công ty Quý Châu Mao Đài thuộc sở hữu nhà nước và là hãng bán rượu Mao Đài, là bạch tửu, một loại rượu truyền thống của Trung Quốc; năm 2023 Quý Châu Mao Đài là công ty đại chúng có giá trị vốn hóa 300 tỷ đôla, cao nhì thị trường, sau Tencent
Quý Châu là một tỉnh nội lục ở miền tây nam Trung Quốc, với dân số 38.5 triệu và nền kinh tế bị phụ thuộc vào nhiên liệu và khai khoáng
thị trấn Mao Đài có truyền thống lâu đời sản xuất rượu, giống như rượu whisky Tennessee thì mặc dù rựou Quý Châu Mao Đài không phải bạch tửu duy nhất trên thị trường nhưng nổi tiếng nhất
Huyền sử
năm 135 trước công nguyên, triều đại nhà Hán đã tìm thấy tài liệu ghi nhận rằng người Mao Đài đã sản xuất rượu Guo Jiang [wolfberry sauce aroma]; wolfberry là hắc kỷ tử
nhà sử học Tư Mã Thiên viết trong tác phẩm 'Sử ký' đã ghi chép rằng quan huyện Tang Meng ở hạt Han của huyện Trác [Fanyang] đã du hành đến nước Nam Việt, khu vực Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam ngày nay
Tang Meng được người nước Nam Việt mời rượu Guo Jiang; trở về thủ đô Han, là thành phố Tây An ngày nay, Tang Meng đã tìm nguồn gốc xuất xứ của rượu
sau rốt, danh tiếng rượu Guo Jiang đã đến tai Hán Vũ Đế và hoàng đế đã ban lệnh cống nạp Guo Jiang lên triều đình
Xuất xứ thời nhà Thanh
Guo Jiang được Hán Vũ Đế quan tâm, chỉ là quả hắc kỷ tử lên men, chưa phải rượu mạnh; nhưng lịch sử tuyên bố rằng nó là tiền thân của rượu Mao Đài ngày nay
năm 1105 thời nhà Tống, một nhà thơ bị đi đày ở biên giới tỉnh Quý Châu đã uống và ca ngợi rượu mạnh Chương Kha [Zhangke]
đầu thế kỷ 1700 lập ra làng chài Mao Đài nhỏ ở bờ sông Xích Thuỷ
cuối thế kỷ 1700 đã có hàng chục xưởng chưng cất rựou Mao Đài
người ta khai quật được một thẻ bài đá đã có từ năm 1784 ghi chữ "Mao Đài, rựou mạnh nhà làm" [Moutai Jise Shengjiu]
ghi nhận cho thấy vua Gia Khánh, trị vì từ năm 1796 đến 1820, đã ca ngợi rượu Mao Đài là ngon nhất Quý Châu
Mao Đài
bạch tửu có thể chưng cất từ lúa mỳ, hạt kê... nói chung là ngũ cốc; bạch tửu Mao Đài được lên men từ hạt bo bo, có nguồn gốc Sudan; ngũ cốc và nước sẽ phải lấy từ làng Mao Đài, để có hương vị độc đáo ở làng; khách phương tây đã nói rằng bạch tửu Mao Đài có vị vodka chua gắt và gợi nhớ một nước sốt ngọt Trung Quốc hoặc xì dầu
năm 2009 báo Atlantic đăng bài miêu tả rượu Mao Đài: "giống như dưa cải bắp, rượu ethyl và dung môi pha sơn, được pha lẫn và chắt lọc. Nó có mùi khai amoniac"
rượu Mao Đài có giá bán từ 100 đến 300 đôla một chai
Ba xưởng chưng cất
nửa cuối thế kỷ 19 có 10-20 xưởng rượu Mao Đài
thập niên 1850 quân Thái Bình Thiên Quốc và nghĩa quân địa phương đã phá những xưởng rượu ấy và dừng việc chưng cất trong cả một thập kỷ
thập niên 1860 vị quan Hua Lianhui làm việc quản lý muối đã thành lập xưởng rượu Thành Nghị [Chengyi] vì bà của Hua kể rằng bà đã nếm thử rượu khi đi qua nơi này, và Hua nhận thấy cơ hội bán rượu ở những buổi lễ tiệc
Hua mua lại xưởng rượu đã đóng cửa và đổ nát, thuê một nhân viên cũ và bắt đầu việc chưng cất; mười năm sau, xưởng thứ hai được gây dựng, tên là Ronghe và cạnh tranh với xưởng Chengyi
xưởng xuất hiện thứ ba là Hengchang đã gắp nhiều khó khăn, trước khi một thương nhân đã mua lại và mở rộng công suất xưởng và quảng bá thương hiệu
Giải thưởng
ngày 20 tháng 2 năm 1915 Mỹ tổ chức triển lãm quốc tế Panama-Thái Bình Dương ở San Francisco để khai trương kênh đào Panama đi vào hoạt động; nhà tổ chức đã mời doanh nhân và chức sắc Trung Hoa Dân Quốc đến tham dự, trong đó có tổng thống Viên Thế Khải, cuối năm ấy đã nỗ lực khôi phục nền quân chủ và ngày 6 tháng 6 năm 1916 đột tử ở tuổi 57
bộ nông nghiệp và thương mại Trung Hoa Dân Quốc đã đưa sản vật các tỉnh đến triển lãm, với 10 vạn sản phẩm đã được tham dự: tương truyền, họ đem đến triển lãm rượu mạnh Mao Đài của 2 xưởng Chengyi và Ronghe, và đã giành huy chương bạc, sau đó khiến hai xưởng đã tranh giành nhau quyền nắm giữ phần thưởng; cho nên, phòng thương mại của huyện đã giữ huy chương và in 2 giấy chứng nhận cho 2 xưởng giữ
Đảng cộng sản Trung Quốc
năm 1935 Hồng quân Trung Quốc chiếm đóng làng Mao Đài, tương truyền rằng uống bạch tửu đã giúp họ đánh bại quân quốc gia ở trận chiến sông Xích Thuỷ và là bước ngoặt của Vạn lý Trường chinh
Mao Trạch Đông uống rượu Mao Đài trong bữa tiệc lần đầu tiên thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, và thỉnh thoảng gửi biếu rượu Mao Đài sang cho Kim Nhật Thành
trong một bữa tiệc tối năm 1974, ngoại trưởng Henry Kissinger nói với Đặng Tiểu Bình rằng: "Tôi nghĩ nếu uống đủ Mao Đài, chúng ta có thể giải quyết bất kỳ việc gì" và Đặng Tiểu Bình đáp lại: "Thế thì khi trở về Trung Quốc, chúng tôi sẽ tăng sản xuất nó"; theo ghi chép của Chính phủ Mỹ
năm 2013 tổng thống Obama và chủ tịch Tập Cận Bình uống rượu Mao Đài ở miền nam California
năm 2015 Tập Cận Bình gặp gỡ tổng thống Mã Cảnh Đào cũng uống Mao Đài, cùng với rượu cao lương của đảo Kim Môn, là một bạch tửu khác ở Đài Loan
Sở hữu nhà nước
năm 1951 chính quyền Quý Châu đã nắm lấy quyền sở hữu xưởng chưng cất Chengyi, ít lâu sau đó 2 xưởng Rong-he và Hengchang cũng bị quốc hữu hoá và sáp nhập thành một công ty duy nhất là doanh nghiệp nhà nước Quý Châu Mao Đài
ngày nay, chính quyền Quý Châu sở hữu 60.82% cổ phần Quý Châu Mao Đài
năm 1958 Mao Trạch Đông đến thăm và làm việc với giám đốc nhà máy Quý Châu, đích thân yêu cầu thực hiện Đại nhảy vọt: tăng sản lượng rượu Mao Đài lên thành 1 vạn tấn, từ con số 623 tấn năm ấy
năm 1959 sản lượng rượu Mao Đài đã đạt 820 tấn và năm 1960 là 912 tấn: đánh đổi là họ đã phải lấy ngũ cốc lương thực - ghi chép cho thấy 20% dân số nông thôn của huyện, tương ứng 122000 người, đã thiếu đói và thêm 1300 người nữa chết vì bị thu gom ngũ cốc
năm 1978 sau cách mạng văn hoá, ban lãnh đạo mới của Mao Đài đã khôi phục sản lượng và chất lượng, càng tăng nhờ Trung Quốc bùng nổ kinh tế thập niên 1990
Cung cầu
90% doanh số rượu Quý Châu Mao Đài là ở trong nước: vì rượu mạnh và đắt tiền, chủ yếu uống mừng sự kiện hoặc quà biếu - chưa kể đảng cộng sản Trung Quốc cũng khuyến khích
ước tính trước khi Tập Cận Bình nhậm chức chủ tịch, hơn nửa doanh số rượu mạnh xa xỉ Trung Quốc là bán cho chính quyền và quân đội; với 30-35% doanh số khác là bán cho doanh nghiệp
nhiệm kỳ đầu tiên Tập Cận Bình thực hiện chiến dịch chống tham nhũng, rượu xa xỉ như Mao Đài đã ế
quá trình sản xuất bạch tửu của các nhà máy rượu ở Mao Đài là mang tính thủ công mỹ nghệ: có thể cần nhiều năm ủ trong vại lớn, và buộc từng dải băng lên từng nắp bình rượu
cuối năm 2017 công ty tăng 17% giá rượu Mao Đài đã khiến giá cổ phiếu tăng 8% lập đỉnh mới
năm 2021 cựu chủ tịch Yuan Renguo (ảnh trên) bị tòa án nhân dân Quý Dương tuyên án nhận tiền và tài sản trị giá 112.9 triệu nhân dân tệ, tương đương 17.48 triệu đôla Mỹ, trong thời gian đương nhiệm ở công ty Quý Châu Mao Đài từ năm 1994 đến 2018 đã tuồn rượu Mao Đài cao cấp ra bán lẻ và thu lãi 30 triệu đôla Mỹ
Tập đoàn
năm 2017 Quý Châu Mao Đài vượt qua tập đoàn Diageo để trở thành hãng rượu lớn nhất thế giới
năm 2022 Quý Châu Mao Đài đạt doanh thu 18.6 tỷ đôla Mỹ với biên lợi nhuận 50%, so với hãng Kering sở hữu thương hiệu Gucci đạt doanh thu 23 tỷ đôla trong đó 4 tỷ đôla lợi nhuận; nhưng giá trị vốn hoá thị trường của Kering chỉ là 58 tỷ đôla, so với 300 tỷ Quý Châu Mao Đài
tháng 2 năm 1921 giá cổ phiếu Quý Châu Mao Đài lập đỉnh; giá trị vốn hoá đạt 450 tỷ đôla, cao hơn những Disney và Nike; hiện tại, giá trị vốn hoá Quý Châu Mao Đài vẫn cao hơn 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc thuộc hàng những công ty lời lãi nhất thế giới, theo sổ sách
cụ thể sổ sách năm 2022 ghi nhận ngân hàng công thương Trung Quốc [ICBC industrial commercial bank China] đạt lợi nhuận ròng 52 tỷ đôla Mỹ; ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc đạt 35.9 tỷ đôla lợi nhuận ròng; trong khi Quý Châu Mao Đài chỉ 9 tỷ đôla lợi nhuận ròng
Doug O'Laughlin của trang Fabricated Knowledge giải thích 2 lý do tại sao năm 2016 giá cổ phiếu Quý Châu Mao Đài tăng cao: một là độc quyền quốc tửu chỉ chưng cất ở Mao Đài, hai là mạng lưới phân phối lớn phức tạp đã tăng lợi nhuận [mark-up] bán lẻ
năm 2018 chủ tịch Li Baofang (ảnh dưới) nhậm chức đã thành lập một văn phòng bán hàng: tìm cách cắt giảm số lượng nhà phân phối và thậm chí là bán trực tiếp cho khách
rồi thị trường thứ cấp những nhà sưu tập rượu Mao Đài sẽ trao đổi và tìm kiếm những chai có giá hàng nghìn đôla Mỹ, công ty Quý Châu Mao Đài cũng muốn dự phần
và cơ hội xuất khẩu, rượu Mao Đài chưa nổi tiếng bên ngoài đại lục, công ty đã chạy chiến dịch quảng cáo ở New York và Paris, theo chân rượu whisky Nhật Bản trước đây
cuối năm 2017 công ty tổ chức hội thảo với chủ đề "khiến thế giới yêu mến Mao Đài"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét