nếu súng nòng xoay được coi là súng máy, nội chiến Mỹ sẽ là lần đầu tiên xuất hiện súng máy trong chiến tranh
nếu nói rằng chiến tranh hiện đại bắt đầu với súng Maxim, thì chiến tranh Boer là đầu tiên, vì cả hai phe đều được xướng thơ trong chiến lược và chiến tranh châu Âu, đều là người châu Âu, mặc dù quy mô nhỏ hơn chiến tranh Nga-Nhật
Chiến tranh Krym tháng 10 năm 1853 đến tháng 2 năm 1856
chiến tranh Krym, tuy đáng kể nhưng thường là xung đột bị khuất bóng ở thế kỷ 19, đã định hình bối cảnh chính trị và quân sự châu Âu; chiến sự lôi kéo tham gia của đế quốc Ottoman, Anh, Pháp và đảo Sardinia chống lại bành chướng của đế quốc Nga (ảnh dưới)
chiến sự chủ yếu ở bán đảo Krym, mặc dù chạm trán khắp từ biển Baltic đến Thái Bình Dương, khét tiếng với những cuộc tấn công thảm hoạ, sai lầm chiến lược, ác mộng hậu cần và tổn thất tính mạng, chiến tranh Krym cho thấy là bước ngoặt của lịch sử loài người
Krym đánh dấu khởi đầu của chiến tranh hiện đại, xuất hiện những cải tiến công nghệ như đường sắt và điện báo, cũng như sớm sử dụng súng trường và đột kích chiến hào (ảnh dưới)
chiến tranh Krym lôi kéo đa bên, mỗi phe đã có động cơ và mục đích khác nhau:
đế quốc Nga dưới trướng sa hoàng Nicholas đệ nhất (ảnh dưới) nhân cơ hội khẳng định vị thế là người bảo hộ Chính thống Giáo bên trong đế quốc Ottoman, để giành quyền kiểm soát những cảng nước-ấm ở biển Đen; sa hoàng hi vọng một chiến dịch thắng lợi sẽ có thể dẫn đến mở rộng ảnh hưởng của Nga ở Đông Âu và vùng Cận Đông
đế quốc Ottoman dưới trướng sultan Abdulmejid đệ nhất (ảnh dưới) dẫn đầu nỗ lực chống Nga bành chướng; đế quốc Ottoman, dù đang suy thoái, vẫn là thế lực đáng gờm và kiên định bảo vệ chủ quyền, duy trì kiểm soát lãnh thổ của mình, cụ thể ở hai eo biển chiến lược Bosporus và Dardanelles; tuy nhiên, năng lực chống cự Nga của đế quốc Ottoman đã bị trở ngại lớn bởi những vấn đề nội bộ, bao gồm căng thẳng sắc tộc, tham nhũng chính quyền và quân đội phung phí
đồng minh với đế quốc Ottoman có vương quốc Anh dưới quyền thủ tướng George Hamilton-Gordon (ảnh dưới: bá tước thứ 4 xứ Aberdeen) lo ngại vấn đề duy trì cân bằng quyền lực châu Âu và bảo đảm lợi ích của đế chế, cụ thể là tuyến đường thương mại Ấn Độ
chính phủ Anh lo sợ rằng người Nga thả phanh ảnh hưởng đế quốc Ottoman sẽ đe doạ lợi ích của đế quốc Anh (ảnh dưới: lính cao nguyên Anh trong chiến tranh Krym)
Pháp dưới trướng vua Napoleon đệ tam (ảnh dưới) tham gia chiến sự Krym với tư cách đồng minh của Ottoman, là cơ hội khẳng định tầm ảnh hưởng của Pháp lên Giáo hội Công giáo ở Jerusalem, lấy được ủng hộ trong nước, và tái thiết vị thế của Pháp là cường quốc châu Âu sau bê bối cách mạng năm 1848
năm 1855 vương quốc Sardinia dưới trướng vua Victor Emmanuel đệ nhị (ảnh dưới) và thủ tướng Camillo Benso (ảnh dưới: bá tước xứ Cavour) tham chiến để hiện diện ở sân khấu châu Âu và loại bỏ sức ảnh hưởng của Áo lên Ý, Sardinia coi việc tham chiến là động thái ngoại giao để giành được ủng hộ cho thống nhất nước Ý
năm 1852 Pháp và Nga tranh cãi về quyền lợi của dân thiểu số Thiên Chúa giáo ở Đất Thánh, bấy giờ thuộc đế quốc Ottoman
tranh chấp là về việc ai nên là người bảo vệ tín đồ Thiên Chúa ở Palestine, giáo hội Chính thống giáo Nga hay Công giáo Pháp, là biểu tưởng của cuộc tranh chấp rộng hơn cho sức ảnh hưởng lên đế quốc Ottoman đang suy tàn; bất chấp Ottoman nỗ lực giữ thế trung lập và 'ngoại giao cây tre' những đặc quyền của hai nhóm Thiên Chúa giáo, tình hình tiếp tục leo thang
năm 1853 Nicholas đệ nhất đã lấy tranh chấp tôn giáo làm cớ để thúc đẩy tham vọng của mình, tuyên bố Nga là quốc gia Chính thống Giáo bố, đưa quân đến hai thân vương quốc Danube là Moldavia và Wallachia bấy giờ Ottoman kiểm soát (ảnh dưới: nay là Romania) dưới danh nghĩa bảo vệ Chính thống Giáo
cuộc tấn công đã đe doạ đế quốc Ottoman và bị nhìn nhận rộng rãi là một động thái chiếm quyền kiểm soát hai eo biển nối biển Đen với Địa Trung Hải
đế quốc Ottoman gửi thông điệp cực lực phản đối hành động ngang ngược trên và yêu cầu Nga rút quân; khi Nga tảng lờ yêu cầu trên, tháng 10 năm 1853 Ottoman tuyên chiến; chiến sự mới đầu nổ ra ở hai thân vương quốc Danube và biển Đen, tàu chiến Nga tấn công vào đội tàu Ottoman ở Sinop đã đánh động Anh và Pháp giúp sức Ottoman
tháng 3 năm 1854 Anh và Pháp tuyên chiến Nga, chiến trường sớm chuyển sang bán đảo Krym, với việc quân Đồng Minh chú ý đánh chiếm căn cứ cảng Sevastopol
năm 1855 Sardinia tham dự với các cường quốc Đồng Minh, nhận thấy cơ hội giành được ưu ái chính trị cho sự nghiệp thống nhất Ý
tháng 9 năm 1854 trận Alma là đối đầu lớn đầu tiên giữa Nga và quân Đồng Minh, kết quả là chiến thắng của liên minh Pháp-Anh; bên bờ sông Alma, quân Đồng Minh đẩy lùi quân Nga và mở đường về Sevastopol; tuy nhiên, quân Đồng Minh mải đuổi đánh quân Nga rút lui nên đã chậm trễ vây hãm Sevastopol, khiến cuộc bố ráp bị kéo dài hơn 1 năm
tháng 10 năm 1984 trận Balaclava nổi tiếng nhất với cuộc tấn công của lữ đoàn kỵ binh nhẹ: nhận lệnh "nhầm", 678 khinh kỵ binh Anh đã xung phong vào "Thung lũng Tử thần" có 25000 pháo binh Nga trấn thủ
tháng 11 năm 1854 trận Inkerman khốc liệt nhất chiến tranh Krym, quân Nga muốn đột phá vòng vây Sevastopol bằng cách tấn công quân Đồng Minh ở nhiều mặt trận, nhưng đã thiệt hại nặng; trận chiến, còn gọi là trận 'Soldiers', được miêu tả là hỗn loạn, cận chiến trong sương mù dày đặc, với rất ít can thiệp từ mệnh lệnh chỉ huy cấp trên ở cả hai phe
tháng 10 năm 1854 đến tháng 9 năm 1855 công thành Sevastopol là sự kiện quyết định chiến tranh Krym; quân Đồng Minh ngỡ thắng nhanh, nhưng cuộc vây hãm kéo dài gần 1 năm vì những công sự kiên cố và sức kháng chiến kiên cường của thành phố; hai phe đều thiệt mạng nhiều, phát triển chiến tranh chiến hào và tiến bộ trong sử dụng pháo; Sevastopol thất thủ đã đánh dấu sự bắt đầu của một kết thúc cho Nga trong chiến tranh, dẫn đến những hiệp ước hoà bình được ký mới
chiến tranh Krym cho thấy chuyển dịch đáng kể trong chiến lược, chiến thuật và công nghệ quân sự, đặt nền móng cho chiến tranh hiện đại; về khía cạnh chiến lược, cuộc chiến phản ánh tầm quan trọng của kế hoạch hậu cần, vì thiếu kế hoạch đã gây ra khó khăn vất vả ở cả hai phe
trận công thành Sevastopol là ví dụ điển hình của một hình thái chiến tranh mới - chiến hào - đã trở thành đặc tính của chiến trận thế kỷ 20; cuộc vây hãm cũng phản ảnh sự cần thiết của chuỗi cung, công sự được-chuẩn-bị-kỹ-lưỡng và năng lực chịu đựng chiến sự kéo dài
yếu tố chiến thuật của chiến tranh Krym cũng thay đổi, nhờ công nghệ và thực tiễn chiến trường mới; một cải tiến lớn là ứng dụng súng trường Minié nạp đạn đằng nòng, có tầm xa và độ chuẩn xác cao hơn
tầm xa lớn hơn đã nâng cao lợi thế cho phía phòng thủ trên chiến trận, vì quân thủ có thể nấp sau công sự và bắn vào quân tấn công; chiến thuật cũ, ví dụ kỵ binh xung phong ở Balaclava, đã bị coi là càng lạc hậu khi đối mặt với súng trường và pháo binh
chiến tranh Krym xuất hiện một trong những trận chiến đầu tiên của những tàu thuỷ bọc sắt, khi hải quân Nga tự làm đắm tàu mình để chặn lối vào cảng Sevastopol; năm 1856 hoà ước Paris chính thức chấm dứt chiến tranh và cũng lập ra cán cân quyền lực mới ở châu Âu
năm 1856 hoà ước Paris (ảnh dưới) buộc Nga chấp nhận: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đế quốc Ottoman, rút lại yêu sách làm một người bảo hộ của những tín đồ Thiên Chúa ở Ottoman
Chiến tranh Nga-Nhật
chiến tranh Nga-Nhật là chương đen tối nhất trong lịch sử hải quân Nga cho nên vẫn thu hút chú ý của sử gia quân sự và những ai quan tâm lịch sử quân sự Nga; hạm đội hoàng gia Nhật Bản gần như đánh bại những hạm đội Baltic và hạm đội Thái Bình Dương của Nga (ảnh dưới)
bấy giờ, hải quân hoàng gia Nga đang ở thời kỳ hiện đại, khổng lồ và mạnh mẽ nhất, trên lý thuyết; sau chiến bại, hạm đội Nga chỉ hồi sinh được sức mạnh hải quân ấy một lần duy nhất, thập niên 1970-1980 (ảnh dưới: tàu Nga ở Retvizan)
những thiên tài hải quân là đô đốc Zinovy Petrovich Rozhestvensky và đô đốc V.K. Witgeft đã không đánh bại được hạm đội Nhật khiêm tốn dưới quyền đô đốc Togo, ai là người có lỗi? Nhân viên kỹ thuật được giao trọng trách? Quân đội khi thất bại sẽ luôn, trước tiên, đổ lỗi thiết bị quân sự vô tích sự, theo góc nhìn của họ. Những người chế tạo ra công nghệ, mặt khác, sẽ chỉ ra sự thiếu chuyên nghiệp và không xứng đáng của quân lính
ngày 8 tháng 2 năm 1904 sau khi Nga từ chối yêu cầu của Nhật được kiểm soát Triều Tiên, Nhật tấn công hạm đội ở cảng Arthur (ảnh dưới: lựu pháo Nhật) và Tchemulpo; chiến sự đã tiên phong một số đặc điểm của chiến tranh những thập kỷ sau ấy
hai cường quốc đã tổng động viên một mức độ nhân lực, nguồn lực kinh tế và quân sự lớn chưa từng thấy; chiến sự vắt kiệt tài chính của bên thắng cuộc, tạo nên một núi nợ cho Nhật; chi tiêu chính phủ đã gấp đôi trong chiến tranh, gây ra thâm hụt ngân sách lớn
năm 1905 chiến tranh đã khích động một cuộc nổi dậy của giai cấp vô sản Nga, cho thấy chỉ có tầng lớp vô sản mới có thể đóng vai trò ngăn cản chiến tranh
năm 1907 tại hội nghị Stuttgart của Đệ nhị Quốc tế, Rosa Luxemburg (ảnh trên) kết luận: "nhưng cách mạng Nga (năm 1905) không chỉ nổi lên từ chiến tranh, nó còn phục vụ làm gián đoạn chiến tranh. Nếu không, sa hoàng chắc chắn đã tiếp tục cuộc chiến" - phát biểu tại uỷ ban 'Những xung đột quân sự và quốc tế'
năm 1899 Rosa Luxemburg viết trên tờ báo Leipziger Volkszeitung: "chia cắt và thôn tính châu Á xong, chủ nghĩa tư bản châu Âu không còn có nơi nào mới để thôn tính nữa. Sau đây, thế giới sẽ bị chia cắt và mọi nơi trên thế giới sẽ bị đòi chủ quyền bởi một nhà cai trị. Sớm hay muộn, câu hỏi phía Đông mới sẽ đi vào giai đoạn giống như của câu hỏi cũ, đã hoá thạch: từng bước một, các đối thủ châu Âu sẽ bắt đầu xích lại gần nhau, để rồi cuối cùng sẽ chỉ dừng lại sau khi đã đến điểm mà tại đó họ sẽ đối chọi nhau trực tiếp. Và những lực lượng kinh tế và chính trị, vốn đã được thả tự do, ngành công nghiệp lớn đã phát triển, chủ nghĩa quân phiệt khổng lồ, sẽ bắt đầu là gánh nặng cho toàn bộ xã hội vì họ không còn tìm được bất cứ đầu-ra nào nữa"
giữa thập niên 1850 Mỹ tiên phong mở cửa Nhật Bản cho chủ nghĩa tư bản, bắt đầu chạm trán Nhật Bản tranh giành vị thế thống trị ở Thái Bình Dương và Viễn Đông
sau chiến tranh Trung-Nhật 1894-1895 khi Pháp, Đức và Nga chung tay ngăn cản những cuộc thôn tính 'thái quá' của Nhật (ảnh dưới), lần này là Mỹ và Anh kiềm chế thắng lợi và sức mạnh của vị thế Nhật
giai đoạn đầu của chiến tranh Nga-Nhật, Mỹ và Anh hỗ trợ Nhật, nhưng sau đã rút tài trợ khi chiến sự gần kết thúc để gây áp lực lên Nhật vì Mỹ coi Nhật là đối thủ chính ở Viễn Đông; khi Mỹ ủng hộ hoà ước Nga-Nhật chấp nhận bá quyền của Nhật ở Triều Tiên, Nhật phải nhường Mỹ can thiệp ở Philippines
Mỹ coi việc Nhật kiểm soát Triều Tiên là biện pháp ngăn Nga bành chướng về phía Đông, nhưng Mỹ vẫn tụt hậu sau các nước châu Âu trong những cuộc thôn tính đế quốc thế kỷ 19, vì bận rộn khích lệ mở rộng chủ nghĩa tư bản ở miền Tây nước Mỹ, nên đã đến muộn trong cuộc phân chia miếng bánh Viễn Đông; năm 1898 phần bánh đầu tiên của Mỹ là Philippines được lấy từ Tây Ban Nha (ảnh dưới) là cuộc chiến đầu tiên Mỹ tổ chức bên ngoài lãnh thổ của mình; trong thời gian này, Mỹ sáp nhập Hawaii và giành kiểm soát đảo Wake và đảo Guam ở Thái Bình Dương
năm 1905 cách mạng Nga đã gây ra màn trình diễn tệ hại của quân đội Nga (ảnh dưới: trận Tsushima)
đầu tiên, hạm đội Nhật phục kích và phá huỷ hạm đội Thái Bình Dương của Nga; đồng thời, hạm đội Nhật đánh Liêu Dương ở Mãn Châu trước khi Nga kịp hội quân về Viễn Đông; diễn biến sớm làm nhụt chí chiến đấu của chính phủ Nga và do đó đưa cuộc chiến đến một kết thúc chóng vánh
mặc dù Nhật thắng trận Liêu Dương, họ cũng thiệt mạng 5300 (ảnh dưới) trước khi quân Nga rút lui, trong khi hạm đội Thái Bình Dương cũng rút được về cảng Lữ Thuận
cảng Lữ Thuận được trấn thủ bởi nhiều súng hạng nặng, và không thể bị tiếp cận từ biển; hải quân Nhật đã gọi quân đội đến đánh, mất nhiều tháng và thiệt hại quân số lớn để đột phá những công sự bê tông và chiếm được căn cứ; hải chiến cảng Lữ Thuận chủ yếu là chiến hào, sử dụng lựu pháo 28-cm, súng máy, lựu pháo liên thanh, lựu đạn và pháo dã chiến
(ảnh trên: tướng Nogi Maresuke hàng giữa, thứ hai từ bên trái, gặp tướng Anatoly Stessel)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét