Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024

IBM và ổ đĩa cứng Winchester

năm 1952 IBM mời giáo viên nghỉ hưu Reynold B Johnson nhận lời làm trưởng nhóm một phòng thí nghiệm nghiên cứu mới ở San Jose
thập niên 1930 Johnson phát minh một máy chấm điểm trắc nghiệm có đáp án tô bằng bút chì [máy bubble]
IBM mua bằng sáng chế của máy bubble và tuyển dụng Johnson đi đến San Jose làm một số dự án mới
bấy giờ San Jose là một thị trấn nông nghiệp chỉ có 10 vạn dân, IBM lựa chọn nơi này vì gần Los Angeles và Seattle
Johnson được tuỳ ý tuyển dụng 30-50 nhân viên, một trong số những dự án một hệ thống xử lý truy cập ngẫu nhiên, thay thế một tệp ống [tube file] là một phần của hệ thống thẻ bấm lỗ, giúp người dùng nhanh chóng lấy thông tin mong muốn từ toàn bộ hệ thống; hoạt động không ổn lắm trong một số trường hợp, như hoá đơn [invoicing] và hàng tồn kho [inventory]
tệp ống [tube file] có thể truy cập bất cứ thông tin nào, theo bất cứ trật tự nào, mất thời gian giống nhau; khác biệt với truy cập tuần tự, phải lặp đối tượng [loop through] toàn bộ dãy để tìm

Ổ đĩa
IBM nghiên cứu hệ thống ghi từ để cung cấp năng lực truy cập ngẫu nhiên, lưu trữ dữ liệu dưới dạng phương tiện từ tính [magnetic media]; đầu đọc-viết được gắn sẽ thao tác trên phương tiện [media] ấy
IBM thử nhiều hình thức phương tiện từ tính: băng từ, trống từ, ổ đĩa và dây từ, que từ
Johnson sau rốt sử dụng một chồng [stack] đĩa xoay, mỗi đĩa sử dụng một đầu đọc-ghi được gắn trên một cơ cấu chấp hành; thiết kế này có diện tích bề mặt lớn và khả năng truy cập dữ liệu trên nhiều đĩa cùng một lúc
một mẫu prototype thuở đầu có 120 đĩa nhôm và xếp chồng lên nhau trên một trục truyền (động), mỗi đĩa có đường kính 60 cm và cách nhau 6 cm; toàn bộ mảng [array] xoay 3600 vòng mỗi phút
RAMAC
hai trở ngại kỹ thuật: một là phủ [apply] sắt ôxit một cách đồng đều và mượt mà lên bề mặt đĩa; một kỹ sư đề nghị xoay đĩa ở tốc độ cao, và rót sơn, loại sơn sử dụng cho cầu Cổng Vàng, ở giữa; lực ly tâm sẽ lan toả sơn ra toàn bộ bề mặt một cách đồng đều - ngày nay, đây là kỹ thuật xoay-trên [spin-on]
hai là sự lắc lư [wobble] khi đĩa xoay: làm thế nào giữ cho các đầu đọc-ghi cách một phần một nghìn inch trên bề mặt đĩa, nếu đĩa lắc lư
Bill Goddard (ảnh trên) và John Linet đã tích hợp một ống thổi [air nozzle] vào đầu đọc-ghi, tạo ra một nệm hơi [air cushion] giữ cho đầu đọc-ghi vững vàng; được gắn [mount] trên một cần (trục), đầu đọc-ghi sẽ lên xuống vào đĩa để gắn [stick] đầu vào
năm 1956 IBM trình làng phương pháp truy cập ngẫu nhiên cho kế toán và quản lý 305 [RAMAC random access method of accounting and control] là hệ thống xử lý giao dịch, nổi tiếng trang bị ổ đĩa cứng đầu tiên; ổ đĩa bao gồm 50 đĩa được phủ sắt ôxit, đường kính 61 cm, giá thành 250 000 đôla Mỹ, dung lượng 44 megabyte, to bằng 2 cái tủ lạnh, có khả năng lấy dữ liệu trong vòng chưa đến 1 giây
ngày 4 tháng 9 năm 1956 chủ tịch Thomas Watson con (ảnn dưới) công bố sản phẩm RAMAC là ngày trình làng sản phẩm vĩ đại nhất lịch sử IBM
hãng đẩy mạnh sản lượng ở nhà máy San Jose, chiếc RAMAC đầu tiên được giao đến công ty giấy Zellerbach cách đó không xa
năm 1959 lãnh tụ Nikita Khrushchev (ảnh dưới: giữa) Liên Xô viếng thăm nhà máy RAMAC
Ngành công nghiệp mới
hai hãng General Electric và Burroughs bắt đầu sản xuất những ổ đĩa cứng riêng, sau đó xuất hiện những công ty ổ đĩa độc lập, ví dụ Bryant Computer, bắt đầu trình làng sản phẩm máy điện toán và sản phẩm dữ liệu, bán ổ đĩa cứng bên-thứ-ba cho những hàng máy điện toán không có chuyên môn kỹ thuật hoặc vốn đầu tư để tự sản xuất ổ đĩa riêng
giữa thập niên 1960 những công ty NEC, Fujitsu và Hitachi ở Nhật Bản bắt đầu sản xuất ổ đĩa cứng; là những doanh nghiệp được tích hợp dọc, mới đầu những hãng này chỉ sản xuất cho tiêu thụ nội bộ
năm 1966 IBM trình làng cơ sở [facility] tệp 2314 và những gói ổ đĩa [disk pack] định dạng 29 megabyte, tạo điều kiện cho người dùng dễ dàng hoán đổi dung lượng vào và ra
một loạt các công ty độc lập đã sao chép định dạng gói ổ đĩa và quảng bá những sản phẩm ấy cho khách hàng của IBM là tương thích cắm [plug] với phần cứng của họ

Winchester
thập niên 1960 IBM tiếp tục trình làng những nâng cấp tiên phong lưu trữ ổ đĩa cứng
năm 1973 IBM trình làng ổ đĩa Winchester, sau bình luận của giám đốc Kenneth Haughton (ảnh dưới: phải) chi nhánh San Jose
cấu hình ban đầu của dự án sẽ có 2 động cơ trục chính [spindle], mỗi động cơ là 30 megabyte; Haughton nghe mọi người gọi nó là 3030 và nói rằng "nếu nó là một 3030, thì nó hẳn là bì đạn của khẩu Winchester"
bấy giờ, những ổ đĩa ở trong những gói [HDD hard disk drive] có thể tháo ra được; khả năng tiếp cận [accessible] này gây ra những vấn đề vấy bẩn hạt 'lạ' cho nên IBM bắt đầu khoá kín những ổ đĩa, cần (trục) [arm] và động cơ, vào bên trong một hộp chứa [container] kháng bụi; cho phép cắt giảm khoảng cách giữa đầu đọc-ghi và bề mặt đĩa, xuống còn một phần một nghìn so với chiếc RAMAC; đầu đọc-ghi càng gần, ổ đĩa càng dày đặc dữ liệu, chiếc Winchester đã giảm giá thành mỗi megabyte, so với những thiết kế của đối thủ cạnh tranh, đi 30%

Shugart
Alan Shugart là một trong những người làm việc phát triển Winchester thời kỳ đầu; sinh ra những năm Đại suy Thoái, Shugart tốt nghiệp trường đại học Redlands và làm ở phòng thí nghiệm San Jose của IBM
Shugart dẫn đầu nhiều dự án bộ nhớ, một trong số đó là một thiết bị chỉ-đọc để dịch chuyển những chương trình nhỏ từ máy điện toán này sang máy điện toán khác
năm 1973 IBM trình làng đĩa diskette loại-1 là sản phẩm của đội ngũ Shugart, ngày nay gọi là ổ đĩa mềm
IBM thuyên chuyển công tác Shugart đến New York ngoài ý muốn của ông, cứ cuối tuần là Shugart lại về San Jose chơi
năm 1969 Shugart bỏ IBM sang làm cho công ty Memorex chế tạo bộ nhớ băng [tape] trong 3 năm, sau đó Shugart khởi nghiệp công ty riêng Shugart Associates; tranh chấp với những đồng sáng lập về định hướng và vốn chủ sở hữu, Shugart bỏ công ty của mình
sau đó Shugart Associates thống trị thị trường ổ đĩa mềm 8 inch và ổ đĩa mềm 5.25 inch thương mại
năm 1977 Xerox mua lại Shugart Associates với giá 41 triệu đôla
rời bỏ công ty mang tên chính mình, Shugart dấn thân vào một số lĩnh vực; đánh bắt cá hồi, phục vụ quán rượu; sau đó Shagart lại khởi nghiệp một công ty bộ nhớ ở thung lũng Scotts, hạt Santa Cruz; mới đầu tên công ty là Shugart Technology, sau đó Shugart đổi tên công ty thành Seagate
Seagate Technology tìm cách tương thích ổ đĩa Winchester cho những vi máy tính [microcomputer], Seagate muốn phát triển một ổ đĩa cứng sẽ chỉ bé như ổ đĩa mềm, nhưng dung lượng cao hơn nhiều
những hãng chế tạo máy tính cá nhân đã tương thích ổ đĩa mềm 5.25 inch của Shugart Associates rồi, sản phẩm ổ đĩa mềm 5.25 inch là yêu cầu của tiến sĩ An Wang sáng lập công ty Wang Labs; An Wang cho rằng ổ đĩa mềm 8 inch quá to và đắt đỏ, nên muốn một phiên bản rẻ tiền hơn
năm 1980 Seagate trình làng ổ đĩa cứng ST506 dung lượng 5 megabyte, vượt lên ổ đĩa mềm có dung lượng chỉ 160 kilobyte, chiếc ST506 được chào bán với giá 1500 đôla, tương đương 5500 đôla năm 2023
năm 1981 Seagate đạt 9.8 triệu đôla doanh thu ST506, hai năm sau đó đạt lần lượt 40 triệu và 110 triệu đôla doanh thu

Thiết kế kỹ thuật của ổ đĩa mềm 5.25 inch
ý tưởng chủ đạo vẫn không thay đổi quá nhiều so với RAMAC, bốn cấu kiện phụ [subcomponent] là đĩa phẳng [platter], động cơ, đầu đọc-ghi và linh kiện điện tử hỗ trợ
những bit dữ liệu được lưu trên những đường [track] được viết lên trên những đĩa hai-mặt, ngày nay làm từ tấm nền kính
gắn những đĩa phẳng này trên động cơ trục chính [spindle] và sử dụng động cơ để quay nó ở tốc độ 3600 hoặc 7200 vòng mỗi phút
đầu đọc-ghi sẽ truy cập dữ liệu, bay bên trên đĩa phẳng, được bố trí bởi cơ cấu chấp hành
thiết bị điện tử sẽ giúp bố trí [position] và hỗ trợ những linh kiện này, giám sát chuyển động của đầu đọc-ghi khi chúng sắp-hàng [aligh] và phá-hàng [un-aligh], và đưa thông tin lại đến cơ cấu chấp hành
phó chủ tịch kỹ thuật Douglas K Mahon của Seagate nói rằng sản phẩm ổ đĩa mềm 5.25 inch ST506 dung lượng 5 megabyte giống như máy bay Boeing 747 ở tốc độ Mach 4 nhưng chỉ bay la là, cách mặt đất 1 inch
ngày nay, đầu đọc-ghi bay chỉ cách bề mặt đĩa phẳng có 3 nanomet

Hàng hoá hoá
các hãng lắp ráp PC đã lựa chọn hãng chế tạo HDD có giá thành rẻ nhất, với cùng một cấu hình
đầu thập niên 1980 IBM mua ngoài [source] hầu hết linh kiện HDD từ những công ty khởi nghiệp [start-up]
năm 1983 IBM trình làng máy tính cá nhân XT trang bị ổ đĩa cứng 10 maegabyte mua ngoài chủ yếu từ những công ty khởi nghiệp Cate, Miniscribe và IMI
IBM yêu cầu những chương trình kiểm soát chất lượng và nguồn-hai [second-source] ngặt nghèo từ những nhà cung cấp này, IBM cũng từ chối ký hợp đồng dài hạn

Chen lấn xô đẩy [pile in]
HDD là một thiết bị được mô-đun hoá, có 4 cấu kiện được thiết kế chính xác nhưng tách biệt nhau; trong đó, chỉ có 2 cấu kiện là ảnh hưởng đến dung lượng lưu trữ và những thông số hiệu năng, là đĩa phẳng và đầu đọc-ghi
công ty sản xuất HDD mới sẽ có thể tinh chỉnh một trong những linh kiện quan trọng này để tạo ra một cải tiến mới, tích hợp những linh kiện ấy và nhanh chóng trình làng sản phẩm mới ra một thị trường khát khao đổi-mới-sáng-tạo
mới đầu, những doanh nghiệp HDD đã không tự vệ những bí quyết thương mại và cải tiến, bằng cách đăng ký sáng chế [patent]; cộng đồng nghiên cứu HDD là nhỏ, ý tưởng truyên tai tự do giữa các doanh nghiệp; mỗi khi một doanh nghiệp mới vượt lên bằng cách chào bán một định dạng hoặc công nghệ được ưa chuộng, các hãng đối thủ cạnh tranh sẽ nhanh chóng lắp ráp được một sản phẩm riêng, tương tự
năm 1983 ví dụ công ty Rodime ở Scotland đăng ký sáng chế và mở bán định dạng HDD 3.5 inch
năm 1986 công ty Conner Peripheral mở bán HDD 3.5 inch số lượng lớn cho Compaq
năm 1989 và năm 1991 công ty Rodime hai lần nộp đơn phá sản, tiến triển thành một 'patent troll' là kiểu công ty cạnh tranh không lành mạnh về bằng sáng chế
ví dụ nữa Giant Magneto-resistance là hiệu ứng lượng tử đã giật giải Nobel, được khám phá bởi Albert Fert (ảnh trên) và Peter Grunberg (ảnh dưới) ở Pháp và Đức, cách mạng hoá đầu đọc-ghi HDD, cho phép thêm mật độ diện tích
năm 1997 IBM thương mại hoá hiệu ứng GMR với việc trình làng HDD 16.8 gigabyte
năm 1999 các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ là Seagate có những đầu đọc-ghi GMR riêng; các công ty Nhật nhanh chóng đăng ký bản quyền và mua công nghệ GMR
năm 1998 Toshiba trình làng HDD trang bị GMR, sau đó một sản phẩm là HDD 1.8 inch của Toshiba được Steve Jobs và Jon Rubinstein (ảnh trên) trang bị máy nghe nhạc iPod của Apple năm 2002

Vốn đầu tư mạo hiểm
cuối thập niên 1970 những thay đổi về thuế suất lãi vốn và quy định đầu tư quỹ hưu trí đã cho phép ra đời những quỹ đầu tư mạo hiểm [VC venture capital]
tháng 9 năm 1981 Seagate lên sàn chứng khoán, thu về 26 triệu đôla vốn, được thị trường coi là có hệ số giá tích cực [favorable multiple]
sau thương vụ IPO, quỹ đầu tư mạo hiểm của Seagate thắng lớn; khoản 1 triệu đôla đầu tư của quỹ đã đáng giá 32 triệu đôla
giữa năm 1983 có 12 hãng sản xuất HDD được các quỹ đầu tư mạo hiểm hậu thuẫn được giao dịch trên sàn chứng khoán, tổng vốn hoá thị trường là 5 tỷ đôla
từ năm 1977 đến 1984 có 43 hãng sản xuất ổ đĩa cứng, gọi vốn 400 triệu đôla
năm 1983 và 1984 thôi đã có 21 công ty khởi nghiệp, gọi vốn 270 triệu đôla sau 51 lượt gây vốn
năm 1983 và 1984 đã có đến 70 doanh nghiệp, thị trường máy tính cá nhân đã lần đầu tiên thoái trào; nhiều công ty khởi nghiệp đã phá sản
năm 1978 các công ty tích hợp dọc cũ đã chiếm 84.8% thị phần HDD thì mười năm sau đó chỉ còn 7.9%

Toàn cầu hoá
bốn công ty máy tính Nhật Bản là Fujitsu, Hitachi, NEC và Toshiba mới đầu sản xuất HDD nội bộ, đã chuyển sang mô hình kinh doanh 'nhà sản xuất linh kiện gốc'
bất chấp một số cải tiến, bốn công ty đã mới đầu thất bại, không vượt lên được trên thị trường; vì các công ty Mỹ tích cực toàn cầu hoá việc sản xuất
năm 1984 Seagate thuê ngoài việc sản xuất HDD sang Singapore, được tạo điều kiện bởi Hội đồng phát triển Kinh tế [EDB]
năm 1990 Singapore chiếm 55% thị phần HDD được sản xuất toàn cầu
lương người lao động Singapore tăng, những công việc giá trị thấp như lắp ráp cánh-tay-đòn [arm] của cơ cấu chấp hành [actuator] nắm giữ đầu đọc-ghi đã chuyển sang Malaysia và Thái Lan; Singapore nhận công việc mới, ví dụ đúc [fabricate] đĩa phẳng [platter], lắp ráp những hệ thống HDD chuyên biệt
đầu thập niên 2000 các hãng Nhật Bản chiếm lại thị phần lớn HDD, sau khi cũng thuê ngoài việc sản xuất; rồi Hitachi sáp nhập IBM, trước khi cạnh tranh và những thương vụ sáp nhập một lần nữa xói mòn lợi thế của họ

Kết quả
từ năm 1976 đến 1987 mật độ dữ liệu HDD tăng 20 lần
năm 1977 một megabyte dữ liệu lưu trữ đã tốn kém 560 đôla, thì năm 1986 chỉ còn 11.89 đôla và đến năm 1998 là 4.3 xu
năm 1990 có 66 doanh nghiệp sản xuất HDD thì đến năm 1994 chỉ còn 33 công ty, có những công ty chìm vào quên lãng như Peripheral Memories, Comport, PrarieTek, Priam và Tulin
năm 1998 chỉ còn 16 doanh nghiệp
từ năm 2006 đến 2015 bốn doanh nghiệp HDD hàng đầu đã chiếm 52.5% thị phần, trung bình
từ năm 2000 đến 2010 thêm bốn doanh nghiệp HDD nữa thoái lui: Quantum, IBM, Maxtor và Fujitsu
mặc dù kiếm tiền cấp giấy phép [license] sáng chế, phân nhánh HDD của IBM chật vật chỉ chiếm 25% thị phần; năm 2002 IBM sáp nhập hoạt động HDD của hãng với của Hitachi
giữa thập niên 1990 không còn nhà máy lắp ráp HDD ở Mỹ; mặc dù những công việc lương cao ở Mỹ trong nghiên cứu phát triển, giám đốc sản xuất và thiết bị chống rung [gimbal] vẫn còn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét