Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Apple và TSMC

Apple là công ty Mỹ, sản phẩm lắp ráp ở Trung Quốc và Ấn Độ, trung tâm của chuỗi cung là ở Đài Loan: 5 trong số 10 nhà cung cấp thiết bị điện tử cho Apple là ở Đài Loan - trong đó có lẽ 2 thân thiết nhất là Foxconn và TSMC
nhưng Foxconn chỉ là một trong nhiều đối tác lắp ráp bên trong chuỗi cung Apple, bên cạnh những công ty Đài Loan khác là Pegatron và Wistron

Lịch sử
năm 2010 Steve Jobs ra mắt chip bán dẫn tự làm [custom] đầu tiên của Apple là A4 trên iPad đầu tiên
năm 2008 Apple mua một doanh nghiệp bán dẫn không xưởng [fabless] là PA Semi với giá 276 triệu đôla: giải thích rằng họ muốn thiết kế hệ-thống-trên-chip cho thiết bị của hãng
chip Apple A4 đầu tiên ấy được fab ở xưởng Samsung
Samsung cũng gia công vi xử lý cho iPhone đầu tiên: chiếc 3G và 3GS
Samsung cũng bán cả màn hình cho iPhone
nhưng Samsung Electronic thâm nhập ngành điện thoại đã làm lãnh cảm [chill] mối quan hệ
càng lãnh cảm hơn khi Apple kiện Samsung tội danh ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ
bất chấp Samsung tuyên bố là có một 'vạn lý trường thành' hiện hữu giữa di động và phân nhánh linh kiện, Apple ghét việc lợi nhuân trả cho Samsung nhờ mảng kinh doanh linh kiện sẽ được sử dụng để cạnh tranh lại Apple trong mảng di động
TSMC có một nguyên tắc kinh doanh công khai là không bao giờ cạnh tranh với khách hàng
tháng 9 năm 2014 Apple ra mắt vi xử lý A8 của iPhone 6 được fab trên tiến trình 20 nanomet của TSMC
năm 2010 Jess Williams và Morris Chang lần đầu ăn tối ở Đài Loan: mất nhiều năm để hai bên bắt tay - điều kiện là Apple phải chung thuỷ với TSMC làm nhà cung cấp duy nhất [không có second source]
hẳn là Apple phải lo lắng vì chung thuỷ [single source] như thế, đã có báo cáo rằng hãng đã tìm nguồn cung thứ hai
với sản phẩm Apple A9, hãng đã cố đặt nguồn cung kép [dual source] từ TSMC và Samsung
tin đồn gây xôn xao dư luận khi truyền thông cảnh báo chip A9 gia công bởi Samsung nóng và hại pin hơn của TSMC: đúng hay sai - Apple nói là sự khác biệt trong sử dụng thực tế là khó nhận biết - thì kể từ đó vi xử lý Apple thiết kế chỉ còn chung thuỷ với TSMC

Quan hệ
đầu tiên là đầu tư tài chính và nguồn lực trả trước lớn: phó tổng Jeff Williams nói trong buổi gala vinh danh Morris Chang rằng TSMC đầu tư 9 tỷ đôla và tuyển dụng 6000 nhân viên ở Đài Nam để xây xưởng fab dành riêng cho hãng
năm 2020 SMIC gọi vốn 7.6 tỷ trong thương vụ lên sàn chứng khoán Thượng Hải
Samsung có tuyên bố sẽ 116 tỷ đôla kế hoạch 10 năm xây xưởng
nhưng TSMC chỉ riêng năm 2020 đã chi phí cố định [CaEx - capital expenditure] 16-17 tỷ đôla
thứ hai là Apple đã biến đổi TSMC: TSMC đã tạo tác taonf bộ chiến lược nghiên cứu phát triển và đi vào sản xuất để phục vụ việc triển khai sản phẩm Apple
trước đó TSMC từng triển khai thực hiện một bước [node] mới mỗi khi nó đã xong [thông thạo]
nhưng Apple có kế hoạch ra mắt iPhone mỗi năm cho nên cần một tiến trình chip tốt và hiệu suất cao [high yield] hơn mỗi năm
nhưng thực sự khó nếu muốn liên tục phát triển một tiến trình fab mới đúng hẹn: Intel đã thử chu trình sản xuất Tick-Tock - ra mắt một bước [node] mới mỗi từ 18 đến 24 tháng - hiệu quả trước khi Intel mắc kẹt với tiến trình 14 nanomet hàng năm trời
để đáp ứng, TSMC tạo ra chiến lược xử lý nửa bước: cải thiện 10-20% hiệu năng hoặc tiết kiệm điện mỗi năm - khác với tham vọng Tick-Tock
ví dụ chip A12 và A13 thì A12 được gia công trên tiến trình 7 nanomet là N7 mà giống như 14 nanomet thì thuật ngữ chỉ mang tính quảng cáo và không liên quan gì đến bất cứ kích cỡ vật lý thực sự nào trên chip: cho nên TSMC gọi là N7, N7P, N5 tuỳ ý
chip A13 được gia công trên bước [node] N7P là cải tiến nửa bước [half step] trên N7
chiến lược nửa tiến trình ấy để TSMC mài giũa và tinh luyện những công nghệ mũi nhọn: chậm rãi từng bước - tránh rủi ro không cần thiết
ví dụ EUV là công nghệ mới mà TSMC theo đuổi từ từ, khác với cách bởi Intel và Samsung: năm 2020 TSMC trở thành xưởng đầu tiên bán ra chip với hoàn toàn EUV đạt hiệu suất cao
tin cậy, dễ đoán và tìm hiểu thông qua các phiên bản thì sau rốt đã quan trọng hơn thẳng vào công nghệ mới mạo hiểm
phương pháp này lại được công khai ở hội thảo công nghệ TSMC mới ra mắt: tuyên bố là node N3 kế tục, N5 sử dụng cho chip A14 và N5P cho chip A15 sẽ không sử dụng kỹ thuật nano mang tính cách mạng - cổng vây quanh [GAA - Gate All Around]
lý do vì Apple không thể mạo hiểm công nghệ này làm vỡ kế hoạch ra mắt iPhone thường niên

Phần thưởng
năm 2019 Apple chiếm 23% doanh thu thường niên của TSMC: khoảng 8.2 tỷ đôla doanh thu
Huawei chiếm 5 tỷ đôla doanh thu của TSMC: đứng thứ nhì
Apple đặt TSMC làm trung tâm của cách mạng ARM: đã đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận của TSMC
năm 2020 TSMC ăn mừng 1 tỷ chip bán ra với tiến trình 7 nanomet mới 2 năm tuổi - lợi ích của khả năng bán hàng cho Apple và là lý do tại sao TSMC chuyển đổi tất cả tiến trình để phục vụ [accommodate]
một khía cạnh khác thì Apple là một trong số ít công ty trên thế giới muốn và có đủ lực trả tiền tươi mua chip được làm với những tiến trình mũi nhọn
wafer 5 nanomet của TSMC ước tính tốn giá thành 17000 đôla một đĩa
wafer được cắt ra nhiều die: nếu hiệu suất [yield] tốt thì mỗi chip có giá thành 20-30 đôla
iPhone bán giá 1000 đôla nên chi 20-30 đôla mua chip thì quá rẻ: nhiều khách hàng cũ của TSMC như MediaTek và Qualcomm thì không bán được điện thoại 1000 đôla, có khi không bán cả sản phẩm hoàn thiện - những MediaTek và Qualcomm bán chip, nên giá thành chip ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và do đó Samsung rẻ hơn sẽ hấp dẫn hơn
Huawei không còn có thể đặt hàng TSMC thì Apple là khách hàng quan trọng nhất
tin tức việc Apple đặt hàng toàn bộ công suất N5 của TSMC đã thể hiện rõ
về phía Apple thì không có lựa chọn hợp lý nào khác cho cái TSMC cung cấp: Apple đã thử
TSMC cần tiền và doanh thu từ Apple để đẩy tới những công nghệ mũi nhọn - tiên tiến như công nghệ lên mặt trăng

Liệu Apple có mua TSMC
không
lý do Apple muốn mua là vì công ty muốn tích hợp dọc và mang công việc vào làm nội bộ: nhưng mà thế thì mua cả Foxconn luôn đi
nhưng, đầu tiên thì Apple không đủ tiền: giá thị trường của TSMC hiện tại là 389 tỷ đôla - công ty lớn thứ 9 sàn chứng khoán Mỹ, sánh ngang Tesla, Visa hoặc Nvidia
báo cáo kinh doanh mới nhất, Apple có 190 tỷ đôla tiền mặt nhưng cũng có 100 tỷ nợ: tiền vay nhờ sử dụng số tiền mặt ấy làm thế chấp để Apple có thể mua lại cổ phần thường
thứ hai là Apple không có giá trị nào để đóng góp: thực tế, hãng có lẽ sẽ phá huỷ giá trị của TSMC - toàn bộ mô hình kinh doanh là một tổ chức thứ ba trung lập sẽ fab chip
TSMC không cạnh tranh với khách hàng nhưng Apple mua lại thì sẽ phá huỷ toàn bộ vị thế giá trị này
cuối cùng và quan trọng nhất thì TSMC là công ty sản xuất bán dẫn Đài Loan và chính phủ Đài Loan sẽ chặn thương vụ sát nhập
Trung Quốc đã cố mua TSMC hàng năm trời mà không được
Đài Loan coi TSMC là vật báu của nền kinh tế
một mình TSMC đã chiếm một nửa chi phí nghiên cứu phát triển của cả đảo quốc Đài Loan
bán TSMC sẽ gây náo động và các lãnh đạo chính trị sẽ vào cuộc: chuyện ARM ở Anh cũng không đủ thuyết phục
quyền kiểm soát TSMC là không để bán, bằng mọi giá

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét