Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Nhật Bản và xứ sở Disney phương đông

Tokyo Disneyland và DisneySea là hai công viên Disney duy nhất mà công ty Walt Disney không sở hữu cổ phần; hai công viên được 100% sở hữu bởi công ty Oriental Land kinh doanh khu nghỉ dưỡng chiếm 80% thu nhập
tháng 10 năm 2023 Oriental Land là công ty có giá trị vốn hoá cao thứ 14 Nhật Bản, hơn cả những công ty nổi tiếng như 7-Eleven, Honda, Nintendo và Itochu

Walt Disney
tháng 7 năm 1955 hãng Walt Disney khai trương công viên Disneyland ở Anaheim, California phục vụ khách ở mọi lứa tuổi
ngày 1 tháng 10 năm 1971 hãng mở cửa Walt Disney World ở Orlando, Florida; năm 1966 Walt chết vì bệnh ung thư phổi, em trai Roy O.Disney đã hoãn lịch nghỉ hưu để hoàn thiện Disney World; sau ngày mở cửa, Roy nghỉ hưu và đột quỵ ngày 20 tháng 12 năm 1971
ban giám đốc có Card Walker, Donn Tatum và Ron Miller tiếp quản công ty
Oriental Land
năm 1960 công ty Keisei Electric Railway bắt đầu lấn biển ra vịnh Tokyo ở bờ biển thành phố Urayasu tỉnh Chiba
Keisei vận hành tàu hoả ở Tokyo và Chiba, hãng muốn phát triẻn bất động sản thương mại và thổ cư
Keisei ký hợp đồng liên doanh với nhà phát triển Mitsui Fudosan; công ty con cuả tập đoàn Mitsui đã lấy 20% cổ phần
chủ tịch Chiharu Kawasaki của hãng đường sắt Keisei đã trở thành chủ tịch đầu tiên của Oriental Land

Trở ngại
Chiharu đã phải đàm phán với 2 hợp tác xã ngư nghiệp, đáng lẽ mất hàng năm trời, nhưng chủ tịch của Oriental Land đã trực tiếp đẩy nhanh đàm phán
năm 1962 hãng đã khởi công chôn lấp đất lấn biển, và đã xảy ra một số bê bối chính trị: một bê bối đã liên quan đến việc đưa hối lộ, một bê bối khác là đã thực hiện khai khẩn đất mà không có giấy phép của bộ xây dựng - những bê bối đã gây rối loạn quản trị cấp cao và làm chậm dự án
vấn đề giấy phép, cụ thể đã trì hoãn khoảnh thứ 3 và thứ 4 của việc chôn lấp; năm 1969 bộ xây dựng đã cấp giấy phép và cắt giảm 77 hecta khỏi những khoảnh ấy
Oriental Land đã mất thêm 5 năm nữa vận động hành lang cho 77 hecta cuối; những nỗ lực đã cho thấy kinh nghiệp của Disney sau khi đã xây công viên đầu tiên; khi Disney muốn xây khách sạn phục vụ công viên, hãng đã phát hiện rằng đất đã bị mua rồi

Công viên giải trí
chính quyền Chiba chấp thuận dự án với điều kiện rằng đất sẽ dùng cho mục đích giải trí
công viên Oriental Land sẽ có 4 khu: một đại sảnh, khu vui chơi, khán phòng và quảng trường thời trang
ban đầu, chủ tịch Chiharu Kawasaki muốn một vườn hoa hồng; sau đã xây là vườn hồng Yatsu ở thành phố Narashino
tìm hoa hồng, một giám đốc Oriental Land đã đi Mỹ và viếng thăm Disneyland; và ông nảy ra ý tưởng mời Disney xây dựng công viên giải trí ở Nhật Bản
Disney và Nhật
cách đó 1 thập kỷ, Walt Disney đích thân hợp tác với con buôn Kunizo Matsuo lên kế hoạch dự án Disney phiên bản Nhật: việc đàm phán đã bỏ ngỏ vì phí hợp đồng và quyền sử dụng tên thương hiệu Disney
năm 1961 khai trương công viên Nara Dreamland
Toshio Kagami viết hồi ký rằng Walt Disney đã nhìn ảnh công viên Nara Dreamland và thốt lên: "tôi sẽ không bao giờ làm với người Nhật Bản nữa. Tôi tuyệt đối không tin họ"
năm 1965 Disney ra mắt bộ phim chuyển thể 'Điệp viên mèo'
năm 1973 Walt Disney trình chiếu phim hoạt hình Robin Hood
ngày 9 tháng 7 năm 1975 Disney ra mắt bộ phim người-đóng "một trong những khủng long của ta bị mất tích"
ngày 22 tháng 6 năm 1977 Disney ra mắt phim hoạt hình Nhân viên cứu hộ
năm 1973 khủng hoảng dầu mỏ đã giảm bớt khách thăm công viên Disney ở Mỹ, khiến hãng tìm đường mở công viên ở nước ngoài

Rào trước đón sau
năm 1974 các giám đốc Disney viếng thăm Nhật Bản theo lời mời của Oriental Land
hãng Mitsubishi cũng mời hãng Disney xây dựng công viên ở 2450 mẫu Anh đất ở núi Fuji, nhân viên Disney đã thăm quan địa điểm và đưa ra yêu cầu ngặt nghèo khiến Mitsubishi bỏ cuộc, càu nhàu rằng: "Disney muốn được trả phí bản quyền nhưng không muốn làm gì cả"
bấy giờ Disney đã đang đầu tư công viên ở Florida nên không có tiền, cho nên Oriental Land chịu mọi chi phí xây dựng, Disney chỉ quyết định thiết kế công viên và muốn 10% phí bản quyền tính trên tiền vé vào cổng và tiền bán đồ ăn thức uống
hội đồng quản trị Oriental Land càu nhàu: "chúng tôi chưa bao giờ thấy một điều khoản hợp đồng nào thiên lệch và giá bản quyền cao đến thế"; và Mitsui cũng phản đối thời gian quá lâu của hợp đồng, những nửa thế kỷ, chủ tịch Azuma Tsuboi nói: "thời đại có quá nhiều biến động đến nỗi chúng tôi không thể tiên đoán trước thứ sẽ xảy ra trong 10 năm nữa, làm sao chúng tôi có thể ký hợp đồng dài 50 năm. Việc ấy sẽ giống như hiệp định thương mại Mỹ-Nhật thời Edo. Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận một hiệp ước nô lệ như thế"
có vẻ chủ tịch Azuma Tsuboi nhắc lại hiệp ước Kanagawa

Đàm phán
năm 1973 Keisei thiệt hại vì khủng hoảng dầu mỏ; năm 1977 chủ tịch Kawasaki từ chức và hãng Keisei tạm hoãn việc đàm phán, để mặc đối tác góp vốn Mitsui Fudosan thế chỗ
chủ tịch Hideo Edo của Mitsui trả lời phỏng vấn: "với khó khăn nội bộ ở Keisei, là bên đưa ý tưởng đàm phán với Disney, quả bóng trách nhiệm đã bị đá sang Mitsui... chúng tôi phải tiếp tục thương vụ, mặc dầu chúng tôi không quá hứng thú từ lúc đầu"
Mitsui Fudosan là nhà phát triển bất động sản, chuyên xây dựng toà nhà, căn hộ và trung tâm thương mại; lúc đầu, hãng đã muốn xây dựng nhà ở trên đất khai khẩn; chủ tịch Azuma Tsuboi càu nhàu: "Disneyland là ăn mày quá khứ của thế kỷ trước. Người Nhật sẽ sớm chán nó"
một trong 2 nhà đàm phán ở phía Disney là luật sư Ronald Cayo đã cảm thấy rằng Mitsui chỉ chực chờ thương vụ đổ bể
dự toán dự án Tokyo Disneyland cũng tăng từ 50 lên thành 120 tỷ yên Nhật; vì hãng Disney không góp vốn xây dựng, Oriental Land phải tìm nguồn khác ngân hàng công nghiệp Nhật Bản đã đặt ra nghi vấn rằng tại sao Disney khăng khăng đòi tiền bản quyền, chứ không chịu góp vốn tài sản; cho nên ngân hàng đã thận trọng
chủ tịch Masamoto Takahashi đã chơi tất tay vào dự án Tokyo Disneyland, coi nó là di sản cuối đời của ông: thích uống rượu, trước đó ông phục vụ là phó chủ tịch Oriental Land và đã thuyết phục ngư dân Urayasu ký hợp đồng ở một nhà hàng cao cấp
Masamoto Takahashi tìm gặp thống đốc Yutaka Yunoki tỉnh Chiba và xin được 'phân khu lại' [rezone] khoảnh đất, cho phép các ngân hàng cấp thêm khoản vay nửa tỷ đôla Mỹ nữa cho dự án
Masamoto Takahashi đề nghị Disney giảm phí bản quyền xuống còn 5% giá vé vào cửa và đồ ăn thức uống
tháng 1 năm 1979 giám đốc điều hành Donn Tatum gửi lá thư qua bưu điện, nói rằng: "nếu quý ngài không đồng ý điều khoản, chúng tôi sẽ phải ngừng dự án" - và Takahashi đồng ý điểu khoản sửa đổi, là 10% giá vé vào cổng và 5% bán đồ ăn thức uống; Disney chấp nhận rút ngắn thời gian hợp đồng còn 45 năm

Chuyển giao công nghệ
tháng 10 năm 1980 khởi công
120 nhân viên Oriental Land đi Mỹ học tập
200 nhân viên Disney đi Nhật để hướng dẫn tại chỗ
Disney cung cấp 300 bản hướng dẫn kỹ thuật, miêu tả những thủ tục phong-cách-Disney những chỉ dẫn từ trang phục cho đến hành động khi làm việc
một số hành vi truyền-thống-Nhật điển hình đã được chỉnh sửa cho phù hợp phong-cách-Disney, nổi tiếng rằng các diễn viên đã không được chào khách bằng cụm từ "irasshaimase" nghĩa là 'chào mừng đến với cửa hàng' mà thay vào đó phải chào 'konnichiwa' bởi vì lề thói văn hoá Nhật Bản là khách hàng không cần đáp lại 'irasshaimase' nhưng sẽ phải đáp lại câu chào 'konnichiwa' và do đó tạo điều kiện giao tiếp
câu đùa và lộng ngữ, như trong Thám hiểm rừng xanh, đã phải viết lại để thích hợp ngôn ngữ hoặc nội dung nhạy cảm: ví dụ "không được thò tay ra ngoài thuyền, những con cá sấu đang chực chờ ăn thịt" [keep your arms inside the boat, these crocodiles are always looking for a hand-out]
ví dụ nữa: tàu hoả sông Tây [western river railroad] không chạy ngoài vành đai công viên, như ở Disneyland Mỹ; vì làm thế sẽ khiến khách nhìn thấy thành phố Chiba ở bên ngoài và bị coi là mất trải nghiệm đắm chìm trong thế giới thần thoại Tokyo Disneyland
Tokyo Disneyland mở cửa
ngày 15 tháng 4 năm 1983 công viên khai trương 6 khu giải trí, rộng 46 mẫu Anh và rộng hơn 50% so với Disneyland ở Mỹ
chỉ một tháng mở cửa, 1 triệu khách đã thăm Tokyo Disneyland
năm đầu tiên hoạt động, Tokyo Disneyland tiếp nhận 10.3 triệu lượt khách
tiền Oriental Land vay mượn cho dự án đã trả hết chỉ trong vòng 3 năm
năm 1997 Orient Land trả 60 triệu đôla tiền bản quyền cho Disney
năm 2016 Oriental Land trả 242 triệu đôla tiền bản quyền cho Disney
thập niên 1990 Nhật Bản suy thoái
năm 1988 khách thăm đã tăng thành 15 triệu lượt
năm 2019 khách thăm là 18 triệu lượt
bí quyết tăng trưởng của Oriental Land là tăng trưởng chi tiêu của khách bên-trong-công-viên
giữa thập niên 1990 một khách thăm Tokyo Disneyland trung bình tiêu 74 đôla đồ ăn thức uống và quà tặng...
DisneySea
năm 1988 ý tưởng công viên thứ 2 sẽ giống một xưởng phim Hollywood, và kế hoạch xây dựng sẽ từ năm 1993, nhưng đã không thành vì Oriental Land lo ngại rằng người Nhật Bản không hứng thú với văn hoá phim ảnh
Disney chuyển giao một công viên mới, đã dự định là dự án Disney Port trị giá 2.8 tỷ đôla Mỹ ở Long Beach bang California xoay quanh con tàu RMS Queen Mary, đã huỷ bỏ vì lý do tài chính, môi trường và phe NIMBY địa phương phản đối
dự án được đưa về Nhật Bản thành Tokyo DisneySea phục vụ những người lớn từng thăm Disneyland hồi bé, hẳn là vì người Nhật Bản thích biển
tháng 4 năm 1996 Oriental Land và Disney ký hợp đồng DisneySea căn bản và tháng 8 năm 1997 công bố ý tưởng, với Oriental Land tự gây 2.5 tỷ đôla vốn xây dựng
ngày 4 tháng 9 năm 2001 DisneySea mở cửa, đông khách gần bằng Tokyo Disneyland
Kết
trước dịch covid, Tokyo Disneyland và DisneySea là những công viên giải trí đứng hạng 3 và 4 đông khách nhất
thập niên 1980 chủ tịch Eisner cằn nhằn rằng Disney bị hớ
năm 1996 Oriental Land được IPO lên sàn chứng khoán Tokyo
năm 1997 lợi nhuận Oriental Land là 240 triệu đôla
năm 2019 lợi nhuận Oriental Land là 700 triệu đôla
Disney đã thay đổi cách thức kinh doanh, hãng đã sở hữu cổ phần ở những công viên giải trí nước ngoài, tuy nhiên cũng không êm ả với trường hợp Disneyland Paris và Disneyland Thượng Hải
năm 2018 Oriental Land đã đồng ý kéo dài hợp đông bản quyền Disney đến năm 2076

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét