Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2023

New Zealand với công ty sữa Fonterra và chiến lược đầu tư nước ngoài

với doanh thu 14 tỷ đôla Mỹ năm 2021, cty TNHH hợp tác xã sữa Fonterra là công ty lớn nhất New Zealand.
Trải qua nhiều năm, Fonterra đã tăng trưởng cùng ngành công nghiệp sữa New Zealand và trở thành tập đoàn thực phẩm toàn cầu., là nhà xuất khẩu lớn nhất và hòn đá tảng của nền kinh tế New Zealand.
Khởi đầu
New Zealand có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất sữa, cỏ mọc nhiều suốt 9 tháng mỗi năm giúp thức ăn nuôi bò giá rẻ hơn những nơi khác.
Anh xác lập thuộc địa New Zealand làm tiền tuyến kinh tế đồng minh để sản xuất và chuyên chở các sản phẩm sữa và thịt trở về nước mẹ cho dân thành thị tiêu thụ.
Việc xuất khẩu sữa ấy bắt đầu từ thập niên 1840 trong một chuyến chở hàng phô mai về Úc.
Khối lượng xuất đã tăng đáng kể nhờ ra mắt kỹ thuật đông lạnh vào thập niên 1880, giúp vận chuyển hàng dễ thiu thối qua quãng đường hàng nghìn kilomet về Anh
Ngay từ đầu, ngành sữa New Zealand đã phần lớn là những hợp tác xã, sở hữu và quản lý không phải bởi các cổ đông mà là bởi các thợ, chính là nông dân nuôi trồng sữa.
Hợp tác xã sữa đầu tiên thành lập năm 1871
Năm 1920 đâu đó 600 hợp tác xã sở hữu 85% số nhà máy xử lý sữa ở New Zealand
Hội đồng sữa New Zealand
Chính phủ nhận thấy việc có quá nhiều hợp tác xã sẽ gây khó khăn cho chào bán và quảng cáo sản phẩm của mình. Cho nên năm 1923 họ thành lập Hội đồng quản lý xuất khẩu sản phẩm sữa nhằm kiểm soát xuất khẩu và đoạt lợi thế quy mô.
Tổ chức này sau đó trở thành NZDB hội đồng sữa New Zealand nắm sức mạnh độc quyền pháp chế, độc quyền quảng cáo các sản phẩm sữa xuất khẩu.
Các hợp tác xã lo thu hoạch và xử lý sữa. NZDB lo vận chuyển, đóng gói, kiểm soát chất lượng, quảng bá...
Sát nhập
Dần dà, ngành công nghiệp lẻ tẻ này đã trải qua nhiều đợt sát nhập.
Năm 1935 những 600 hợp tác xã ấy đã nhập vào còn hơn 400
Cụ thể, thế chiến 2 và nhu cầu nhập thực phẩm của Anh đã bật mạnh ngành sữa của New Zealand, cấp 70% phô mai Anh và 91% bơ Anh trong cả cuộc chiến.
Người Anh tiếp tục mua hàng New Zealand sau khi thế chiến 2 kết thúc. Thị trường ổn định ấy đã tiếp lửa tăng trưởng cho ngành.
Tuy thế, những kỹ thuật mới trong xử lý sữa và vận tải đã khuyến khích những vụ sát nhập tiếp.
Đến thập niên 1960, 400 hợp tác xã rút gọn còn 180
Năm 1973 vương quốc Anh gia nhập liên minh châu Âu.
Người Anh trước đó vẫn cam kết nhập khẩu sữa và thịt New Zealand là đối tác lâu đời. Nhưng động thái vào liên minh châu Âu đã hạn chế đáng kể vị thế đặc quyền của New Zealand trên thị trường Anh.
Để ngăn sụp đổ, chính phủ New Zealand đã tăng ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp.
Năm 1984 trợ cấp đã lên đến 30% tổng doanh thu, có vẻ vô hiệu
Kinh tế New Zealand vật lộn với lạm phát, nợ xấu, giá nhập cao và hàng hoá thiếu khả năng cạnh tranh.
Cải cách
Chính phủ phản ứng bằng một chương trình cải cách mạnh mẽ khắp các ngành công nghiệp – loại bỏ bảo hộ ngành và phơi bày ngành lên thị trường toàn cầu.
không ngoài dự đoán, ngành công nghiệp nông nghiệp New Zealand thiệt hại lớn [yếu kém bộc lộ khi không còn được trợ cấp].
Trước đây, nông dân nuôi bò bán sữa cho NZDB với giá khung, không phản ánh được đúng hiệu quả đầu tư. Chính phủ trợ cấp dẫn đến sử dụng phân bón quá đà và phát đất chuyển sang nuôi cừu và bò, kết quả New Zealand sản xuất thừa sữa.
Bỏ chính sách trợ cấp khiến nhiều nông dân phá sản hoặc phải bán đất để trụ lại. Gía đất tụt giảm – giá đất nông nghiệp đạt đáy 23 năm và lãi kinh doanh giảm.
Điểm sáng là thị trường cũng thu hẹp về một quy mô dễ quản lý hơn. Đợt mua bán sát nhập mới của ngành sữa đã cho phép những nông dân còn trụ lại đạt được lợi thế quy mô và trở nên hiệu quả hơn.
Nông trại chuyển sang tiếp cận theo “danh mục” – không còn phụ thuộc hoàn toàn vào chăn nuôi sữa – trồng thêm nhiều vụ cây khác nhau và chào bán dịch vụ mới như du lịch và giải trí
Thị trường quốc tế
NZDB vẫn duy trì độc quyền trong xuất khẩu sữa, đối mặt với mất vị thế đặc quyền ở thị trường Anh, hội đồng quyết định quay xe và đa dạng hoá thị trường quốc tế.
Không dễ vì những quốc gia giàu và phát triển nhất lại có những ngành sữa được bảo hộ nhất. Ví dụ: thuế quan nhập sữa vào Nhật Bản hay Thuỵ Điển rơi vào khoảng 360 đến 800%
Sữa nhìn chung là hàng hoá lãi thấp. Cho nên kể cả thuế quan tương đối thấp cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho thu nhập ròng. Chính phủ New Zealand đã nâng đỡ ngành sữa, liên tục đàm phán những hiệp ước thương mại đa phương chú ý vào lập luận [sữa lãi thấp, thuế ảnh hưởng lớn đến thu nhập ròng]
New Zealand tham gia vào thị trường xuất khẩu lớn, sau rốt đã dẫn đến vụ tái cơ cấu lớn cuối cùng năm 2001 thành lập Fonterra
Hợp nhất
Cuối thập niên 1990 chỉ còn 4 hợp tác xã sót lại trong ngành sữa là New Zealand Dairy Group, Kiwi Dairy, Tatua và Westland.
Tatua và Westland rất nhỏ cho nên thực tế là nhị quyền.
Lúc này, độc quyền pháp lý của NZDB cho trị trường xuất khẩu sữa đang gặp dấu hỏi. Khi hàng trăm hay kể cả hàng tá nông trường nhỏ hoạt động thì có lý, nhưng nay, khi ngành sữa phần lớn đã hợp nhất, hai hợp tác xã lớn trở nên bực dọc và mất kiên nhẫn với NZDB, muốn quyền tự quyết trong công đoạn sản xuất, xử lý và quảng bá của ngành sữa.
Ví dụ: bản thân sữa là hàng giá trị thấp, vì thế muốn thêm lãi thì phải xử lý thành sữa chua bán giá cao hơn. Nhưng mâu thuẫn nổ ra rằng ai sẽ hưởng lợi từ doanh số ấy – bản thân NZDB hay cá nhân hợp tác xã cung cấp sữa
Người ngoài nhìn vào cũng cảm thấy rằng vị thế độc quyền xuất khẩu của NZDB cũng cản trở cạnh tranh nội địa.
Tiêu thụ sữa trong nước của New Zealand không lớn. Cho nên bất cứ hợp tác xã mới nào cũng cần thị trường xuất khẩu, do NZDB và cổ đông của NZDB canh cổng – nói cách khác, là đối thủ tiềm năng
Căng thẳng trong ngành lớn đến khi mâu thuẫn không thể cho qua được nữa. Sau rốt, năm 2011 một cuộc hợp nhất được đề xuất giữa hai hợp tác xã lớn và NZDB
Các cổ đông của các hợp tác xã chấp thuận hợp nhất. Chính phủ sớm theo sau, ra mắt đạo luật tái cơ cấu ngành sữa 2001, loại bỏ thế độc quyền xuất khẩu của NZDB và chúc phúc cho sự ra đời của công ty sữa toàn cầu Global Dairy Company
Thời đại mới
Ngày nay Fonterra là một tập đoàn hợp tác xã tích hợp bổ dọc với nhiều văn phòng chỉ đạo và bán hàng khắp thế giới.
96% sữa do 13 000 nông dân làm ra cho xuất khẩu
Cùng với các nhà làm sữa Úc và liên minh châu Âu, Fonterra thống trị ngành sữa quốc tế
Công ty đã tăng trưởng không còn đơn thuần chỉ là một kênh xuất khẩu cho các nông dân ở New Zealand nữa.
Fonterra đã trở thành một công ty thực phẩm toàn cầu tiếng tăm sánh vai với Nestle, Danone và những tập đoàn khủng khác, nghĩa là khả năng chào bán và cung cấp nhiều loại hàng thực phẩm đa dạng cho khách mua toàn thế giới.
Fonterra chế biến và bán loạt sản phẩm sữa giá trị cao như bột sữa, phô mai, bơ, kem, sữa hương vị, sữa chua và kem lạnh
Để tiếp tục tăng trưởng, công ty bắt đầu đầu tư và định hướng sản xuất bên ngoài sân nhà New Zealand.
Ví dụ: Fonterra đã đầu tư nguồn lực lớn vào châu Mỹ Latin như Chile, đồng sở hữu một trong những công ty sữa lớn của nước này – đầu tư song hành với bộ phận đầu tư của giáo hội công giáo Chile trong nhiều thương vụ.
Chiến lược là một phần để đảm bảo nguồn cung sữa đều đặn trong những tháng mùa đông ở New Zealand, cũng như để tránh rào cản thương mại
Trung Quốc
Năm 2001 Trung Quốc tham dự WTO và bắt đầu nhập siêu sản phẩm sữa, phần lớn sữa nhập khẩu từ Úc và New Zealand.
Trung Quốc cũng tăng trưởng sản lượng sữa của mình, từ năm 2001 tăng từ 10 triệu tấn đến 39 triệu tấn năm 2009 và trở thành nước sản xuất sữa lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Ấn Độ
người Trung Quốc cũng là khách tiêu thụ sữa thường xuyên, năm 1996 tiêu thụ 8 cân mỗi người đến năm 2006 lên 25 cân nhờ xu hướng đông lạnh và cải thiện mức sống
Trung Quốc tiêu thụ sữa bột trẻ em mới đầu thấp, tăng do nhiều yếu tố kinh tế đã khuyến khích công thức sữa bột thay thế sữa mẹ.
Tỷ lệ chỉ bú sữa mẹ ở Trung Quốc giảm mạnh từ năm 1996 một phần vì các bà mẹ gặp khó khăn tiếp tục cho con bú sau khi quay lại làm việc hậu nghỉ thai sản, một phần vì các công ty sữa bột quảng cáo mạnh công thức sữa bột cho các mẹ, mặc dù khuyến cáo quốc tế nói không nên.
Công ty sữa nội lấn thị phần và Fonterra có thể bị cho ra rìa.
Năm 2005 Fonterra ký hợp đồng liên doanh với công ty lớn Sanlu Group, mua 43% cổ phần.
Doanh thu của công ty mới tăng trưởng tốt và công ty thành nhà bán sữa bột và công thức sữa trẻ em hàng đầu.
Melamine
Melamine là hoá chất dùng cho nhựa, có nhiều công dụng trong công nghiệp nhưng không thích hợp cho tiêu hoá.
Nhưng melamine giàu nitơ nên đôi khi được thêm vào các thực phẩm để tăng thành phần protein, hiển nhiên là trái pháp luật
Tháng 9 năm 2008 chính phủ Trung Quốc tuyên bố một đợt thu hồi lớn các chế phẩm sữa phát hiện chứa melamine – kem, sữa chua và sữa tươi cũng phát hiện bị nhiễm bẩn – 6 trẻ sơ sinh chết và 300 000 trẻ ốm
Ngành sữa Trung Quốc chịu cú giáng tài chính lớn. Sanlu phá sản, bị chính phủ phạt 7 triệu đôla sau phá sản và 4 giám đốc bị xét xử
Fonterra mất toàn bộ 150 triệu đôla tiền đầu tư
Mỉa mai là, vụ bê bối Fonterra chịu liên luỵ vì là đối tác, đổi lại đã đẩy mạnh doanh số nhập khẩu sữa ngoại – bao gồm cả những sản phẩm sữa Fonterra từ New Zealand
Kim ngạch nhập khẩu sữa ở Trung Quốc từ 871 triệu đôla Mỹ năm 2008 lên 1 tỷ năm 2009 rồi 2 tỷ năm 2010
Sữa New Zealand xuất sang Trung Quốc đặc biệt bán chạy, năm 2009 tăng 82% so với 2008 và năm 2010 tăng 122% năm trước.
Doanh số chịu đòn giáng nhẹ từ đợt thu hồi năm 2013 khi công ty phát hiện nhiễm bẩn vi khuẩn trong các sản phẩm đạm váng sữa.
Ngày nay Fonterra kiếm doanh thu lớn từ Trung Quốc – đóng tỷ trọng lợi nhuận hàng năm lớn
Đại lục giữ vai trò chiến lược quan trọng cho công ty
Tăng trưởng và thương mại quốc tế
Thị trường chế phẩm sữa nội New Zealand quá bé nên Fonterra cần sức mạnh xuất khẩu để tăng trưởng và tạo việc làm cho nông dân cũng như cổ đông.
Fonterra muốn được cạnh tranh công bằng trên một thị trường mở tự do, trái ngược với hình dung của tác giả về thị trường nông sản toàn cầu
Thị trường nông sản thế giới bị bóp méo nặng nề bởi trợ cấp cho nông dân, thuế quan và chính trị nội bộ.
Tình cảnh ấy đã liên tục là một cái gai cho phía New Zealand trong suốt hai thập kỷ đàm phán các hiệp định thương mại liên quốc gia.
Ví dụ: thị trường Nhật Bản liên tục đóng cửa ngăn người ngoài.
Cho nên New Zealand là quốc gia có nhiều động lực để kiếm lấy từng hiệp ước thương mại tự do một.
Ví dụ: New Zealand là một trong số ít nước thân phương Tây giữ hiệp ước thương mại tự do với Trung Quốc
New Zealand cũng ký hiệp định với Hồng Kong
Hiệp ước đối tác kinh tế thân cận Hồng Kong, Trung Quốc – New Zealand là hiệp ước đầu tiên của Hồng Kong ra bên ngoài đại lục
Chưa kể New Zealand ký hiệp ước tự do thương mại FTA nữa với Đài Loan – thoả thuận hợp tác kinh tế với Lãnh thổ thuế quan riêng biệt Đài Loan, Bành Hổ, Kim Môn và Mã Tổ
Đây là chiến lược điển hình của mọi quốc gia có lĩnh vực nông nghiệp lớn, nhưng phụ thuộc của ngành công nghiệp sữa New Zealand vào xuất khẩu nông sản gây ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của quốc gia với thế giới.
Ví dụ căng thẳng mới đây Úc với Trung Quốc
Kết
Tác động thứ hai của Fonterra phụ thuộc phần lớn thu nhập xuất khẩu vào những nước trung lưu, là rằng ngành sữa New Zealand, dù quảng bá về sạch sẽ và chất lượng đỉnh cao, cần đi đầu mức giá rẻ.
Khó đạt được giá thành rẻ ở New Zealand – nơi ít thứ có thể coi là rẻ và các quy định môi trường là khá nghiêm – và vì thế Fonterra đã nghiêng về các nông trường bên ngoài New Zealand
Hiển nhiên sẽ có những căng thẳng với nước chủ nhà đặt nông trường của Fonterra, nơi mà công ty muốn tìm đường thâm nhập thị trường xuất khẩu
Nhiều năm tới Fonterra sẽ phải làm việc cật lực để cân bằng lợi ích giữa nước chủ nhà (khách mua và cũng là nơi đặt nông trường) và cổ đông-giám đốc của công ty, trong khi cạnh tranh với các đối thủ khác trên trường quốc tế