lịch sử thế kỷ 20 đã cho thấy khả năng vẽ dự án của những vị quan lập kế hoạch phát triển 5 năm ở những nước theo đuổi chủ nghĩa xã hội. Thế kỷ 21 không khỏi làm ta thất vọng khi triều đình giữ vững phong độ ấy, với thay đổi phù hợp cho tình hình mới.
Tin tức dấy lên gần đây rằng Bắc Kinh đang ra chính sách nhằm kiểm soát những công ty công nghệ. Câu chuyện không chỉ nằm ở kiểm soát thông tin người dùng hay kiểm soát xã hội, dân số. Nó còn nằm ở góc nhìn của triều đình đối với vai trò của công nghệ thông tin trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội quốc gia.
Một số quyết sách của Bắc Kinh rõ ràng nhằm vào muốn duy trì vị trí duy ngã độc tôn của những ngân hàng nhà nước làm trụ cột xương sống để thi hành chính sách công nghiệp và tài chính quốc gia.
Ví dụ, vụ áp đặt quy định lên tập đoàn dịch vụ tài chính Ant Financial hay tiền mã hóa crypto
Một số quyết sách khác gắn với quảng bá mục tiêu chính phủ về bình đẳng xã hội, thúc đẩy công ty công nghệ quyên góp từ thiện.
Một số quyết sách để xử lý nạn độc quyền trong giới, lấy ví dụ để đối phó với một luật ngầm “chọn lấy một trong hai” tập đoàn công nghệ, tức là người khởi nghiệp bắt buộc chọn hợp tác với hoặc Alibaba hoặc Tencen.
Một bộ luật internet Trung Quốc mới đưa lên gây chú ý, quy định lên mục đích sử dụng thuật toán, và quy định cả chính sách kinh tế trong thời kỳ mới.
Chính sách can thiệp vào thuật toán của các tập đoàn đã gây xáo trộn tâm lý giữa các nhà đầu tư
Có nhận định cho rằng: “Thắt chặt kiểm soát và trừng phạt những công ty công nghệ hàng đầu trong nước không chỉ là nước đi thể hiện quyền lực mà còn cho thấy Bắc Kinh đang quyết tâm theo đuổi một con đường phát triển khác biệt: xây dựng một nền kinh tế với công nghiệp sản xuất làm trụ cột.”
Vậy câu hỏi đặt ra, thế nào là một công ty công nghệ?
Với cư dân ở thung lũng Silicon, câu hỏi này treo cao ngang tầm với câu hỏi “Thế nào là cuộc sống?” hay “Mày dành ra bao nhiêu tiền để thuê nhà?” trên danh sách những câu hỏi tiềm năng chọc vào điểm nứng của những tâm hồn đang khủng hoảng mục đích sống.
Câu hỏi này liên quan đến viết chính sách công nghiệp tầm cỡ quốc gia, càng quan trọng ở những nước to như Trung Hoa hay Hoa Kỳ, nơi công nghệ cao chiếm giá trị kinh tế và địa chính trị khổng lồ.
Họ vẫn nói khuyến khích công nghệ. Nhưng công nghệ thực sự là gì?
Một bài viết hỏi câu này trên Hacker News, những phản hồi cho thấy quan điểm công ty công nghệ theo trào lưu hậu hiện đại, rằng “Không ai có thể định nghĩa được chính xác, vì phụ thuộc ý kiến chủ quan của người định nghĩa” và từ đó, không thể tranh cãi thêm và tốt hơn hết chúng ta nên tránh chủ đề này trước khi chọc giận nhau.
Cho nên, ta có thể ngừng quan tâm đến “công ty công nghệ”. Thay vào đó ta chú ý qua “những công ty sử dụng công nghệ và đã gặt hái được thành tựu lớn”
Ý kiến: “Câu hỏi ngớ ngẩn. Đây chỉ là câu để xác nhận định nghĩa trong lĩnh vực tài chính/quản trị kinh doanh. Làm sao có thể vẽ được lằn ranh phân biệt “công ty công nghệ” với những loại hình công ty khác?”
“Cuối cùng thì câu hỏi vẫn hạ xuống chấp nhận chung một định nghĩa về “công ty công nghệ”, tuy nhiên với những người không tham gia tranh luận và đồng ý với định nghĩa ta chấp nhận, họ có thể không đồng ý, khiến cho cuộc thảo luận về định nghĩa này vô hiệu”
Ta thử tìm kiếm cách lý giải hữu ích hơn.
Chuyên gia nói gì?
Ben Evans thuộc quỹ đầu tư a16z Andreessen Horowitz | Software Is Eating the World (a16z.com) ở thung lũng Silicon và Ben Thompson chủ web stratechery.com sống ở Đài Loan.
Ben Evans nói Netflix là một công ty truyền thông áp dụng công nghệ vào mục đích chuyên biệt. Tesla cũng thế. Bất cứ công ty nào áp dụng công nghệ để tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng cũng tương tự. Giống với Warby Parker và những nhãn hiệu thời trang bán trực tiếp cho khách. Họ không phải công ty công nghệ nhưng dùng công nghệ để làm kinh doanh thực tế.
Ben Thompson trên đây viết về khái niệm nền tảng platform và aggregator. Nền tảng để người bán trưng bày vật phẩm, aggregator tập hợp những vật phẩm, nội dung trước khi trưng bày hoặc đưa đường dẫn đến người mua.
Công ty theo hình mẫu aggregator chỉ có thể coi là công ty quảng cáo, không phải công nghệ, mặc cho công nghệ áp dụng có thể tiên tiến, chuyên biệt hay phức tạp – ví dụ trí thông minh nhân tạo.
Trung Quốc với thuật toán.
Với tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo, sự kiện Bắc Kinh mạnh tay áp luật định lên thuật toán có lẽ gây ngạc nhiên. Tại sao họ lại đưa luật áp đặt lên lĩnh vực họ đang dẫn đầu thế giới?
Hóa ra quy định trên không nhằm vào công nghệ nhận dạng như thị giác máy tính, nhận diện khuôn mặt… Công ty ví như Sensetime hay HikVision hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Quy định trên nhắm vào thuật toán chọn lọc nội dung
“Generative or synthetic-type, personalized recommendation-type, ranking and selection-type, search filter type, dispatching and decision-making type, and other algorithmic technologies providing content to users.”
Đó là thuật toán dùng cho kết quả tìm kiếm Google, đề xuất video từ Youtube, thuật toán tìm người đi cùng xe Uber, đề xuất Tiktok, kết quả tìm kiếm trên Amazon, trang chủ Netflix, đề xuất game Wechat.
Một là những dịch vụ phải đảm bảo tiêu chuẩn an ninh quốc gia. Hai là người cấp dịch vụ đề xuất dùng thuật toán không được dùng thuật toán đi ngược lại luật pháp và thuần phong mỹ tục, ví dụ như dẫn dắt người dùng đến nghiện ngập hoặc tiêu xài giá trị lớn (ví dụ điển hình là đánh bạc, ma túy, mại dâm, mua kim cương)
“Algorithmic recommendation service providers may not set up algorithmic models that go against public order and good customs, such as by leading users to addiction or high-value consumption.”
Điểm nhấn ở đây là Bắc Kinh muốn ngăn hình thức aggregate gom vật phẩm và đẩy đến những khách hàng tiềm năng, trưng bày nội dung số và sử dụng thuật toán trí thông minh nhân tạo để tìm kiếm những người muốn mua.
Noah Smith viết trên Why is China smashing its tech industry? - by Noah Smith - Noahpinion (substack.com) rằng dù Google, Amazon hay Facebook kiếm bộn và là giấc mơ công nghệ Mỹ nhưng với Trung Hoa, chúng chỉ là những công ty trả hàng triệu đôla một năm cho một sinh viên cao học trường Stanford viết phần mềm dụ người dùng nhấn quảng cáo, thì đó không phải công nghệ và không xứng xếp hạng lên nền công nghiệp quốc gia Trung Hoa.
Cơ bản là siết để không lãng phí tài nguyên cho các công ty tranh nhau khách hàng qua internet.
Cuộc họp bộ chính trị Tập Cận Bình chủ trì ngày 11 tháng 12 năm 2020 kêu gọi đẩy mạnh nỗ lực chống độc quyền và ngăn chặn mở rộng tư bản bừa bãi.
Ngăn chặn “Mở rộng tư bản một cách bừa bãi”!
Còn nhớ năm 2015 công ty taxi Didi Kuaidi làm mưa gió chiếm 80% thị phần ngành
Uber khi ấy mới mở công ty con để thâm nhập thị trường Trung Quốc, và lỗ hơn 1 tỷ USD mỗi năm tại Trung Quốc
Tháng 8 năm 2016 Didi Kuaidi mua Uber Trung Quốc, để lại nhiều thị phi trong ngành taxi.
Rồi cuộc chiến cạnh tranh giữa những công ty cho thuê xe đạp Mobike và Ofo triển khai đến hàng trăm chiếc xe đạp và chi hàng triệu tài trợ cho người đạp xe. Tiền đầu tư thu hút được đã vượt quá tầm quản lý của công ty, Mobike được Meituan mua lại, sau đó đã chi ra hàng trăm triệu đôla. Ofo lên sàn chứng khoán thu về được 2 tỷ đôla, giá trị vốn hóa thị trường từng đạt 3 tỷ, giờ chỉ còn là mớ giấy lộn. Công ty sản xuất xe đạp chưng hửng, trong khi hàng trăm chiếc xe vứt bỏ trên đường phố chờ người dọn.
Gần đây, những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc tiếp tục cuộc cạnh tranh khốc liệt nữa trong lĩnh vực mua chung. Ta có Meituan, Alibaba và tiên phong nhóm mua Pinduoduo đều đã chuẩn bị chi hàng triệu ra mua thị phần. Nhưng có vẻ tình hình đã lắng dịu.
Chính phủ có vẻ đã kết luận rằng những vụ cướp lộc chúng sinh mà những kẻ tiêu thụ công nghệ trên tổ chức là kết quả của việc họ nhận được quá nhiều tiền đầu tư và không xác định được phải làm gì với tiền. Quá nhiều quỹ đầu tư trôi nổi.
Tuy nhiên còn lý do khác là những gã công nghệ khổng lồ trở nên quá phụ thuộc vào quy mô tệp khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Dù là nội dung số, dịch vụ, độc giả, người lái xe… càng hút được nhiều khách càng lãi. Cho nên họ không tiếc chi vào triệu hay cả tỷ đôla để có thể cạnh tranh và dành thị phần. Và quả là rất bừa bãi.
Gây chú ý trước, rồi làm gì sau. Cứ ném thuật toán vào tệp khách có được.
Người làm chính sách Trung Quốc cố gắng hạn chế hình mẫu kinh doanh này: “Hãy ngừng phí tiền làm trò câu view và tập trung vào đất nước và xã hội”.
Câu hỏi: Vậy những công ty này làm gì bây giờ? Người làm chính sách Trung Quốc nghĩ cái gì mới là cần thiết?
Tháng 3 năm 2021, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa xuất bản bài viết rằng quốc gia nên chú ý đến già hóa dân số đang tác động lên kinh tế.
Bài viết thừa nhận rằng chính sách khuyến sinh sẽ không hiệu quả, đặc biệt ở châu Á. Ví dụ xảy ra ở Singapore
Bài viết nói đến Mỹ bù đắp cho tỷ lệ sinh đẻ thấp bằng khuyến khích nhập cư tay nghề. Tuy nhiên đề cập rằng tại 9 quốc gia bao gồm Đức, dân nhập cư tăng khiến tỷ lệ sinh đẻ giảm, nên không ưa thích biện pháp này.
Canada đối mặt tỷ lệ sinh thấp kỷ lục năm 2019 - L&C Global Consultant (lncglobal.vn)
Bài viết nói đến biện pháp kinh tế của Nhật Bản bị già hóa dân số. Cách Nhật vượt qua được thị trường nội địa yếu do già hóa bằng cách đem tư bản hoặc thiết bị, công nghệ sản xuất đi đầu tư ra nước ngoài.
Bài viết của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa đề xuất rằng các công ty sẽ đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực giá nhân công rẻ trước. Ví dụ Intel là một trong những công ty Mỹ đầu tiên đầu tư vào Malaysia, thuê làm nhân công ngoài và kiếm lời lớn trên dây chuyền đóng gói của mình.
Bài viết cũng đề cập rằng các công ty đa quốc gia cũng có cơ hội giành thị phần từ chính những nước họ đầu tư: “Những nước đã phát triển tận dụng tiến trình mở rộng ra nước ngoài của các công ty đa quốc gia, làm tiền đề cho mở rộng sản xuất” và “Kết quả là lợi nhuận lớn thu về cho những nước mẹ mang tiền đi đầu tư”.
“Ta biết rằng hai thập kỷ vừa qua đã hình thành một nước Nhật Bản hải ngoại; tư bản hồi hương đạt lợi nhuận ước tính bằng khoảng 3-4% GDP và số tiền này đã trở thành một nguồn tài trợ quan trọng cho quỹ bảo hiểm xã hội”
Ví dụ số lợi nhuận Sony nhận về cho cổ đông Nhật Bản nhờ thành công hải ngoại của Playstation. Theo bài viết, đây là một trong những lý do Nhật Bản duy trì thịnh vượng dù tăng trưởng nội địa èo uột những năm qua.
Kết
Có vẻ Trung Quốc có kế hoạch tiếp bước Nhật, xây dựng năng lực sản xuất ở một vài ngành công nghiệp giá trị cao, thống lĩnh thị phần, xuất khẩu sản phẩm để đầu tư thu lợi và hồi hương số lợi đó về tăng trưởng kinh tế.
Có thể nói kế hoạch trên đã được lên ý tưởng ít nhất từ năm 2013 khi Vành đai Con đường được Bắc Kinh công bố.
Ngày nay, chính phủ TQ tiến hành chấm dứt những xung đột kinh tế trong nước và đang định hướng năng lực cạnh tranh của người Tàu ra ngoài. Những người soạn chính sách đã xác định một loạt những ngành công nghiệp dựa vào khoa học làm chủ chốt trong kế hoạch định kỳ 5 năm.
Mục tiêu nghiên cứu phát triển, kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (Trung Quốc): mở rộng trong lĩnh vực vận chuyển, năng lượng mới, và môi trường; đồng thời kêu gọi nghiên cứu về:
thông tin và máy tính lượng tử
khoa học não bộ
vật liệu bán dẫn
công nghiệp hạt giống
nghiên cứu gen
trị liệu tế bào gốc
công nghệ sinh học
y học lâm sàng
khám phá biển sâu, vũ trụ và hai miền địa cực
Dễ thấy phần mềm máy tính không nằm trong danh sách này. Cả trí thông minh nhân tạo. Tiền mã hóa thì chắc chắn người làm chính sách Trung Hoa không quan tâm rồi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét