sáng lập bởi doanh nhân mỳ ăn liền đã rất thành công ở Ukraine, ngày nay Vingroup là công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam: sở hữu và quản lý những trường học, bệnh viện, khu nghỉ dưỡng, công viên giải trí và những toà cao ốc lớn nhất Việt Nam
tập đoàn Vingroup mới mở rộng kinh doanh sang xe điện đã nhận được chú ý truyền thông
Khởi đầu
là một tập đoàn lớn, Vingroup trẻ một cách đáng ngạc nhiên: mới chỉ 30 năm hoạt động - sáng lập Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968 ở bấy giờ là nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
bố của ông phục vụ trong không quân và mẹ bán chè trên đường phố: gia đình nghèo khó - nhưng Phạm Nhật Vượng giỏi toán và đã nhận được học bổng học về khai thác mỏ ở Liên Xô - giấc mơ của nhiều sinh viên Việt Nam thời bấy giờ
năm thứ 3 đại học, ông khởi nghiệp bán hàng từ phòng ký túc xá: không may thất bại - tốt nghiệp năm 1993 ngay sau khi Liên Xô tan rã, ông cưới vợ và di cư đến Ukraine
Mỳ ăn liền
nơi định cư mới, ông vay 10 000 đôla Mỹ khởi nghiệp một nhà hàng Việt Nam ở Kiev: nhiều khách chú ý - ông vay thêm tiền để nhập khẩu một số thiết bị sản xuất từ Việt Nam để làm mỳ ăn liền - bán dưới tên thương hiệu Mivina
Phạm Nhật Vượng nhớ lại: "Ukraine rất nghèo và rất đói" - công ty Technocom được coi là thuỷ tổ của tập đoàn Vingroup sáng lập ngày 8 tháng 8 năm 1993
chỉ một năm, ông bán được 1 triệu gói mỳ: sau đó Mivina đã ra mắt những sản phẩm khoai tây nghiền ăn liền, rau gia vị khô và xúp - cái tên đã trở nên quen thuộc với thức ăn nhanh, Mivina được xuất khẩu ra châu Âu
Technocom tăng trưởng và tuyến dụng 1900 nhân viên và báo cáo kiếm được 100 triệu doanh thu: năm 2004, 97% người Ukraine đã ăn ít nhất một gói sản phẩm của công ty
châu Á không ít doanh nghiệp thành công bán mỳ gói: từ tập đoàn Salim ở Indonesia hay Mivina ở Ukraine
Thịnh vượng Đông Âu ở Việt Nam
một thế hệ người thông minh nhất Việt Nam đã được tuyển chọn bởi những kỳ thi đại học và được du học Đông Âu: họ được đặt ở vị thế tốt cho chủ nghĩa tư bản hậu Liên Xô - ví dụ Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang cũng sáng lập một công ty mỳ ăn liền ở Nga và đã mang doanh nghiệp về Việt Nam
ngày nay Masan Group là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam
năm 1992 Phạm Thị Phương Thảo và chồng Nguyễn Thanh Hùng (ảnh dưới: ngoài cùng bên phải) đã thành lập một công ty thương mại ở Liên Xô: trở nên giàu có - đầu tiên là nhờ nhập khẩu thiết bị công nghiệp nặng vào Việt Nam
sau này Phạm Thị Phương Thảo đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam khi hãng hàng không VietJet của bà lên sàn chứng khoán
VietJet Air được coi là hãng hàng không tư nhân thực sự đầu tiên của Việt Nam
Kinh doanh
Việt Nam duy trì khu vực doanh nghiệp tư nhân suốt những năm kế hoạch hoá trung ương: thập niên 1990 nhưng chính sách quốc gia quan liêu đã gây khó cho khởi nghiệp công ty mới
mỗi doanh nghiệp tư nhân mới sẽ phải được chấp thuận bởi những lãnh đạo chính trị thích hợp: và lại, doanh nghiệp mới sẽ khó tìm vốn - hệ thống ngân hàng vẫn vay từ những doanh nghiệp sở hữu nhà nước và được chỉ đạo bởi đảng cộng sản
khủng hoảng tài chính châu Á gây ít thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam: tăng trưởng chỉ chậm lại nhẹ về 5.8% và 4.8% lần lượt năm 1998 và 1999
dù sao năm 1999 chính phủ Việt Nam quyết định cần mở rộng khu vực doanh nghiệp tư nhân để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng: thông qua luật doanh nghiệp năm 1999 cải cách luật hệ thống tổ chức kinh doanh, đơn giản hoá thủ tục hành chính và huỷ bỏ cần thiết của những thứ như giấy phép bổ sung
luật mới đã ngay lập tức khích dậy một làn sóng những tổ chức công ty mới: trong đó có của Phạm Nhật Vượng
Trở về Việt Nam
như những tỷ phú Trung Quốc và Hồng Kông vẫn làm: không quan trọng bạn kiếm được thùng vàng đầu tiên bằng cách nào, con đường đến với giàu có thực sự sẽ luôn là đem đầu tư thùng vàng ấy vào bất động sản
năm 2000 Phạm Nhật Vương du lịch đến Nha Trang: bấy giờ thành phố chưa có khách sạn 5 sao - Phạm quyết định đầu tư lợi nhuận từ doanh nghiệp mỳ ăn liền Ukraine vào phát triển bất động sản Việt Nam
năm 2001 ông sáng lập công ty thương mại và dịch vụ du lịch Hòn Tre: sau này đổi tên thành Vinpearl
năm 2002 ông sáng lập công ty giao thương chung Việt Nam [Vincom - Vietnam General Trading] tập trung vào phát triển bất động sản thương mại
Thuyền giương cờ đầu [flagship]
năm 2003 dự án bất động sản đầu tiên của Vinpearl ra mắt: khu nghỉ dưỡng Vinpearl 5 sao 500 phòng ở Nha Trang
năm 2004 ra mắt trung tâm Vincom Bà Triệu là toà tháp phức hợp thương mại đầu tiên của Hà Nội
để học cách vận hành những hoạt động bán lẻ rộng lớn này, Phạm đã viếng thăm Phuket nghiên cứu khu nghỉ dưỡng du lịch, và đi Singapore nghiên cứu những trung tâm mua sắm
năm 2006 Vinpearl ra mắt Vinpearl Land ở Nha Trang là công viên giải trí đầu tiên của công ty: du khách đi cáp treo dài 3.3 km qua đại dương để đến công viên - có một khu nghỉ dưỡng 5 sao và những nhà hàng cao cấp
Một ván cược
năm 2009 Phạm và công ty đặt cược khôn ngoan và đã gặt hái thành quả: sau bùng nổ từ năm 2007 đến 2008 thì giá bất động sản Việt Nam sụp đổ 30% vì kết hợp của khủng hoảng tài chính toàn cầu, những luật hạn chế mới lên cho thuê bất động sản và lãi suất tăng cao
Phạm và Vincom nhận thấy một cơ hội cho một công ty nhiều vốn, ổn định tài chính để bỏ tiền mua vào ở mức giá rẻ: gây dựng một quỹ đất khổng lồ - nắm lấy vị thế tiên phong trong ngành bất động sản Việt Nam
năm 2010 Phạm bán những nhà máy sản xuất của Technocom ở Ukraine và thương hiệu mỳ ăn liền cho Nestle với giá 150 triệu đôla
tháng 11 năm 2009 Vincom gọi vốn được 100 triệu đôla Mỹ bằng cách bán trái phiếu chuyển đổi ở Singapore: khả năng Vincom tiếp cận được thị trường tài chính quốc tế đã cho Vin lợi thế hơn các công ty bất động sản địa phương - chịu lãi suất cơ bản từ 9-20%
sau một năm, thị trường bất động sản hồi phục và Vincom nắm cơ hội ra mắt loạt dự án "đúng thời điểm"
Vingroup
năm 2012 Phạm tái cấu trúc toàn bộ công ty: sát nhập Vinpearl và Vincom để tạo nên Vingroup - ngày nay là công ty giá trị thứ nhì Việt Nam sau ngân hàng ngoại thương - và là doanh nghiệp lớn nhất không thuộc sở hữu nhà nước
đến đây thì thế mạnh của Vingroup vẫn là phát triển bất động sản: phân nhánh bất động sản nhà cư dân Vinhomes được giao dịch trên sàn chứng khoán đã xây dựng và bán những nhà và căn hộ cho tầng lớp trung lưu mới nổi ở Việt Nam
một trong những dự án hàng đầu của Vinhomes là toà Landmark 81 cao nhất Việt Nam: tháp chọc trời 461 mét thuộc dự án thương mại Vinhomes Central Park
công ty bán lẻ Vincom làm những dự án thương mại như trung tâm mua sắm và toà nhà công sở: phát triển hơn 80 dự án thương mại khắp Việt Nam - trong đó có Royal City là trung tâm mua sắm dưới lòng đất lớn nhất châu Á
mảng kinh doanh khu nghỉ dưỡng và công viên giải trí đã được tái cơ cấu thành 2 bộ phận khác của tập đoàn: VinWonders và Vinpearl
Đa dạng hoá danh mục đầu tư
Phạm đã hình dung một hệ sinh thái hoàn chỉnh cho tầng lớp trung lưu mới nổi của Việt Nam: không chỉ nhà ở mà còn dịch vụ y tế, thực phẩm, giải trí và cả vận tải
năm 2012 Vingroup thành lập bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec: một bệnh viện cao cấp lấy mô hình dựa theo một khách sạn nghỉ dưỡng - sớm trở thành một chuỗi bệnh viện 10 phòng khám quốc tế như vậy khắp cả nước
năm 2013 Vingroup thành lập Vinschool phi lợi nhuận với mục tiêu giáo dục cư dân mua nhà sống ở những phức hợp bất động sản của Vinhomes: Vinschool có cả cấp trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên khắp 27 khuôn viên [campus] - vài năm sau đó đã mở cả trường đại học riêng Vinuni
tháng 11 năm 2014 Vingroup nhảy vào mảng kinh doanh siêu thị và bán lẻ thực phẩm: mở chuỗi Vinmart với 9 siêu thị - mục tiêu là sau rốt sẽ có mảng bán lẻ tiêu dùng chiếm một nửa doanh thu của toàn bộ tập đoàn
năm 2017 Vingroup thành lập công ty con xe ôtô VinFast và một năm sau mở công ty con điện tử Vinsmart
những công ty con khác có một thương hiệu làm đẹp, một thương hiệu thời trang, một xưởng phim hoạt hình và một sòng bạc: không may bị lấy tên là sòng bạc Corona ở đảo Phú Quốc
Cheung Kong và siêu thị
nỗ lực đa dạng hoá danh mục đầu tư của Vingroup không phải mới: ví dụ quỹ holding Cheung Kong của Lý Gia Thành - ngày nay là công ty CK Hutchison
Cheung Kong khởi nghiệp là công ty phát triển bất động sản những đã nhảy vào mảng viễn thông, siêu thị và tiện ích điện nước
chiến lược của Lý Gia Thành đã mua lại những chuỗi nhượng quyền địa phương như chuỗi siêu thị ParknShop cũng như những nguồn doanh thu đều đặn như viễn thông và điện nước để gây dựng một tập đoàn toàn cầu
Vinmart đã nỗ lực tăng trưởng và mua bán sát nhập trong ngành theo phương cách tương tự: chỉ sau một năm hoạt động đã tăng gấp 3 số siêu thị lên 27 và số cửa hàng tiện lợi lên 200
năm 2016 Vinmart là chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 65 siêu thị và hơn 1000 cửa hàng tiện lợi: nhưng cũng thua lỗ vì bị cạnh tranh khốc liệt trong một ngành hoá ra là khắc nghiệt và biên lợi nhuận thấp
so với thị trường bất động sản chật hẹp và luật cạnh tranh giá bán kỳ cục của Hồng Kông đã củng cố ParknShop thành vị thế thiểu quyền bán lộc lá, song hành với Wellcome
ngành bán lẻ Việt Nam thì không chỉ có những chuỗi ngoại như Aeon của Nhật Bản, 7-Eleven, FamilyMart, Lotte của Hàn Quốc mà còn những doanh nghiệp nội như Saigon Coopmart, Satra và Hapro
năm 2020 Vingroup chấm dứt thương hiệu Vinmart sau khi thua lỗ hàng trăm triệu đôla kinh doanh: Phạm bán phần lớn cổ phần trong hoạt động bán lẻ cho tập đoàn Masan
Masan đóng cửa 700 địa điểm: nhiều cửa hàng chỉ đạt dưới 50% ngưỡng hoà vốn
ở Việt Nam thì viễn thông và điện nước chắc Vingroup không mó tay vào được rồi vì những mảng kinh doanh ấy vẫn nhà nước làm
Samsung và điện thoại thông minh
nhớ Samsung Electronics là doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc và thuộc tập đoàn Samsung
năm 2018 Vingroup thành lập Vinsmart với mục tiêu trở thành thương hiệu điện thoại thông minh được thế giới biết tiếng đầu tiên của Việt Nam
chỉ sau 4 tháng thành lập, Vinsmart ra mắt 4 chiếc điện thoại tầm giá từ 110 đến 270 đôla
năm 2020 Vinsmart tuyên bố hợp đồng với AT&T để bán 2 triệu điện thoại sang Mỹ với chức năng công nghệ mới là một máy ảnh đặt bên dưới màn hình
ít tháng sau đó năm 2021 Vinsmart tuyên bố rút khỏi mảng kinh doanh điện thoại thông minh và tivi để tập trung vào làm ôtô
năm 2020 Vingroup cũng cân nhắc mở bán sản phẩm giáo dục và y tế để đáp ứng nhu cầu dịch bệnh: kế hoạch có vẻ đã được huỷ
Vinfast
tháng 9 năm 2017 Vinfast thành lập là mảng kinh doanh chính thứ 7 của tập đoàn: được hình dung là sẽ trở thành một trong những công ty xe điện hàng đầu thế giới - làm ôtô, xe buýt và xe tay ga
Vinfast nhanh chóng khởi công một nhà máy được tự động hoá cao ở một khu kinh tế tại thành phố Hải Phòng: rộng 335 hecta và là lớn thứ 3 thế giới trong số những cơ sở như thế
tháng 10 năm 2018 Vinfast ra mắt một mẫu xe Sedan và một SUV ở triển lãm ôtô Paris
để có được khả năng kỹ thuật, Vinfast ký hợp đồng đối tác với công ty ngoại như General Motors và Siemens
Vinfast định xuất khẩu sản phẩm ra thế giới: năm 2022 mở 6 cửa hàng Vinfast ở California
Ôtô ở Việt Nam
nỗ lực của Vinfast đã song hành với nỗ lực của chính phủ Việt Nam muốn tăng quy mô công nghiệp hoá
ôtô đã được "sản xuất" ở Việt Nam một thời gian: từ năm 1995 đã có 17 hãng làm xe thâm nhập thị trường Việt Nam - tuy nhiên phần lớn là những quan hệ đối tác theo kiểu "tháo ra lắp lại" với những hãng như Toyota gửi đến một bộ linh kiện cho một công ty lắp ráp trong nước như Thaco, hãng xe lớn nhất Việt Nam, ráp lại
chẳng đến nỗi nào, nhưng thực tiễn đã cách ly công ty nội địa Việt Nam khỏi việc lao động thủ công đơn giản: chính phủ muốn hấp thụ công nghệ và nội địa hoá thêm việc sản xuất - nhưng tỷ lệ nội địa hoá linh kiện đã liên tục không đạt được mục tiêu họ đề ra
mục tiêu chính phủ là đến năm 2005 đạt tỷ lệ 20-25% và năm 2010 đạt 40-45% nhưng thực tế năm 2022 tỷ lệ nội địa hoá linh kiện ôtô vẫn 7-10% ngang mức năm 2016
Thử thách
là một doanh nghiệp tư nhân khéo léo, Vingroup có vẻ sẽ cạnh tranh được trên thị trường xe điện nhưng có nhiều thử thách: trước tiên Vingroup lớn nhưng có thể chưa đủ lớn - năm 2021 tập đoàn đạt doanh thu 125 nghìn tỷ đồng Việt Nam tương đương 5.3 tỷ đôla Mỹ, chưa bằng doanh thu Tesla một tháng năm 2022
Vinfast không thể dựa vào bằng sáng chế để kiếm doanh thu: công ty thử nhiều biện pháp khác để gọi vốn - công ty rỗng [SPAC -special purpose acquisition company] và IPO
năm 2022 Vinfast chuyển trụ sở tài chính sang Singapore để thu hút thêm nhà đầu tư
thứ hai, Vinfast không có chuyên môn kỹ thuật, và những công ty nắm giữ thì có thể không sẵn lòng chuyển giao: nhiều nơi đã thử những hợp đồng đối tác nước ngoài để kích hoạt ngành chế tạo xe nội địa - Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Úc ... đến nay, danh sách những hãng xe mà những quan hệ đối tác này dung dưỡng được là khá nhỏ
chưa kể, Vinfast không trông cậy được vào thị trường trong nước: thị trường xe Việt Nam khá nhỏ - theo doanh số năm 2021 thị trường ôtô Việt Nam chậm sau Thái Lan và Malaysia bất chấp dân số đông hơn nhiều
cho nên Vinfast phải trông cậy thị trường xuất khẩu để tăng trưởng quy mô: thế khó vì thị trường xe điện toàn cầu đã cạnh tranh những BYD, Tesla, Volkswagen...
Hai con đường
một khả năng thú vị là Samsung Motors: từ lâu Samsung đã muốn tham dự với Hyundai và Daewoo trong mảng ôtô Hàn Quốc - ký hợp đồng với Nissan để được hỗ trợ kỹ thuật
Samsung Motors xây dựng một nhà máy làm xe trị giá 6 tỷ đôla ở Busan và đã bắt đầu chào bán ôtô vừa đúng lúc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997
khủng hoảng làm vỡ kế hoạch: buộc công ty xe Samsung Motors bán mình cho Renault trước khi kịp tìm được khoảng ngách trên thị trường và đạt được quy mô hoạt động
là một phần của liên minh Renault-Nissan- Mitsubishi, ngày nay Samsung Motors được biết đến là Renault Korean Motors đang hoạt động trôi chảy
khả năng thứ hai là như một công ty phát triển bất động sản mới đây vừa nhảy vào mảng xe điện: công ty trách nhiệm hữu hạn xe điện mới Evergrande ở Trung Quốc
Evergrande từng là nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc và giống Vingroup thì cũng đã đa dạng hoá danh mục đầu tư ra nhiều mảng kinh doanh không liên quan: công ty con bán xe điện thì từng là một chuỗi phòng khám sức khoẻ, trước khi đổi lĩnh vực kinh doanh - Evergrande có lẽ tận dụng tài trợ địa phương để song hành với định hướng điện hoá của chính phủ
công ty mẹ Evergrande mắc nợ hàng trăm tỷ đôla và rơi vào phá sản: công ty điện mới Evergrande túc tắc hoạt động - tháng 10 năm 2022 tuyên bố bán ra mẫu xe điện đầu tiên là chiếc SUV Hengchi 5 lần đầu ra mắt ở sự kiện mẫu ý tưởng năm 2020
tháng 12 năm 2022 Reuters đưa tin công ty điện mới Evergrande ngừng sản xuất quy mô chiếc Hengchi 5 vì thiếu đơn đặt mua mới
Kết
năm 1996 đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp và năm 2016 họ thừa nhận thất bại
cải cách nền tảng sản xuất của Việt Nam là khó vì phần lớn nền kinh tế bị phổ cập bởi những doanh nghiệp sở hữu nhà nước ỳ ạch
chính phủ Việt Nam bắt đầu phụ thuộc thêm vào doanh nghiệp tư nhân để thúc đẩy cải cách và hiện thực hoá tăng trưởng: Vingroup là ví dụ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét