Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2024
tư tưởng Melagi - khi Hy Lạp xâm lược miền tây Tiểu Á, nỗ lực khôi phục Đông La Mã sau thế chiến 1
ngày 6 tháng 4 năm 1821 Hy Lạp khởi nghĩa chống thực dân Ottoman, và quả là năm 1829 đã chiến thắng và giành được độc lập trước đế quốc của người Thổ Nhĩ Kỳ
nhưng còn những vùng có số lớn dân Hy Lạp vẫn dưới sự cai trị của đế quốc Ottoman, là miền nam bán đảo Balkan, cao nguyên Anatolia (Tiểu Á) và đảo Síp
trước khi công bố hiến pháp năm 1844, thủ tướng Ioannis Kolettis lần đầu tiên tranh luận với vua Otto về tư tưởng Melagi, trở thành nòng cốt cho chính sách đối ngoại và đóng vai trò lớn của chính trị trong nước suốt 100 năm đầu tiên Hy Lạp độc lập
tư tưởng Melagi muốn khôi phục nhà nước Hy Lạp bao trùm gần hết lãnh thổ cũ của đế quốc Đông La Mã: phía tây đến biển Ionia, phía đông đến Tiểu Á và biển Đen, phía bắc đến Thrace, Macedonia và Ipeiros, phía nam đến đảo Crete và đảo Síp; nhà nước sẽ đặt thủ đô ở thành phố Istanbul, là Hy Lạp của hai lục địa Á-Âu và năm biển Ionia, Aegea, Mác-ma-ra, biển Đen và biển Lybia
tư tưởng Melagi là kim chỉ nam cho chính sách đối ngoại và chính trị trong nước của Hy Lạp, từ cuộc chiến tranh giành độc lập 1821-1829 cho đến hai lần chiến tranh Balkan đầu thế kỷ 20 và chỉ bắt đầu phai nhạt sau chiến tranh Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ 1919-1922, tiếp nối là cuộc trao đổi dân cư giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1923
năm 1922 kết thúc tư tưởng Melagi, nhà nước Hy Lạp đã kịp có 4 lần bành chướng, nhờ cả thôn tính quân sự lẫn ngoại giao (thường có người Anh hỗ trợ) cụ thể:
ngày 2 tháng 5 năm 1864 hiệp ước London trao quần đảo Ionia cho Hy Lạp
ngày 24 tháng 5 năm 1881 quy ước Constantinople trao vùng Thessaly cho Hy Lạp
ngày 10 tháng 8 năm 1913 hiệp ước Bucharest trao Macedonia, đảo Crete, miền nam Epirus và miền đông quần đảo Aegea cho Hy Lạp
năm 1920 hoà ước Neuilly trao miền tây Thrace cho Hy Lạp
sau thế chiến 2, năm 1947 hoà ước với Ý trao quần đảo Dodecanese cho Hy Lạp
ý tưởng gọi là 'enosis' tiếng Hy Lạp nghĩa là 'liên minh'
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét