Thứ Hai, 6 tháng 3, 2023

Trung Quốc và đập Tam Hiệp trị thuỷ sông Dương Tử

Đập siêu to khổng lồ
đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới nằm thuộc cơ quan hành chính thành phố Trùng Khánh
Tam Hiệp là 3 hẻm núi trên sông Dương Tử bao gồm Cù Đường Hiệp, Vu Hiệp và Tây Lăng Hiệp - là thắng cảnh đã được du khách và các nhà thơ Trung Quốc đến chiêm ngưỡng hàng thiên niên kỷ
đập xây bằng bê tông với chiều cao tối đa 185 met bằng toà nhà 45 tầng
đập được thiết kế để có chiều cao bể chứa nước thông thường là 175 mét
bản thân đập được làm 3 phần: trung tâm là một con đập tràn có 23 bộ phận tràn dài 483 mét
ở cả hai bên của đập tràn là 26 bộ phận đập thuỷ điện [powerhouse-damm section] kéo dài thêm 1.2 km đập nữa
con đập chỉ là một trong 3 phần của dự án Tam Hiệp
2 phần nữa là: nhà máy thuỷ điện ở chân đập và những cơ sở điều hướng [âu tàu / hệ thống khoá nước] cho phép thuyền chạy ngang qua đập
đập đã giữ nước lại cho một hồ chứa siêu to khổng lồ: trải rộng gần 600 km thượng nguồn - bằng khoảng cách từ San Francisco đến Los Angeles - trữ tổng cộng 40 km khối nước, lớn gấp 7 lần hồ Shasta dự trữ nước lớn nhất California
Hàng thập kỷ săn đón
sông Trường Giang còn gọi là sông Dương Tử, là sông dài nhất châu Á và cái nôi của nền văn minh Trung Hoa đã nghìn năm - mang cả thịnh vượng lẫn đau thương cho nhân dân đại lục
hàng trăm triệu người sống ở lưu vực thoát nước
người Trung Quốc đã đắp đập sông Trường Giang từ hàng thế kỷ: đập Đô Giang Yển ở thành phố Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên đã 2200 năm tuổi và vẫn hoạt động ngăn nước phần trên của sông Trường Giang ở tỉnh Tứ Xuyên
ý tưởng đắp đập sông Trường Giang ở Tam Hiệp đã nảy lên từ thời Tôn Trung Sơn
năm 1919 Tôn Trung Sơn xuất bản bài viết "một kế hoạch phát triển công nghiệp" đề cập khả năng xây dựng một loạt đập lớn dọc sông Dương Tử
Mao Trạch Đông luôn có quan tâm cá nhân được nhìn thấy một đập lớn trên sông Trường Giang
năm 1956 Mao Trạch Đông bơi vượt sông Dương Tử ở Vũ Hán và đã viết một bài thơ thể hiện niềm tin rằng con người có thể chiến thắng thiên nhiên hoang dã
thập niên 1960 đập Tam Hiệp chưa khả thi kỹ thuật và thập niên 1970 thì quá đắt đỏ
cũng phải nói rằng Mao bơi sông Trường Giang là thành tích rất ấn tượng: nước rất bẩn và những người bơi cùng đã bị ốm
năm 1982 chính phủ Trung Quốc bắt đầu điều tra ý tưởng xây dựng một đập siêu to ở Tam Hiệp - như giấc mơ của Mao - đo đạc đã tiến hành vài năm, ban đầu có giúp đỡ và tài trợ của những tổ chức quốc tế lớn
tuy nhiên, kháng cự mạnh mẽ của các nhà môi trường đã làm chậm dự án
những nghiên cứu khả thi đã nhụt chí toàn bộ ý tưởng: nhiều vấn đề bùn lắng và tái định cư người dân
rồi sự kiện Thiên An Môn năm 1989 đã chấm dứt gần như mọi hỗ trợ quốc tế còn sót lại
năm 1992 thủ tướng Lý Bằng khôi phục con đập và dự án được thông qua với 2 phần 3 số phiếu thuận: một cuộc bỏ phiếu rất sít sao nếu theo tiêu chuẩn Trung Quốc
việc bỏ tù một số nhà hoạt động Tam Hiệp và đè nén tranh luận công chúng có lẽ đã góp phần giúp dự án tiến triển

Tại sao xây đập
lý do đầu tiên và quan trọng nhất là ngăn lũ
sông Dương Tử dài 600 km là sông lớn thứ 3 thế giới
Trung Quốc ghi nhận hơn 200 trận lụt từng xảy ra cho sông Trường Giang từ năm 185 trước công nguyên đến năm 1911
lòng chảo Trường Giang đặc biệt dễ lụt vì mực nước chỉ chớm cao hơn vùng đồng bằng - vì sông Dương Tử nhiều bùn lắng
cặn bùn tích luỹ xuống đã nâng mực nước sông, khiến nước dễ tràn lên bờ sông
3 trận lụt thảm hoạ năm 1931, 1935 và 1954 đã giết hại tổng cộng 30 vạn người
một trận lụt năm 1870 tương truyền đã chết 24 vạn
mới đây một trận lụt năm 1998 đã chết 3000 người, gián đoạn cuộc sống của 300 triệu người và gây thiệt hại đáng giá 50 tỷ đôla Mỹ
một hệ thống đê đã được xây để kiểm soát sông Trường Giang và hầu hết đã hiệu quả
nhưng những biện pháp kiểm soát lụt cũng có hậu quả
ví dụ việc củng cố đê Tĩnh Giang từ thập niên 1950 đã khiến cặn bùn sông bị lấy khỏi sông Dương Tử và đổ vào hồ Động Đình
hồ Động Đình là hồ rút nước [runoff] trước đó tiếp nhận nước lũ từ sông Trường Giang
đổ cặn bùn vào hồ Động Đình sau nhiều năm đã cắt giảm trữ lượng hồ có thể tiếp nhận nước lũ rút về đi gần một nửa
cho nên chính phủ Trung Quốc đã coi đập Tam Hiệp là giải pháp lâu dài và sau cuối cho vấn nạn lụt Trường Giang
trước mỗi mùa mưa lũ, đập sẽ xả hồ chứa gần 22 tỷ mét khối trữ lượng kiểm soát lũ: một trận lụt thập-kỷ-có-một thảm hoạ có thể được hạn chế xảy ra chỉ còn một trận lụt mỗi một trăm năm
chỉ lợi ích ấy thôi đã tiết kiệm cho đại lục hàng trăm triệu đôla thiệt hại kinh tế
lý do thứ hai là thuỷ điện: Trung Quốc ngấu nghiến nhiên liệu xăng dầu - đập Tam Hiệp sẽ cung cấp một nguồn điện bền vững và tái tạo, sạch và xanh, không xả khí hiệu ứng nhà kính
34 máy phát điện của đập sẽ tạo gấp 20 lần điện năng hơn đập Hoover ở Arizona: đập Tam Hiệp tạo ra 92 TW giờ mỗi năm cho 9 tỉnh và 2 thành phố lớn - trong đó có 24 triệu người Thượng Hải
những lý do nữa là: tạo điều kiện cho thuyền được điều hướng, trữ nước ngọt dự trữ cho hạn hán và cấp nước tưới tiêu

Tại sao không xây đập
những đập lớn cực kỳ gây gián đoạn [disruptive] môi trường, nên đập rất gây tranh cãi kể cả khi mới được lên kế hoạch và đang thi công
ngân hàng thế giới và những tổ chức quốc tế khác mới đây đang can ngăn việc cấp vốn và xây dựng những đập lớn: vì thiệt hại môi trường và xã hội lớn chúng tạo ra
đầu tiên, đập Tam Hiệp không đặt lý tưởng ở vị trí ngăn được phần lớn lũ sông Dương Tử
những trận lụt năm 1954 và 1998 bị gây ra bởi mưa bão lớn hạ nguồn từ 3 hẻm nủi Tam Hiệp - có lý nếu nói rằng đập Tam Hiệp không thể giúp ngăn những trận lụt ấy
so với đập Tam Môn Hiệp - xây năm 1960 và đã được sửa chữa - trên sông Hoàng Hà thì được đặt ở vị trí có thể kiểm soát 92% đường phân nước [watershed] của sông: ấy là một con đập xịn, ngoại trừ vấn đề bùn lắng, và đó cũng là vấn đề thứ 2
2 năm sau khi đập Tam Môn Hiệp khánh thành, đập đã phải nâng cấp lớn vì tích trữ bùn lắng lớn của sông Hoàng Hà đã cắt giảm trữ lượng của hồ chứa và đe doạ tràn bờ
sông Trường Giang không nhiều bùn như sông Hoàng Hà vì sông Hoàng Hà vẫn là sông nhiều bùn lắng [đất hoàng thổ] nhất thế giới, nhưng Trường Giang cũng nhiều bùn thứ 4 thế giới, và lượng bùn lắng thì chỉ có tích thêm, không có giảm
nhân tiện, công suất thuỷ điện của đập cũng bị huỷ hoại vì tích trữ bùn: càng nhiều bùn bồi lấp lòng hồ thì càng ít điện năng
mỗi lần họ đóng cổng trong suốt mùa mưa, một lượng bùn lớn bị tích lại dưới đáy hồ chứa Tam Hiệp: sau rốt sẽ tràn bờ hoặc thậm chí sụp đổ nếu không quản lý và bảo trì thường xuyên và kỹ lưỡng
thứ 2 là đập sẽ xả lụt một diện tích lớn đằng sau nó: 600 km vuông bị mất - người dân cần sơ tán khỏi khu vực đó, động vật sẽ phải di chuyển ở cả 2 bên đập
hồ chứa nước đập Tam Hiệp sẽ xả lụt 4000 ngôi làng, 140 thị trấn, 13 thành phố và 10 vạn mẫu Anh ruộng canh tác - 1.3 đến 1.6 triệu người cần sơ tán
xả lụt thành phố bỏ hoang cũng vấy bẩn nước sông và đầu độc nước: nước sông Dương Tử thì đã bẩn sẵn - vệ sĩ của Mao đã bị ốm khi bơi cùng vượt sông Trường Giang là một trong những nước sông ô nhiễm nhất thế giới
tưởng tượng nước sông dạt lên và hấp thụ chất độc từ 1300 nhà máy và hầm mỏ, 4 vạn nghĩa trang và 200 bãi rác
chính phủ đã hứa hẹn xây dựng nhiều nhà máy xử lý nước thải nhưng những cơ sở ấy bị trễ 10 năm sau khi đập đã xây xong: quá muộn cho nhiều người và động vật trong vùng
rồi hiệu ứng nhà kính: thực vật bị nhấn chìm bắt đầu phân huỷ ra khí cacbonic
rồi những lo ngại như hàng nghìn người sơ tán khỏi quê hương hay địa điểm di sản văn hoá bị nhấn chìm trong biển nước - những câu chuyện nóng bỏng báo chí
nỗ lực lớn đã được chính phủ Trung Quốc thực hiện để sơ tán người dân nhưng hẳn là nỗ lực ấy cũng bị ngờ vực là thiếu hiệu quả
rồi đất canh tác bị hồ chứa xả lụt thì không dễ thay thế: nông dân mất cả nhà và ruộng
1282 địa điểm di sản văn hoá bị nhấn chìm: nhiều di sản chỉ mới được phát hiện và ghi nhận trước khi mực nước dâng - chính phủ Trung Quốc chỉ có thể xác định 453 di sản
một số di sản văn hoá đã được di dời: đền thờ Trương Phi được di dời 32 km với chi phí 6 triệu đôla
một số di sản được bảo vệ: ví dụ đá Baiheliang 1200 năm tuổi dài 1.6 km đã được điêu khắc bởi 30 nhà thơ và được sử dụng để điều hướng những con nước của sông Dương Tử - di sản ấy đã được UNESCO công nhận và bảo tồn ở bảo tàng dưới nước Baiheliang thành phố Trùng Khánh
nhưng phần lớn những di sản chỉ được chụp ảnh trước khi nước sông dâng đến

Xây đập - quản lý và tổ chức
đập Tam Hiệp được xây làm 3 giai đoạn trong hơn 3 thập kỷ và quản lý bởi một cơ quan duy nhất là uỷ ban dự án xây dựng Tam Hiệp, đứng đầu là thủ tướng quốc hội, các bộ trưởng liên quan và các thống đốc tỉnh Hồ Bắc, Tứ Xuyên và Trùng Khánh
để quản lý và sở hữu con đập, quốc hội đã thành lập một doanh nghiệp và cấp vốn cho số tài sản trị giá 670 triệu đôla: tập đoàn phát triển dự án Tam Hiệp sông Trường Giang Trung Quốc - ngày nay vẫn sở hữu con đập
tập đoàn GEC-Alstom của liên minh Anh-Pháp và ABB của Thuỵ Điển đã trúng gói gọi thầu để bán 7 máy phát đầu tiên cho dự án Tam Hiệp
những công ty trúng thầu này được yêu cầu chia sẻ công nghệ với công ty thiết bị điện Harbin thuộc sở hữu nhà nước
Harbin Power sẽ xây dựng 8 máy phát dựa trên công nghệ học hỏi được
phần còn lại của tuốc bin được xây dựng bởi một liên minh Đức-Canada làm việc với Dongfang Machinery sở hữu nhà nước và công ty Electronics Corp
xi măng xây đập sẽ mua từ công ty xi măng Huaxin Hồ Bắc và tập đoàn Jinding Tứ Xuyên - không xài xi măng ngoại
tổng cộng, đập sẽ sử dụng gần 463000 tấn thép đủ xây 63 tháp Eiffel và 27 triệu mét khối bê tông
đập nằm trên một nền móng đá hoa cương đồng chất, hầu hết nguyên vẹn: phát hiện 886 đứt gãy - chủ yếu đứt gãy nhỏ không rủi ro lắm
giai đoạn 1 chính thức bắt đầu ngày 14 tháng 12 năm 1994 với lễ khởi công có thủ tướng Lý Bằng tham dự
giai đoạn 1 là xây dựng cơ cấu hỗ trợ và chặn kênh chính của sông Dương Tử nhằm những mục đích dẫn dòng
giai đoạn 2 là từ năm 1998 đến 2003: xây bộ phận dài 1.7 km cao 185 mét của đập trên bờ sông bên trái - trong đó có nhà máy điện và những tuốc bin phát điện đầu tiên
giai đoạn 2 có cả xây dựng âu thuyền [ship lock] và bắt đầu đổ nước vào hồ chứa đằng sau đập - chạm mực nước 135 mét - mọi người cũng bắt đầu sơ tán
giai đoạn 3 thì cuộc tản cư cuối cùng sẽ xong với 1.2 triệu người di tản - cho phép mực nước hồ chứa được nâng lên 175 mét

Hết phần 1 của bài viết
chỉ 100 năm qua đã có 45000 đập lớn được xây - Trung Quốc là quốc gia xây đập lớn nhất thế giới với 22 đập lớn cao hơn 15 mét năm 1949 thì ngày nay đã có hơn 22000
Mỹ có 6390 đập

Phần 2
đã có những tiên đoán về đập sẽ sụp đổ
chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố nhưng không thuyết phục được nhiều người
tuy nhiên những tiên đoán có vẻ kỳ cục vì đập đã xây được một thời gian rồi
có thể chính phủ Trung Quốc bị tiếng xấu là thiếu trung thực nhưng cũng không cần tin lời họ thì mới thấy được là con đập vẫn ổn, hiện nay
nhiều dữ liệu đã công bố về cách thức hoạt động, cách thức xây dựng và những tình huống "khẩn cấp" mà đập đã nếm trải

Kỹ thuật [engineer]
đập được thiết kế để xử lý lũ 9 vạn mét khối nước xả mỗi giây - chưa từng thấy trận lụt nào đạt được con số tối đa ấy - nhưng thiết kế tối đa chịu được 12.4 vạn mét khối nước tiếp nhận mỗi giây, cao gấp 4 lần hơn lượng nước của thác nước lớn nhất thế giới mà wikipedia ghi nhận là thác Inga ở cộng hoà dân chủ Congo
đập có 3 bộ phần: phải và trái là các nhà máy điện, giữa là bộ phận xử lý xả nước - trải dài 483 mét được chia ra 23 bộ phận phụ
đập xả lũ: sử dụng một hoặc nhiều hơn 3 loại cửa cống nước xây vào trong cấu trúc đập
những cửa cống thoát [outlet] được sắp đặt theo một cấu trúc 3 bậc độc nhất vô nhị: hàng đầu là 22 cửa cống nóc trên đỉnh đập, đặt ở độ cao 158 mét trên cấu trúc đập và rộng 8 mét
sau đó là 23 cửa cống sâu: cái tên không phản ánh đúng, được đặt ở giữa chiều cao đập, cao khoảng 90 mét trên cấu trúc đập, chiều cao 9 mét và chiều rộng 7 mét
dưới cùng là 22 cửa cống đáy: cao 56 mét trên cấu trúc đập và thò ra xa nhất
cửa cống sâu được thiết kế để sử dụng cho thời gian xả lũ lâu nhất: xịt nước ra sao cho không bị xen lẫn với những cửa cống đáy nếu đồng thời mở xả
những cửa cống đáy thì 2 lo ngại chính là lượng lớn bùn lắng trong nước và tiềm năng nước sẽ xói mòn lòng sông: một khe [slot] được đặt ở đầu ra [entrance] của cửa cống [outlet] để hứng bùn lắng, rồi bê tông đặc biệt được rót vào để ngăn bùn khỏi xói mòn cấu trúc cửa cống và huỷ hoại nó
cấu trúc xả lũ của đập Tam Hiệp đã hoạt động 15 năm không vấn đề gì và quan trọng là cả 3 loại cửa cống đều đã được sử dụng trước đây
năm 2017 đập Oroville một trong những đập cao nhất Mỹ và là một phần quan trọng [cornerstone] của hệ thống nước bang California
trên lý thuyết đập Oroville có 4 cửa cống nước lớn để xử lý trường hợp lũ, nhưng đập tràn dự phòng cho lũ lớn thì chưa bao giờ thực sự được thử nghiệm
cho nên tháng 2 năm 2017 sau 5 ngày mưa bão đã vỡ đập và 188000 người sống ở hạ nguồn phải sơ tán

Quy trình hoạt động thường niên
lý do nữa làm vỡ đập là vì những quy trình vận hành không đúng mực hoặc thiếu linh hoạt
mùa lũ ở lòng chảo Trường Giang thường bắt đầu tháng 5 và kết thúc tháng 9: lúc này khu vực tiếp nhận 80% lượng mưa thường niên và 70% lượng nước lũ [runoff / nước không bị ngấm xuống lòng đất]
quy trình của đập được thiết kế cho thời gian mưa lũ này
tháng 6 bắt đầu mùa lũ: đập xả nước để mực nước hồ chứa rút xuống còn 145 mét tương đương 22 mét khối nước - xả đi 17 tỷ mét khối nước để chỗ trống cho kiểm soát lũ
ở mực nước 175 mét thông thường, hồ chứa 39 tỷ mét khối nước
trong 3 tháng sau đó, mực nước hồ chứa được giữ 145 mét: mưa và giáng thuỷ xuống hồ chứa, hồ chứa lại xả nước đi lúc khác
đập cũng sản xuất nhiều thuỷ điện nhất trong thời gian này của năm vì lượng nước đi qua nhà máy điện
tháng 9 đập thay đổi quy trình và chậm rãi tích luỹ nước trong 2 tháng sau đó, nhưng mực nước không được cao quá 162 mét trong tháng 9, sau tháng 9 thì mực nước được phép nâng lên tối đa 175 mét duy trì từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau
sau đó nước chậm rãi được xả cho đến khi chạm mức 155 mét vào tháng 4
tháng 5 đập sẽ xả nốt 10 mét còn lại để xuống mực nước 145 mét cần thiết để xử lý mùa mưa lũ
giữ mực nước thấp là để chống lũ, nhưng mực nước quá thấp thì gây vấn đề điều hướng cho tàu thuyền và vấn đề nước sinh hoạt cho các thành phố ở hạ nguồn
nước hồ chứa cũng cần cho nông nghiệp và nước sinh hoạt
thay đổi khí hậu sẽ có lẽ ảnh hưởng hiệu năng hồ chứa và công suất thuỷ điện của đập trong tương lai gần - ghi nhận đã cho thấy thay đổi
nhiệt độ trung bình ở lòng chảo Tam Hiệp được dự báo tăng trong khoảng từ 1.5 đến 5.4 độ C, nghĩa là lượng mưa dự báo tăng 4 đến 12% trong 100 năm tới
lượng mưa ở phía bắc của Tam Hiệp đang mạnh và thường xuyên hơn, đặc biệt sau năm 1980
mưa bão lớn hơn đang xảy ra trong giai đoạn tháng 9 và 10 tức là đã sau mùa mưa lũ
mưa trong những tháng mà quy trình của đập đã nâng mực nước hồ chứa lên cao tối đa 175 mét thì sẽ rủi ro, cần điều chỉnh quy trình hoạt động của đập sau này
khó là những trận mưa ngoài mùa lũ này thì khó tiên đoán: đôi khi cao kỷ lục, đôi khi bình thường - sẽ cần nghiên cứu thêm

Năm 2019-2020
lần đầu tiên rủi ro này gây lo ngại là năm 2019 tháng 7 những hình ảnh vệ tinh Google đã trôi nổi trên mạng xã hội Wechat cho thấy cấu trúc đập đang bị biến dạng
cộng đồng mạng Trung Quốc đã lo lắng
tập đoàn Tam Hiệp sở hữu đập là công ty cổ phần đại chúng, đã nhanh chóng thông cáo báo chí và đưa ra những ảnh vệ tinh cho thấy đập vẫn ổn: những biến dạng được giải thích là không đáng sợ như ảnh bản đồ google thể hiện - đổ lỗi cho thuật toán hoặc méo hình
năm 2020 mưa lớn và lũ có vẻ đã khơi dậy lo lắng cũ: giáng thuỷ lớn khắp lòng chảo Trường Giang đã gây lụt nhiều thành phố Trung Quốc
đập Tam Hiệp chịu gánh nặng ngăn lũ không gây thiệt hại lớn: 5 trận lũ được ghi nhận đánh vào đập Tam Hiệp với trận lũ thứ 5 đặc biệt mạnh
ngày 20 tháng 8 năm 2020 theo nguồn tin Trung Quốc thì đập tiếp nhận 75000 mét khối nước mỗi giây lúc đỉnh điểm: mực nước hồ chứa nâng lên cao 168 mét theo đo đạc của Tân Hoa Xã
năm 2012 đập đã chịu 5 trận lũ thường xuyên, lần đầu tiên sau 20 năm: đỉnh điểm thì trận lũ 20 năm có 1 này đã đẩy 71200 mét khối nước một giây vào đập
75000 mét khối nước mỗi giây thì vẫn chưa đến con số thiết kế 90000 mét khối nước xả mỗi giây và 124000 mét khối nước tiếp nhận mỗi giây
hồ chứa đã bổ sung 18.2 tỷ mét khối nước trong mùa lũ 2020 nhưng nhờ quy trình hoạt động nên 17 tỷ mét khối nước đã xả trong nửa năm trước mùa lũ và đập đã có công suất để trống chuẩn bị cho lũ
chỉ trích dư luận là: vì nhiều thành phố hạ nguồn đã chịu lụt, trong đó nạn nhân lớn nhất có lẽ là thành phố Nghi Xương, nên đập đã thất bại
nhưng chỉ trích nghe giống như nguỵ biện người rơm [straw man argument] vì ngay từ đầu thì con đập đã không được sắp đặt để xử lý hết 100% đường phân nước của sông Dương Tử
những trận lụt 1998 và 1954 đã xảy ra vì mưa lớn ở hạ nguồn của nơi xây dựng đập

Hệ thống Trường Giang
tác giả nghĩ có một vấn đề là chính phủ Trung Quốc đã tuyên truyền rằng đập Tam Hiệp làm biện pháp triệt để cho bảo vệ 400 triệu dân số vùng lòng chảo Trường Giang khỏi lũ lớn
vị thế đập lớn nhất thế giới đã gây chú ý nhưng cũng cần nhìn nhận là dự án Tam Hiệp cũng chỉ là một trong nhiều đập trị thuỷ sông Dương Tử
bên cạnh 40 tỷ mét khối nước trong hồ chứa Tam Hiệp, có 52 tỷ mét khối nước nữa trong những hồ chứa thượng nguồn
thêm những đập nữa đã lên kế hoạch với tổng trữ lượng dự tính 100 tỷ mét khối nước
tổng cộng sông Trường Giang có 45000 hồ chứa dọc theo vùng lòng chảo - hoạt động theo những quy trình tương tự với của đập Tam Hiệp
cùng nhau, cả hệ thống sẽ ngăn được những trận lũ có thể giết hại chục vạn người những năm trước đây
ví dụ năm 2016 mưa rất lớn ở lòng chảo Trường Giang, lớn nhất kể từ năm 1950, lượng mưa dồn lên đến 950 milimet: hậu quả đã có thể như trận lũ lớn nhất năm 1954 và sánh ngang lũ năm 1998 - nhưng đồng bằng Trường Giang chịu lũ đã thay đổi nhiều, hệ thống đã hứng 34% nước lũ cho nên lũ đạt đỉnh 71000 mét khối nước mỗi giây - tuy lớn nhưng lũ thua kém năm 2012 hoặc năm 2020, một mình đập Tam Hiệp năm 2016 đã hứng hết một nửa số nước lưu trữ được và vì thế lũ thực tế chứng kiến năm 2016 đã giảm đáng kể
năm 2020 mưa lớn nhưng nằm trong phạm vi thiết kế
bộ trưởng Lý Quốc Anh bộ thuỷ lợi Trung Quốc đã nói rằng 64.7 tỷ mét khối nước đã được hứng vào 2287 hồ chứa, trong đó có 2.9 tỷ mét khối hứng vào hồ Tam Hiệp - nằm trong thiết kế của đập
phạm vi thiết kế của đập đã được thử nghiệm năm 2012 và 2016, đăng tin công khai mà không có sự cố gì

Hết phần 2 của bài viết
vẫn còn vấn đề nghiêm trọng, ví dụ thay đổi khí hậu chắc chắn sẽ gián đoạn tình trạng hiện tại: mùa khô không còn hạn và mùa mưa không còn mưa, cho nên đập sẽ chưng hửng với quy trình hoạt động "quan liêu" cứng nhắc - nhỡ đâu 950 milimet giáng thuỷ mưa xuống đập Tam Hiệp khi mực nước hồ chứa đang ở mức tối đa
thêm nữa, dường như rằng thiết kế [engineer] hệ thống đập và hồ chứa có thể đã kích hoạt những vòng lặp phản hồi sẽ làm trầm trọng lũ lụt ở nơi khác
ví dụ một lần nữa năm 2016 đập Tam Hiệp và hệ thống đi kèm đã giúp giảm ảnh hưởng của mưa và ngăn lụt lớn, nhưng đập xuất hiện cũng giảm tác dụng mong muốn của chính nó: hồ chứa đã hứng lấy lượng lớn bùn lắng chảy xuống từ sông Dương Tử, những bùn lắng đã có thể được tích luỹ xuống hạ nguồn trên những bờ sông và bồi đắp những đoạn đê tự nhiên ngăn lũ
cho nên, mỉa mai là đập xuất hiện đã làm suy yếu một số hàng rào ngăn lũ, mục đích xây đập ngay từ đầu
giống như khi chính phủ củng cố đê sông Trường Giang thập niên 1950 nhưng làm thế đã đổ bùn lắng xuống hồ Động Đình - hậu quả không mong muốn là hồ Động Đình bị bùn bồi lấp và mất gần nửa trữ lượng chỗ trống để tiếp nhận nước rút về từ sông Dương Tử

Phần 3: Sơ tán hàng triệu người
Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm tái định cư cho mục đích xây đập
20 năm đầu tiên đảng cộng sản nắm quyền đã chứng kiến số đập được xây dựng nhiều nhất lịch sử Trung Quốc: di cư 7.8 triệu người vì những đập này
những năm ấy chính phủ Trung Quốc không bồi thường nhiều cho việc tái định cư, mà chính phủ cộng sản non trẻ cũng không có tài chính, cho nên chính phủ ép buộc di cư bằng cách nói rằng đấy là vì lợi ích quốc gia
ai không bị thuyết phục bởi tuyên truyền hoặc cảm tình chính trị thì cũng bị buộc di dời
chính phủ không lên kế hoạch kỹ lắm những cuộc tái định cư ấy, thực tế cũng chẳng kế hoạch gì
chức sắc chính phủ không cân nhắc nhiều những hậu quả khi di dời nhiều người ấy
ví dụ việc xây dựng đập Đan Giang Khẩu trên sông Hán Thuỷ năm 1958 chức sắc Trung Quốc đã giải phóng mặt bằng 10 vạn người - không hề quan tâm những người ấy sẽ đi đâu, không đất canh tác, nhà ở hay đất tái định cư nào được dành ra cho họ - chuyện xảy ra là chính phủ đăng thông cáo rồi đưa một khoản tiền nhân dân tệ cho những người phải di dời, rất ít, một số trường hợp chỉ 50 nhân dân tệ mỗi người
cho nên 66000 người tị nạn bị di dời đã cố gắng quay lại quê hương: nông dân bán quần áo, cố gắng bắt tàu xe trở về nhà, nhưng không còn nhà vì đã chìm trong nước - tranh cãi nổ ra giữa những người di dời chặt gỗ xây nhà, rồi đảng viên cấp cao phải xuống hoà giải
Trung Quốc nếm trải cách mạng văn hoá và sau đó thì rõ ràng là chính phủ không còn có thể đối xử với người khác như thế nữa
quốc hội nâng số tiền bồi thường cho người tái định cư: nguồn lực mới được dành cho nỗ lực tương lai vì trước đó thì phần lớn mọi thứ được phân bổ ngân sách chỉ cho mỗi việc xây dựng
do đó, tái định cư đập Tam Hiệp là thử thách tái định cư lớn nhất của chính phủ bấy giờ

Tái định cư
khảo sát năm 1992 cho thấy 1.3 đến 1.6 triệu người sẽ cần di dời khỏi vị trí mực nước sẽ dâng
hồ chứa nước đập Tam Hiệp sẽ nhấn chìm 4000 ngôi làng 140 thị trấn 13 thành phố và 10 vạn đất canh tác - phần lớn đất canh tác là những mảnh vườn và ruộng lúa
tệ hơn là 78% những khe núi Tam Hiệp là đồi núi, thiếu đất canh tác sẵn: đất cao trên sườn đồi thì dốc và sỏi đá với lớp đất mỏng, chưa kể thời tiết ở cao độ cao sẽ không thích hợp trồng những rau quả nhất định
vẫn còn một số đất rừng trong vùng núi Tam Hiệp nhưng thủ tướng Chu Dung Cơ đã từ chối mở cửa cho tái định cư
vấn đề là nếu chặt rừng ấy sẽ làm nặng thêm nguy cơ xói mòn đất, vốn đã xấu sẵn
người bị di dời đã phản đối, liên tục hỏi "làm thế nào chúng tôi có thể kiếm sống"
tệ hơn, thêm người di dời lên cao thì đất đồi cao càng đông đúc, thêm rủi ro sạt lở
khảo sát bấy giờ, chỉ 8% người di dời tự tin rằng tình hình kinh tế xã hội sẽ cải thiện sau khi đập xây xong, 47% người di dời phản đối việc tái định cư, 45% còn lại từ chối không đưa ý kiến, hiển nhiên sợ vạ miệng

Tái định cư thành thị
chức sắc chính phủ đã nghĩ lại kế hoạch chỉ đơn thuần đưa nông dân di dời lên cao: phải nghĩ lại, không chỉ vì kế hoạch ban đầu bị nhiều phản đối, mà còn vì đúng nghĩa đen là đã hết sườn đất cao - thêm mỗi người di dời thì lại ít thêm đất để tái định cư
nên chính phủ mở kế hoạch mới để di dời 125000 di dân nông thôn đến thành phố Trùng Khánh và tỉnh Hồ Bắc
một lần nữa, di dân gặp vấn đề với kế hoạch tái định cư xa xôi này: những gia đình không muốn rời bỏ cộng đồng, nông dân không muốn canh tác ở những điều kiện lạ, và khác với những cuộc di dân từ nông thôn lên thành thị thông thường thì những người này không thể trở về nhà
một khảo sát hơn 250 gia đình cho thấy 64% thà tái định cư lên đất sườn cao hơn: đỡ phải đi xa
chưa hết, chính quyền trung ương đã giao việc này cho các chính quyền địa phương: nhiều chính phủ địa phương đang gặp vấn đề thất nghiệp sẵn thì phải tiếp nhận thêm hàng nghìn người di cư tìm việc
ví dụ những kế hoạch di dời 180 nhà máy và 67000 công nhân đến thành phố Trùng Khánh nhưng bấy giờ kinh tế Trùng Khánh đã thừa: có 108500 người thất nghiệp sẵn
những tỉnh khác được yêu cầu tiếp nhận dân di cư: Hải Nam, Tân Cương, Hồ Bắc và Nội Mông thì không thể coi là có nền kinh tế thành thị nổi trội

Tham nhũng
chính phủ mới đầu dự trù 11.76 tỷ đôla Mỹ ngân quỹ cho chương trình tái định cư, nhưng thực tế sớm phình lên 25 tỷ đôla vì thêm người cần di dời và bắt đầu xuất hiện "thất thoát lãng phí"
dự trù ngân sách là tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cùng như chi trả cho cơ sở hạ tầng mới và chi phí di chuyển
bao nhiêu tiền thực sự đến tay người di dân thì không biết
chính quyền trung ương đã phi tập trung việc tái định cư thành những nỗ lực: trao quyền cho chức sắc địa phương tuỳ ý đạt mục tiêu theo cách riêng
những chức sắc được tuỳ ý thực hiện công việc mà không có chính phủ trung ương chứng kiến sau lưng, đồng thời đã tạo cơ hội tham nhũng
nhiều báo cáo đã ghi nhận tham nhũng liên quan đến những sĩ quan lo việc tái định cư ở địa phương
ví dụ năm 1999 cơ quan kiểm toán nhà nước Trung Quốc phát hiện 232 triệu nhân dân tệ tương đương 31 triệu đôla đã bị biển thủ bởi những chức sắc tái định cư địa phương: báo khống giá tiền, nhận đút lót từ những công ty xây dựng kém chất lượng và bàn giao công trình dỏm
vụ án tham nhũng bị phát hiện nhờ những đơn kiến nghị của nông dân ở huyện Kỳ Giang
báo Hoa Nam buổi sáng đã đề cập thêm kiến nghị từ hơn 1 vạn nông dân di dời, phản ánh những chiến thuật "nhử mồi và chuyển đổi" được hứa hẹn cuộc sống tốt đẹp nhưng đến nơi thì không có gì hết, được hứa bồi thường giải phóng mặt bằng công bằng 5000 đôla Mỹ nhưng sau rốt chỉ được nhận 700 đôla
năm 2005, 349 người bị buộc tội sử dụng sai mục đích tiền quỹ tái định cư, số tiền 7.1 triệu đôla, chỉ 5.2 triệu đôla sau rốt đã thu hồi
năm 2007 cơ quan kiểm toán nhà nước tuyên bố 36 triệu đôla thất thoát từ quỹ 1.3 tỷ đôla tiền tái định cư cho những nơi ở Hồ Bắc, Trùng Khánh
quan sát viên độc lập đã nói rằng số tiền lãng phí cho tham nhũng thực tế lớn hơn nhiều: một số đo lường cho thấy gần nửa những công ty xây dựng được tuyển chọn để xây hạ tầng cho nhà tái định cư đập đã thực hiện không đúng mực và được trao thầu cho những công ty xây dựng kém chất lượng

Kết
những khe núi Tam Hiệp từng là một khu vực dân cư đông đúc: nông dân canh tác nhiều thế hệ, ít học, sống nhờ ruộng vườn
chính phủ Trung Quốc đã buộc nông dân di dời: người biểu tình và người kiến nghị bị bỏ tù

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét