thứ Năm, 20/07/2023 15:30:00 +07:00
Đường Tăng là nhân vật có thật trong lịch sử, tuy nhiên, cuộc đời và hành trình thỉnh kinh của ông lại có nhiều điểm khác biệt so với phim "Tây Du Ký" (phủ sóng ở ảnh dưới: Tam Tạng Kinh bằng tiếng Nam Phạn là tiếng Pali của Phật Giáo Nguyên Thuỷ Thevarada hay còn gọi là truyền thống Trưởng Lão Bộ)
khán giả của phim Tây Du Ký đều biết, Đường Tăng (danh xưng Đường Tam Tạng vì tam tạng, gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng, là bộ kinh điển phật giáo của Đường Tăng hành hương đến Ấn Độ mang về) được xây dựng từ một nhân vật có thật trong lịch sử
"Tạng" hay "Tàng" là giỏ chứa, chỗ chứa, tiếng Nam Phạn gọi là Pitaka. Ngày xưa tại các chùa lớn thường có một thư viện gọi là "Tàng Kinh Các" để lưu trữ các bộ kinh quí. Tam Tạng theo tiếng Nam Phạn gọi là Tipitaka, Ba Giỏ Chứa (The Three Baskets), gồm có: Luật Tạng (Vinaya Pitaka), Kinh Tạng (Sutta Pitaka), và Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka, còn gọi là Vi Diệu Pháp, hay Luận Tạng) (ảnh dưới: Kinh Đại Bảo Tích là một trong những kinh Đại Thừa sớm nhất) Đại Tam Tạng Kinh của trường phái Phật Giáo Đại Thừa mahayana Tikitaka (phủ sóng ở ảnh trên) là bản dịch tiếng Trung từ kinh điển bằng tiếng Phạn (Sanskrit)
tiểu thuyết Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân xuất bản năm 1592, tên Đường Tam Tạng là tên hiệu do Đường Thái Tông Lý Thế Dân đặt cho. Tên của Tam Tạng được cho biết ở chương 9 của tác phẩm
trước đó, khi Pháp Minh hòa thượng phát hiện có em bé bị thả trôi sông cạnh chùa Kim Sơn, bèn vớt nuôi và đặt tên là Trần Giang Lưu (trôi trên sông). Tam Tạng mang cái tên này 18 năm. Đến khi tu thành công quả thì ông mới lấy tên là Trần Huyền Trang. Bên cạnh đó, Tam Tạng là nhà sư nên còn được gọi tên kèm chức nghiệp là Đường Tăng
trên thực tế, Đường Tăng có tên thật là Trần Huy (có sách ghi là Trần Vĩ), sinh năm 603 trong một gia đình gia giáo tại Lạc Dương, nằm ở phía Bắc, nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc
sinh thời, ông là một con người sống giàu hoài bão và lý tưởng, thích tìm tòi và khám phá sự đời, có sự kiên nhẫn và quyết tâm trong mọi công việc, có niềm tin và không đầu hàng trước mọi thử thách của cuộc sống
trong Tây Du Ký, vì hoàn cảnh chồng bị sát hại, bản thân phải nhẫn nhịn làm vợ kẻ thủ ác chờ ngày mối oan của gia đình được giải, mẹ Đường Tăng phải bảo vệ con bằng cách đặt đứa bé mới sinh lên cái giỏ thả trôi sông, hy vọng con mình được người tốt nuôi dưỡng. Cơ duyên đưa chiếc giỏ dạt vào một ngôi chùa, và đứa bé sống đời tu hành ngay từ tuổi ấu thơ
sự thật, Đường Tăng sống cùng gia đình, học chữ Nho, đọc kinh Phật từ nhỏ. Cha ông làm quan trong triều đình, nhưng vì bất mãn nên đã cáo lão về quê từ rất sớm. Đến năm 13 tuổi, ông xuất gia và lấy pháp danh Huyền Trang. Ông có hai người anh cũng đều xuất gia đi tu. Ông nhanh chóng nổi tiếng là nhân tài trẻ tuổi trong giới Phật học
khác với truyện Tây Du Ký, Tam Tạng được Đường Thái Tông ủng hộ nồng nhiệt thì nhân vật lịch sử Huyền Trang từng hai lần dâng tấu xin đi Ấn Độ nhưng đều bị vua cấm xuất hành. Nguyên nhân được giải thích là vào thời gian đó, nhà Đường mới được thành lập, tình hình trong nước còn rất nhiều bất ổn, nên việc xuất quan bị nghiêm cấm. Sau đó, ông đã phải liều mình ra đi, quyết hành hương để chiêm bái đất Phật
theo cuốn Đại Đường tây vực ký do chính Đường Tăng viết, trong cuộc hành trình của mình, Đường Tăng đã đi qua 128 nước lớn nhỏ, vượt hơn 5 vạn dặm đường (khoảng 25.000 km), trải qua muôn vàn khó khăn và nguy hiểm
ông đã nhiều lần phải đối mặt với sự đói khát, bệnh tật, giặc cướp và những sa mạc nóng cháy trên cuộc hành trình. Có những lúc ông đã phải nhịn đói khát suốt 7,8 ngày liên tục, khi một mình băng qua những sa mạc rộng lớn
Tây Du Ký kể rằng Đường Tăng và các đồ đệ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng phải mất 14 năm cho hành trình từ Đại Đường đến Thiên Trúc, trải qua 81 kiếp nạn
sự thật, Đường Tăng chỉ mất hơn một năm để đến đất Phật. Tuy nhiên, phải đến năm 645, tức 16 năm sau khi rời Đại Đường, ông mới về đến cố hương. Nguyên nhân là khi tới Thiên Trúc, nhà sư trẻ nhận thấy sự khác biệt giữa Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc, nhiều nội dung, tư tưởng lớn của Phật giáo chưa từng được biết đến ở quê hương ông. Do đó, ông quyết định ở lại học tập, nghiên cứu
ông đã học với những vị thầy danh tiếng nhất ở đây, tham gia các cuộc tranh luận với nhiều học giả và nổi tiếng về sự uyên bác cũng như việc luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận
năm 645, Đường Tăng quyết định trở về Trung Quốc. Khi về, ông đã mang theo 150 viên xá lợi (tinh cốt của các vị đức phật), 7 tượng phật bằng gỗ quý và 657 bộ kinh Phật. Số kinh phật này được cho là đã phải dùng đến cả voi, lạc đà và 24 con ngựa mới chở hết
đặt chân đến Trường An, kinh đô của nhà Đường lúc bấy giờ, ông được hàng trăm quan lại triều đình, cùng với hơn một vạn dân kinh thành ra chào đón ông và tổ chức một đại lễ lớn chưa từng có
ngoài công lao “thỉnh kinh”, sự uyên bác xuất chúng và danh tiếng của pháp sư Huyền Trang có được tại Ấn Độ khiến ông trở thành một trong những tu sĩ được tôn kính nhất vùng Đông Á ở thế hệ của mình
dưới sự giúp đỡ của Đường Thái Tông, Đường Tăng đã dành 19 năm sau đó, để dịch lại số kinh phật mình mang về, sang tiếng Trung Quốc, tất cả được hơn 1000 cuốn
một trong những nhân vật chính của phim do 3 nam diễn viên gồm Trì Trọng Thụy, Uông Việt và Từ Thiếu Hoa thể hiện. Nếu Từ Thiếu Hoa được mệnh danh là "Đường Tăng đẹp trai nhất", xuất hiện ở những tập đầu thì Uông Việt là "Đường Tăng đóng ít nhất" khi đóng tất cả 4 tập phim trong đó có 1 tập quay thử và 3 tập chính thức. Những tập sau đó là màn thể hiện của "Đường Tăng lấy được chân kinh" Trì Trọng Thụy. Chính vì vậy, Trì Trọng Thụy là người thể hiện vai diễn này dài hơi nhất
được biết, cả 3 Đường Tăng đều có điểm chung, đó là tốt nghiệp những trường đại học top đầu về đào tạo nghệ thuật ở Trung Quốc. Hiện tại, "Đường Tăng" Uông Việt thậm chí còn đang giữ chức Phó Giáo sư. Cuộc sống của ba nam diễn viên sau vai diễn đình đám này cũng phát triển theo những hướng khác nhau
thực tế, Đường Tăng chỉ đi lấy kinh một mình mà không hề có bất kì đồ đệ nào như trên phim. Ông một mình cưỡi con ngựa già lên đường đi về phía Tây mà không hề được sự ân chuẩn của Hoàng đế Đại Đường. Chuyến đi của Huyền Trang gặp phải không ít khó khăn vất vả
nếu nhìn sâu vào thông điệp ẩn sau câu chuyện thỉnh kinh, sẽ thấy 4 thầy trò lặn lội sang Tây Thiên ấy thực chất chỉ là một. Các nhân vật là những khía cạnh của một bản thể duy nhất, mỗi người tượng trưng cho một đặc tính thường thấy của con người trên hành trình hoàn thiện bản thân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét