hội viễn thông tài chính liên ngân hàng [SWIFT - society of worldwide interbank financial telecommunication] cung cấp dịch vụ nhắn tin cho 11000 ngân hàng trên hơn 200 vùng miền
SWIFT không phải công ty mà như một tổ chức hợp tác đã ra đời để thay thế một công nghệ lạc hậu
SWIFT là gì?
SWIFT tạo điều kiện cho giao thiệp ngân hàng [correspondent banking - co-bank] là những ngân hàng giữ tiền gửi và cung cấp dịch vụ thanh toán hộ cho những ngân hàng khác
ngân hàng địa phương không có chi nhánh nơi xa sẽ liên kết với những ngân hàng khác và liên lạc qua thư: không tiền nào được gửi giữa nhiều ngân hàng này - chỉ có thông tin về những giao dịch nhất định về những ngân phiếu [check] có thể được đổi ra tiền và tiền được rút
SWIFT là một ứng dụng gửi thư như WhatsApp cho các ngân hàng và những tổ chức tài chính khác
mỗi ngân hàng có một mã SWIFT công khai để các quỹ có thể gửi đúng địa chỉ: có hơn 100 định dạng tiêu chuẩn cho những dịch vụ tài chính khác nhau
ví dụ thông dụng nhất là MT 103 để thông báo một cuộc chuyển tiền giữa các khách hàng của tổ chức tài chính: một người có một tài khoản ngân hàng Wells Fargo ở Mỹ có thể gửi tiền - bằng đôla hoặc tiền khác - cho một người có tài khoản ngân hàng Deutsche ở Đức
năm 2020 hệ thống gửi trung bình 40 triệu tin nhẵn mỗi ngày và đã gửi tổng cộng 9.5 tỷ tin nhắn
Khởi đầu
mới đầu, những hiệp ước giao thiệp ngân hàng thì phần lớn được thực hiện theo đường thư bưu điện
cuối thập niên 1840 phát triển của điện báo đã tạo điều kiện liên lạc nhanh giữa khoảng cách xa
năm 1866 đường dây cáp lòng biển xuyên Đại Tây Dương đầu tiên được khánh thành đã giúp đồng bộ nhanh chóng giá cổ phiếu giữa các sàn chứng khoán New York và Luân Đôn
viễn thông đã tiến bộ thành những mạng lưới quốc gia rồi sau đó trở thành toàn cầu
cuối thế kỷ 1800, những ngân hàng xa xôi từ Úc đến châu Âu đến Mỹ đã cộng tác và nền kinh tế toàn cầu bắt đầu trỗi dậy: dỏng chảy vốn tư bản không bị hạn chế và đạt đỉnh cao mới
nhưng hai cuộc thế chiến nổ ra đã hạn chế thị trường vốn thu về trong vòng biên giới
Hậu chiến tranh
thời gian giữa 2 cuộc thế chiến đã ra mắt máy gõ chữ và những mạng lưới viễn tín [telex - teleprinter exchange] đầu tiên: cho phép người dùng nhắn tin qua lại - xuất hiện ở Đức trước thế chiến 2 và nhanh chóng phổ biến sau đó
ngân hàng, sàn chứng khoán và những tổ chức tài chính nữa là những bên đầu tiên ứng dụng dịch vụ: bấy giờ gọi là 'nối dây' [wire] đã nhanh chóng thay thế điện báo để trở thành dịch vụ doanh nghiệp
năm 1957 đã có 3 vạn khách đăng ký dịch vụ [subscriber] ở châu Âu, Mỹ, Phi và Á
thập niên 1970 toàn cầu có 10 triệu người dùng telex
Hạn chế
hệ thống có những hạn chế căn bản và đã gây ảnh hưởng đến việc làm kinh doanh
đầu tiên, quan trọng nhất là việc xác thực [authentication]: telex gửi tin qua những mạng lưới điện báo và điện thoại công cộng - không an toàn
cần những thủ tục xác thực để đảm bảo an ninh: dựa trên những 'chìa khoá xác nhận' [test key] được tính thủ công - mất thời gian
cũng không có định dạng chuẩn hoá cho những tin nhắn gửi đi: người ta gửi bất cứ gì mà họ cho là cần thiết để hoàn thành một giao dịch - tương tự, họ phải dịch tin nhận được cũng cách như vậy, khiến công đoạn không tránh khỏi sai sót [error prone]
mạng lưới chỉ có thể gửi 8 byte một giây và người dùng [correspondent] cần trao đổi trung bình 10 tin nhắn mỗi giao dịch: hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn tin nhắn mỗi ngày, cách này sẽ không thể đáp ứng hoạt động của ngân hàng hiện đại
Những mạng lưới
một số ngân hàng quốc tế đã bắt đầu xây dựng những mạng lưới riêng
phòng công nghệ thông tin của Citibank ở thành phố New York đã xây dựng hệ thống 'nhập thông tin bằng điện cho máy đọc được' [MARTI - machine readable telegraphic input]
Citibank và những người ủng hộ đã vận động để mạng lưới MARTI được ứng dụng khắp ngành: đã gây lo ngại cho những ngân hàng khác
năm 1970, 68 ngân hàng ở châu Âu và Mỹ đã thành lập dự án chuyển mạch tin nhắn quốc tế [MSP - international message switching project] và năm 1973 ở Brussels đã trở thành SWIFT với 239 ngân hàng từ 15 quốc gia sáng lập
tin nhắn đầu tiên được gửi đi tháng 5 năm 1977 và cũng năm 1977 MARTI được chấm dứt
năm 2020 thế giới gửi 140 nghìn tỷ đôla xuyên biên giới: 90% được thực hiện bởi SWIFT
Đối thủ cạnh tranh
SWIFT tiếp tục được hiện đại hoá vì đối mặt những đối thủ cạnh tranh ở những nơi nhất định trong ngành kinh doanh của hệ thống: có những công ty chào bán dịch vụ kiều hối như Remitly trụ sở Mỹ và EMQ trụ sở Đài Loan
gửi tiền ra nước ngoài với SWIFT khá hiệu quả cho ngân hàng và doanh nghiệp lớn nhưng như 'dao mổ trâu để giết gà' nếu dùng cho cá nhân và công ty nhỏ: SWIFT tính phí 200 000 đôla trả trước để kết nối mạng lưới và sau đó tính phí 10 000 đôla một năm
Crypto cũng chào bán dịch vụ cạnh tranh: hiện tại Ripple có lẽ tiềm năng nhất - tiền crypto lớn thứ 6 tính theo giá trị vốn hoá thị trường
hoặc những mạng lưới quốc gia chào bán những dịch vụ giao thiệp ngân hàng như hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới [CIPS-cross border interbank payment system] của Trung Quốc ra mắt năm 2015
năm 2016 CIPS kết nối với SWIFT khi ký một biên bản ghi nhớ [memorandum] nhưng tập trung của tổ chức là tạo điều kiện kinh doanh nhân dân tệ xuyên biên giới: phần lớn là buôn bán, thay vì cung cấp dịch vụ tin nhắn tài chính
quốc tế hoá đồng nhân dân tệ bị hạn chế bởi những kiểm soát vốn nghiêm ngặt từ Bắc Kinh
sau năm 2014 cả Mỹ và châu Âu công khai cân nhắc ý tưởng loại bỏ Nga khỏi SWIFT vì khủng hoảng Crimea
SWIFT phản đối bị buộc phải loại bỏ bất cứ ai, qua đó khẳng định vị thế là nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn tài chính toàn cầu và trung lập
thống đốc ngân hàng trung ương Nga đã nhanh chóng kêu gọi một giải pháp thay thế: sẽ là hệ thống trao đổi tin nhắn tài chính [SPFS - system for transfer of financial message] ra mắt năm 2014
mạng lưới gửi tin SWIFT đã quá nổi tiếng, như WeChat, WhatsApp và những ứng dụng tin nhắn phổ biến nữa
Bị đá khỏi SWIFT
năm 432 trước công nguyên, Pericles của thành phố Athens ban hành nghị định Megarian tuyên bố trừng phạt kinh tế vùng Megara, một năm trước khi nổ ra chiến tranh Peloponnisos
thập niên 1990 Liên Hợp Quốc đã áp những trừng phạt rộng và toàn diện lên Iraq sau khi chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất gây tang tóc cho thường dân Iraqis thay vì tinh hoa chế độ
các nhà kinh tế, nhà vận động nhân quyền và nhà làm chính sách đã tranh cãi rằng những trừng phạt diện rộng này thất bại vì thành mục tiêu cho những chỉ trích từ chính phủ Iraq có cớ đánh trống lảng, trong khi đồng thời lại làm kiệt quệ nguồn tiền cần thiết của bất cứ phe đối lập trong nước nào khác
cho nên các nhà làm chính sách đã tìm những cách nhân đạo hơn để áp dụng những trừng phạt ấy: những biện pháp trừng phạt tài chính "thông minh" này bao gồm đóng băng những tài sản tài chính, hạn chế hoạt động ngoại giao và từ chối giãn nợ
bấy giờ Mỹ đang tăng cường trừng phạt tài chính Iran vì chương trình hạt nhân: bắt đầu năm 2007 đóng băng tài sản của ngân hàng lớn thứ tư Iran và 5 năm sau đó là loại bỏ khỏi SWIFT - lần duy nhất, trước khi Nga cũng bị năm 2022
bấy giờ, một đại diện chính quyền Obama đã nói
"chúng ta không cần dùng những công cụ cục mịch và mạnh tay của quyền lực kinh tế nữa... Những lệnh trừng phạt tập trung vào những nhân vật xấu bên trong khu vực tài chính sẽ chuẩn xác hơn và hiệu quả hơn những lệnh trừng phạt thương mại cũ. Và những lệnh trừng phạt thương mại chúng ta tiếp tục áp dụng hôm này thì cũng thông minh và cắt sâu [surgical] hơn, nhắm vào những hạng [class] sản phẩm cụ thể thay vì ngắt bỏ toàn bộ nền kinh tế"
Hậu quả
ngân hàng và tài chính chiếm chưa đến 3% nền kinh tế Iran, cho nên cái giá phải trả đã đè lên vai dân thường Iran
có nghiên cứu cho thấy những lệnh trừng phạt đã thiệt hại cho Iran mất 16% tổng nền kinh tế: GDP giảm còn 75.5 tỷ đôla năm đầu tiên chịu trừng phạt - nửa sản lượng dầu xuất khẩu và 30% tổng hàng xuất khẩu đã tan biến
6000 doanh nghiệp sản xuất, tương đương 67% nền kinh tế Iran, đã rơi vào khó khăn tài chính
từ năm 2012 đến 2015 các lệnh trừng phạt, tổng cộng, đã thiệt hại Iran tương đương 2 phần 3 nền kinh tế: sánh ngang với Mỹ trong khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009
cộng đồng doanh nghiệp Iran tìm nhiều cách xoay xở để xử lý với việc đột nhiên bị ngắt kết nối: chấp nhận tài sản 'cứng' như vàng và những kẽ hở [U-turn scheme loophole] để người nước ngoài có thể mua dầu Iran bằng đôla
năm 2015 kế hoạch hành động toàn diện chung [JCPOA - joint comprehensive plan of action] thương thảo giữa Iran và Mỹ mà trong đó việc được tái gia nhập mạng lưới SWIFT là củ cà rốt then chốt: tuy nhiên, chính phủ Trump rút, đàm phán thất bại - nền kinh tế Iran không hồi phục
một số ngân hàng châu Âu đã thành lập một hệ thống thay thế để thực hiện những giao dịch không-phải-đôla-Mỹ với Iran ngoài dầu khí: công cụ hỗ trợ trao đổi buôn bán [INSTEX - instrument in support of trade exchange] chủ yếu để mua dược phẩm, hạt dẻ cười [hồ trăn] và thảm
Chuẩn bị
năm 2014 dự báo kinh tế đã tiên đoán nếu SWIFT cắt bỏ Nga thì quốc gia sẽ thiệt hại ít nhất 5% GDP
đánh giá đã kết luận rằng thiếu một thay thế đúng lúc cho SWIFT đã khiến Iran dễ tổn thương hơn bình thường: tình huống có thể tránh được - cho nên hệ thống SPFS ngày nay hoạt động song song với SWIFT và đóng vai trò như một cách nhận SWIFT trong trường hợp việc cắt bỏ có xảy ra
năm 2018, 355 ngân hàng Nga đã kết nối với SPFS: hiện đã tăng thành hơn 400 - có một số ngân hàng nước ngoài như UniCredit và Deutsche
năm 2020 mạng lưới gửi 13 triệu tin nhắn: thường niên hoặc hằng ngày thì không rõ - và chiếm 20% thị phần nội địa Nga
chức sắc Nga tiếp tục sử dụng SPFS ra nước ngoài nhưng những ngân hàng nước ngoài áp dụng, ngoài Mỹ và Đức, thì ít - và vẫn có những hạn chế kỹ thuật: tin nhắn bị hạn chế 20 kilobyte và chỉ hoạt động trong giờ làm việc
lựa chọn thay thế vẫn non nớt và thiếu tính cạnh tranh nên việc loại bỏ khỏi SWIFT vẫn sẽ cắt Nga khỏi giao dịch quốc tế: gây tháo chạy vốn ra nước ngoài và bất ổn tiền tệ - chắc lại như Iran
mặt khác, Nga đã xây dựng một hệ thống chấp nhận thẻ tín dụng song song bên trong biên giới: Mir, nghĩa đen là 'thế giới', đã phát ra 73 triệu thẻ ngân hàng - chiếm 24% thị phần
Mir phát thẻ tiêu chuẩn cho cụ hưu trí, nhân viên công vụ và những quỹ công cộng khác: nhưng Mir không dễ được chấp nhận ở nước ngoài - đã có những thoả thuận đồng-thương-hiệu [co-brand] với UnionPay của Trung Quốc và JCB của Nhật Bản
Kết
hiệu ứng của việc SWIFT cắt bỏ Nga có thể được xoa dịu trong trung hạn
nhưng cắt khỏi SWIFT cũng không hẳn là biện pháp trừng phạt: nó chỉ khuyến khích người ta tìm giải pháp thay thế - chỉ tổ làm dấy lên lo lắng rằng hệ thống tài chính sẽ bị phi đôla hoá
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét