người Khách Gia là một trong những phân nhóm lớn của Hán tộc, có dân số 50 triệu người ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong và nước ngoài (ảnh dưới: áo truyền thống Khách Gia)
Khách Gia
Hakka là phiên âm tiếng Quảng Đông, là Kejia trong tiếng Quan Thoại; cái tên mang ý miệt thị, tương đương với người Digan ở châu Âu thời Trung Cổ, hoặc người Okie (người Oklahoma và các tiểu bang lân cận đã xuất khẩu lao động đến California) trong thời kỳ Đại Suy Thoái
nhìn chung, người Khách Gia không có cái tên nào để tự gọi mình; tuy nhiên, một số người Khách Gia tự nhận là người ở trấn Đinh Châu [Tingzhou] nay thuộc huyện Trường Đinh tỉnh Phúc Kiến
Quan hệ của người Khách Gia với người Hán
người Khách Gia nhìn giống như bất cứ ai trong số 1.3 tỷ người Hán, và cũng không bị coi là dân tộc thiểu số, giống như người Tạng và người Duy Ngô Nhĩ ở đại lục
người Khách Gia là một phân nhóm sắc tộc [sub-ethnic] nổi bật nhất trong Hán tộc, có thể so sánh với người Do Thái trong cộng đồng người châu Âu
giống như Do Thái, những người Khách Gia đã nhập cư rải rác ra khắp châu lục; người Khách Gia có một ngôn ngữ chung và chia sẻ một số những tập tục, thể hiện rằng họ thuộc về một "bộ tộc" riêng
tuy nhiên, khác với người Do Thái, định kiến về người Khách Gia không thực sự sâu sắc
Phân biệt người Khách Gia
không thể phân biệt được người Khách Gia với những người Hán khác: nếu hỏi một người Hán rằng họ có phải người Khách Gia hay không, câu hỏi sẽ bị coi là mang tính xúc phạm vì cho thấy thành kiến đối với quê quán của người khác
người Trung Quốc phân biệt nhau nhờ vào dòng họ hoặc hương quán hoặc tỉnh thành, thay vì chủng tộc [race] hoặc sắc tộc [ethnic] thường thấy hơn ở Mỹ
ví dụ Đặng Tiểu Bình là người Khách Gia, nhưng một chức sắc Bắc Kinh phản đối, nói rằng Đặng không thể là Khách Gia vì Đặng đến từ Tứ Xuyên
Đại đoàn kết dân tộc
một chính sách tinh tế của Trung Quốc, và cũng phục vụ lợi ích Trung Quốc, là hạ thấp và giảm nhẹ những khác biệt giữa các cá nhân người Hán ở trong nhóm Hán tộc chung; nguyên tắc cho phép quốc gia mở ra một mặt trận mạnh mẽ, đoàn kết hơn để đối mặt với phần còn lại của thế giới: khẳng định rằng mọi người Trung Quốc đều là người Hán, đồng hành cùng nhau với cùng những giá trị, nhân dạng và văn hoá, bất chấp chủng tộc
Trung Hoa Dân Quốc gọi chính sách trên là "đoàn kết quốc gia" (ảnh dưới: minzu tuanjie)
theo quan điểm phương Tây, có vẻ không-dứt-khoát [iffy] khi cấm một phong trào nhấn mạnh nhân dạng văn hoá của bản thân: nghe có vẻ như cái khía cạnh (bị cấm) của Trung Quốc, là một phần của nhân dạng cá nhân của người Trung Quốc, là thứ không "xứng đáng" để bị phơi bày ra công chúng?
Bốn đợt di cư của Khách Gia
nghiên cứu gen đã xác định nguồn gốc của người Khách Gia là từ miền bắc Trung Quốc, từng là dân số của một ngôi làng, như mọi làng quê Trung Quốc khác, là nông dân
thế kỷ 10 người Nữ Chân tấn công những triều đại nhà Đường và nhà Tống, buộc người Khách Gia di cư đến nơi là trấn Đinh Châu, huyện Trường Đinh, Phúc Kiến ngày nay
nghiên cứu cho thấy dấu vết của những người nói ngôn ngữ Khách Gia, bản đồ con đường di cư, tỷ lệ nhóm người đã chia ra, di cư đến những nơi khác nhau ở Trung Quốc
đợt di cư thứ hai của người Khách Gia diễn ra trong hỗn loạn chuyển giao quyền lực giữa triều Tống người-Hán-lãnh-đạo và triều Nguyên người-Mông-Cổ-lãnh-đạo
thế kỷ 12 Khách Gia di cư đến miền đông bắc Quảng Đông
đợt thứ ba, thời nhà Thanh, Khách Gia di cư đến bờ biển Quảng Đông; chính quyền bấy giờ đã làm thưa người một vệt đất dài 25 km dọc bờ biển, để chống hải tặc và buôn lậu
căn bản là chính quyền nhà Thanh đã thanh trừng những hoạt động chống phá chính quyền ở bờ biển Quảng Đông, khiến nơi đây trở nên hoang vắng; sau đó, cơ quan quản lý đã di dời người nghèo thành thị đến tái định cư
từ năm 1855 đến 1867 xảy ra cuộc chiến băng đảng, giữa người Khách Gia mới nhập cư và người Punti nói tiếng Quảng Đông, giết hại 1 triệu người
Tôn Trung Sơn làm tổng thống Trung Hoa Dân Quốc đã đưa tiếng Quan Thoại lên ưu tiên hơn cả tiếng Khách Gia lẫn tiếng Quảng Đông, về cả phương ngữ và văn hoá
đợt di cư thứ tư là kết quả của khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc: ước tính 10-20 triệu người thiệt mạng trong 14 năm chiến sự giữa Thái Bình Thiên Quốc và triều đình Mãn Thanh
Hồng Tú Toàn từng là người Khách Gia, và Khách Gia cũng chiếm đa số dân số và quân đội Thái Bình Thiên Quốc, đã chiếm được một số vùng trồng chè lớn của nhà Thanh
các chức sắc nhà Thanh đã kỳ thị, ngờ vực và trừng phạt những gia đình Khách Gia; quân Thanh thảm sát những ngôi làng Khách Gia, đỉnh điểm giết hại 3 vạn người một ngày
cho nên Khách Gia đổ xô di cư đến Hồng Kong, và sau này đã đóng vai trò lớn cho khởi nghĩa Cộng Sản; ví dụ Vạn lý Trường chinh đã đi từ làng Khách Gia này đến làng Khách Gia khác
một trong bát đại nguyên lão, Diệp Kiếm Anh là người Khách Gia và là một trong 10 đại tướng của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
có lúc, người Khách Gia chiếm một nửa Ban Thường vụ Bộ Chính trị; ví dụ Chu Đệ là người Khách Gia sáng lập quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
Đặng Tiểu Bình - quê quán Mai Châu, Quảng Đông - đã được nhà báo Harrison Salisbury xác nhận với cựu chủ tịch Dương Thượng Côn, rằng Đặng là Khách Gia
Ba đợt Hán di cư đến Đài Loan
Khách Gia chiếm một phần ba dân số Đài Loan, là nhóm đã ở Đài Loan trước khi Tưởng Giới Thạch đến đảo, sau nội chiến; đây gọi là Bổn Tỉnh Nhân (Benshengren)
từ năm 1661 đến thập niên 1990 đã có 3 lần người Hán di cư đến Đài Loan
năm 1788 đợt di cư thứ ba, người Khách Gia đi từ Quảng Đông đến định cư ở Miêu Lật, Tân Trúc và Đào Viên
tổng thống Lý Đăng Huy và Thái Anh Văn đều là con cháu Khách Gia
Bảo tàng Khách Gia ở Đài Bắc
Khách Gia nói một phương ngữ độc đáo, khác với tiếng Quan Thoại; phương ngữ Khách Gia trong tiếng Quan Thoại có thể coi giống như tiếng Yiddish trong ngôn ngữ Do Thái
văn hoá Khách Gia được phát triển trong những điều kiện căng thẳng, khó khăn, khi người ta muốn có một ngôi nhà
là kẻ tằn tiện, ẩm thực Khách Gia phản ánh điều đó: "chúng tôi thiếu tiền và không phải lúc nào cũng có bữa tối nóng sốt. Cho nên, chúng tôi mua cá khô hoặc ướp muối cá tươi và rau tươi, sẽ để được 3 ngày. Người Khách Gia rất tằn tiện, chúng tôi tự trồng rau để ăn và bán ngoài chợ"
nhiều phụ nữ Hán trong lịch sử Trung Quốc có tục bó chân, là biểu tượng địa vị và được coi là phụ nữ có đức hạnh, nhưng phụ nữ Khách Gia thì không làm thế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét