Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

Trung Quốc bỏ tù 4 nhân viên Rio Tinto công ty mỏ Úc

đầu thập niên 2000 Trung Quốc bắt đầu một xu thế tăng trưởng kinh tế quy mô lớn chưa từng có trên thế giới
tuy nhiên, tăng trưởng ấy phụ thuộc duy nhất một hàng hoá: Trung Quốc là công xưởng lớn nhất thế giới làm ra đa dạng từ cải bắp đến tay nắm cửa - nhưng không có đủ quặng sắt
Úc có nhiều quặng sắt nên Úc và Trung Quốc là bạn bè
khi giá quặng sắt tăng vọt, căng thẳng đã gia tăng giữa những công ty mỏ Trung Quốc và dẫn đến tình huống tạm thời tệ hại cho mọi người liên quan
căng thẳng dẫn đến náo nhiệt Trung-Úc ấy được biết đến là vụ việc Stern Hu

Disclamer
trong căng thẳng giữa Trung Quốc và phương tây, quan hệ Trung-Úc đặc biệt nhạy cảm và rất phức tạp
đây là đang chọc gậy bánh xe vào mối quan hệ không may ấy, tác giả cảm thấy hơi bồn chồn
tác giả sẽ cố gắng nói về vấn đề này càng trung lập càng tốt: ai đó có thể nhận xét tác giả thiên vị - có thể
độc giả có thể bới lông tìm vết, bài viết sẽ không thể chiều lòng tất cả

Vấn đề quặng sắt Trung Quốc
động lực cần thép, Trung Quốc là nhà nhập khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới từ năm 2013
năm 2019 nhập khẩu quặng sắt Trung Quốc đã chiếm gần 70% toàn cầu
về phía nguồn cung, phần lớn nguồn cung toàn cầu bị kiểm soát bởi một số nhỏ các công ty: BHP, Rio Tinto và tập đoàn mỏ Vale của Brazil - qua mua bán sát nhập, 3 hãng đã tăng thị phần quặng sắt từ 31% năm 1990 thành 65% năm 2003
trước năm 2002 quặng sắt rẻ, chỉ 13.83 đôla mỗi tấn khô ở một số thị trường
Trung Quốc trỗi dậy trong ngành quặng sắt toàn cầu đã nhanh chóng biến nó thành một thị trường của người bán: giá tăng vọt trong thập niên 2000
về phía Trung Quốc thì kiểm soát quá nhiều thị phần toàn cầu căn bản khiến 3 công ty giữ vai trò như một thương hội [cartel - Các ten]
một Các ten quặng sắt kiểm soát thị trường hơn cả quyền lực của OPEC lên thị trường dầu mỏ: thương hội có 40% - tình huống làm bực dọc các bên
năm 2012 Wang Xiaoqi phó chủ tịch hiệp hội sắt thép Trung Quốc [CISA - China iron steel association] bình luận
"thị trường quặng sắt nên được quyết định bởi, và phản ánh, cung cầu thực sự. Tuy nhiên, thực tiễn độc quyền và thao túng giá đã ảnh hưởng lớn đến giá bán"
tự nhiên thì 3 công ty đã đáp phản ứng lại chỉ trích. Nhưng liệu có thực sự một Các ten nào không?

Liệu có phải Các ten? Phần 1 - OPEC
khi nói đến Các ten, ta thực ra đang nói đến 2 thứ khác nhau
đầu tiên là một Các ten kiềm chế nguồn cung như OPEC để giữ giá
ban giám đốc BHP chỉ ra rằng họ bán 100% cái họ phát triển và khai thác: cho nên thoạt nhìn thì loại hình Các ten này là tầm phào
nhưng các công ty có thể làm chậm sự phát triển của những mỏ nhất định để có thể ra mắt muộn hơn
một ví dụ là năm 2008 Cộng hoà Guinea ở châu Phi đã tái chỉ định nhiều block trong mỏ Simandou khỏi Rio Tinto sang một công ty Israel vì chính phủ ám chỉ Rio Tinto đã tích trữ sản lượng khai thác được từ năm 1997
với lại, quá nhiều những dự án quặng sắt được xây dựng trên thế giới đã khiến khó mà khẳng định là 3 công ty đang cố "ngăn cản nguồn cung" khỏi Trung Quốc: năm 2012 có 1328 dự án quặng sắt bên ngoài Trung Quốc thì 3 công ty lớn chỉ sở hũu cổ phần ở 110 dự án ấy
bên cạnh đó, bất cứ hợp đồng cung cấp ký-kết-ngoài-vòng-pháp-luật nào giữa 3 công ty cũng sẽ tạo động lực cho một trong 3 bên phá vỡ nó: tạo động lực cho những công ty nhỏ hơn thâm nhập thị trường và giành thị phần

Liệu có phải Các ten? Phần 2 - đàm phán với một bên độc quyền
loại 2 là Các ten thoả thuận giá: như thông đồng giữa các công ty khi đàm phán với người mua về giá bán
từ thập niên 1970 người mua ở Nhật Bản và thợ mỏ ở Úc đã thương lượng những giá quặng sắt 'kiểm chuẩn' [benchmark] mặt đối mặt: như xử án bằng giao đấu trong phim Trò chơi Vương quyền thì mỗi bên chọn ra một nhà vô địch - 2 bên táng nhau
thường thì Nhật Bản chọn hãng thép Nippon và Úc chọn Rio Tinto
hiệp ước Các ten này mang lại ổn định cho thị trường nhưng thép Trung Quốc xuất hiện đã đảo lộn các thứ
khác với Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, ngành thép Trung Quốc rất phân mảnh
ở Nhật Bản có 5 hãng sản xuất thép lớn với Nippon là công ty lớn nhất
Hàn Quốc và Đài Loan, thị trường còn tập trung hơn: Hàn Quốc chắc chỉ có POSCO mặc dù thép Hyundai cũng đáng gờm
ở Đài Loan chỉ có thép Trung Quốc
ở Trung Quốc có nhiều công ty thép lớn khắp nơi: dự đoán là nhờ quan hệ thân thiết với thành phố vùng hoặc chính phủ cấp tỉnh
các chính phủ sẽ kháng cự việc sát nhập vì làm thế sẽ khiến chính phủ cấp tỉnh từ bỏ khả năng kiểm soát lên mô hình tăng trưởng kinh tế khu vực: ví dụ gây dựng vốn tư bản
không doanh nghiệp thép vùng nào đối thoại hay cộng tác với nhau, cho nên không có tập đoàn quốc gia [nhà vô địch]
thực tế các hãng thép vùng đã cạnh tranh nhau, đôi khi những xưởng thép lớn hơn sẽ bán lại sắt cho những đồng nghiệp nhỏ hơn với mức giá gấp 3 lần
cho nên tất cả đều lần lượt đi tìm những công ty mỏ để mua quặng sắt mong muốn: các xưởng thép Trung Quốc không nghe lời khuyên đoàn kết của thủ lĩnh Caesar trong loạt phim Hành tinh khỉ
do đó, ngành thép phân mảnh của Trung Quốc đã cho phép các thợ mỏ ép giá: bắt đầu là 71% tăng giá năm 2005 và đẩy giá lên từ từ sau đó
nhưng liệu có bằng chứng chứng minh một Các ten đang âm mưu thâm độc nâng giá toàn cầu không?
hay đó là một chức năng của nguồn cung thiếu hiệu quả trong một giai đoạn nhu cầu đột biến?
dù sao thì Trung Quốc đã trả lời: giá năm 2005 tăng vọt đã gây chú ý
năm 2006 thủ tướng Ôn Gia Bảo đề nghị lên chính phủ Úc kêu gọi: "một trật tự thị trường công bằng, cởi mở và hợp lý cũng như... một cơ chế định giá tuân thủ thực tiễn quốc tế"
giá bán quặng sắt từ năm 2002 đến 2012 tăng 588% nhưng không khiến giá thép tăng cũng thế: tương tự giá dầu mỏ với giá xăng thì giá tăng 10% bên này không khiến giá cũng tăng 10% bên kia
nhưng nhìn chung giá thép Trung Quốc đã tăng toàn quốc đến 38% trong cùng thời kỳ
tìm cách áp đặt chút kiểm soát lên khía cạnh quan trọng này của động lực tăng trưởng kinh tế quốc gia, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện loạt hành động
chính phủ Trung Quốc tài trợ mua bán sát nhập ngành: đẩy mạnh những đầu tư được bảo lãnh trong những dự án quặng sắt nước ngoài: từ sau năm 2005 đã 35 dự án
chính phủ Trung Quốc đã thử tạo ra một Các ten các công ty nhập khẩu để chọi bộ 3 quặng sắt trên: là CISA
sau rốt, mọi người đã quyết định rằng Trung Quốc phải có thêm tiếng nói trong những quyết định này: nghĩa là nắm lấy một cổ phần tài sản của một trong những công ty mỏ lớn - lựa chọn là Rio Tinto

Rio Tinto
trụ sở ở Anh và Úc, Rio Tinto 148 năm tuổi là một trong những công ty mỏ lớn nhất thế giới
lịch sử Rio Tinto được ghi nhận tỉ mỉ
năm 1873 một hiệp hội các nhà đầu tư đã mua một mỏ cạnh sông Rio Tinto ở Tây Ban Nha
sau nửa thế kỷ công ty đã khai thác đồng và tận hưởng thành công tài chính
năm 1925 giá thị trường quặng sụt giảm buộc Rio Tinto đa dạng hoá danh mục kinh doanh đến châu Phi và Úc
nhiều thương vụ mua bán sát nhập đã tạo nên một trong những công ty mỏ lớn nhất thế giới
hẳn là Rio Tinto cũng có lịch sử gây tranh cãi về nhân quyền, ngược đãi người lao động và môi trường
trang Wiki thậm chí đã ghi chú về liên quan của công ty cộng tác với các cường quốc phát xít trong thế chiến 2, huỷ hoại vùng đất linh thiếng 46000 năm tuổi ở Úc năm 2020 và là một trong 100 nhà công nghiệp sản xuất khí hiệu ứng nhà kính hàng đầu thế giới
Rio quan hệ với chính phủ Úc cũng phức tạp, đặc biệt cuối thập niên 2000
Rio Tinto tạo ra nửa thu nhập từ những tài sản Úc nhưng 75% cổ đông trụ sở ở Anh
mặc dù trên lý thuyết thì Rio trụ sở ở cả Úc và Anh nhưng năm 1996 đã rút phần lớn văn phòng Úc và chuyển quản trị toàn cầu đến Luân Đôn - động thái đã vi phạm lời hứa cách đấy 1 năm và không được lòng người Úc lắm
căn bản Rio không được chuộng lắm ở Úc nhưng cũng rất quyền lực

Đầu tư Rio Tinto
tháng 2 năm 2009 Rio Tinto đồng ý nhận khoản đầu tư 25 tỷ đôla Úc tương đương 19.5 tỷ đôla Mỹ từ Chinalco tập đoàn nhôm Trung Quốc sở hữu nhà nước
Chinalco là công ty mỏ lớn nhất Trung Quốc và phần lớn sở hữu bởi chính phủ: hiện tại sở hữu hơn 10% Rio Tinto
năm 2008 thời điểm giá hàng hoá đạt đỉnh, Chinalco đối tác với Aloca để chi 14 tỷ đôla trên thị trường mở mua cổ phiếu Rio - thương vụ đã nhanh chóng mất 70% giá trị, trên sổ sách
vụ đầu tư thảm hoạ năm 2009 ấy là nỗ lực giúp gỡ gạc lỗ và ghi dấu ấn một quan hệ đối tác thực sự
vụ đầu tư chiến lược ấy đã thực hiện dưới hình thức tài sản thực và nợ có thể chuyển đổi [trái phiếu chuyển đổi]
về phần tài sản thực, Chinalco nhận 49% quyền sở hữu của một số lựa chọn những mỏ đồ, nhôm và quặng sắt khắp Úc
trái phiếu chuyển đổi mà Rio Tinto xuất bản cho Chinalco đã trao cho công ty nhà nước 18% cổ phần Rio Tinto và cơ hội được đề bạt 2 trong số 17 thành viên hội đồng quản trị
lý do: ngắn gọn thì Rio Tinto sợ bị mua lại - mặc dù to nhưng từ lâu Rio Tinto đã là mục tiêu của những tin đồn sát nhập
cụ thể BHP là công ty mỏ lớn nhất và cũng là sản phẩm của một thương vụ mua bán sát nhập Anh Úc khác
trong nỗ lực gồng lên một hạng cân nặng hơn, năm 2007 Rio Tinto chi 49 tỷ đôla Úc tương đương 38 tỷ đôla Mỹ mua Alcan công ty Canada sau một cuộc đấu thầu với Vale và Alcoa
thương vụ mua bán sát nhập "không đúng lúc nhất từng thấy" ấy đã giúp công ty lớn này phình to hơn nhưng cũng chôn vùi trong 34 tỷ đôla nợ
dù sao BHP cũng chào thầu một thương vụ mua bán sát nhập mua Rio tháng 11 năm 2007: đề nghị 195 tỷ đôla Úc tương đương 150 tỷ đôla Mỹ sẽ trao đổi 3 cổ phiếu BHP cho một cổ phiếu Rio
Rio từ chối đề nghị này và BHP mặc cả lời đề nghị lên 3.4 cổ phiếu
nếu thương vụ thành công, nó đã có thể tạo nên công ty mỏ lớn nhất thế giới - nhưng chắc thương vụ cũng không qua được những cơ quan chống độc quyền các nước
năm 2008 nổ ra khủng hoảng tài chính và chấm dứt nỗ lực thôn tính của BHP nhưng cũng mang đến căng thẳng tài chính cho Rio Tinto khi hãng tìm cách xoay xở khoản nợ khủng
bấy giờ 19 triệu đôla Mỹ trái phiếu sẽ đến hạn trả năm 2009 và 2010 mà không ai sẵn lòng đảo nợ
cùng với giá hàng hoá toàn cầu tụt giảm thê thảm, Rio Tinto nhận thấy mình đang ở thế chỉ mảnh treo chuông: giá cổ phiếu trên sàn Luân Đôn tụt dưới 10 bảng Anh đầu năm 2009 từ mức giá hơn 70 bảng Anh mới ít tháng trước
thương vụ đầu tư từ Chinalco sẽ giúp Rio trả nợ và đồng thời né được bàn tay lông lá của BHP thử lần nữa

Được bật đèn xanh
các cơ quan luật pháp ở Mỹ, Trung Quốc và Úc đã phải chấp thuận thương vụ
thương vụ cũng phải thông qua bỏ phiếu cổ đông ở cả Anh và Úc
mới đầu có vẻ câu chuyện đang suôn sẻ nhưng thử thách mới đã nảy sinh
phản ứng từ cộng đồng cổ đông chủ yếu ở Anh đã tiêu cực [phản đối] ngay từ đầu: cảm thấy rằng Chinalco sẽ đưa công ty vào hạng rẻ tiền, căn bản là chủ nghĩa tư bản kền kền
cụ thể, Rio Tinto đang bán báu vật gia đình với giá rẻ [bargain]: bán cổ phần ở những mỏ nhôm và đồng với lãi [premium] 12% thì ổn - nhưng bán 15% cổ phần ở những quặng sắt Hamersley độc nhất vô nhị miền tây Úc với không lãi [premium] so với giá trị ròng hiện thời thì không ổn
phản ứng phản đối từ cổ đông đã mạnh đến nỗi giám đốc Tom Albanese hoãn chuyến bay từ Luân Đôn đi Úc trong ít tuần để xử lý
thương vụ Chinalco khiến Paul Skinnner từ chức chủ tịch hội đồng quản trị và chỉ định Jan du Plessis người Nam Phi lên thay - động thái báo hiệu tương lai
về phía luật pháp và công chúng thì Rio Tinto ủng hộ thương vụ, nói rằng sẽ cứu việc làm Úc: 2150 việc làm hiện tại và 750 việc làm kế hoạch tương lai - phần lớn việc ở Queenland quê của thủ tướng Kevin Rudd bấy giờ
bang Queenland kiếm doanh thu chủ yếu từ mỏ và du lịch nên họ ủng hộ thông qua thương vụ
những nhà làm luật đối lập Úc đã tuyên bố tháng 3 năm 2009 rằng sẽ không phản đối thương vụ: lúc này chính phủ Úc sẽ cần ra quyết định cuối cùng
tháng 4 năm 2009 thương vụ có vẻ xuôi chiều mát mái thì 'gió xoay chiều' trên thị trường

Từ chối
giá trái phiếu và cổ phiếu đã xoay chiều khi những chính sách kích thích tiền tệ không-lãi-suất bắt đầu có hiệu lực
cổ phiếu Rio Tinto nhảy 16% kể từ tháng 2 cho phép công ty gọi vốn 2.4 tỷ đôla Úc tương đương 2 tỷ đôla Mỹ từ những thị trường với giá thấp hơn giá của thương vụ Chinalco
đột nhiên thương vụ Chinalco không còn hấp dẫn
cho đến khi ấy, Tom Albanese và ban quản lý Rio Tinto đã nói rằng họ không có cách khác trả nợ nhưng thị trường đã tát vào mồm họ
ngày 4 tháng 5 năm 2009 cổ phiếu Rio Tinto tiếp tục phục hồi và đóng cửa ở mức giá tương đương 49.5 đôla Úc - đã cao hơn giá ký kết 45 đôla Úc của trái phiếu chuyển đổi Chinalco
bấy giờ thì hiển nhiên Chinalco đã ký một thương vụ hời: vậy Rio Tinto giữ lời hứa hả?
ban quản lý đang nhanh chóng nhụt chí cho thương vụ: mua những quyền chọn thị trường hoặc kể cả tiềm năng liên doanh với BHP cũng có vẻ là những lựa chọn thân thiện hơn
chủ tịch Xiong Weiping của Chinalco đến Úc vận động hành lang cho thương vụ: xoa nhẹ mối quan hệ nhà nước của Chinalco
Chinalco cũng thuê một công ty vận động hành lang có quan hệ với đảng Lao động để cố đẩy thương vụ được thông qua
bấy giờ Lý Trường Xuân là người quyền lực thứ 5 Trung Quốc viếng thăm thủ tướng Kevin Rudd tháng 3 năm 2009 cũng vận động cho thương vụ
nhưng những tín hiệu chính trị chống lại bán đi những tài sản quốc gia quan trọng ấy cũng khá mạnh
chính khách phe đối lập đã tranh cãi chống lại thương vụ, viện dẫn lợi ích quốc gia Úc
chính khách Barnaby Joyce đã tóm gọn vấn đề khá súc tích là:
"chính phủ Úc sẽ không bao giờ được phép mua mỏ ở Trung Quốc. Cho nên tại sao chúng ta cho phép chính phủ Trung Quốc mua và kiểm soát một tài sản chiến lược then chốt ở nước ta? Hãy ngăn chính quyền Rudd bán Úc"
BHP là công ty mỏ lớn khác của Úc biết sẽ bị hất cẳng nếu thương vụ Chinalco-Rio thông qua: cho nên BHP đã dùng những quan hệ chính phủ và doanh nghiệp của mình để gây ảnh hưởng việc ra quyết định của Rio
bấy giờ chủ tịch Jan du Plessis của Rio hoá ra đã chịu trách nhiệm cho những cuộc đối thoại
chính phủ Úc gặp khó: Trung Quốc thúc giục thương vụ và Úc không tìm ra lý do pháp lý nào đủ tốt để chặn - chính phủ đã chấp thuận khoản đầu tư năm 2008, không có lý do lần này lại chặn
sau rốt, Rio phải tự khước từ: tháng 6 năm 2009 một tuần trước khi chính phủ Úc ra quyết định cuối, Rio quay lại tái thương lượng thương vụ trong bối cảnh thị trường mới
Chinalco từ chối đề nghị vì tái thương lượng đã loại bỏ bán cổ phần mỏ và ghế hội đồng quản trị
sau đó Rio đơn phương huỷ thương vụ
Rio xoay xở gọi vốn 15 tỷ đôla từ thị trường và 5.8 tỷ khác qua liên doanh với BHP ở những mỏ Pilbara - nhưng Rio cũng động phải một tổ kiến lửa

Vụ việc Stern Hu
phản ứng lại huỷ thương vụ là khá tiêu cực ở Trung Quốc
để châm dầu vào lửa, tin tức đưa về là thép Nippon ký kết được 33% giảm giá [discount] trong những đàm phán sắt của năm đó: ít hơn đề nghị 45% phía Trung Quốc đưa ra - ám chỉ rằng Nhật Bản đang thông đồng với Úc để tẩy chay Trung Quốc
hội đồng quốc gia là cơ quan hành chính tối cao của cộng hoà nhân dân Trung Quốc đã cáo buộc BHP khích động phân biệt "màu da Trung Quốc" tức là phân biệt chủng tộc
truyền thông Trung Quốc mở một chiến dịch lên án người phương tây và người Úc là những nhà tư bản độc ác đang lợi dụng người Trung Quốc và cản trở phát triển kinh tế nhanh chóng của người Trung Quốc
tháng 7 năm 2009 Stern Hu là công dân Úc sinh ra ở Trung Quốc và 3 nhân viên Rio Tinto khác bị bắt giữ ở Thượng Hải
Stern Hu là trợ lý và phiên dịch cho đàm phán viên trưởng của Rio về giá quặng sắt
cơ quan chức năng cáo buộc nhân viên ăn cắp bí mật nhà nước và nhận hối lộ: cáo buộc dựa trên tình tiết là họ có dữ liệu quan trọng quá chi tiết không thể lấy được một cách hợp pháp - bấy giờ người ta coi là đáng nghi
tội danh ăn cắp bí mật nhà nước sẽ chịu hình phạt tử hình
biệt thự của Stern Hu ở khu nhà cao cấp cho cộng đồng người nước ngoài ở Thượng Hải đã bị lục soát
dữ liệu đăng nhập của Stern Hu được sử dụng để tải thông tin từ công ty
thủ tướng Kevin Rudd và chính phủ Úc từ chối can thiệp ở mức độ cá nhân
bộ trưởng thương mại nói rằng vụ án sẽ không ảnh hưởng quan hệ thương mại Úc với Trung Quốc - nhận thức rằng trả đũa sẽ kéo theo động thái leo thang
những giám đốc Rio Tinto đã làm việc vất vả sau hậu trường để sửa chữa quan hệ với Trung Quốc: tham vấn với những đảng viên cấp cao và, kèm những việc nữa, trao cho Chinalco một cổ phần liên doanh ở mỏ Simandou ở Guinea
việc hậu trường của Rio Tinto đã xoa dịu cơn giận của chính phủ
trong phiên xử, những công tố viên đã bỏ cáo buộc ăn cắp bí mật nhà nước, giữ lại cáo buộc hối lộ và tuyên án có tội
Rio Tinto sa thải Stern và những nhân viên khác dựa theo án nhận hối lộ

Kết
nhìn lại, hẳn là thương vụ Chinalco đã tận dụng nhược điểm tức thời của Rio: ấy là một thương vụ thô [raw deal]
cổ đông ghét thương vụ ngay từ đầu và có lẽ là lý do lớn nhất làm huỷ thương vụ
nhưng có lẽ đúng không kém là hệ thống thương lượng giá thường niên này đã không ưu ái người Trung Quốc
vụ việc Stern Hu đã thay đổi hệ thống này
BHP và phần còn lại của ngành đã sớm bỏ cấu trúc cũ, chỉ ra rằng họ đang dành 7-8 tháng để thương lượng một kiểm chuẩn 12 tháng
từ đó về sau, họ sẽ sử dụng giá thị trường giao ngay
năm 2020 Rio kiếm 44 tỷ đôla Mỹ doanh thu: chưa bằng 60 tỷ đôla năm đỉnh điểm bùng nổ giá hàng hoá - có thể vì thay đổi này trong thương lượng giá quặng sắt
Stern Hu được thả sớm năm 2018 chỉ ngồi tù 8 năm trong án phạt 10 năm tù
Rio Tinto tiếp tục cộng tác với các công ty mỏ Trung Quốc ở những dự án trên thế giới và Trung Quốc vẫn nhập khẩu nhiều quặng sắt mỗi năm - phần lớn bán bởi 3 công ty mỏ lớn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét