Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2023

Trung Quốc và chính sách một con

nhiều ý kiến về chính sách một con của Trung Quốc: đúng đắn; độc ác và không cần thiết; tiết kiệm cho Trung Quốc khỏi thêm 400 triệu miệng ăn; dọn đường cho tương lai Trung Quốc sẽ thất bại vì trở thành quốc gia già hoá nhanh nhất thế giới
đảo quốc Singapore bé tí dân số 5 triệu cũng đã gặp khó khi muốn tăng tỷ lệ sinh đẻ

Mao và chính sách dân số
lý luận cho chính sách một con là rằng Trung Quốc có tốc độ sinh sản cao vượt kiểm soát trước khi chính sách công bố năm 1979, ba năm sau khi Mao Trạch Đông mất
Mao Trạch Đông khuyến khích người ta sinh đẻ, khiến người kế nhiệm Đặng Tiểu Bình và ban cán bộ phải ra chính sách một con để tem tém lại
nhưng ấy chỉ là bề nổi, tác giả đã nghiên cứu và thấy những sâu sa đằng sau miêu tả đơn giản hoá ở trên
đảng cộng sản Trung Quốc từ lâu đã quan tâm đến chính sách sinh đẻ và dân số: căn bản thì từ khi nằm quyền, đảng đã tìm cách xử lý những vấn đề gây ra bởi dân số đã quá đông của Trung Quốc
người ta đã tìm những dữ liệu trước năm 1979 xác nhận cho luận điệu ủng hộ chính sách sinh đẻ Trung Quốc bị vượt tầm kiểm soát: thường là những lời nói của Mao - những bình luận nhắc đến dân số được trích dẫn nhiều nhất là năm 1949
quốc vụ khanh Dean Acheson ở Mỹ thời tổng thống Truman đã nói rằng dân số quá đông của Trung Quốc đã gây ra cách mạng
Mao Trách Đông đáp trả: "Trung Quốc đông dân là điều tốt. Kể cả nếu dân số Trung Quốc tăng thêm gấp nhiều lần nữa thì vẫn đủ khả năng tìm ra giải pháp; giải pháp là sản xuất. Luận điệu vô lý những nhà kinh tế tư sản phương tây như Malthus nói rằng tăng sản xuất lương thực không thể theo kịp tăng dân số... từ lâu trên lý thuyết đã bị chủ nghĩa Marx bác bỏ hoàn toàn"
người ta nhìn vào tuyên bố của Mao mà không nhắc đến ngữ cảnh [out of context] để cho rằng Mao Trạch Đông ủng hộ sinh đẻ: nhìn kỹ vào thì ấy điển hình là cộng sản đáp trả lại chỉ trích phương tây, không phải tuyên bố chính sách quan trọng
đúng là Mao có những bình luận mâu thuẫn về dân số và kiểm soát dân số, nhưng Mao cũng thường có những bình luận mâu thuẫn về tất cả mọi thứ khác - có vẻ chỉ là ý thích "mồm tao tao nói" thôi
thập niên 1950 Trung Quốc vật lộn kinh tế và Mao tìm cách cắt giảm tốc độ sinh đẻ là cách để khắc phục đói nghèo kinh niên
năm 1957 Mao nói tại hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc: "hiển nhiên là kiểm soát sinh đẻ là cần thiết, và tôi không ủng hộ khuyến khích sinh đẻ... sẽ quá muộn nếu đợi cho dân số đạt ngưỡng 800 triệu... không ổn nếu con người sinh sản theo kiểu hoàn toàn vô tổ chức như thế... ta cần kế hoạch sinh đẻ"
năm 1958 Mao thực hiện Đại Nhảy Vọt và tạm gác lại những chính sách kiểm soát dân số cho sau này
Đại Nhảy Vọt gây nạn đói giết chết hàng triệu người nhưng sau đó dân số thành thị lẫn nông thôn Trung Quốc phục hồi hơn thế: tốc độ sinh sản tăng đến tỷ lệ thụ thai từ 6 đến 7.5
Mao quay lại kiểm soát dân số, nhiều lần công khai nói với công chúng
năm 1960 Mao gặp tướng Montgomery và nói rằng: "chúng tôi đang xoay xở để kiểm soát tăng trưởng dân số quá mức"
năm 1965 Mao nói với bộ trưởng y tế: "chúng ta cần kiểm soát sinh sản khi ông thực hiện những chương trình y tế nông thôn"
khi Mao vẫn nắm quyền, những chính sách hạn chế dân số đã được thực hiện hoá rồi: năm 1971 chính phủ Trung Quốc quyết định quay xe và nghiêm túc về dân số đâm chồi nảy lộc của đại lục

Thập niên 1970
năm 1971 chính phủ Trung Quốc ra mắt chính sách "trễ hơn, lâu hơn, ít hơn" [wan, xi, shao - later, longer, fewer] ở Thượng Hải: phụ nữ lấy chồng trễ hơn, vợ chồng đợi lâu hơn giữa mỗi lần sinh con, tối thiếu 4 năm, và ít con hơn - vợ chồng thành phố đẻ tối đa 2, nông thôn đẻ 3
trước đó thì những chính sách ấy là tự nguyện thì năm 1971 trở thành bắt buộc: uỷ ban kế hoạch sinh đẻ nhà nước đã mở rộng thẩm quyền xuống từng làng xóm, ghi chép dữ liệu sinh sản của phụ nữ và đưa những hạn ngạch [quota] cho các vùng được phép tối đa bao nhiêu trẻ em sinh ra - phụ nữ nào có thai trái phép thì bản thân và gia đình sẽ bị "thuyết phục" phải phá thai, một khi phụ nữ đã sinh đủ số con tối đa thì sẽ bị triệt sản hoặc đặt vòng tránh thai
thập niên 1970 phá thai và đặt vòng đã tăng vọt: từ năm 1971 đến 1973 số đặt vòng tránh thai tăng gấp đôi lên thành 13 triệu và số phá thai bằng thuốc đã tăng 30% thành 5.9 triệu ca, số phụ nữ đi triệt sản cũng tăng hơn 70%
chính sách một con được thực hiện: tỷ lệ thụ thai giảm từ 5.8 năm 1970 xuống còn 2.7 năm 1978 - một con số bất thường trong một xã hội nông nghiệp
bài giảng nhân khẩu học đã dạy rằng tăng trưởng kinh tế và giáo dục phụ nữ thường sẽ khiến xã hội giảm tỷ lệ tăng dân số: thập niên 1970 thì nền kinh tế Trung Quốc đình trệ, có thể vì Cách mạng Văn hoá
trong một thập kỷ rưỡi sau khi thực hiện chính sách một con từ năm 1979 đến 1995 thì tỷ lệ sinh đã giảm từ 2.8 còn 1.8
dữ liệu tuyệt đối thì thập niên 1970 thành công hơn 1980 trong việc cắt giảm số trẻ mới sinh mặc dù thập niên 1980 mới là thời điểm chính sách một con có hiệu lực

Ý định của Đặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình kế nhiệm sau khi Mao Trạch Đông mất năm 1976
Đặng Tiểu Bình đã trung thành với những chính sách kiểm soát dân số trong toàn bộ sự nghiệp của ông: dưới quyền Đặng thì chính phủ Trung Quốc tiến đến cải cách kinh tế và dần mở cửa - trung ương đảng bắt đầu nghĩ cách kết nối với phần còn lại của thế giới và tạo thịnh vượng để kéo dân số khổng lồ khỏi đói nghèo
năm 1979 Đặng gặp thủ tướng Ohira Masayoshi của Nhật Bản và nói định sẽ gấp bốn lần thu nhập GDP bình quân đầu người Trung Quốc khi kết thúc thế kỷ
cuối thập niên 1979 Trung Quốc hướng đến cột mốc 1 tỷ người: Đặng và đảng thấy đấy là trở ngại cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế
ghi chép lịch sử bấy giờ không rõ rằng ai là người thực sự đề ra con số mục tiêu 1 con 1 gia đình: cựu thống đốc ngân hàng nhân dân Trung Quốc Chen Muhua bấy giờ là trưởng uỷ ban gia đình quốc gia có lẽ là người ủng hộ lớn nhất bên trong đảng, nhưng bà có lẽ cũng phải nhận ủng hộ từ Đặng Tiểu Bình và Hoa Quốc Phong
chính phủ đã khuyến khích chính sách 1 con 1 gia đình từ năm 1978 trước khi bắt buộc năm 1979
sau khi chính sách được tuyên bố, một nhóm các nhà khoa học dẫn dắt bởi kỹ sư hàng không Song Jian đã đề xuất một loạt những học thuyết tân Malthus để ủng hộ cho thực hiện chính sách
Song Jian đã tham dự hội nghị lần thứ 7 của liên đoàn quốc tế về điều khiển tự động ở Helsinki, Phần Lan và bị thuyết phục bởi những lý thuyết kiểm soát dân số của Phần Lan
Song Jian mang lý thuyết về Trung Quốc và những dự án dân số đã được đảng chú ý: Song Jian trình bày dữ liệu rằng dân số lý tưởng của Trung Quốc là 700 triệu, thực tế bấy giờ đã là 1 tỷ
công trình của Song Jian đã được chấp thuận bởi những cán bộ cao cấp, trong đó có Trần Vân, và đã thuyết phục được đảng rằng chính sách một con là cách duy nhất ngăn chặn thảm hoạ Malthus
mặc dù có ý kiến cho rằng Song Jian và nhóm các nhà khoa học đã 'hijack' [cướp diễn đàn] việc ra chính sách dân số, phải nói rằng đảng cộng sản Trung Quốc bấy giờ đã sa đà sâu vào chính sách dân số và đã sấp ngửa chính sách một con từ lâu

Hậu quả
chính sách một con Trung Quốc cũng chỉ là một trong loạt những chính sách kiểm soát dân số được thực hiện trên thế giới bấy giờ: Ấn Độ, Bangladesh và Indonesia đều có phiên bản riêng - Ấn Độ đặc biệt khắc nghiệt
chính sách Trung Quốc kiểm soát dân số bắt buộc là đi xa nhất: năm 1983 thực hiện 14.4 ca phá thai, 20.7 triệu ca triệt sản và 17.8 triệu ca đặt vòng tránh thai
ấy vậy nhưng hiệu ứng dài hạn của chính sách một con thì lại khá nhỏ: phần lớn cắt giảm tốc độ sinh sản đã lan toả trước đó một thập kỷ - không còn nhiều "mỡ thừa" phải cắt bỏ nữa
việc thực hiện cũng lẻ tẻ: gần 30 trong số 36 năm áp dụng từ năm 1979 thì một nửa số cha mẹ ở Trung Quốc vẫn được phép đẻ con thứ hai
ngày nay tốc độ sinh sản Trung Quốc đã tương đương với những quốc gia Khổng giáo láng giềng: Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore - đều đẻ ít mà không có chính sách một con nào xảy ra - chính sách một con chỉ như hạt muối bỏ bể trong tổng thể phát triển quốc gia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét