bản.
do đó năm 1988 cải cách thực sự khi chính phủ gỡ bỏ quy định bắt nông dân làm việc cho hợp tác xã chung, cho phép nông dân sở hữu đất riêng lên đến 75 năm và bán hàng công khai ra chợ.
các hợp tác xã mất thế độc quyền bán công cụ và nguyên liệu và độc quyền mua hàng hoá nông dân làm ra, do đó về căn bản hình thức hợp tác xã bị giải thể.
năm 1990 ở đồng bằng sông Cửu Long có 292 hợp tác xã thì năm 1994 chỉ còn 54.
một nông dân nhớ lại: "Trước đổi mới, bạn không thể trồng cái mình muốn [vì] hợp tác xã quyết định tất cả. Mọi người phải trồng một thứ kể cả nếu cây trồng khác có năng suất hơn hoặc lãi hơn... So với 10 năm trước, điều kiện sống đã cải thiện hơn gấp 5 lần".
đổi mới về căn bản chỉ hợp pháp hoá việc nông dân đã làm trái phép trước đấy. Năng suất lúa tăng vọt, năm 1987 Việt Nam làm ra chưa đến 242 kilogam gạo trên đầu người, năm 1989 con số tăng lên thành 293.
từ nước nhập khấu gạo, Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới từ 0.9 triệu tấn năm 1988 lên 1.95 triệu tấn gạo xuất khẩu năm 1992
thành công nông nghiệp đã đặt nền móng cho công nghiệp hoá và phát triển kinh tế.
từ năm 1986 đến 2006 Việt Nam là nước kinh tế phát triển nhanh nhì châu Á chỉ sau Trung Quốc, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 70% sau chiến tranh xuống còn 32% năm 2000, tổng sản phẩm quốc nội GDP đầu người tăng gấp 8 lần từ năm 1992 đến 2010

Kết
loạt biện pháp cải cách ruộng đất nhiều nước châu Á thực hiện dưới áp lực của thế chiến 2 đã mãi mãi thay đổi nền kinh tế.
cải cách ruộng đất miền Nam Việt Nam năm 1970 không kịp cứu chế độ Việt Nam cộng hoà nhưng dù sao cũng tạo điều kiện phát triển kinh tế sau này, dù có hơi muộn do một vài sự cố không may của tập thể hoá nông nghiệp.
hành trình của Việt Nam khá nhiều điểm tương đồng con đường của đảng cộng sản Trung Quốc cho nên kết quả cũng giống, không lạ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét