sông Hoàng Hà là sông dài thứ hai Trung Quốc và được mệnh danh là sông mẹ - cái nôi của nền văn minh Trung Quốc và nguồn gốc của hầu hết thịnh vượng ở đại lục
nhưng đồng thời sông Hoàng Hà cũng từng mang lại những thảm kịch cho người Trung Quốc, được ví là "nỗi thống khổ của Trung Quốc" do những vụ tràn bờ gây lụt lớn, cả nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo, đã giết hại hàng chục vạn người
thành tựu lớn đầu tiên của nước cộng hoà Trung Hoa là đã trị thuỷ được "nỗi thống khổ của Trung Quốc" xây dựng được con đập lớn Tam Môn Hiệp đầu tiên đại lục
Bùn sông Hoàng Hà
sông Hoàng Hà có nhiều bùn nhất thế giới, bùn chảy xuống những bình nguyên thấp nhất
khu vực là cái nôi của nền văn minh, là một trong những nơi đất dễ xói mòn nhất thế giới: chỉ vài ngày mưa là có thể kích hoạt một tá vụ sạt lở
với nông dân thượng lưu thì đất bùn khiến đồng bằng miền bắc Trung Quốc là khu vực canh tác màu mỡ, nhưng bình nguyên thấp cũng có thể mang lại quá nhiều "điều tốt": đất quá dễ xói mòn nên chỉ một chút mưa cũng đủ kích hoạt sạt lở cuồn cuộn xuống sông
mưa xuống rửa trôi đất canh tác và nông dân chịu đói, cho nên lũ sông Hoàng Hà không chỉ cuốn người dân theo lực nước mà còn gây nạn đói sau đó
bùn cũng gây đau đầu các kỹ sư vì làm giảm công suất chứa nước của hồ nhân tạo: bùn bồi lấp hồ chứa, theo đúng nghĩa đen
chiến tranh Trung-Nhật lần 2, người Nhật Bản đã có ý xây đập sông Hoàng Hà: ứng viên hàng đầu là hẻm núi Tam Môn Hiệp
nhưng người Nhật Bản chưa kịp làm gì vì thua thế chiến 2 - may cho người Nhật Bản vì nếu xây thì họ sẽ thất bại vì bùn lắng đọng mà tài liệu Nhật Bản đã thể hiện là bấy giờ họ không dự tính đến
trước khi cộng sản chiến thắng năm 1949, vài người Mỹ đã xoay xở đánh giá được khu vực và nói rằng vùng Tam Môn Hiệp lý tưởng cho xây đập thuỷ điện nhưng bùn và lũ sẽ gây khó khăn cho việc bảo trì, nếu trước tiên không giải quyết những vấn đề xói mòn đất ở vùng hạ nguyên thượng lưu
năm 1949 nhà bảo vệ đất Walter Lowdermilk người Mỹ đã thử nghiệm trồng cỏ và thực vật, cũng như xây những "đập đất", trước khi chính phủ Mỹ đã kết thúc dự án vì thiếu kinh phí và chiến tranh
trước khi bỏ đi, người Mỹ đã khuyến nghị rằng bất cứ đập sông Hoàng Hà nào cũng nên nhiệm vụ chính là ngăn lũ, không nên làm thuỷ điện
để phục vụ ngăn lũ, đập Tam Môn Hiệp cần lùi 100 km về phía hạ lưu xuống vùng Bali Hutong
10 năm sau, nước cộng hoà dân chủ Trung Quốc có khảo sát tiềm năng xây dựng đập Bali Hutong cho mục đích ngăn lũ tốt hơn - nhưng xây đập Bali Hutong sẽ khiến hàng triệu dân tỉnh Thiểm Tây làm mồi ngon cho lũ lụt sông Hoàng Hà - chính quyền tỉnh đã phản đối dự án
Ngăn đập sông Hoàng Hà
nước cộng hoà dân chủ Trung Quốc thành lập và một trong những mục tiêu đầu tiên là công nghiệp hoá hiện đại hoá tỉnh nông thôn Thiểm Tây rộng lớn
năm 1954 đảng cộng sản Trung Quốc non trẻ mời chuyên gia Liên Xô đến đánh giá tiềm năng xây đập sông Hoàng Hà ở đèo Tam Môn Hiệp - sẽ khởi đầu cho một loạt dự án công nghiệp hoá được thực hiện trên danh nghĩa anh em Trung-Xô
từ đầu dự án đã phân vân: chính phủ muốn mục đích của đập là gì? Ngăn lụt hay thuỷ điện? Đập không thể phục vụ hiệu quả cả 2 mục đích
mỗi bộ ngành lại có ưu tiên khác
nhiều năm, nhóm Liên Xô đã dạy người Trung cách xây đập lên Tam Môn Hiệp, đề nghị một thiết kế sẽ cân bằng giữa ngăn lũ, dự trữ nước nông nghiệp và thuỷ điện
năm 1955 dự án khởi công xây dựng
quan hệ Trung-Xô thay đổi khiến năm 1960 Stalin gọi nhóm Liên Xô trở về hết, để lại người Trung tự xoay xở
Xây dựng gây tranh cãi
Chu Ân Lai đã bày tỏ lo ngại về ngăn đập sông Hoàng Hà ở Tam Môn Hiệp
thập niên 1950 uỷ ban quy hoạch Hoàng Hà đã thành lập để khảo sát: thử nghiệm xem vấn đề bùn lắng đọng thực sự nghiêm trọng ra sao
uỷ ban đã tạo một hồ chứa nhỏ, kỳ vọng hồ chứa sẽ bị bùn bồi lấp hết trong 10 năm - kết quả chỉ mất 3 năm
Chu Ân Lai phát biểu trong kỳ họp quốc hội rằng: "có thể hồ chứa Tam Môn Hiệp sẽ bị bùn bồi lấp nhanh chóng. Mặc dù dự án đã khởi công, tôi thấy lo về nó"
bản thiết kế mà các kỹ sư Liên Xô trao cho người Trung Quốc đã cố gắng tối ưu nhất, và nỗ lực cũng được làm ở thượng lưu để cải thiện vấn đề xói mòn đất trên hạ nguyên
tuy nhiên, dự tính là đập sẽ bị bùn lấp hết trong 50 năm - người Liên Xô đã trình bày đây là một đánh đổi chấp nhận được - rằng đúng là 50 năm sau phải bỏ hoang đập hoặc chi nhiều tiền nạo vét bùn, nhưng đổi lại là 50 năm thụ hưởng thành quả ngăn lụt, dự trữ nước và thuỷ điện
giáo sư Hoàng Vạn Lý (1911-2001) ngành thuỷ lực ở trường đại học Thanh Hoa, có gia đình thân với Mao Trạch Đông, đã chỉ trích thiết kế vì những nỗ lực ngăn xói mòn đất thượng lưu đã không hiệu quả như dự tính, và ước tính 50 năm thì đang dựa trên giả thiết là nỗ lực ngăn xói mòn sẽ thành công một cách phi thực tế
Hoàng Vạn Lý cũng nói thêm rằng những nỗ lực làm rối thêm vấn đề lắng bùn sông Hoàng Hà sẽ gây hậu quả khó lường
Hoàng Vạn Lý không thể ngăn dự án vì Mao Trạch Đông muốn thực hiện, cho nên giáo sư Hoàng đã đề nghị sửa lại đề xuất của Liên Xô, rằng hồ chứa sẽ có độ cao 360 mét trên mực nước biển
ngoài ra, giáo sư Hoàng muốn nước sông có thể chảy qua, đề phòng trường hợp hồ chứa bị bùn bồi lấp hết, và vậy nên Hoàng Vạn Lý đã đề nghị một kênh sông dẫn dòng [diversionary water channel] - được đào tạm thời trong thời gian xây dựng đập - được trở thành kênh sông chính thức
tuy nhiên Mao Trạch Đông vốn không tôn trọng trí thức - ghi chép từ bác sĩ của Mao cho thấy điều này - dỗi, cho rằng phản đối mang tính kỹ thuật của Hoàng Vạn Lý là đang phản đối đảng
Mao Trạch Đông tuyên bố Hoàng Vạn Lý là phe cánh hữu và loại bỏ ông
bấy giờ thì đảng cộng sản đã ca ngợi tiến trình xây đập và lợi ích hứa hẹn, tuyên truyền cho bà con rằng đập này sẽ mang thuỷ điện về công nghiệp hoá Trung Quốc
tuyên giáo nói rằng dưới lãnh đạo của đảng thì không gì có thể ngăn người Trung Quốc đạt được mục tiêu
đằng sau cánh gà sân khấu thì đảng đã cố cân bằng những ý tưởng và mục tiêu khác nhau để hiện thực hoá con đập
vì con đập nhận được nhiều chú ý và nhiều người trông vào, giải quyết những vấn đề này đã cần nhiều đảng viên lão thành, nhưng không cán bộ nào là kỹ sư được tham dự
ví dụ chiều cao 360 mét của hồ chứa - không phải chiều cao thực tế của đập vì đập được xây ở độ cao 353 mét trên mực nước biển
bí thư tỉnh uỷ Thiểm Tây đã đề nghị hạ chiều cao xuống, không chỉ vì sợ hậu quả của bùn lắng: nếu hồ chứa bị bùn bồi lấp hết thì nước sẽ tràn xuống... đâu?
mà còn vì nâng mức nước của hồ chứa chỉ 10 mét thì sẽ khiến thêm 30 vạn dân di dời vì lũ, và khiến nước chỉ cách thành phố công nghiệp Tây An 40 km
di dời dân thì không dễ và chính quyền tỉnh Thiểm Tây thì có lẽ không thích dự án đập - thời điểm tin tức xây đập được công bố, chức sắc tỉnh đã nói không thích
nhưng hạ thấp mực nước từ 360 mét xuống sẽ ảnh hưởng khả năng thuỷ điện của đập
và tranh cãi liệu hồ chứa sẽ cao 360 mét, hay 350 mét như đề nghị của tỉnh Thiểm Tây? Hay 336 mét như một số kỹ thuật viên kiến nghị
ngày 13 tháng 10 năm 1959 Chu Ân Lai thăm Tam Môn Hiệp và họp với chức sắc địa phương, bộ chính phủ và uỷ ban quy hoạch Hoàng Hà
hai đảng viên lão thành là Bành Đức Hoài cựu nguyên soái của quân giải phóng nhân dân và Tập Trọng Huân có con trai thứ Tập Cận Bình đã bảo vệ quan điểm 360 mét để đảm bảo công suất thuỷ điện phục vụ công nghiệp hoá và sẽ tăng trưởng nền kinh tế sánh nganh Anh Quốc trong vòng 15 năm - một mục tiêu đảng công bố và rất quan trọng phải đạt được
Chu Ân Lai thì cẩn trọng và thực dụng, nói nhẹ nhàng hơn, thừa nhận rằng sông Hoàng Hà chưa được tìm hiểu kỹ và đề nghị thoả hiệp: cao 360 mét nhưng chỉ được thực hiện sau năm 1967 còn trước năm 1967 thì là 325 mét
động thái cẩn trọng này đã chứng minh giá trị chỉ ít năm sau đó khi tai hoạ ập đến
Sự báo thù của bùn lắng [Revenge of the Silt]
năm 1960 đập xây gần xong và hồ chứa bắt đầu hứng nước sông
từ cuối năm 1960 đến giữa năm 1962 đâu đó 1.5 tỷ tấn bùn sông Hoàng Hà đã đổ vào hồ chứa, vượt qua mọi dự liệu
năm 1964 hồ chứa đã mất 1 phần 3 trữ lượng từ 9.8 tỷ mét khối xuống còn 5.74 tỷ mét khối
bùn bít miệng sông Vị Hà là phụ lưu lớn nhất của Hoàng Hà khiến nước sông bị đẩy lùi và nhấn chìm đất canh tác
lũ rò rỉ xuống nguồn nước ngầm, nông dân không thể trồng thực phẩm và không có nước ngọt
những cống thoát của đập Tam Môn Hiệp được đặt cao khoảng 325 mét, trái với đạp Tam Hiệp có 3 cống thoát đặt ở những độ cao khác nhau dọc theo tường đập
vì cống thoát của Tam Môn Hiệp đặt quá cao, hơn 60% bùn đổ vào hồ chứa đã kẹt lại
chính phủ đã ca ngợi công suất thuỷ điện của đập nhưng giờ đây phải hi sinh để xử lý vấn đề bùn lắng
năm 1964 sau khi được cố vấn kỹ thuật, chính phủ đã thông qua 2 đường ngầm mới trên bờ bắc của đập, cũng như thay đổi mục đích sử dụng của 4 đường ống thép, ban đầu để sản xuất thuỷ điện, để làm phễu đưa nước bùn khỏi hồ chứa
năm 1964 bùn đã bồi lấp một nửa hồ chứa và cần phải tái xây dựng
các cống thoát của đập đã được hạ từ 300 mét xuống còn 287 mét
nữa, uỷ ban quy hoạch Hoàng Hà đã nghe theo đề nghị của giáo sư Hoàng Vạn Lý chính thức hoá kênh sông dẫn dòng
8 cống thoát bị đóng lúc xây dựng đã được mở lại
những chỉnh sửa đã hi sinh công suất thuỷ điện của đập nhưng cải thiện vấn đề lắng bùn
năm 1973 đập bắt đầu hoạt động ổn định và kỹ sư Trung Quốc có được bài học kinh nghiệm để xây đập sau này
ngày nay đập Tam Môn Hiệp bao quát diện tích tưới tiêu chiếm 92% tổng diện tích tưới tiêu sông Hoàng Hà, đảm bảo an ninh lương thực vùng
Kết
đập Tam Môn Hiệp vẫn là điểm sáng trong lịch sử Trung Quốc
công trình là câu chuyện về thử thách xây dựng và đáp ứng những hứa hẹn của những dự án kỹ thuật cực kỳ phức tạp và quy mô lớn
đập cũng thể hiện quyết tâm của đảng cho công nghiệp hoá, cũng như quyết tâm sửa chữa dự án sau khi sai lệch xảy ra
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét