Suntory là một trong những công ty chưng cất rượu lớn nhất thế giới
rượu whisky Nhật Bản vay mượn công thức từ Scotland
masterworks.com
Khởi đầu
từ whisky là một phiên bản của từ ngữ Gaelic, nhóm Goidelic của ngôn ngữ Celtic, cụ thể là ngôn ngữ Celtic ở Scotland, dịch nghĩa là nước
cái tên xuất phát từ aqua vitae trong tiếng Latin, vì nước uống có cồn này được coi là có đặc điểm thần bí và được đặc quyền sở hữu bởi các thầy tăng và tu viện
tuy nhiên, việc chưng cất đã nhanh chóng trở thành bí quyết thương mại, sử sách ghi lại thương vụ mua bán rượu whisky đầu tiên vào năm 1494 giữa tu viện rượu thảo mộc [benedicting] ở Lindora's Abbey và pháp viện hoàng gia của vua LeBron James IV của Scotland
trích dẫn người thử rượu năm 1494 ghi lại rằng: "gửi anh John Cor 8 thùng bán thành phẩm mart bia có thể được dùng để chế 'aqua vitae' [rượu mạnh] cho đức vua"
dù đây là thương vụ đầu tiên được ghi nhận, tinh hoa của công thức chế rượu phản ánh rằng hoạt động thương mại hoá whisky hẳn phải có từ lâu
Nhật Bản
năm 1853 đề đốc Matthew Perry mời whisky chức sắc Nhật Bản trên thuyền đen
tài liệu chính thức của Mỹ ghi lại rằng tầng lớp samurai chính phủ thích trộn whisky với đường để tu ừng ực
năm 1854 Matthew Perry quay lại mời hoàng gia Nhật Bản và nội các một thùng phuy whisky
2 ngày trước hôm ký hiệp ước Kanagawa, phái đoàn đã được mời thoả thuê uống "John Barleycorn" thuật ngữ chỉ những thức uống có cồn làm từ đại mạch như bia và whisky
sau tiệc, một người trong phái đoàn Nhật Bản đã ôm lấy Matthew Perry, bóp miếng cầu vai của đề đốc và nói "nichibe doshin" dịch nghĩa là "Nhật Bản và Mỹ đồng lòng"
phương Tây tăng trưởng
bấy giờ Nhật Bản có rượu sake
mọi thứ phương Tây đều được coi là hiện đại và mới mẻ, người Nhật Bản muốn học hỏi rượu phương Tây, được gọi là yoshu
quán rượu phong cách tây phương đầu tiên mở cửa thập niên 1860 bán bourbon, whisky Ai-len và whisky Scotland
năm 1871 công ty thương mại Yokohama ghi nhận đã nhập nhiều hãng rượu, ví dụ thương hiệu 'mèo' [neko jorushi] rượu whisky Ai-len có lẽ là hãng Burke và thương hiệu 'hươu' [sicko jarushi] có lẽ là Dalmore
nhiều năm, rượu whisky được coi là thức uống xa xỉ, không nhiều doanh nghiệp đủ tài chính và kiên nhẫn để chưng cất và đợi nhiều năm
cho nên tầng lớp bình dân có thể uống rượu giả làm từ rượu hoa quả hoặc trộn lẫn với rượu whisky gốc, đã tạo động lực cho mọi người thử chế rượu whisky tại nhà
Đi Scotland
rượu whisky Nhật Bản là kế truyền từ rượu scotch, đã có chỉnh sửa để hợp khẩu vị địa phương nhưng phương pháp sản xuất tương tự vì những nhà sáng lập ngành rượu được đào tạo ở Scotland
năm 1918 thanh niên Masataka Taketsuru con trai thợ chưng cất rượu sake đã đi công tác đến Anh để nghiên cứu hoá học, đặc biệt quan tâm đến làm whisky, ở trường đại học Glasgow
Taketsuru đến thị trấn Elgin ở Moray, Scotland để tìm học J.A Nettleton
Nettleton tính giá quá đắt, Taketsuru nghèo đành học hỏi thợ chưng cất rượu quanh vùng
một lò chưng cất ở Spayside, Longhorn đã quyết định nhận Taketsuru vào học việc miễn phí trong thời gian ngắn, chỉ 5 đến 9 ngày
ngày đầu tiên, Taketsuru đến học trong bộ áo trắng bác sĩ gây ngạc nhiên và thích thú cho thợ rượu
Taketsuru hỏi và vẽ chi tiết các thiết bị
sau đó Taketsuru đi đến xưởng chưng cất Bo'ness và Hazelburn để học thêm về rượu whisky
mùa đông năm 1919 Taketsuru bí mật cưới Jesse Roberta Rita Cowan là em gái một bạn cùng lớp trường đại học Glasgow
Taketsuru sẵn lòng ở lại Scotland với vợ nhưng Rita biết ước mơ của chồng là làm rượu whisky ở Nhật Bản
năm 1920 Taketsuru trở về Nhật Bản và hay tin công ty tài trợ ông đi Anh đã thay đổi kế hoạch vì khó khăn kinh tế, yêu cầu Taketsuru làm whisky giả đến khi Taketsuru không chịu nổi nữa và bỏ việc
may mắn là ông Shinjiro Torii sáng lập Suntory đã gặp Masataka Taketsuru
Suntory
Shinjiro Torii sinh năm 1879 là con trai thứ của một nhà buôn gạo kiêm đại lý đổi tiền [đổi bạc]
Torii học kinh doanh ở Osaka trước khi học việc buôn thuốc ở một hiệu dược phẩm có bán cả rượu Tây như brandy và whisky
năm 1899 Shinjiro Torii mở cửa hàng riêng ở quận Nishi, sau lấy tên là Kotobukiya dịch nghĩa là 'nhà vui'
năm 1963 Kotobukiya mới đổi tên thành Centauri [Suntory]
cửa hàng nhập bán rượu nho Tây Ban Nha nhưng không chạy lắm, khách chê chua
Torii đã thêm chất làm ngọt và gia vị, thành vang ngọt akadama ra mắt năm 1907 đã chiếm được 60% thị phần nội địa
thời điểm ra mắt, vang akadama đắt hơn một suất cơm và được bán làm hàng xa xỉ phẩm
Torii thuê viết quảng cáo lên báo chí rằng rượu akadama tốt cho sức khoẻ và thuê nghệ sĩ geisha để quảng bá
ảnh trên là ngôi sao nhạc opera bấy giờ Emiko Matushima 30 tuổi chụp quảng cáo vang akadama đã gây tranh cãi đến mức khiến cha mẹ bà tuyên bố từ con và công ty rạp hát của bà bị giải thể
sau thành công akadama, Torii hướng đến rượu whisky
Yamazaki
chính phủ Nhật Bản tăng thuế nhập khẩu, khiến hàng từ Scotland trở nên đắt đỏ
Torii nghĩ đến mời kỹ thuật viên whisky từ Scotland sang, nhưng gặp được Masataka Taketsuru
năm 1923 Torii và Taketsuru xây dựng xưởng chưng cất whisky đầu tiên Nhật Bản
Taketsuru muốn mở xưởng ở Hokkaido nhưng Torii muốn gần Tokyo hơn vì lý do hậu cần và kinh tế, muốn hành khách đi tàu chạy ngang qua nhìn thấy được xưởng chưng cất bên ngoài cửa sổ
2 người đồng ý mở xưởng dưới chân một ngọn núi gần Osaka, đến nay vẫn còn bản đồ Taketsuru vẽ tay
xưởng bắt đầu chưng cất tháng 11 năm 1924 nhưng gặp khó, Taketsuru phải trở lại Scotland để tìm hiểu thêm và Torii phải cho Suntory chế thêm những sản phẩm như chè để duy trì hoạt động
Shirofuda
năm 1929 hai người mới bán được sản phẩm whisky đầu tiên ra thị trường: Shirafuda, bán ra với khẩu hiệu dịch nghĩa là "hoàn toàn không cần nhập khẩu nước ngoài"
Shirafuda không thành công lắm, khách nói là vị whisky khói này tệ như bị cháy
sản phẩm whisky thứ cấp giá rẻ hơn là aquafuda cũng không thành công
thất bại làm thất vọng mối quan hệ
Torii mất hết lợi nhuận tích luỹ được từ bán rượu ngọt còn kỹ thuật viên Taketsuru thì quyết tâm tái tạo lại rượu Scotch gốc
năm 1934 Taketsuru từ chức, gây quỹ từ các nhà đầu tư và di chuyển đến thị trấn Yoichi ở Hokkaido nơi ông cảm thấy khí hậu thích hợp để làm whisky và sáng lập xưởng sau trở thành hãng chưng cất rượu Nikka mà ngày nay Nikka đã thuộc tập đoàn quỹ holding Asahi
Chiến tranh và whisky
Torii và Suntory tiếp tục bán thử nhiều vị rượu ủ và không ủ ở các quán rượu cao cấp quận Ginza, Tokyo
năm 1937 Suntory thành công đầu tiên với rượu whisky kakobin
rượu whisky của Suntory trở nên nổi tiếng với binh lính Nhật Bản trong thế chiến 2
chỉ 2 năm, Suntory bán được 15 nghìn chai kakobin cho đạo quân Quan Đông
Suntory cũng chưng cất nhiên liệu có cồn cho máy bay chiến đấu Zero
góp sức cho quân đội đã giúp Suntory duy trì được nguồn cung đại mạch và than đốt trong giai đoạn túng thiếu
Nhật Bản tham chiến đã khép lại thị trường nhập khẩu rượu Scotch
Hậu chiến
doanh số tiêu thụ whisky toàn cầu bùng nổ
xưởng chưng cất yamazaki nằm xa ngoại ô Osaka nên không chịu bom phe Đồng Minh, hàng trăm thùng phuy sống sót sau chiến tranh
binh lính được thưởng thức whisky ở nước ngoài, nhớ hương vị khi trở về, doanh số rượu tăng mạnh cùng với nền kinh tế tăng trưởng thập niên 1950 và 1960 là những năm hoàng kim của ngành chưng cất rượu
Suntory mở những quán rượu Torys cho tầng lớp bình dân, đỉnh điểm lên đến 2000 quán khắp Nhật Bản
whisky trở thành một phần của văn hoá Nhật Bản, năm 1964 tiểu truyết "Bạn chỉ sống có hai lần" của Ian Fleming nhắc đến khi điệp viên James Bond đi Nhật Bản và nói với liên lạc viên: "em không nên nốc hết chỗ sake đó sau khi đã uống Suntory. Anh không tin tưởng whisky Nhật Bản làm đồ khai vị cho lắm"
nữ liên lạc Nhật Bản bảo Bond là rượu Suntory không tệ lắm, nói: "anh sai về Suntory. Hãng rượu này là đủ ngon rồi"
Bia
Suntory chiếm 60% thị phần, với whisky chiếm 70% doanh thu công ty
năm 1960 con trai của Torii là Keizo Saji quyết định công ty thâm nhập thị trường ủ bia Nhật Bản
năm 1963 Suntory ra mắt sản phẩm bia đầu tiên, khá mạo hiểm vì phải cạnh tranh với bia Asahi và Sapporo
bia thử nghiệm của Suntory có vị Đan Mạch khá khác biệt với vị Đức của các hãng bia lớn trên thị trường, và đã dần phủ sóng thập niên 1970 và 1980
năm 1967 Suntory bắt đầu làm bia lon
dần dần Suntory giành được thị phần từ hãng bia Asahi hàng đầu bấy giờ
Sụp đổ
năm 1976 Suntory sản xuất 250 triệu chai whisky Nhật Bản với hơn 90% cho tiêu thụ nội địa
đầu thập niên 1990 doanh số whisky ở Nhật Bản giảm 75%
nhiều lý do, đầu tiên là whisky trở nên đắt đỏ: năm 1981 và 1984 chính phủ Nhật Bản nâng thuế bia rượu đánh lên whisky
thứ hai là kinh tế khó khăn, hiệp ước Plaza năm 1985 nâng giá trị đồng yên đã gây suy thoái, rồi vỡ bong bóng bất động sản Nhật Bản
thanh niên ít rủ nhau đi nhậu hơn, công ty cũng khó có kinh phí tổ chức đi uống hơn
thứ ba là whisky không còn sang chảnh nữa, bị coi là thức uống cho người già
thanh niên không đủ tiền whisky và cũng tìm đến vodka, gin hoặc shoju trong đó shoju thức uống Nhật Bản tăng tiêu thụ gấp 2.3 lần từ năm 1982 đến 1985
Cố gắng hồi phục
để khắc phục thoái trào tiêu thụ whisky ở Nhật Bản, Suntory ra mắt loạt sản phẩm rượu hấp dẫn giới trẻ hơn, ví dụ whisky Q năm 1983
whisky elk năm 1985 là rượu gạo được ủ trong những thùng phuy làm từ gỗ sồi trắng
whisky cobra [rắn hổ mang] năm 1985 rượu ngô giá rẻ
thập niên 1990 Suntory nỗ lực đa dạng hoá đầu tư vào thực phẩm và đồ uống không cồn
Hải ngoại
từ lâu Suntory đã tìm cách xây dựng thị trường nước ngoài cho rượu whisky
giai đoạn Đồng Minh chiếm đóng thời hậu chiến, quân Đồng Minh nếm thử whisky công ty và có vẻ thích
năm 1961 Suntory mở văn phòng Mỹ đầu tiên nhưng gặp khó bán hàng
chủ các cửa hàng rượu ở New York hỏi rượu whisky Nhật Bản là gì? Rượu chưng cất từ gạo hả?
ngay từ đầu Suntory đã phân biệt whisky của hãng khác với whisky Scotch: trong một quảng cáo báo chí thập niên 1960 đã khoa trương rằng: "như những môn nghệ thuật Nhật Bản kinh điển khác, Suntory kế thừa di sản lâu đời. Rượu được chế bởi các nghệ nhân, học từ tổ tiên đã chưng cất những giọt rượu đầu tiên của thế giới cách đây 2000 năm"
quảng cáo như vậy, cùng tấm bảng hiệu billboard lớn giữa quảng trường Thời Đại nhưng xuất khẩu whisky cũng èo uột
Xuất khẩu thành công
thập niên 2000 thị trường xuất khẩu biến chuyển
một trong những ý tưởng khắc phục khó khăn hồi thập niên 1980 và 1990 của Suntory khi ra mắt sản phẩm mới để giành lại thị phần cho giới trẻ là thử tìm được danh tiếng hải ngoại
cho nên, hãng đã sản xuất một bán thành phẩm malt whisky đơn cất [whisky mạch nha đơn cất] hợp khẩu vị toàn cầu để mang đi tranh giải quốc tế
năm 2001 hãng rượu Nikka của Taketsuru thắng giải quốc tế đầu tiên của tạp chí Anh "tạp chí Whisky" nhờ sản phẩm yoichi đã 10 năm tuổi
sản phẩm hibiki 21 năm tuổi của Suntory giành giải nhì
năm 2003 sản phẩm yamazaki 12 năm tuổi giành huy chương vàng trong cuộc thi rượu mạnh quốc tế ISC
hibiki sau đó giành nhiều giải nữa, trong đó đã thắng giải whisky từ bán thành phẩm malt pha trộn ngon nhất thế giới 5 lần
năm 2003 cũng ra mắt phim "Lạc lối ở Tokyo" của đạo diễn Sofia Coppola có xuất hiện whisky Suntory
Thức uống hỗn hợp
quốc tế ca ngợi whisky Nhật Bản và thị trường Trung Quốc lớn mạnh có thể đã giúp xuất khẩu nhưng thị trường trong nước vẫn tiếp tục rệu rã
năm 2008 Suntory mang hỗn hợp 30 năm tuổi trở lại nội địa: thức uống hỗn hợp [high-ball / high-baru]
high-ball là một hỗn hợp có cồn, trộn một thức uống có cồn và thức uống không cồn, thường thức uống không cồn trội hơn, ví dụ một whisky high ball là trộn whisky với soda và chanh
thức uống hỗn hợp 'high-ball' rất nổi tiếng ở các quán rượu Torys thập niên 1950 nhưng đã lạc hậu
khủng hoảng tài chính toàn cầu, 'high-ball' trở lại nổi tiếng ở các nhà hàng rượu sake [Izakaya] vì ngọt, ít calo và rẻ hơn cả bia
năm 2009 có 6 vạn quán rượu và nhà hàng Nhật Bản bán whisky high-ball
năm 2010 có 11 vạn quán bán whisky high-ball
tiêu thụ whisky nội địa Nhật Bản đã tăng gấp 2.3 lần sau 10 năm kể từ năm 2008 ra mắt high-ball
Suntory không e ngại quảng cáo, nổi tiếng là người mẫu kiêm diễn viên Koyuki Kato thủ vai trong phim "Samurai cuối cùng" pha chế và uống high-ball
có lẽ nhờ high-ball nên Suntory đã quyết định đặt cược thêm vào whisky năm 2014 chi 16 tỷ đôla Mỹ mua Jim Beam
Suntory ngày nay
hôm nay, phần lớn 20 tỷ đôla doanh thu của Suntory không phải từ thức uống có cồn mà từ thực phẩm và thức uống đóng lon
Boss Coffee là sản phẩm cafe lon nổi tiếng của hãng được Tommy Lee Jones quảng cáo là một trong những hãng nổi tiếng nhất Nhật Bản
Suntory cũng nổi danh trong sản phẩm lon chè xanh và chè ô long, cũng như nước khoáng
từ năm 1991 đến 2016 Suntory là cổ đông lớn sở hữu cổ phần của đơn vị vận hành chuỗi Subway Nhật Bản
từ năm 1984 Suntory sở hữu cổ phần Haagen-Dazs Nhật Bản
Suntory cũng vận hành một chuỗi nhà hàng mở chi nhánh ở Trung Quốc, Bắc Mỹ, Singapore và Nhật Bản
Kết
gần đây có hãng whisky Đài Loan là Kavalan có xuất hiện theo sau bước chân của Suntory và Nikka
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét