người Hán
về người da trắng ở Mỹ, thuở đầu người Ý không được công nhận là người da trắng khi mới đến châu Mỹ, cả người Ai-len cũng thế chứ chưa nói đến người Do Thái
dần dần họ mới được coi chính thống là người da trắng
tương tự thì tộc người Hán cũng là tuỳ theo thời đại và xu thế đương thời
người Hán không phải ám chỉ một quốc tịch, một dân tộc hay một màu da, mà là chỉ một nhóm cấu trúc nhiều người họp với nhau
giá trị Khổng giáo
theo đuổi một số quyền nhất định
cũng không có một điều kiện nào để chỉ cần thoả mãn là được làm người Hán
chỉ là người khác nhìn vào sẽ nhận ra
một số nhóm người như người Khách Gia [Hakka] còn gọi là người Hẹ
người Quảng Đông... là ví dụ
chủ nghĩa người Hán thượng đẳng không khó tính và coi người Hán là một tộc duy nhất
trích dẫn: "người Hán là dân tộc cốt lõi ở Trung Quốc. Lợi ích của người Hán là thống nhất với lợi ích của Trung Quốc. Người Hán được coi là đã có 5000 năm kế thừa chủng tộc trực tiếp và dòng máu là một trong những dòng thuần chủng nhất thế giới"
sự thật thì người Hán mang dòng máu lai tạp sâu rộng, đã pha loãng qua nhiều thế hệ khi họ di cư từ phần này của Trung Quốc đến nơi khác, không khác gì tất cả mọi chủng tộc khác trên thế giới
người Hán còn di cư nhiều hơn cả
Trước năm 1949
hơn 1000 năm thì Trung Quốc đã bị cai trị bởi người ngoại quốc lâu hơn là bởi người Hán trong nước
chủ nghĩa yêu nước [chủ nghĩa quốc gia] đã giúp lật đổ nhà Thanh và đưa cả nước Trung Hoa dân quốc và cộng hoà nhân dân Trung Hoa lên nắm quyền
nhiều thế kỷ triều đình dân tộc thiểu số người Mãn Châu cai trị đã xúc phạm người Hán [chiếm đa số]
tinh hoa người Trung Quốc vận động quyền lực bằng cách kêu gọi chống lại "người Mãn Châu nóng tính và cục cằn" và kêu gọi đoàn kết tộc người Hán thuần chủng vào cuộc chiến chống kẻ thù
khi Trung Hoa dân quốc ra đời, Tôn Trung Sơn nhận thấy rằng tư tưởng người Hán thượng đẳng nếu tiếp diễn sẽ, rốt cuộc, chia rẽ đất nước
các đế chế thời thế chiến 1 có số dân thiểu số lớn đáng kể là Nga và đế quốc Áo-Hung bấy giờ đã chia cắt
Tôn Trung Sơn muốn Trung Quốc thời nhà Thanh tránh được số phận tương tự
cho nên Tôn Trung Sơn và những đồng chí sáng lập Quốc dân đảng đã quảng bá hoà hợp dân tộc làm một nguyên lý cốt lõi cho luật pháp Trung Hoa dân quốc và được biểu tượng lên lá cờ 5 màu của Trung Hoa dân quốc và nguyên tắc 5 dân tộc dưới một liên minh
sau đó cộng hoà xã hội chủ nghĩa Trung Hoa có kêu gọi ý tưởng một dân tộc Trung Quốc hợp nhất là Trung Hoa Mãn Châu
nhưng chủ nghĩa vị chủng Hán vẫn là vấn đề tồn tại cho chính quyền và đàn áp tộc thiểu số vẫn là vấn đề xã hội lớn
Cai trị cộng sản
đảng cộng sản Trung Quốc kêu gọi ủng hộ từ các dân tộc thiểu số
thất vọng với vị thế trong Trung Hoa dân quốc, một số lớn tộc thiểu số ủng hộ đảng cộng sản
do đó tộc thiểu số là một trong những lá phiếu bầu quan trọng [của cộng sản]
Mao Trạch Đông cũng mang quan điểm mạnh mẽ về vai trò của tộc thiếu số Trung Quốc
tháng 4 năm 1956 Mao phát biểu: "Qua nhiều thời đại, những kẻ cai trị phản động, chủ yếu tộc người Hán, đã gây ly gián giữa nhiều dân tộc và bắt nạt người dân tộc thiểu số. Kể cả trong số quần chúng lao động, không dễ để loại bỏ ảnh hưởng hậu quả chỉ trong thời gian ngắn. Cho nên chúng ta phải mở rộng và duy trì nỗ lực giáo dục cả cán bộ và quần chúng về chính sách quốc gia vô sản và kiên quyết thường xuyên đánh giá mối quan hệ giữa dân Hán và các dân tộc thiểu số... Nếu mối quan hệ cho thấy bất thường, thì chúng ta phải xử lý gấp rút và không chỉ nói suông."
vậy là đảng cộng sản chú ý nhiều vào dân thiểu số và hoà nhịp dân tộc vì những lý do lý tưởng và thực tiễn
CCP [đảng cộng sản Trung Quốc] không nổi danh về bình đẳng giới khi phần lớn lãnh đạo cấp cao là đàn ông nhưng đã hiệu quả tìm kiếm và đề bạt cán bộ năng lực từ các tộc thiểu số
CCP tiên phong tạo ra và luật hoá tộc thiểu số
thập niên 1950 những đội được điều đi để tìm kiếm, phân loại và bảo vệ những nền văn hoá dân tộc thiểu số không phải người Hán
và nhờ thế CCP tạo ra 56 dân tộc và quốc hội sau đó đã soạn một loạt chính sách hành động khẳng định và đối xử ưu tiên để giúp các tộc thiểu số Trung Quốc đạt mức ngang bằng với dân tộc Hán [chiếm đa số]
một số ưu tiên như nhà nước tự trị sắc tộc khu vực trong đại lục, bảo tàng chuyên biệt, công viên, trường học, sự kiện và người có thẩm quyền
đối xử ưu tiên trong kỳ thi quốc gia Cao Khảo ví dụ các tỉnh miền Tây đậu chỉ cần 200 điểm trong khi người Hán cần 500
và đặc biệt được ngoại trừ trong chính sách 1 con
một số chính sách của được áp dụng ở Đài Loan - ví dụ nếu được xác nhận là thành viên của một bộ lạc bản địa [thổ dân] thì cũng được ưu tiên trong kỳ thi đại học
Phản ứng
những chính sách hành động khẳng định để xoá bỏ khoảng trống lớn giữa các dân tộc thiểu số và người Hán về thu nhập, tài sản và tỷ lệ có việc làm đã tốn tại nhiều thế hệ
Trung Quốc là quốc gia đã có nhiều bất bình đẳng nên khoảng trống trên có thể gây vấn đề
nhưng những chính sách ấy cho thấy kết quả thất bại thu hẹp khoảng trống và tiếp tục diễn ra và thậm chí còn làm nuôi dưỡng thêm tâm lý không bằng lòng với người Hán
người Hán nhìn câu chuyện là: người Hán, chiếm đa số, là động lực trọng yếu của quốc gia Trung Quốc và lịch sử huy hoàng [của Trung Quốc] nhưng đồng thời lại bị phân biệt đối xử kém các dân tộc thiểu số
thậm chí họ [người Hán] bị coi là kẻ gây ra vấn đề
bất công?
Tái sinh văn hoá Hán
hàng tá diễn đàn và trang web văn hoá Hán đã sát nhập giữa đại lục, Đài Loan và các nhóm hải ngoại rải rác
trong số web nổi tiếng là Hán Mãn Châu .com hiện đã đóng cửa
họ [web và diễn đàn] kêu gọi tái sinh một số khía cạnh nhất định của văn hoá Hán, chối bỏ người có gốc khác Hán
ví dụ quần áo, dư luận tránh né ý tưởng Trung Quốc khuyến khích trang phục thời đại nhà Thanh như váy một mảnh Mãn Châu hay makwa [áo khoác con ngựa - horse jacket] và muốn thay vào đó kêu gọi quần áo Hán phục trước khi, cái họ gọi, là quy định xa lạ, trước khi người Mãn Châu chinh phạt nhà Minh
phong trào mặc Hán phục bùng nổ thành chính thống vì quần áo dễ thương khó phản bác và với nhiều người thì phòng trào chỉ dựng lại ở trang phục và người ở đại lục và hải ngoại tìm lại kết nối với nền văn hoá của mình
nhưng Hán phục và web quảng bá văn hoá Hán, sau rốt, đã mở ra cánh cửa dẫn đường đến phiên bản 'nặng đô' hơn của thượng đẳng người Hán
Chủ nghĩa xét lại và quan điểm chống Mãn Châu
người theo chủ nghĩa vị chủng Hán dường như đặc biệt ghét người Mãn Châu, đã gay gắt rà soát lại những góc nhìn về triều đại nhà Thanh và nhà Nguyên, tô vẽ nhà Thanh và những lãnh đạo Mãn Châu là những kẻ khát máu
theo họ thì người Mãn Châu đã đảo ngược lại tiến bộ nhà Minh, cướp tài sản của người Hán, tàn sát người Hán và biến Trung Quốc thành một quốc gia đi thụt lùi
chuyện này đã cho phép phương Tây lấn át và, sau rốt, xâm lược
họ coi nhà Thanh là kẻ xâm lược, giống người Anh xâm lược Ấn Độ
luận điểm đưa ra là dữ liệu lịch sử cho thấy nhiều cái chết do nhà Thanh chinh phạt triều đình nhà Minh
tuy nhiên nhà Thanh chinh phạt nhà Minh là một loạt chiến tranh phức tạp mà nhiều lần người Hán 'sắp hàng' đánh người Hán - cho nên nếu chỉ đơn giản hoá thành kẻ xấu Mãn Châu và nạn nhân người Hán vô tội thì sẽ là xuyên tạc lịch sử để tư lợi
điên rồ hơn nữa là những thuyết âm mưu Mãn Châu - khá vô lý nhưng tương tự với chủ nghĩa da trắng thượng đẳng
mục đích của chủ nghĩa xét lại ở đây là để chối bỏ 300 năm lịch sử và định vị cuộc suy thoái [của Trung Quốc] vào một nguyên nhân ngoại quốc - và cũng để xá tội cho cáo buộc lên người Hán gây cuộc suy thoái
người Hán không có lỗi gì, người Mãn Châu là kẻ thủ ác
những chính sách hành động khẳng định của CPP cũng nhận được nhiều cằn nhằn và chỉ trích từ cộng đồng mạng
dư luận cho rằng chính phủ đã thoả thuận ngầm [hàm ý] với các tộc thiểu số rằng chỉ cần không tách ra quốc gia độc lập thì tộc thiểu số sẽ được hưởng những ưu tiên ở Trung Quốc
2 chính sách ưu tiên lớn nhất là trong kỳ thi quốc gia Cao Khảo và được ngoại trừ khỏi chính sách hạn chế 1 con
ngoại trừ khỏi chính sách 1 con nên năm 1949 tỷ lệ dân thiểu số chỉ 3% thì ngày nay đã thành 8%
trong mắt chủ nghĩa Hán thượng đẳng thì chính sách khiến người Hán là dân tộc duy nhất trên thế giới đang tự huỷ
và ưu tiên cho người dân tộc thiểu số trong kỳ thi quốc gia Cao Khảo dẫn đến nhận thức chung rằng cộng đồng dân tộc thiểu số tăng lên và ngu đi
những sự kiện bạo lực của dân thiểu số cũng chọc thêm chủ nghĩa Hán thượng đẳng
ví dụ cuối thập niên 2000 sự kiện đã kích động một bột phát lớn tâm lý chống tộc thiểu số: phàn nàn phổ biến nhất là một người tộc thiểu số có thể tấn công người Hán giữa đường hoặc cướp của người Hán giữa chợ và cơ quan chức năng sẽ ngó lơ để đảm bảo đoàn kết quốc gia
Kết
Sắc tộc có lẽ là vấn đề mọi chính phủ có dân số tộc thiểu số và tộc đa số đều phải ứng phó
người ta hay nói đến Trung Quốc là một dân tộc duy nhất nhưng vấn đề dân tộc thiểu số đã gây nhức đầu chính phủ Trung Quốc không kém những nơi khác
chuyện tương tự cũng xảy ra ở Mỹ nơi những cha già sáng lập đất nước kết nối người dân khác nhau dân tộc và tín ngưỡng vào chung dưới một khái niệm quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc
hẳn là thực tế thời đại là nước Mỹ đã không đạt được kỳ vọng ấy, thuở đầu và cả ngày nay
người Mỹ qua nhiều thập kỷ cố gắng sửa chữa bằng cách bao dung và cởi mở hơn định nghĩa thế nào là một người Mỹ
nhưng cũng có những trường phái tư tưởng đen tối hơn vẫn khăng khăng rằng nước Mỹ và thành tựu của nó được xây dựng trên nền tảng Thiên chúa giáo và những giá trị Công giáo độc đáo
một trường phái tư tưởng khác còn đi xa hơn khi bênh vực chủ nghĩa vị chủng da trắng
quốc gia Trung Quốc gặp phiên bản riêng của vấn đề này
một trường phải tư tưởng cổ xuý hoà đồng: ví dụ bạn có thể được chấp nhận là thành viên xã hội Trung Quốc và kể cả là tộc người Hán chỉ cần bạn làm theo những giá trị và những quyền của Khổng giáo
hay Trung Quốc là một quốc gia đa sắc tộc và tất cả chúng ta chung mái nhà
nhưng cũng có trường phái tư tưởng đen tối hơn cổ xuý cho một khoảng cách tất yếu giữa tộc người Hán và "lũ mọi rợ" - tên gọi có nguồn gốc lịch sử sâu sa
với họ, tất cả những dân tộc khác sinh ra đã là mọi rợ, dòng máu mọi rợ và chỉ cần biết như thế
nỗ lực phải đồng hoá chúng [dân tộc thiểu số] chỉ tổ phí thời giờ
không phải chỉ ở Trung Quốc, những trường phái tư tưởng vẫn ở khắp nơi, Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan và mọi nơi có người Trung Quốc sống
vấn đề đặc biệt nghiêm trọng nhất ở nơi có số người Hán áp đảo như đại lục và Singapore
ở Trung Quốc, chính phủ tránh né những lo ngại này và ươm mầm đoàn kết đa dân tộc bằng cách tạo ra tâm lý chia phe giữa "chúng ta" người Trung Quốc đấu lại "chúng" người phương Tây
bằng cách coi tất cả người phương Tây là người ngoại quốc và khuyến khích một mức chấp nhận được tâm lý chống người ngoại quốc sục sôi để giúp hạn chế những tâm lý của chủ nghĩa người Hán thượng đẳng
chiến lược của CPP có thể hữu hiệu, chỉ là không được lành mạnh lắm về lâu dài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét