Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

TSMC và Philips

cách đây 400 năm công ty Đông Ấn Hà Lan đã đến đảo Formosa mở văn phòng: săn hươu, trồng lúa và đánh nhau với thổ dân
năm 1662 Trịnh Thành Công là tướng nhà Minh đã cho quân tấn công pháo đài An Bình nay là địa điểm du lịch
chiến thắng đã đánh đuổi người Hà Lan và thành lập vương quốc Formosa chống triều đình nhà Thanh

Philips ở Đông Á
công ty đa quốc gia Philips đặt trụ sở ở Amsterdam hiện nay tập trung vào ngành y tế nhưng từng là công ty điện tử lớn nhất thế giới
sản phẩm của Philips mang tính kinh điển ngành điện tử như định dạng đĩa âm thanh [compact disc format] và Philips cũng từ lâu là nhà đầu tư vào Đài Loan
các công ty châu Âu khai thác nguồn lực và nhân lực Đông Á đã thường thấy từ giữa thế kỷ 1800
kích thích bởi những chủ nghĩa đế quốc châu Âu, những công ty này tìm cách tiếp cận sự giàu có của châu Á
hậu thế chiến 2, Philips trở về Hà Lan sau khi gia đình sáng lập Philips rời đảo quốc để chạy nạn phát xít xâm lược
Philips Hà Lan có một số nhà máy bóng đèn và radio ở Indonesia, Ấn Độ và Mã Lai giống những quốc gia thực dân khác thì thập niên 1950 đã bị quốc hữu hoá
những vụ quốc hữu hoá ấy nên hiện diện của Philips ở châu Á chỉ còn vài liên doanh ở Nhật Bản
thập niên 1960 Philips cân nhắc quay lại Đông Á cùng làn sòng phương tây những công ty thuê ngoài hoạt động sản xuất ở Đông Á để tận dụng nhân lực rẻ
Hồng Kông là một tiên phong nhận việc thuê ngoài và từng trở thành công xưởng xuất khẩu điện tử lớn nhất thế giới
nền kinh tế Đài Loan bấy giờ chủ yếu nông nghiệp và công nghệ thấp: đồ gỗ, dệt may và đồ cao su
thập niên 1950 chính phủ Đài Loan liên lạc với Philips để kêu gọi đầu tư
Đài Loan bấy giờ đã mở văn phòng ở Rotterdam tìm đối tác giúp thành lập ngành điện tử ở đảo
nhận lời mời chính phủ Đài, giám đốc điều hành Frits Philips đã viếng thăm Đài Loan tìm cơ hội đầu tư
Frits là thành viên duy nhất của gia đình Philips ở lại Hà Lan, có công cứu mạng 382 người Do Thái trong cuộc phát xít chiếm đóng, được công nhận vào danh sách người dân ngoại công chính [righteous amongst the nations]
Frits hưởng thọ hơn 100 tuổi
Tại sao Philips chọn Đài Loan
có những lý do cho thấy Philips không nên chọn Đài Loan mà thay vào đó nên đầu tư vào Nhật Bản
nhân lực Đài Loan giá rẻ và được giáo dục nhờ thời kỳ thực dân Nhật Bản chiếm đóng
chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã thể hiện rõ là không dung túng mất trật tự lao động: bấy giờ đảo Đài Loan đang xảy ra khủng bố trắng
thứ hai là Philips không thành công ở Nhật Bản: có vài liên doanh nhưng đối tác Nhật Bản đã nắm vị thế chịu trách nhiệm
thứ ba là nhân tố Trung Quốc: bấy giờ chính phủ Dân Quốc tin rằng sẽ lấy lại đại lục - vì Trung Quốc vừa lấy được bom hạt nhân, viễn cảnh thực sự khả thi
Philips cho rằng đặt chỗ đứng ở Đài Loan trước sẽ có lợi: hoặc là quốc dân đảng thành công xâm lược đại lục hoặc quan hệ nồng ấm hơn với đảng cộng sản
thứ tư, chính phủ quốc dân đảng rất thân thiện với Philips: ban giám đốc công ty bị ấn tượng bởi những bộ trưởng như Lý Quốc Đỉnh hứa có thể dẹp mọi trở ngại Philips gặp phải - một đặc khu thương mại tự do ở Cao Hùng đã được tạo ra cho công ty Philips là hành động chứng minh lời nói của bộ trưởng
cuối cùng, Tưởng Giới Thạch trao cho Frits Philips huân chương Đại thủ cảnh tỉnh của nước cộng hoà Trung Quốc
Frits trở về và thúc đẩy việc đầu tư một nhà máy bóng đèn ở Đài Loan
thành công của thương vụ ấy đã dẫn đến một nhà máy ống màn hình tivi
năm 1971 Philips Đài Loan đã là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất quốc đảo và là doanh nghiệp lớn nhì chỉ sau tập đoàn Đài Đông [Taitung]
TSMC những năm đầu
sau khi UMC thành công, chính phủ muốn thử ngành bán dẫn lần nữa với công ty TSMC
giám đốc điều hành Morris Chang định hình một công ty sẽ tối ưu hoá thế mạnh sản xuất của đảo cho những công ty dịch vụ muốn làm chip những không đủ tiền xây xưởng gia công
để bắt đầu, TSMC muốn một công nghệ xử lý bán dẫn không tụt hậu thị trường quá nhiều
chính phủ Đài Loan đã tiếp cận nhiều công ty phương tây tìm đối tác công nghệ sẵn lòng đóng góp kiến thức và kỹ năng
chính phủ Đài Loan tìm đến Intel và Texas Instruments nhưng đều bị từ chối
Philips là công ty duy nhất chấp thuận đề nghị: cho phép TSMC chào bán bước xử lý 1.5 micron mét chỉ lạc hậu khoảng 2 thế hệ so với phần còn lại của thị trường
Philips cũng chào mời TSMC non trẻ quyền bảo vệ danh mục bằng sáng chế của hãng: 80% những công nghệ tới từ công ty đa quốc gia Hà Lan - quan trọng vì TSMC muốn tìm được khách hàng quốc tế sớm
đổi lại Philips nhận cổ phần trong TSMC cùng với những nhà đầu tư tư và công: 28% cổ phần thời điểm sáng lập TSMC - là cổ đông lớn nhì sau quỹ phát triển quốc gia 48%
sau rốt, thương vụ trở thành một trong những đầu tư hạt giống thành công nhất trong lịch sử của ngành bán dẫn
2 năm đầu hoạt động, khởi nghiệp TSMC kiếm 2 tỷ Tân Đài tệ doanh thu
sau đó hơn 1 thập kỷ, Philips và TSMC làm đối tác mở một liên doanh ở Singapore để cạnh tranh lại Chartered Semiconductor
liên doanh đã xây dựng một xưởng fab 2 tỷ đôla Singapore vẫn đang phục vụ thị trường bán dẫn địa phương Singapore

Philips đến ASML
từ thập niên 1980 Philips đã gặp khó
năm 1992 Philips là công ty lớn thứ 12 châu Âu nhưng không xứng tầm kỳ vọng: thua vị thế là hãng điện tử hàng đầu về tay những đối thủ như Sony
lợi nhuận sụt giảm trong những mảng kinh doanh chính nhưng nhiều kỹ năng kế toán được áp dụng trong thập niên 1980 đã che giấu thua lỗ khỏi các nhà đầu tư
năm 1990 Philips hé lộ lỗ ròng 4 tỷ florin Hà Lan sau những năm lãi hàng tỷ florin
công ty dần dần tách ra [spin-off] nhiều mảng kinh doanh thành những công ty độc lập
2 trong số những công ty tách ra ấy vẫn đang duy trì quan hệ với TSMC ngày nay
công ty tách đầu tiên là năm 1984 khi Philips mở một liên doanh với ASM International
sau này, Philips tách hẳn mảng kinh doanh bán dẫn ra cho liên doanh trên với ASM International và liên doanh ấy trở thành ASML
năm 2006 tổ chức từng là Philips Semiconductor đã được mua lại bởi một hiệp hội [consortium] những nhà đầu tư doanh nghiệp tài sản tư nhân [private equity firm investor] trong đó có KKR và Silver Lake Partners - và đổi tên thành NXP Semiconductors
NXP là hãng làm bán dẫn cho những ngành ôtô và mạng lưới kỹ thuật số
khi ta nói về thiếu hụt chip cho ngành công nghiệp ôtô ngày nay, những chip ấy làm bởi NXP - và NXP tiếp tục sử dụng TSMC làm một đối tác xưởng gia công bên ngoài để củng cố việc sản xuất

Kết
mặc dù đã tái cơ cấu, Philips giữ cổ phần TSMC hơn 20 năm
Philips có cổ phần TSMC khi hãng TSMC đáng giá 200 triệu đôla và năm 2008 Philips bán hết khi TSMC định giá thị trường 500 tỷ đôla
Philips đầu tư vào Đài Loan nhiều hơn mọi công ty điện tử phương tây khác, mặc dù biết rủi ro chính trị và quân sự bất ổn với một quốc gia cộng sản bên kia eo biển
Philips có thể đã kiếm được tiền ở chỗ khác, không phải Đài Loan
Philips ta biết đến ngày nay không còn kinh doanh bán dẫn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét