ở Hồng Kông, từ lâu chính quyền thuộc địa đã biết là cần tầng ngậm nước và bể chứa để đáp ứng nhu cầu dân sinh hoạt: dân số tăng và quan hệ nồng ấm với cộng sản Trung Quốc đã dẫn đến tình huống là mua nước từ đại lục sẽ rẻ hơn nhiều
Singapore và Malaysia cũng gặp tình huống tương tự
Nhược điểm nước của Singapore
khi tác giả ở Singapore, cứ 4 giờ chiều thì trời lại mưa: mưa to chứ không phải chỉ mưa lâm thâm - ướt hết giầy tất
lượng mưa trung bình năm Singapore là 2400 mm, nhưng đảo quốc vẫn thiếu nước uống
giống Hồng Kông thì những đặc điểm địa lý nhất định của Singapore khiến phần lớn nước mưa không chảy xuống những mạch nước ngầm
Singapore nhỏ và đã đô thị hoá, không đủ diện tích để nước mưa đọng lại: cho nên nước uống tự nhiên bình quân đầu người Singapore đã thấp hơn mức điểm [benchmark] khan hiểm của Liên Hợp Quốc là 1000 mét khối
dân số Singapore là 5 triệu: nước sinh hoạt chỉ là thứ yếu, phần lớn nước sử dụng cho công nghiệp và thương mại - ví dụ ngành gia công bán dẫn cần cấp nước đều và sạch để rửa sạch những đĩa wafer
Malaysia có nhiều mưa và một số sông lớn nhưng một số nơi có thiên hướng hạn hán: đôi khi xảy ra hạn hán, chính phủ sẽ ban bố khẩu phần [tiết kiệm - ration] nước - người Malaysia hẳn không thích thú
Singapore và Malaysia - frenemy
Singapore và Malaysia đều từ cựu thuộc địa Mã Lai của Anh
Singapore từng là một trong 14 bang của Malaysia từ năm 1963 đến 1965 trước khi tách ra khỏi liên bang vì mất lòng tin và khác biệt lý tưởng giữa các chính khách
thủ tướng Malaysia bấy giờ Tunku Abdul Rahman thường được dẫn lời là đã nói:
"nếu chính sách đối ngoại của Singapore gây hại cho lợi ích của Malaysia, chúng ta có thể tạo áp lực lên họ bằng cách đe doạ cúp nước ở Johor"
Thoả ước và bất đồng về nước
trong lịch sử Singapore và Malaysia đã ký 4 hiệp ước nước
đầu tiên năm 1927 khi cả hai quốc gia dưới quyền người Anh, lãnh đạo Singapore và thống đốc bang Johor đã ký thoả ước cho phép Singapore thuê đất Johor và sử dụng nước miễn phí
thứ hai là hiệp ước ký năm 1961 để kế tục thoả ước năm 1927: cho Singapore quyền tuỳ nghi và độc quyền lấy 86 triệu galông [gallon] tương đương 325 triệu lít nước tự nhiên từ một số vùng nhất định ở Johor - đổi lại Singapore trả tiền thuê đất và mua nước, giá 3 cent một nghìn gallon
Singapore cũng phải bán lại nước sạch đã xử lý về Johor với giá rẻ hơn chi phí
năm 1962 một hợp đồng khác được ký cho Singapore được lấy 250 triệu gallon nước từ sông Johor
cả hiệp ước năm 1961 và 1962 được tuân thủ sau sự kiện năm 1965 Singapore tách ra độc lập khỏi Malaysia
những hiệp ước ấy có một điều khoản để đánh giá và định lại giá sau thời gian 25 năm nhưng bấy giờ Malaysia bỏ qua khi đến hạn
cuối cùng là hợp đồng năm 1990 cho Singapore xây đập ở Johor để dễ lấy nước sông Johor hơn: Singapore trả tiền xây dựng và bảo trì đập
Malaysia chưa bao giờ thực sự cúp nước Singapore, mặc cho những sóng gió pháp lý và kì kèo chính trị giữa hai bên
từ năm 1998 đàm phán đã diễn ra để kéo dài những hợp đồng thập niên 1960, thảo luận về nước là phần của một loạt những đối thoại rộng hơn nhưng vấn đề nước sớm trở thành trọng tâm tranh luận hàng đầu
năm 2001 đến 2002 Lý Quang Diệu và thủ tướng Mahathir Mohamad đã đàm phán, gần xong nhưng khúc mắc về giá cả
Malaysia muốn tính giá dựa theo giá Hồng Kông trả cho Quảng Đông nhưng Singapore chê cao
Hồng Kông trả lại Quảng Đông cho chi phí xây dựng hạ tầng nước, Singapore sẵn lòng trả thêm để lấy nước tự nhiên nhưng không phải mức giá cao tuỳ tiện như thế
chưa kể, mức giá ấy không rẻ hơn mấy so với chi phí nếu tự khử muối và tái chế
cho nên đàm phán chấm dứt và Singapore sẽ tìm cách tự chủ nguồn nước khi hiệp ước năm 1962 kết thúc năm 2061
Xây dựng nguồn cấp nước
kế hoạch năm 2061 Singapore sẽ lấy nước 20% từ lưu vực trong vùng, 55% nước tái chế [NEWater - xử lý với công nghệ màng lọc và khử trùng tia cực tím] và 25% nước khử muối
nước từ lưu vực khu vực là tạo hạ tầng hứng nước mưa và dẫn vào những bể chứa: 65% đất Singapore đang được thiết kế để dẫn nước vào một trong 17 bể chứa
bể chứa lớn cuối cùng của Hồng Kông đã hoàn thiện cuối thập niên 1970
Singapore đã thêm 3 bể lớn chỉ trong thập niên 2000 trong đó có bể Marina
NEWater
căn bản thì nước đã sử dụng sẽ đưa qua dãy những bước xử lý như màng lọc kích cỡ 0.1-0.5 micromet, thẩm thấu ngược và khử trùng tia cực tím
Singapore đã nghiên cứu ý tưởng nước mới NEWater từ thập niên 1970 nhưng chỉ đến thập niên 1990 công nghệ mới khả thi kinh tế
NEWater thích hợp để uống nhưng phần lớn sẽ sử dụng cho mục đích khác như công nghiệp và gia công bán dẫn
có 4 nhà máy NEWater ở Singapore
Singapore đã mở một số nhà máy khử muối: nhà máy thứ tư là Keppel Marina East mở cuối tháng 6 năm 2020 - chạy hết công suất sẽ phục vụ được 20 vạn hộ gia đình và 7% nhu cầu nước hằng ngày của Singapore
cuối cùng, cũng quan trọng là giá thành: chính sách hiệu quả nhất vẫn là định giá bán nước theo chi phí duy trì hoạt động tiết kiệm
năm 1973 chính phủ Singapore nâng thuế quan nội địa đánh lên nước và do đó lần đầu tiên tụt giảm nhu cầu kể từ năm 1967
kể từ đó, giá nước đã nâng lên một vài lần và được coi là một phần quan trọng của chiến lược chính phủ
ví dụ, năm 1997 giá nước được neo vào chi phí khử muối
năm 2017 giá nước đã tăng 30% dần trong thời gian 2 năm
với những hộ gia đình thu nhập thấp và trung bình có thể khó khăn không trả được tiền nước, giảm giá tiết kiệm [u-save rebate] tài trợ: chấp nhận cho mọi chi phí sinh hoạt - mã giảm giá [voucher] chỉ là một giải pháp tiết kiệm, hơn là tài trợ nước cho mọi người
kết quả là mặc dù dân số Singapore tăng nhanh hơn Hồng Kông, và giàu hơn, thì tiêu thụ nước bình quân đầu người đã thực tế giảm từ 165 lít một ngày năm 2003 còn 152 lít năm 2012 và 141 lít ngày nay
tiêu thụ nước Hồng Kông, tính cả nước biển được sử dụng để giội rửa, thì con số bình quân đầu nước lại tăng từ 113 lít mỗi ngày năm 1993 lên 125 lít năm 2012 và 130 lít ngày nay
Hạn hán và ô nhiễm nước Malaysia
Malaysia khá nhiều nước: tổng lượng nước bề mặt đủ đáp ứng mọi lĩnh vực - kể cả dự đoán nhu cầu sẽ tăng đáng kể thì nguồn nước dự báo sẽ đủ cung cấp
vấn đề là quản lý ô nhiễm nước và duy trì nguồn cấp nước vào mùa hạn: thay đổi khí hậu đã kéo dài mùa hạn hán và nặng hơn - dân số dễ ảnh hưởng vì cúp nước
nền kinh tế càng phát triển và khai hoang rừng, lưu vực tích nước [catchment] biến mất và cắt giảm lượng nước chảy vào các bể chứa, không còn trữ lượng dự trữ nước cho mùa hạn
ô nhiễm là vấn đề lớn nhất, hơn cả hạn hán: gần hết các sông Malaysia bị ô nhiễm, thỉnh thoảng nặng hơn bình thường
năm 2017 hơn 1.8 triệu dân ở Johor Bahru thiếu nước vì sông ô nhiễm amoniac
những vấn đề này ở Malaysia sẽ gây hậu quả đáng kể cho tương lai Singapore mặc dù đảo quốc đang hướng đến độc lập nước
Kết
chính phủ Singapore đang gần đạt được mục tiêu dài hạn độc lập nước khi hợp đồng nước Malaysia hết hạn
hiện nay, quốc đảo 5 triệu dân vẫn phụ thuộc đáng kể nước bên kia biên giới: ô nhiễm nước và hạn hán có thể gây áp lực lên hệ thống cả hai quốc gia, tiềm năng phát sinh xung đột và ầm ĩ chính trị
một hiệp ước nước tự nhiên mới sau hạn năm 2061 thì có lẽ không xảy ra nhưng vẫn còn khả năng Malaysia bán trực tiếp nước sạch đã xử lý cho Singapore sau ngày hạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét