thời đỉnh cao, hãng hàng không Hải Nam của Trung Quốc đã sở hữu ước tính hơn 170 tỷ đôla giá trị tài sản khắp thế giới, là cổ đông lớn của công ty cổ phần ngân hàng Đức [Deutsche Bank] và chuỗi khách sạn Hilton, sở hữu những sân bay và bất động sản khác ở Đức, Trung Quốc và Mỹ
hãng Hải Hàng cũng là doanh nghiệp cho thuê máy bay lớn thứ 3 thế giới, sở hữu hơn 900 máy bay
đáng kinh ngạc hơn cả, hãng hàng không Hải Nam đã mua tất cả những tài sản ấy chỉ trong vài năm
thời điểm thoái trào tháng 5 năm 2017, Hải Hàng đang thực hiện ít nhất một thương vụ hàng triệu đôla hoặc cả tỷ đôla mỗi tháng
HNA là một trong những bùng nổ lớn và điên rồ nhất trong lịch sử doanh nghiệp
Khởi đầu
đảo Hải Nam phía nam Trung Quốc tuy lớn bằng đảo Đài Loan nhưng dân số chỉ 9 triệu
trước năm 1988 đảo Hải Nam là đặc khu hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Đông
năm 1988 chính phủ trung ương cho phép Hải Nam thành tỉnh riêng và chỉ đạo đảo Hải Nam làm đặc khu kinh tế để thu hút đầu tư
chính phủ địa phương Hải Nam mới có một nhiệm vụ lớn: giống đảo Đài Loan thì Hải Nam có một lịch sử sôi động, là địa bàn hoạt động của thổ phỉ thập niên 1920
Một hãng hàng không
năm 1988 chính phủ trung ương Trung Quốc bắt đầu bãi bỏ thủ tục ngành hàng không
chính phủ trung ương đã tái cơ cấu hãng độc quyền hàng không quốc gia cũ thành 6 hãng hàng không
một biện pháp nữa là chính phủ cho phép liên doanh đối tác tư-công giữa những chính quyền tỉnh và công ty tư, cho phép các tỉnh này thành lập những hãng máy bay khu vực riêng
chính quyền Hải Nam đã rót ra 10 triệu nhân dân tệ vốn khởi nghiệp cho hãng hàng không tỉnh Hải Nam [Hải Hàng] nhưng hãng đã không làm gì: chưa từng mua một máy bay nào hay thậm chí một hợp đồng thuê dân sự nào
Trần Phong
Trần Phong là thái tử đảng đã phục vụ trong không quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
sau đó Trần Phong đã làm cho ban pháp chế [regulator] hàng không dân sự Trung Quốc [CAAC - China's civil aviation regulator] và gặp gỡ nhiều người sau đó cũng làm ở HNA, trong đó có cố vấn quân uỷ trung ương Vương Kiến An [Vương Kiện] cũng là đồng sáng lập HNA
sau đó Trần Phong được thăng chức lên bộ quy chế hàng không quốc gia Trung Quốc [China's national air regulations bureau] và giành được học bổng du học ngành logistic vận tải hàng không ở một trường tại Đức
trở về, Trần Phong hay tin bộ quy chế đã bị giải thể, cho nên ông đã làm cho quỹ đầu tư nông nghiệp Trung Quốc và văn phòng nợ của Ngân hàng Thế giới ở Hải Khẩu thủ đô tỉnh Hải Nam
đáng lưu ý là Vương Kỳ Sơn từng là giám đốc của quỹ đầu tư nông nghiệp Trung Quốc khi Trần Phong làm ở đó - đương nhiên bị đồn là có quan hệ nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng nào - Vương Kỳ Sơn cũng chỉ làm ở quỹ đầu tư nông nghiệp có một năm
khi Trần Phong làm ở văn phòng nợ, một đồng nghiệp cũ ở ban pháp chế hàng không dân sự đã tuyển dụng Trần Phong làm quản lý hãng hàng không Hải Hàng - bấy giờ hãng đã ngồi chơi xơi nước một thời gian mà không có tiến triển gì
Tái khởi nghiệp
10 triệu nhân dân tệ tương đương 1.4 triệu đôla thì chưa thấm tháp gì cho một hãng hàng không - còn không đủ mua một máy bay
Trần Phong và đồng nghiệp đã thuyết phục chính quyền tỉnh tái khởi động doanh nghiệp thành một công ty cổ phần - bấy giờ là hình thức kinh doanh tương đối mới ở Trung Quốc đã cho phép các cá nhân được mua cổ phần trong doanh nghiệp sở hữu nhà nước này
năm 1993 hãng Hải Hàng tái cơ cấu thành một doanh nghiệp và được phép bán ra cổ phiếu: thương vụ đã gây quỹ 250 triệu nhân dân tệ tương đương 35 triệu đôla từ 122 cổ đông
tháng 5 hãng bắt đầu hoạt động
những ngày đầu, Hải Hàng thành lập một cấu trúc hai chủ tịch: đồng sáng lập Vương Kiện [Vương Kiến An] quản lý hoạt động nội bộ và định hướng chiến lược
Trần Phong làm phát ngôn viên của công ty - thường là thuyết phục ngân hàng và nhà đầu tư cấp vốn
Tiền
35 triệu đôla thì chỉ là tiền lẻ trong ngành hàng không - cho nên Trần Phong và đồng nghiệp hỏi ngân hàng và vay được 600 triệu nhân dân tệ [84 triệu đôla] với tài sản đảm bảo là.... gì?
những ngày đầu, các ngân hàng Trung Quốc không hiểu biết nhiều về tài sản thế chấp: Trần Phong nói với ngân hàng là tiền vay để mua máy bay - một ngân hàng phương tây sẽ đề nghị được nắm một quyền có thể thu hồi máy bay đó, nghĩa là máy bay đó làm tài sản thế chấp
nhưng ngân hàng Trung Quốc thì không làm thế, mà chỉ định quyền sở hữu tài sản của máy bay cho người vay là hãng Hải Hàng, cho phép hãng Hải Hàng lại thế chấp máy bay mua được ấy cho một ngân hàng khác để vay mượn thêm tiền
các ngân hàng Trung Quốc sau rốt cũng nhận ra nhưng hãng Hải Hàng đã rất sáng tạo phương thức để vay mượn tiền: một chiến thuật tái thế chấp hãng Hải Hàng sử dụng là thế chấp dòng tiền doanh thu tương lai từ những tuyến bay của máy bay mua được
cho nên mọi máy bay đều được thế chấp 2 lần: đầu tiên là thế chấp tài sản "cứng", thứ hai là thế chấp nguồn doanh thu tương lai
cách tiếp cận "một máy bay, hai bữa cơm" này đã cho phép Hải Hàng nhân đôi đòn bẩy tài chính để tăng trưởng: những điều khoản vay ngân hàng cho máy bay là rất dài - 10 đến 15 năm - nên Hải Hàng có nhiều thời gian tìm được cách trả nợ
nhưng rõ ràng đây là một trò lừa đảo và thường thì cách duy nhất để trả nợ là vay thêm
Soros
năm 1995 Trần Phong bay đến thành phố New York và thuyết phục quỹ tương hỗ Quantum của tỷ phú George Soros: ca ngợi sự phát triển của Hải Nam và tiềm năng thị trường lớn của ngành hàng không ở Trung Quốc
Soros đầu tư 25 triệu đôla - thương vụ liên doanh Trung-Mỹ đầu tiên trong ngành hàng không Trung Quốc
sau này Trần Phong có nói là thương vụ đầu tư và danh tiếng của phù thuỷ Soros đã giúp quảng bá hãng hàng không khởi nghiệp HNA
sau này khi Hải Hàng được lên sàn chứng khoán Thượng Hải, công ty American Aviation LDC là công ty con của Quantum Fund được ghi nhận là cổ đông lớn nhất sở hữu 21%
năm 2005 Soros tăng tiền đầu tư lên thành 50 triệu đôla sử dụng quyền hoán đổi cổ phiếu để mua 10% cổ phần một công ty con chưa niêm yết của tập đoàn Hải Hàng - tổng sở hữu có trị giá lên đâu đó 110 triệu đôla
Lợi nhuận và quản trị
năm 2011 thời báo New York đăng tin quỹ Quantum đã bán số cổ phần ấy, một trong những lý do là Hải Hàng thiếu minh bạch và quản trị kinh doanh
trong buổi phát hành công khai lần đầu [IPO initial public offer] Trần Phong và Vương Kiện lần lượt sở hữu 32000 và 28000 cổ phiếu là con số nhỏ, nhưng hai người cũng kiểm soát một công ty ma [shell company] sở hữu đủ cổ phiếu để làm cổ đông lớn nhì
từ năm 2002 đến 2015 cổ đông đa số của Hải Hàng là công đoàn hàng không Hải Nam, sau đó chuyển sang một tổ chức phi lợi nhuận là quỹ từ thiện Hải Nam Cihang
năm 2000 Hải Hàng thành lập quỹ từ thiện Hải Nam Cihang [Hainan Cihang Charity Foundation] và góp vốn cổ phần trị giá 20 triệu nhân dân tệ - được quảng bá là để tài trợ những nỗ lực xoá đói giảm nghèo - không làm được gì nhiều ngoài tuyển dụng nhiều bạn bè và thành viên gia đình của Hải Hàng
em trai của Trần Phong đã thành lập một công ty Mỹ để mua động cơ và linh kiện dự phòng cho đội bay của hãng
Hải Hàng tuyển dụng Vương Vệ là em trai Vương Kiện để xây dựng khu biệt thự cao cấp nhìn ra biển và một sân gôn ở Hải Khẩu
Một hãng hàng không quốc gia
năm 1997 hãng hàng không tỉnh Hải Nam tự đổi tên thành hãng hàng không Hải Nam
năm 1998 Hải Hàng thành lập công ty quỹ holding Hải Nam HNA, sau này trở thành tập đoàn HNA
cuối thập niên 1990 ngành hàng không Trung Quốc có hơn 30 hãng và đều lỗ - cần những thương vụ mua bán sát nhập
năm 2000 ban pháp chế hàng không dân sự đã tái cơ cấu những công ty hàng không sở hữu nhà nước thành thiểu quyền, với 3 hãng: hàng không Trung Quốc [Air China], hãng miền đông Trung Quốc và miền nam Trung Quốc
bấy giờ đội bay của Hải Hàng đã tăng thành 31 chiếc - chưa đủ cạnh tranh với những hãng lớn - nên hãng đã tổ chức sát nhập 3 hãng nhỏ hơn là hàng không China Xinhua [Tân Hoa Xã], Changan [Trường An] và Shanxi [Thiểm Tây]
hãng hàng không Tân Hoa Xã đặc biệt là chìa khoá giúp Hải Hàng trở thành hãng quốc gia: hãng Tân Hoa Xã quản lý 2 máy bay lớn nhất Bắc Kinh, bay hơn 80 tuyến qua hơn 50 thành phố khắp Trung Quốc
nhưng hàng không Tân Hoa Xã cũng khó khăn tài chính với tỷ lệ nợ 98%
tháng 4 năm 2001 hàng không Tân Hoa Xã tự bán mình cho tập đoàn HNA với giá 1 tỷ nhân dân tệ, phần lớn chi trả bằng tài sản - ví dụ máy bay
Dịch SARS
công ty hợp nhất 4 hãng đã tập trung vào những chuyến bay phạm vi ngắn và trung bình, phục vụ những thành phố cấp tỉnh ở Trung Quốc, để lại những tuyến lớn bị những hãng sở hữu nhà nước thống trị
chiến lược thành công và năm 2001 hãng đã có lãi
năm 2003 dịch SARC giáng mạnh xuống ngành hàng không và du lịch - HNA đang thiếu vốn tài chính sẵn vì những thương vụ mua bán sát nhập, đã chịu lỗ 1.5 tỷ nhân dân tệ
gần phá sản, Hải Hàng tìm đến chính quyền tỉnh Hải Nam - và chính phủ, mặc dù giữ khá ít cổ phần, đã cứu trợ tài chính
năm 2005 chính quyền Hải Nam bơm 1.5 tỷ nhân dân tệ tương đương 10% tổng doanh thu tỉnh năm ấy, vào cứu hãng Hải Hàng
Sát nhập dọc
Hải Nam được thiên nhiên ưu ái những bãi cát trắng và khí hậu nhiệt đới, là địa điểm du lịch lý tưởng
sau dịch SARC năm 2003, du lịch Hải Nam tăng trưởng ổn định trong 2 thập kỷ
Hải Hàng hưởng lợi: hơn 40% khách đến Hải Nam đi máy bay của hãng, hạ cánh xuống sân bay của Hải Hàng sở hữu, đặt phòng ở lại khách sạn của Hải Hàng và được tiếp đón bởi đại lý du lịch của Hải Hàng
HNA đa dạng hoá việc kinh doanh như vậy không chỉ phản ánh chiến lược sát nhập dọc của hãng mà còn cho thấy tham vọng: HNA là hãng hàng không Trung Quốc đầu tiên mua và sở hữu sân bay riêng
đồng sáng lập Trần Phong nói: "ước mơ của chúng tôi là biến hãng hàng không Hải Nam thành một doanh nghiệp quốc tế có thể cạnh tranh những tập đoàn lớn thế giới"
Khủng hoảng tài chính
năm 2008 khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến HNA quay lại lỗ 1.73 tỷ nhân dân tệ
HNA thử gây vốn bằng thương vụ chào bán chứng khoán đợt đầu [IPO] hãng con Grand Air China lên sàn Hồng Kông nhưng thị trường tài chính khó khăn năm 2009 đã khiến thương vụ trở nên bất khả thi
HNA sống sót qua khủng hoảng nhờ 2 sự kiện: đầu tiên là chính quyền tỉnh Hải Nam bơm thêm 1.5 tỷ nhân dân tệ cho hãng
thứ hai là tháng 11 năm 2008 chính quyền Trung Quốc tuyên bố gói kích thích kinh tế 4 nghìn tỷ nhân dân tệ với những dự án hạ tầng mới khiến giá bất động sản đại lục tăng phi mã - trong đó có 9000 mẫu Anh đất ở Hải Khẩu mà HNA sở hữu nhờ mua sân bay Dayingshan cũ và đã di dời qua sân bay Phượng Hoàng Tam Á, để trống lại miếng đất giữa trung tâm thủ đô trong nhiều năm
sở hữu mảnh đất "kim cương", HNA bán ra thành công 4 tỷ nhân dân tệ trái phiếu và 2.8 tỷ nhân dân tệ cổ phiếu
Gian lận
một cách nữa để HNA vượt qua khủng hoảng là mua đi bán lại tài sản của tập đoàn giữa các công ty con với mức giá "thích hợp", HNA có thể thu được lợi nhuận "sổ sách"
nổi tiếng nhất là năm 2004 và 2005 hai công ty con là Hainan Airlines và một công ty con nữa đã đầu tư 600 triệu nhân dân tệ xây dựng toà nhà trụ sở Kehang ở Bắc Kinh
cuối năm 2007 hai công ty con đã bán lại toà nhà cho HNA
năm 2008 HNA bán 95% cổ phần toà nhà lại cho công ty con Hainan Airlines với giá 1.7 tỷ nhân dân tệ, ghi sổ số lợi nhuận 1.1 tỷ nhân dân tệ
Kế hoạch mở rộng
nhiều công ty sẽ cân nhắc cú chết hụt thứ hai này là dấu hiệu cần thu nhỏ hoạt động và tháo gỡ đòn bẩy tài chính
nhưng HNA coi khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái hậu khủng hoảng là cơ hội mua sắm nhiều tài sản nước ngoài giá rẻ
HNA triển khai kế hoạch "siêu X" mục tiêu tích luỹ 1 nghìn tỷ nhân dân tệ giá trị tài sản chỉ sau 5 năm
cuối năm 2010 đến 2017 HNA chi hàng tỷ đôla mua những chuỗi khách sạn, công ty công nghệ, bất động sản đô thị và sân bay - mua sắm đỉnh điểm từ năm 2015 đến 2017 HNA chi 50 tỷ đôla cho 123 thương vụ
những thương vụ mua lại này bất chấp ngành công nghiệp - sơ lược, nhưng vẫn thiếu sót, gồm có:
Hàng không và du lịch
năm 2006 HNA mua hãng hàng không Hồng Kông và hãng Hồng Kông Express Airlines
dưới sở hữu của HNA, hãng hàng không Hồng Kông mở rộng sang vận chuyển hàng hoá và Hồng Kông Express đã cố gắng gây dựng theo mô hình kinh doanh bay giá rẻ như hãng Hải Nam cũ
thương vụ mua hãng bay Hồng Kông cũng trao cho HNA tuyến bay quốc tế đầu tiên
năm 2012 HNA mua 48% cổ phần Aigle Azur là hãng hàng không chở hàng lớn nhì nước Pháp chủ yếu bay ở Bắc Phi nhưng cũng được phép bay vào châu Âu - bấy giờ luật pháp Trung Quốc chỉ cho phép 1 hãng Trung Quốc được bay trên mỗi một tuyến quốc tế, cho nên có lẽ thương vụ là để lách quy định ấy
năm 2015 HNA mua ít cổ phần của Comair của Nam Phi và Azul của Brazil - động thái lạ vì bấy giờ HNA không có đường bay nào đi Nam Phi hay Brazil
năm 2015 HNA chi 2.8 tỷ đôla mua Swissport công ty xử lý bốc dỡ hàng hoá ở Thuỵ Sĩ
năm 2016 HNA chi 1.5 tỷ đôla mua Gategroup kinh doanh ăn uống chuyến bay ở Thuỵ Sĩ
Khách sạn
từ năm 2011 HNA bắt đầu mua chuỗi khách sạn NH của Tây Ban Nha bấy giờ là tập đoàn khách sạn lớn thứ 3 châu Âu
dần dà, HNA tăng cổ phần NH lên 29.5% với 4 ghế hội đồng quản trị: 2 hãng đã có một liên doanh xây dựng khách sạn ở Trung Quốc - buổi lễ ký kết có thủ tướng Lý Khắc Cường và thủ tướng Mariano Rajoy tham dự
năm 2016 HNA mua tập đoàn khách sạn Carlson sở hữu chuỗi khách sạn Radisson với giá mua không rõ
Carlson và tập đoàn khách sạn NH là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở châu Âu: xung đột lợi ích đã khiến tập đoàn NH đá 4 thành viên của HNA khỏi hội đồng quản trị - đây chỉ là bất cẩn của HNA vì hãng đã có thể sử dụng công ty con trong ngành khách sạn để thực hiện thương vụ mua Carlson, thay vì mua trực tiếp và bị đá
năm 2016 HNA mua 25% cổ phần của chuỗi khách sạn Hilton từ Blackstone - Blackstone bán số cổ phần ấy với giá cao gấp 3 lần tiền bỏ ra mua năm 2007
Vận tải và tàu biển
năm 2008 HNA tuyên bố kế hoạch gây dựng một hãng vận tải biển côngtenơ với hạm đội 200 tàu: mua bãi tàu cảng Jinhai và hãng tàu Thiên Tân
nhưng thương vụ mua lại gây nhướng mày nhất trong ngành vận tải biển là Thiên Tân chi 6 tỷ đôla mua Ingram Micro
Ingram là công ty phân phối thiết bị IT toàn cầu đạt hơn 46 tỷ đôla doanh thu năm 2015
tuy nhiên năm 2015 Ingram chỉ kiếm 266 triệu đôla lợi nhuận ròng, tương đương lợi nhuận biên chưa đến 1%
trong buổi họp báo, HNA giải thích là muốn đưa Ingram Micro thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc và châu Á-Thái Bình Dương
20% doanh thu năm 2015 của Ingram là từ châu Á và 5.4% từ Trung Quốc nhưng Trung Quốc chiếm 23.1% tổng lợi nhuận công ty
đáng chú ý là thương vụ được uỷ ban đầu tư nước ngoài ở Mỹ [CFIUS] chấp thuận - là một trong số ít những thương vụ công nghệ Trung-Mỹ được thông qua trong thập kỷ gần đây
Cho thuê và tài chính
bắt chước công ty con tài chính của General Motor [GE Finance] HNA muốn gây dựng một công ty con trong mảng tài chính, lấy tên là HNA Finance cho thuê tài sản và bảo hiểm
năm 2009 HNA mua Allco công ty cho thuê máy bay của Úc
Allco lỗ 1.4 tỷ đôla Mỹ và vỡ nợ trong khủng hoảng tài chính
HNA cứu Allco và niêm yết về sàn chứng khoán Hồng Kông làm công ty liên kết [affiliate] Bohai Capital Holding sẽ là bộ phận doanh nghiệp thực hiện tất cả những việc kinh doanh cho thuê tài sản
năm 2011 Bohai chi 1 tỷ đôla chưa bao gồm nợ để mua GE Seaco là công ty cho thuê côngtenơ lớn thứ 5 thế giới
GE Seaco mua tàu chở hàng khô, côngtenơ đông lạnh và tàu chở dầu để cho thuê
năm 2015 Bohai mua 80% cổ phần tập đoàn trách nhiệm hữu hạn Cronos sát nhập vào Seaco để bổ sung quy mô cho mảng kinh doanh cho thuê côngtenơ
năm 2016 Bohai chi 7.6 tỷ đôla mua Avolon công ty cho thuê Ai-len và khiến HNA trở thành hãng cho thuê máy bay lớn thứ 4 thế giới
năm 2017 HNA chi 10 tỷ đôla mua lại mảng kinh doanh cho thuê máy bay của tập đoàn CIT - ngân hàng Morgan Stanley cho vay 8.5 tỷ đôla trong số 10 tỷ đôla chi ra ấy
sau rốt, công ty hợp nhất có 910 máy bay và là đội bay cho thuê lớn thứ 3 ngành
Khác
năm 2016 HNA chi 1.1 tỷ đôla mua mảnh đất từng thuộc về sân bay Khải Đức cũ ở Hồng Kông
tháng 3 năm 2017 HNA mua cổ phần đa số của sân bay Frankfurt-Hahn thua lỗ ở Đức - thương vụ duy nhất mua lại sân bay quốc tế
rồi 4 tỷ đôla mua 9.9% cổ phần ngân hàng Deutsche: thương vụ khởi động từ đầu năm 2017 thông qua một công ty Úc và một mạng lưới phức tạp những công ty nước ngoài - chuỗi sâu 7 công ty - nhờ mạng lưới này, HNA tự tuyên bố là cổ đông lớn nhất của ngân hàng Deutsche và đặt được một đại diện trong hội đồng quản trị
rồi thương vụ 2.21 tỷ đôla mua tháp văn phòng 245 Park Avenue thành phố New York tất toán tháng 5 năm 2017 trong đó 1.75 tỷ đôla tiền vay mượn
tháng 4 năm 2017 HNA tất toán thương vụ 10 tỷ đôla mua mảng cho thuê máy bay của tập đoàn CIT và tuyên bố đã mua 16.8% cổ phần tập đoàn Dufry là chuỗi cửa hàng miễn thuế [duty-free] lớn nhất thế giới
Tiền ở đâu ra?
phần lớn tiền chi ra mua là vay mượn: nhưng thế chấp bằng gì?
đầu tiên là thế chấp đất và tài sản trên đất
HNA chuyển từ thế chấp tài sản máy bay sang thế chấp những dự án bất động sản và tài sản khác
ở Trung Quốc, chính phủ trung ương chỉ đạo các chính quyền tỉnh thành phố khởi công những dự án hạ tầng
ví dụ năm 2012 chính quyền tỉnh Hải Nam tuyên bố sẽ xây dựng một quận kinh doanh lớn
nhưng nhiều chính quyền tỉnh thì đã vướng nợ sẵn, họ lấy tiền đâu ra?
HNA đã đối tác với những chính quyền ấy để thực hiện những dự án đầu tư này, cho thuê những tài sản để giúp các chính quyền né những quy định trần nợ công
sau đó HNA để nhiều dự án phát triển bất động sản này cho những công ty con đã niêm yết lên sàn chứng khoán đại chúng thực hiện
nhờ thế, giá trị ròng và giá cổ phiếu của những công ty con ấy tăng vọt - sau đó ban quản trị HNA có thể thế chấp những cổ phần này để vay thêm
và dẫn đến nguồn gây quỹ vốn thứ hai: một cấu trúc sở hữu chéo phức tạp
từ thuở đầu, HNA đã biến hoá từ một doanh nghiệp truyền thống bình thường thành một mạng lưới quấn bện những công ty đầu tư trụ sở Trung Quốc - một số là sở hữu tư nhân, đa số được niêm yết đại chúng - trong đó có 10 công ty niêm yết sàn Thẩm Quyến và Thượng Hải, 7 ở sàn Hồng Kông
khi HNA mua lại toàn bộ hoặc cổ phần đa số ở những công ty trong đợt mua sắm sát nhập - kể cả phải vay mượn thêm tiền để mua - HNA có thể bơm những công ty mới sát nhập ấy vào mạng lưới và tái thế chấp những công ty mới này để vay thêm tiền
mặc dù HNA có vẻ được điều hành và quản lý bởi tập đoàn mẹ HNA, những mối liên hệ sở hữu cổ phiếu và trái phiếu đã quá phức tạp để xác định được ai sở hữu cái gì
giống như sứa chiến binh ở Bồ Đào Nha: không phải sứa thật mà là quần thể những sinh vật nhỏ, đoàn kết thành một khối và tiêu hoá bất cứ gì cản đường - hoàn toàn phụ thuộc vào biển và dòng nước để tồn tại - nếu sóng đánh sứa chiến binh dạt lên bờ thì nó sẽ nhanh chóng chết cạn
Bước ngoặt
giữa tháng 5 năm 2017 HNA phát hành 500 triệu đôla Mỹ trái phiếu cho thương vụ mua tháp văn phòng 245 Park Ave ở thành phố New York
ngày 22 tháng 6 năm 2017 uỷ ban quản lý ngân hàng Trung Quốc ra lệnh nhiều ngân hàng rà soát rủi ro lên số tiền vay mượn và đầu tư ra nước ngoài bởi HNA và những tập đoàn như bảo hiểm Anbang và bất động sản Dalian Wanda
tháng 7 năm 2017 công ty con Shareco huỷ thương vụ dang dở mua lại 34.9% cổ phần Global Eagle Entertainment công ty giải trí chuyến bay của Mỹ
tháng 7 năm 2017 báo chí đăng tin các ngân hàng Morgan Stanley, Citigroup và Bank of America ngừng nhận thêm cổ phiếu của các công ty con tập đoàn HNA làm tài sản đảm bảo cho vay mới
tháng 9 năm 2017 ngân hàng Golden Sachs khởi kiện và cơ quan tiền tệ Hồng Kông yêu cầu HNA giải trình về tình trạng tài chính
tháng 11 năm 2017 HNA phát hành 300 triệu đôla trái phiếu kỳ hạn 363 ngày tính bằng đôla với lãi suất 8.875% là lãi suất cao kỷ lục Trung Quốc cho trái phiếu cùng loại
lợi suất [yield] của nợ HNA bắt đầu tăng
tháng 11 năm 2017 chính phủ trung ương Trung Quốc chỉ trích dự án cải tạo sân bay Tam Á mới [Sanya New airport reclamation project] nghi ngờ sử dụng biển bất hợp pháp - động thái ảnh hưởng đến tự tin của nhà đầu tư vào quan hệ nồng ấm giữa HNA và chính phủ
cuối tháng 11 năm 2017 HNA công bố dữ liệu tài chính: ước tính nợ của HNA là 637.5 tỷ nhân dân tệ tương đương 94 tỷ đôla Mỹ theo tỷ giá hối đoái năm 2017 - tăng 36% so với năm trước
nếu bao gồm những công ty con không niêm yết của HNA thì ước tính nợ 1 nghìn tỷ nhân dân tệ tương đương 148 tỷ đôla
Standard&Poor và các cơ quan xếp hạng tín dụng khác lục đục đánh rớt hạng nợ HNA
Tua ngược
tháng 1 năm 2018 ban lãnh đạo HNA gặp các chủ nợ, nói định tháo gỡ những thương vụ mở rộng và trở lại mảng kinh doanh hàng không chủ đạo: sẽ bán 100 tỷ nhân dân tệ tài sản trong nửa đầu năm 2018
một phần ba những công ty liên kết đã lên sàn chứng khoán đại chúng của HNA bị huỷ niêm yết: có mảng dịch vụ du lịch của HNA, công ty cho thuê Bohai từng là dịch vụ cho thuê lớn thứ 3 thế giới, Tianjin Tianhai là công ty vận tải biển sở hữu Ingram Micro công ty dịch vụ IT Mỹ, Hainan Airlines Holdings sở hữu mảng hàng không ban đầu cũng như những công ty con khác, và tập đoàn CCOOP sở hữu và vận hành chuỗi bán lẻ cả siêu thị lẫn bách hoá ở miền bắc và miền trung Trung Quốc
với một số công ty này, HNA đã thế chấp đến 60% tổng số cổ phiếu lưu hành để vay
năm 2018 HNA bắt đầu bán nhiều tài sản đã mua mới năm ngoái
Tàn cuộc
tháng 7 năm 2018 Vương Kiện [Vương Kiến An] trượt chân ngã chết ở Pháp - trèo lên tường cho gia đình chụp ảnh và đã tai nạn ngã từ độ cao 15 mét
có báo cáo nghi ngờ Vương Kiện tự sát nhưng chức trách Pháp không tin lắm
15% cổ phần của Vương Kiến An được thừa kế cho tổ chức phi lợi nhuận Mỹ hiện nay nắm đa số cổ phiếu HNA
Chen Xiaofeng là con trai Trần Phong được chỉ định làm CEO lâm thời và việc bán tài sản vẫn tiếp diễn
2 miếng đất của sân bay Khải Đức cũ ở Hồng Kông được bán cho Henderson Land với giá 2 tỷ đôla - thương vụ lãi hiếm hoi
năm 2019 ít cổ phần ở ngân hàng Deutsche được rao bán, đến nay vẫn chưa bán hết
tháng 8 năm 2020 Swissport được hoán đổi trái phiếu cho những chủ nợ lớn
tháng 12 năm 2020 công ty IT con Ingram Micro được bán cho Platinum Equity
tưởng là thoát nạn, dịch covid ập đến và tháng 2 năm 2021 HNA nộp đơn xin phá sản, xác nhận 170 tỷ đôla nợ
có lẽ HNA sẽ bị chia làm 4 doanh nghiệp nhỏ sau khi thủ tục phá sản hoàn tất
tháng 9 năm 2021 Trần Phong và giám đốc điều hành Adam Tan bị chính phủ Trung Quốc bắt giữ với nghi ngờ phạm pháp
Kết
năm 2012 thời báo Tài chính [Financial Times] đăng bản trình bày đến nhà đầu tư, trong đó một nhân viên ngân hàng đã cố tái cam đoan với các khách hàng tiềm năng rằng:
"với người ngoài thì đây có vẻ bí hiểm và rối rắm, nhưng các nhà đầu tư nên an tâm nhìn vào những mối quan hệ thân thiết ở nhiều cấp bậc cả chính quyền cấp cao lẫn bên trong cái ô HNA"
không biết là liên hệ của HNA với chính phủ Trung Quốc thì thâm sâu cỡ nào, liệu HNA có phải cánh tay đầu tư của quan chức cộng sản đại lục hay không, nhưng chắc chắc cấu trúc phức tạp của HNA được tạo ra là để tránh né soi mói từ công chúng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét