ở Đài Loan có hơn 11500 cửa hàng tiện lợi phục vụ dân số chỉ 23 triệu người, tương đương một cửa hàng tiện lợi cho mỗi 2000 dân - mật độ cao hơn Nhật Bản, nhưng vẫn sau Hàn Quốc có hơn 4 vạn cửa hàng tiện lợi tương đương một cửa hàng tiện lợi phục vụ 1200 dân
ước tính mỗi ngày, hơn nửa dân số đảo quốc chi tiền mua hàng ở một cửa hàng tiện lợi
Khởi đầu
4 chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Đài Loan là hãng 7-Eleven của Mỹ đã chiếm 46% thị phần, FamilyMart chiếm 29%, Hi-Life chiếm 12% và OK Mart chiếm 8% số cửa hàng tiện lợi
thập niên 1920 Claude Dolly mua 8 xưởng làm kem [ice] và 21 cửa hàng bán kem trụ sở ở Dallas Texas để thành lập công ty kem miền nam [Southland Ice] mà sau này quyền sở hữu đã được John Thompson và gia đình mua lại
thưở đầu chuỗi cửa hàng bán kem được lấy tên là Totem, dựa theo ý kiến khách hàng nên đã bán thêm sữa, bánh mỳ và trứng, bên cạnh sản phẩm chủ đạo là đá lạnh [ice]
năm 1947 có 74 cửa hàng ở Dallas, phần lớn phục vụ mua hàng trực tiếp trên xe [drive-thru] bán đá lạnh, đồ uống, tạp hoá và một số thuốc không cần kê đơn - cửa hàng mở cửa từ sáng sớm đến tối mịt 7 ngày mỗi tuần
nghe theo tư vấn của công ty môi giới quảng cáo TracyLocke, công ty Southland đã áp dụng mở cửa hàng từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối và đổi tên chuỗi thành 7-Eleven, sau này đã đổi mô hình thành cửa hàng mở cửa liên tục 24/24
Nhật Bản
thập niên 1970 Southland là công ty bán lẻ thành công ở Mỹ đang tìm cách mở rộng toàn cầu
công ty bắt đầu mở một số cửa hàng ở Canada và Mexico
năm 1973 Southland ký một hợp đồng bản quyền với hãng Ito-Yokado của Nhật Bản - thương hiệu Ito-Yokado đã có lịch sử mở một cửa hàng quần áo ở Tokyo năm 1920 và quản lý những chuỗi bán lẻ trong đó có đại siêu thị, bách hoá và nhà hàng
cửa hàng 7-Eleven đầu tiên mở cửa ở Tokyo tháng 5 năm 1974 ghi nhận đơn hàng bán đầu tiên là một đôi kính
tháng 5 năm 1976 đã có 100 cửa hàng 7-Eleven ở Nhật Bản
ngày nay hãng 7-Eleven là thương hiệu bán lẻ lớn nhất Nhật Bản
mô hình đăng ký bản quyền quốc tế được chứng minh hiệu quả, Southland tiếp tục ký hợp đồng ở những nơi khác, điểm đến đầu tiên sau đó là Úc năm 1976
Đài Loan
doanh nghiệp Uni-President khởi nghiệp làm một xưởng xay bột mỳ nhỏ ở Đài Nam
đồng sáng lập Kao Ching-yuan là một trong những trùm tư bản miền nam Đài Loan, sánh vai với Zunxian Wu một đồng sáng lập của doanh nghiệp dệt sợi Đài Nam - ngày nay, doanh nghiệp dệt sợi Đài Nam [Tainan Spinning company limited] nổi tiếng kinh doanh bất động sản hơn là mảng kinh doanh dệt may
Zunxian Wu từng là sếp của Kao Ching-yuan và đã giúp đỡ Uni-President trong những ngày đầu thành lập
công ty Uni-President nhanh chóng chuyển hoạt động từ xay bột mỳ sang làm mỳ ăn liền, dầu ăn, xì dầu, bơ sữa... và đã trở thành một hãng thực phẩm
thương hiệu Uni-President cạnh tranh với những hãng thực phẩm khổng lồ khác ở Đài Loan như hãng nước sốt và gia vị Wei-chuan và công ty dầu ăn quốc tế Ting Hsin
Cửa hàng tiện lợi ở Đài Loan
7-Eleven không phải chuỗi tiện lợi đầu tiên ở Đài Loan - có lẽ đầu tiên là chuỗi cửa hàng Thanh Niên [Youth store] là một chương trình chính phủ mở ra sau khi chức sắc đi thăm Mỹ và ngưỡng mộ sự sạch sẽ của siêu thị Mỹ
năm 1979 hãng Uni-President thông qua công ty con President Chain Store Corporation [PCSC] đã mở một tá cửa hàng ở Đài Bắc, Đài Nam và Cao Hùng nhưng gặp khó vì công ty không có nhiều kinh nghiệm bán lẻ
sáng lập Kao Ching-yuan đi Mỹ thăm một cửa hàng 7-Eleven và nhận thấy mô hình sẽ giúp giải quyết vấn đề phân phối bán lẻ, cho nên ông đã liên lạc với Southland hỏi mua bản quyền
đâu đó năm 1978 hoặc 1979 Uni-President đã ký hợp đồng với Southland và năm 1980 cửa hàng tiện lợi 7-Eleven đầu tiên mở cửa ở Chang-an East Road quận Trung Sơn, Đài Bắc
Vạn sự khởi đầu nan
thu nhập bình quân người Đài Loan bấy giờ chưa đến 2500 đôla Mỹ
chuỗi 7-Eleven sạch sẽ nhưng yêu cầu đóng gói đắt đỏ những vật phẩm như trứng, khiến hàng bán ra đắt
chưa kể người Đài Loan ưa chuộng mua ở quầy ven đường, tạp hoá mở hoặc chợ truyền thống; những bà nội chợ thích mặc cả và không thích 7-Eleven bán quá mắc
sau 2 năm hoạt động, Uni-President chịu lỗ lớn, lẹm gần 1 tỷ đài Tệ tiền vốn
Xoay chuyển tình thế
giám đốc Hsu Chung-jen gặp nhiều khó khăn: một số cửa hàng muốn bán thịt cá, số khác bán 7-8 loại chất tẩy rửa
Hsu Chung-jen đã chuyển hướng đối tượng khách hàng từ các bà nội chợ sang những nhân viên công sở trẻ tuổi: đầu tiên là địa phương hoá những món thực phẩm của cửa hàng, thay thế đồ ăn phương Tây bằng những hộp cơm trưa, bánh bao nhân thịt và trứng trà - món ăn nổi tiếng Đài Loan ngày nay
ban giám đốc của Southland đã phản đối nhưng sau rốt Hsu vẫn làm
Hsu tìm được một máy làm lạnh nước trái cây ở Hồng Kông và đã thêm vào "chất nhờn ma quái" [slime] đá lạnh [ice] để ra dòng sản phẩm mới được người trẻ ưa chuộng
Hsu đóng cửa những cửa hàng hoạt động không hiệu quả, giảm từ 75 xuống còn 30-40 cửa hàng và nhờ đó đã chuyển địa điểm các cửa hàng 7-Eleven khỏi khu dân cư để tập trung về những giao lộ
năm 1983 đã có một cửa hàng 7-Eleven hoạt động đủ hiệu quả để mở cửa liên tục
năm 1986 mảng chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven mới có năm lợi nhuận đầu tiên, bấy giờ đã có 100 cửa hàng khắp Đài Loan
Southland sụp đổ
thập niên 1980 Southland đầu tư ra ngoài ngành chính: năm 1983 công ty mua hãng xăng dầu Citgo vì nghĩ là cần đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho các trạm xăng của mình
Southland phình to và gặp khó cạnh tranh, bị các nhà thôn tính công ty tìm cách mua cổ phần
năm 1987 gia đình Thompson tuyên bố một thương vụ thôn tính, sử dụng đòn bẩy tài chính lớn - phát hành hàng tỷ đôla trái phiếu rủi ro cao [junk bond] để lấy tiền mua tất cả những cổ phiếu Southland được niêm yết đại chúng - để tư nhân hoá Southland
năm 1989 thua lỗ 1.3 tỷ đôla và năm 1990 gần 4 tỷ đôla nợ, Southland nộp đơn xin phá sản và sau rốt bị Ito Yokado mua lại, gộp thành công ty đổi tên mới là Seven&i Holdings
Southland thất bại không ảnh hưởng nhiều những cửa hàng Đài Loan vẫn chủ yếu quản lý bởi PCSC
Cạnh tranh
thập niên 1980 và 1990 cửa hàng tiện lợi tăng trưởng và thống trị khu vực bán lẻ Đài Loan: sau khi 7-Eleven chứng minh được hiệu quả của mô hình, các đối thủ đã tràn vào
FamilyMart là thương hiệu Nhật Bản thành lập năm 1973 bởi hãng bán lẻ siêu thị Seiyu - ngày nay FamilyMart chủ yếu sở hữu bởi công ty thương mại Itochu
năm 1988 một số công ty Nhật và Đài đã hợp tác đưa FamilyMart vào đảo Đài, là thương vụ mở rộng ra nước ngoài đầu tiên của chuỗi
FamilyMart thua lỗ ở Đài Loan đến năm 1994 khi chuỗi đạt 192 cửa hàng, tuy nhiên số lượng cửa hàng đã tăng nhanh sau đó
năm 1988 doanh nghiệp ???Fang Chen??? hợp tác với chuỗi Circle K của Mỹ để thành lập OK Mart
năm 1989 công ty sữa ???Quang Chun??? thành lập chuỗi Hi-life
Tăng trưởng
năm 1994 có 5411 cửa hàng tiện lợi
năm 1998 con số tăng thành 4533
năm 1993 thu nhập bình quân đầu người Đài Loan vượt 1 vạn đôla
năm 1987 chính phủ gỡ bỏ thiết quân luật, cho phép người dân ra đường buổi đêm
chính phủ cũng nới lỏng những hạn chế lên đầu tư vốn, cho phép những nhà đầu tư mới mở những chuỗi cửa hàng ở Đài Loan - năm 1989 7-Eleven áp dụng mô hình chuỗi và FamilyMart tiếp bước năm 1990
năm 1988 chính phủ Đài Loan dần bãi bỏ chương trình xổ số gây quỹ từ thiện - nhiều hiệu bán vé số mất việc kinh doanh, để trống lại những cửa hàng mặt tiền ở nơi đông người cho những chuỗi cửa hàng tiện lợi thay thế
dần dần, các cửa hàng tiện lợi đã làm thêm dịch vụ chuyển phát bưu điện, bán vé tàu từ máy ibon, thanh toán hoá đơn điện nước, in tranh ảnh, mua sim thẻ điện thoại
thập niên 1990 tiếp tục cắt giảm thủ tục quy định, giúp những dịch vụ này càng được bổ sung
có những chuỗi đã không thể cạnh tranh và phải rút lui: chuỗi Big Egg và chuỗi tiện lợi AMPM
Thoái trào
sau năm 2000 thị trường cửa hàng tiện lợi đã phai nhạt: tăng trưởng và doanh thu, ít nhất là chuỗi 7-Eleven, đạt đỉnh năm 2005
ngày nay ta có thể thấy một cửa hàng FamilyMart và một 7-Eleven ngay cạnh nhau - hợp lý vì 2 chuỗi cạnh tranh nhau
nhưng đôi khi có 2 cửa hàng 7-Eleven hoặc 2 cửa hàng FamilyMart nằm đối diện nhau ở một giao lộ - một phần vì lý do hậu cần, cửa hàng càng gần khách càng tốt - phần nữa là người ta tin rằng hầu hết mọi người có một cửa hàng ưa thích để viếng thăm, kể cả nếu cửa hàng khác cũng nằm gần đấy
để khắc phục thị trường thoái trào thì các chuỗi tiện lợi phải cố gắng cải thiện hiệu quả: cải thiện khâu phân phối hàng bằng cách mở những kho và trung tâm phân phối mới, hoặc nâng cấp những hệ thống điểm bán hàng để xử lý đơn nhanh hơn
Cách thức vận hành
mặc dù hãng cửa hàng có thể sở hữu và quản lý những cửa hàng của mình, nhiều cửa hàng đã được nhượng quyền [franchise]: nghĩa là một doanh nghiệp khác, là bên được nhượng quyền [mua quyền - franchisee] được sử dụng thương hiệu 7-Eleven hoặc FamilyMart làm một mạng lưới hoạt động để đổi lại một phần tỷ lệ lợi nhuận
các cửa hàng tiện lợi Đài Loan có nhiều loại mô hình nhượng quyền [franchise]: đầu tiên là mô hình uỷ thác [mandate] là 7-Eleven chọn địa điểm và mở cửa hàng và trao cho một bên được nhượng quyền quyền vận hành cửa hàng, và 7-Eleven được giữ phần lớn lợi nhuận
mô hình nữa là uỷ quyền [authorize] là bên được nhượng quyền [franchisee] sở hữu mặt bằng và hợp tác với 7-Eleven để mở cửa hàng - trường hợp này bên được nhượng sẽ giữ phần lớn lợi nhuận
cả 2 trường hợp thì bên được nhượng [franchisee] đều vận hành cửa hàng: tuyển dụng, lau dọn... nhưng bên được nhượng sẽ phải được đồng ý của hãng, nhiều quyết định sản phẩm sẽ được quyết bởi văn phòng trung tâm
một cửa hàng tiện lợi 7-Eleven hoặc FamilyMart trung bình chào bán 2000 đến 3000 mặt hàng trong một diện tích chỉ 45 đến 200 mét vuông
cửa hàng lớn sẽ có phòng ăn, kệ sách hoặc thậm chí một quầy rượu nho nhỏ
hàng hoá bán nhanh nên cửa hàng được xe tải chở hàng từ kho đến bổ sung định kỳ 2 lần một ngày, 6 ngày một tuần
tuỳ mật độ cửa hàng trong khu vực thì xe tải sẽ ghé qua 10 cửa hàng mỗi chuyến - cho nên nếu bổ sung thêm cửa hàng vào đường đi của xe tải thì sẽ giúp cắt giảm chi phí vận chuyển
Kết
tháng 7 năm 2022 PCSC mở 1 vạn cửa hàng 7-Eleven, mỗi ngày in ra 13 triệu hoá đơn, cho thấy rằng mỗi ngày một nửa dân số đảo Đài Loan mua hàng 7-Eleven
Uni-President không chỉ quản lý tất cả chuỗi 7-Eleven Đài Loan mà còn cả Starbucks, Mister Donut, chuỗi hiệu thuốc Cosmed và ???cara4Hyper???
Uni-President cũng là một trong những tập đoàn thực phẩm lớn nhất thế giới, thống trị mỳ ăn liền, dầu ăn, chè, vật liệu đóng gói... và sở hữu đội bóng chày Uni-President Lions ở trung tâm thương mại Dream Mall lớn nhất Đài Loan ở Cao Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét