Thứ Tư, 15 tháng 2, 2023

Trung Quốc và bitcoin

Trung Quốc từ lâu đã không tán thành tiền ảo. Năm 2007 Tencent ra mắt QQ-coin để người dùng của họ dùng như tiền. Năm 2009 chính phủ Trung Quốc cảnh báo công dân không xài nó làm tiền
Bitcoin đầu tiên được ‘đào’ năm 2009. Khi ấy người sáng lập Satoshi Nakamoto bỏ rơi dự án năm 2010, giá bitcoin chưa đến 0.1 đôla Mỹ
Dự án bitcoin tăng tốc, ai đó mua pizza bằng bitcoin... cứ thế
Năm 2011 một người tên Linke Yang ở Trung Quốc thành lập sàn giao dịch bitcoin đầu tiên BTC China
Phải đến năm 2013 Bitcoin mới gây chú ý ở Trung Quốc
Tháng 5 năm 2013 kênh truyền hình nhà nước CCTV lên sóng 30 phút phim tài liệu về bitcoin, giới thiệu cho đại lục về kỳ quan của bitcoin và nhờ thế lượt tải bitcoin về các máy tính cá nhân tăng vọt với 28% tổng lượt tải về tháng 5 năm 2013 là từ Trung Quốc, nhiều hơn cả Hoa Kỳ
Tháng 9 năm 2013 các đầu mối mạng lưới ở Trung Quốc đã chiếm 11.3% toàn cầu đứng thứ nhì thế giới.
FBI bắt giữ thị trường chợ đen Con đường Tơ lụa trực tuyến tháng 10 năm 2013 đã góp phần quảng bá bitcoin ra công chúng. Giá bắt đầu tăng, người dùng Trung Quốc hậu thuẫn vụ tăng trưởng
Tháng 10 năm 2013 dịch vụ tăng tốc Baidu một công ty con của người khổng lồ công cụ tìm kiếm trực tuyến Trung Quốc – tuyên bố họ chấp nhận tiền trả dịch vụ bằng bitcoin
Cùng tháng ấy, sàn BTC China vượt lên trên sàn Mt.Gox (ở Shibuya, Tokyo Nhật Bản) từ lâu đã dẫn đầu thị trường, đẩy giá bitcoin vượt 200 usd
Tháng 11 năm 2013 giá bitcoin lần đầu vượt 1000 usd. Cùng tháng ấy, sàn BTC China gọi vốn được 5 triệu usd từ Lightspeed Venture
đội ngũ nhân sự đảm nhận hoạt động rót vốn của Lightspeed Venture tại Đông Nam Á

Bobby Lee giám đốc điều hành sàn BTC China bấy giờ bình luận: “Trung Quốc là một quốc gia của những con người cần kiệm. Mặc cho bitcoin mới xuất hiện, chúng tôi nghĩ nó là một tài sản kỹ thuật số hợp lý, nên người ta đã nhận ra và có thể đang đầu tư vào nó giống như những loại tài sản khác: cổ phiếu, trái phiếu, vàng, hàng hoá, bất động sản...”
Lưu ý rằng ngay từ đầu Lee đã không muốn gọi bitcoin là một đồng tiền. Ông có lẽ đã cảm thấy những hậu hoạ khó lường nếu gọi thế.
Tháng 12 năm 2013 ngân hàng nhân dân Trung Quốc – chung sức với các cơ quan chính quyền nữa bao gồm bộ công nghiệp và công nghệ thông tin – xuất bản thông báo ngăn ngừa những rủi ro từ bitcoin
Bản thông báo xác nhận rằng trong nhận thức của Trung Quốc, bitcoin không phải một đồng tiền. Nó không có những đặc điểm của đồng tiền, không được công nhận làm tiền chính thức. Và do đó nó nên được coi như là một tài sản số.
giá Bitcoin ngày 6 tháng 12 năm 2013

Bản thông báo do đó đã chặn các tổ chức tài chính Trung Quốc không được xử lý các giai dịch bitcoin. Và các trang web giao dịch bitcoin phải đăng ký với chính phủ Trung Quốc. Vì mục đích chống rửa tiền, người dùng phải đăng ký tên và nhân thân thật. Cơ quan tiền tệ Hồng Kông hôm sau đó cảnh báo các nhà đầu tư rằng bitcoin là một tài sản thiên về đầu cơ. Người Hồng Kông nên cẩn thận nếu mua và nên có biện pháp đề phòng.
Bản thông báo đánh vào giá bitcoin khá mạnh khi ấy. Giá bitcoin ở Trung Quốc sụt 35%
Thị trường nước ngoài cũng ảnh hưởng khi ấy, giá tụt từ đỉnh 1200 đôla Mỹ cuối tháng 11 năm 2013 xuống đâu đó 550 đôla vài tuần sau tuyên cáo của bộ công nghiệp và công nghệ thông tin.
Một số người bán hàng trên Taobao đã ngừng chấp nhận bitcoin thanh toán cho hàng họ bán.
Một khảo sát tháng 12 năm 2013 cho thấy 14 trong số 56 người bán đã hoàn toàn ngừng nhận bitcoin. Ngân hàng trung ương tiếp tục thổi thêm dầu vào lửa khi ra lệnh các công ty thanh toán trung gian ngừng xử lý bitcoin. Một tháng sau ấy, tháng 1 năm 2014, Alibaba nói sẽ chặn các giao dịch bitcoin và tất cả các đồng tiền số khác.
Các sàn bitcoin Trung Quốc bị chặn khỏi khách nạp tiền nhân dân tệ. Nhưng quy định vẫn cho phép những sàn ấy tồn tại. Và sau vài năm, khối lượng giao dịch tiền mã hoá ở Trung Quốc phục hồi.
Chính phủ Trung Quốc tiếp tục có nhiều lo ngại về bitcoin và tiền mã hoá nói chung, ví dụ một lo ngại năm 2015 liên quan đến né tránh kiểm soát chuyển nhượng vốn. Nhiều năm trước 2015, Trung Quốc dần mất kiểm soát đồng tiền của mình trên đồng nhân dân tệ. Nhưng năm 2015 chứng kiến một vụ vỡ bong bóng chứng khoán lớn khi các cổ phiếu hạng A trên sàn giao dịch Thượng Hải sụt giảm hơn 30%. Chính phủ Trung Quốc trực tiếp can thiệp thị trường, mua cổ phiếu, ra lệnh các cổ đông lớn giữ cổ phần không bán trong tối thiếu nửa năm, chặn bán khống, thiết lập cơ chế cầu dao và tái áp dụng kiểm soát [chuyển nhượng] vốn.
Lúc ấy, các cá nhân Trung Quốc không thể giao dịch mua quá 50 000 đôla Mỹ một năm trên thị trường ngoại hối. Nhưng bitcoin không tính là tiền và có thể nhanh chóng chuyển phát toàn cầu, mở ra cơ hội cho công dân Trung Quốc chuyển vốn ra nước ngoài. Trong thời kỳ biến động cao, chi phí nhân dân tệ bỏ ra để mua bitcoin bắt đầu tăng, là minh chứng cho dòng tiền rời bỏ quốc gia này.
Lên đến 1 phần 3 số bitcoin Trung Quốc mua nhanh chóng được bán lại trên một sàn giao dịch không-phải-Trung-Quốc, và những giao dịch “chạy vốn” này đạt đỉnh trong vụ sập sàn Thượng Hải năm 2015
Đây rõ ràng là lo ngại cho quan chức Trung Quốc.
Thêm nữa chính phủ Trung Quốc có lo ngại tiêu chuẩn về rửa tiền và tội phạm. Ví dụ năm 2015 nhà tài phiệt Wong Yuk-kwan tỷ phú dầu mỏ Hồng Kông bị bắt cóc [ảnh trên] và đòi tiền chuộc bằng bitcoin.

Dù sao thì, mặc cho lo ngại, chính phủ Trung Quốc cũng không đặt ra luật mới nào trong 3 năm sau ấy.
Cuối 2016 hai sàn giao dịch bitcoin lớn nhất Trung Quốc là BTC China và OkCoin chiếm hơn 95% khối lượng giao dịch toàn cầu. Giao dịch nhân dân tệ của người Trung Quốc không bị ngừng cả khi ngân hàng nhân dân Trung Quốc tổ chức thanh tra hai sàn giao dịch này đầu năm 2017 – buộc họ dừng một số dịch vụ giao dịch ký quỹ và tạm ngừng cho rút tiền.
Năm 2017 chứng kiến giá bitcoin nhảy vọt. Còn nhớ mọi người Đài Loan đều xôn xao về việc thử mua bitcoin. Lúc này, các thương vụ chào bán coin đợt đầu ra công chúng [ICO] bắt đầu nở rộ. Chúng căn bản là IPO của cộng đồng tiền mã hoá. Một công ty chào bán một đồng tiền mã hoá mới ra công chúng, thường cộng tác với người nổi tiếng (influencer) để quảng bá.
ICO mang lại hiệu quả, nhưng cũng có những vụ lừa đảo (scam). Ví dụ những thương vụ “Pump and Dump” - chiến thuật bơm giá khi ICO và bán tháo ngay khi giá coin đạt đỉnh - nổi tiếng. Những công ty mạng xã hội như Line, Tencent và Linkedln đã chặn quảng cáo ICO trước cả chính phủ.
Đến tháng 7 năm 2017 các thương vụ ICO thực sự bùng nổ ở Trung Quốc. Có 43 nền tảng ICO với 105000 nhà đầu tư xuống tiền 400 triệu đôla Mỹ.
Ba nền tảng hàng đầu ICOAGE, ICOINFO và ICO365 chiếm 55% thị phần. Đỉnh điểm sương khói mờ nhân ảnh thị trường, các ICO Trung Quốc ra mắt cho những thứ như nền tảng đào vàng, hẹn hò...
Tháng 7 năm 2017 uỷ ban chuyên gia kỹ thuật an ninh tài chính trực tuyến quốc gia công bố bản “báo cáo về tình hình phát triển ICO nội địa nửa đầu năm 2017”
Uỷ ban nhận thức rằng các ICO đã vượt trội thị trường vốn đầu tư mạo hiểm truyền thống, và với hơn 200 người tham gia trong mỗi sự kiện, đã tạo rủi ro cho “những tai nạn tài chính lớn”
“tai nạn tài chính lớn” không phải khái niệm Trung Quốc ưa thích.
Trung Quốc vẫn dùng điện báo để gửi những bản ghi nhớ chính sách
Ngày 24 tháng 8 năm 2017 cơ quan xử lý các vấn đề pháp lý của quốc hội đã đăng các quy định về loại bỏ gây quỹ trái phép lên dự thảo để xem xét.
Khoản 15 đoạn 2 công bố rằng: nếu hành động gây quỹ dưới danh nghĩa phát hành đồng tiền số vi phạm giấy phép nhà nước và luật pháp và quy định liên quan, các cơ quan nhà nước liên quan sẽ tiến hành điều tra hành chính.
Li Xiaoli, tỷ phú Bitcoin của Trung Quốc và nhà đầu tư blockchain

Ngày 4 tháng 9 năm 2017 chính phủ Trung Quốc tiếp nối động thái trên và chặn tất cả các ICO do gây náo động quy củ tài chính. Các ICO hiện bị liệt vào gây quỹ trái phép và tất cả các hoạt động trong ngành công nghiệp [ICO] bị cấm.
Cách đây vài ngày, đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện của Li Xiaolai, một nhà tư bản đầu tư mạo hiểm gây tranh cãi ở thủ đô Trung Quốc, bị rò rỉ cho các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc. Trong bản thu âm này, Li gọi một số doanh nghiệp lớn nhất khu vực như những kẻ lừa đảo và những công ty khởi nghiệp hàng đầu là những trò gian lận

Không có uỷ ban pháp lý hay chính phủ đánh giá rủi ro của từng ICO, chính phủ Trung Quốc tin rằng ICO sẽ khuyến khích hoạt động tội phạm và đầu tư và những dự án không xứng đáng.
2 trong số 3 nền tảng ICO lớn nhất bị dừng dịch vụ. Sàn giao dịch BTC China đã loại bỏ một số coin ICO khỏi danh sách. Giá bitcoin Trung Quốc hạ 16% từ 32214 còn 27115 nhân dân tệ.
Người ta, hẳn là, nhận thấy rằng quy định Trung Quốc này chỉ là bảo vệ công dân mình. Hàn Quốc bắt chước làm theo cùng tháng ấy. Trung Quốc thì vẫn ủng hộ kỹ thuật blockchain. Một trích dẫn khi ấy viết: chỉ vì 90% dự án ICO không đáng tin, không thể kết luận kỹ thuật bitcoin và blockchain là thiếu tin cậy. Thực tế, cả các đồng token mã hoã và bản thân kỹ thuật là trung lập.
Mặc dù trích dẫn trên có thể đúng với kỹ thuật blockchain, nhưng những khía cạnh khác của ngành công nghiệp tiền mã hoá thì không. Và chính phủ Trung Quốc sớm có động thái chống lại.

Khai thác bitcoin
Bitcoin cần người đào để bổ sung thêm bitcoin vào mạng lưới và xác nhận giao dịch. Các công ty Trung Quốc nhanh chóng thống trị lĩnh vực đào bitcoin – phát triển những mạch tích hợp chuyên dụng để tính thuật toán giải hàm băm SHA256
Một trong những công ty mạch tích hợp chuyên dụng lớn nhất trên là Bitmain thành lập năm 2013, sản phẩm đầu tiên là BM138 sử dụng tiến trình 55 nanomet của TSMC là một chip đã khá lâu đời, nhưng các sản phẩm của nhà cung cấp [TSMC] cũng nhanh chóng nâng cấp lên những tiến trình mới tiên tiến nhất.
Những thiết bị ấy nhanh gấp 100 lần máy tính truyền thống, giúp Trung Quốc thành trung tâm đào bitcoin của thế giới. Trung Quốc là cơ sở đặt phần lớn sức mạnh tính đào trong mạng lưới bitcoin toàn cầu
Chưa hết, Trung Quốc là một trong số những nơi có giá điện rẻ nhất nhờ giá than rẻ, gần các cánh đồng điện gió và được trợ giá chính phủ khiến đào bitcoin lãi hơn. Những thành phố đào bitcoin Trung Quốc thường đặt trong nội lục, lớn nhất ở tỉnh Nội Mông.
Tuy nhiên đào bitcoin có những hiệu ứng lan toả tiêu cực cho cộng đồng lân cận vì máy chạy chiếm dụng điện của các hoạt động kinh doanh khác. Hộ kinh doanh địa phương chứng kiến suy giảm cả lương bổng và đầu tư vốn.
Trung Quốc gần đây lại gặp khó duy trì công suất điện do thiếu than và thắt chặt quy định môi trường. Chưa rõ đào bitcoin đã gây ảnh hưởng ra sao. Nhưng dưới con mắt của chính phủ Trung Quốc, đóng những cơ sở này không ảnh hưởng gì.
Ngày 21 tháng 5 năm 2021 phó thủ tướng Lưu Hạc chủ trì cuộc họp với uỷ ban ổn định và phát triển tài chính của quốc hội. Tài liệu đánh giá cuộc họp đã đề cập cần thiết ủng hộ cho nền kinh tế “thực” và kiểm soát các rủi ro tài chính
Một phần sẽ là kiểm soát các hoạt động tài chính của nhiều công ty nền tảng FinTech
4 ngày sau ấy, một số thành phố ở Nội Mông tuyên bố các biện pháp đóng cửa việc đào bitcoin. Tân Cương và các tỉnh khác theo sau, áp dụng từ tháng 6 năm 2021
4 trên 5 bể đào lớn nhất nằm ở Trung Quốc, chiếm đâu đó 50 đến 80% sức mạnh đào toàn cầu. Tháng 6, sức mạnh tính hàm băm sụt giảm 60%, đến nay đã hồi phục nhờ các công ty đào bitcoin thích nghi, ví dụ rời bỏ đại lục. Bloomberg đưa tin có một công ty đã liên tục bê máy từ nơi này sang nơi khác để né bị tóm.
Nhưng chiến dịch loại bỏ các công ty đào Trung Quốc sẽ truy lùng hết, diễn ra trong nhiều tháng tới. Và tôi không nghĩ nó sẽ để lọt lưới. Một bài báo gần đây có viết: “đào” tiền số là một tiến trình lạc hậu tiêu thụ điện và xả thải cacbon lớn. Thêm nữa, rủi ro từ sản xuất và các đường dây giao dịch là lớn, và sự phát triển thiếu định hướng và mất trật tự sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực lên phát triển kinh tế xã hội chất lượng cao.
Lệnh từ trên xuống như thế, không ngạc nhiên nếu họ sẽ truy quét sạch những công ty còn sót lại sớm thôi.
Lưu ý như Kazakhstan một nước đến yêu thích của những công ty đào coin Trung Quốc, gần đây đã phải tăng giá nhiên liệu dân dụng, dẫn đến bạo động.
Một chiếc xe cảnh sát bị người biểu tình đốt cháy ở Almaty, Kazakhstan vào ngày 5-1 - Ảnh: REUTERS

NFT và đồng tiền nhân dân tệ kỹ thuật số
Lệnh cấm tiền mã hoá của Trung Quốc tiếp tục bỏ qua kỹ thuật blockchain bản lề của crypto. Các công ty Trung Quốc gần đây ra mắt một số sản phẩm đáng chú ý trong lĩnh vực này. Ví dụ Tencent Cloud công ty cấp dịch vụ điện toán đám mây giống AWS của Amazon Mỹ mới ra mắt sản phẩm blockchain, đài thời sự nhà nước Xinhua đã sử dụng dịch vụ của Tencent để phát hành một số NFT tháng 12 năm 2021
Chưa biết liệu đây là xu thế mới không, dù NFT của Tencent để sưu tầm cũng hay, nhưng liệu NFT có nổi tiếng ở Trung Quốc không nếu ta không giao dịch (ví dụ, lướt sóng) được.
Chưa kể đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, một đồng tiền định danh kỹ thuật số được ngân hàng nhân dân Trung Quốc phát triển từ năm 2014 như biện pháp để dân đại lục tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt
Trung Quốc chưa bao giờ nói đồng nhân dân tệ số là blockchain phi trung ương giống như bitcoin. Nó được ngân hàng trung ương phát hành và quản lý và là tiền chính thức, giống như thay thế cho trả tiền mặt, tồn tại song song với nhân dân tệ giấy. Nó có lẽ là nỗ lực nhận vơ với bitcoin làm chức năng như một “tiền ảo”, mặc dù có vẻ BTC đã bỏ rơi chức năng ấy từ lâu rồi.

Kết
Hậu quả chặn giao dịch tiền mã hoá hồi tháng 9 năm 2021 là chưa rõ. Nỗ lực của chính phủ chặn bitcoin khiến các nhà đầu tư bắt đầu sử dụng Tether làm trung gian. Tether thì đã bị chặn, nhưng chắc là họ sẽ tìm được cách thay thế sớm thôi.
Cho nên có vẻ giao dịch bitcoin tiếp tục tồn tại cách nào đó ở Trung Quốc. Giữ bitcoin không bị coi là bất hợp pháp, nhưng cùng với crypto thì nhìn chung sẽ không bao giờ nổi công khai như nó gần đạt được hồi năm 2013 và 2017
Hiện tại không có cách dễ dàng nào để đổi tiền nhân dân tệ sang tiền mã hoá vì không có nền tảng tập trung hợp pháp nào để quản lý và tăng trưởng trải nghiệm người dùng. Sàn giao dịch như Binance hay BTC China đã bỏ rơi Trung Quốc nhiều năm. Đàn áp của chính phủ căn bản đã đẩy bitcoin về chợ đen. Đó là ý nghĩa của tiêu đề

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét