tháng 5 năm 1644 triều đình nhà Minh sụp đổ
vua Sùng Trinh là hoàng đế cuối cùng của triều đình nhà Minh, đã chết một mình ở Bắc Kinh, thành đô rơi vào tay quân phản loạn phương bắc
các tướng vội vã đi cứu vua Sùng Trinh nhưng đã quá muộn
cửa ải Sơn Hải là niềm tự hào của nhà Thanh, đá đít triều đình nhà Minh và đảm bảo triều đình mới sẽ không có vua là người Hán
người Mãn Châu chinh phạt nhà Minh đã tổn thất 25 triệu mạng người trong 75 năm
Triều đình nhà Minh sụp đổ
triều đình nhà Minh trỗi dậy với chỉ một người nông dân tên là Chu Nguyên Chương và kết thúc là vị vua Sùng Trinh gục ngã dưới gốc cây
Chu Nguyên Chương là một thiên tài cục súc với những nét tính cách nổi bật là hoang tưởng, nhiệt huyết và tàn nhẫn
nhà Minh đình đốn sau một cuộc tái sinh với những vị vua đã bị cô lập và lạc lõng giữa nền chính trị ôn hoà
vua Sùng Trinh vơ vét quyền lực, vàng bạc và hành quyết người tốt vì ông không chịu chia sẻ quyền lực với bất cứ ai
một ví dụ nổi tiếng là Viên Sùng Hoán một vị tướng thiên tài đã đánh bại tù trưởng người Mãn là Nỗ Nhĩ Cáp Xích trong trận chiến Nyungran [???]
tướng Viên Sùng Hoán bị áp đảo với 27 000 quân đấu chọi 130 000 quân nhưng đã kết hợp khéo léo chiến thuật và vượt trội công nghệ, quân của Viên Sùng Hoán mua được súng và pháo từ Bồ Đào Nha trong khi quân của Nỗ Nhĩ Cáp Xích chỉ có cung tên
hàng nghìn địch quân Mãn đã bị thảm sát và là thất bại quân sự gây tổn thất lớn đầu tiên cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích
bản thân Nỗ Nhĩ Cáp Xích bị pháo bắn trọng thương và chết 8 tháng sau đó
người kế vị của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Hoàng Thái Cực đã thử lại lần nữa trong những năm sau đó và gặp thất bại tương tự
thế nhưng, không những không cảm kích vị tướng Viên Sùng Hoán thiên tài có công 2 lần đánh bại các bộ lạc từ phương bắc, vua Sùng Chinh còn cảm thấy ngai vàng vị đe doạ và đã nhẫn tâm hành quyết tướng Viên Sùng Hoán với tội danh âm mưu thông đồng với các bộ lạc phương bắc
Viên Sùng Hoán chịu hình phạt róc xương [tùng xẻo / lăng trì]
hàng thập kỷ sau đó, nhà Minh suy thoái, bị địch bủa vây tứ bề
nhưng năm đầu của triều đại nhà Minh, tương lai sáng sủa hứa hẹn. Đến cảnh xế chiều, các bộ lạc Mông Cổ phía bắc đang hưng thịnh và cướp bóc vào lãnh thổ Trung Quốc
phía nam, các cuộc khởi nghĩa lan rộng
Trịnh Hoà tiến về nam
quân nổi dậy lớn nhất được lãnh đạo bởi Lý Tự Thành
giống với vua Chu Nguyên Chương cũng lớn lên trong cảnh nghèo khó, nếm trải nạn đói năm 1627, Lý Tự Thành gia nhập quân nông dân khởi nghĩa lãnh đạo bởi một người tên là Cao Ngênh Tường
Lý Tự Thành nhanh chóng thăng chức lên cấp chỉ huy, mang theo tôn chỉ mang tính cộng sản là bình đẳng giữa người cai trị và người bị trị, cải cách ruộng đất và bãi bỏ thuế lương thực - giúp quân khởi nghĩa thu hút nhiều người đi theo
quân của Cao Ngênh Tường chỉ là 1 trong số nhiều thảo khấu hoạt động khắp địa bàn hiện nay là thành phố Tây An, tỉnh Hà Nam và thành phố Tương Tây
năm 1636 quân triều đình nhà Minh tăng cường chống phản loạn và tháng 8 đã bắt giữ và hành quyết Cao Ngênh Tường
Lý Tự Thành thừa kế phần còn lại của đạo quân và danh hiệu Cao Ngênh Tường để lại là "sấm tướng"
quân triều Minh tiếp tục binh phạt nhiều đạo quân phản loạn nữa bên cạnh quân Lý Tự Thành
năm 1638 một thất bại đã buộc Lý Tự Thành rút chạy lên dãy núi Tứ Xuyên, nhưng hạn hán và nghèo đói kéo dài đã hút cạn ngân khố triều đình, Lý Tự Thành tái sinh từ vùng núi để tái xây dựng lại quân đội, vượt sông Trường Giang và trở về tỉnh Hà Nam giai đoạn từ năm 1640 đến 1641
triều đình nợ nần mới đó phải chi đến 90% ngân sách cho các chiến dịch quân sự và về căn bản vỡ nợ và sụp đổ
5 trận chiến quyết định ở Hà Nam từ năm 1641 đến 1643 đã huỷ diệt quân Minh phía nam và trao cho Lý Tự Thành uy tín làm hoàng đế tiếp theo
Lý Tự Thành tự xưng triều đình mới: triều đình nhà Thuấn [Đại Thuận] - và kéo quân về Bắc Kinh để giành ngôi đế và thống nhất quốc gia
Phía bắc
vạn lý trường thành Trung Quốc - trải dài nghìn dặm ngăn cách người đại lục với hiểm hoạ phương bắc - là nơi đóng quân của Ngô Tam Quế vị tướng được coi là tài năng và thiện chiến nhất của triều Minh
khi quân chính quy nhà Minh bị huỷ diệt ở phía nam, quân của Ngô Tam Quế là hi vọng cuối cùng của triều đình
nhưng quân Ngô Tam Quế cũng liên tục thua trận, để mất 4 trong số 8 pháo đài thành phố trấn yểm phía bắc vạn lý trường thành
quân Mãn Châu [bộ lạc Nữ Chân] từng đại bại dưới tay tướng Viên Sùng Hoán ở trận chiến Ninh Viễn (Cẩm Châu) lúc đầu, giờ đã tập họp quân và học hỏi được kiến thức về những vũ khí của địch và đang cướp phá sâu vào lãnh thổ nhà Minh
năm 1636 Hoàng Thái Cực đánh bại người Triều Tiên, gây ám ảnh sâu sắc lên cộng đồng Khổng Giaó và tiến quân về Bắc Kinh
Hoàng Thái Cực cũng bắt đầu ra dáng hoàng đế Trung Quốc, lập ra triều đại nhà Mãn Châu mới, được đặt tên là nhà 'Thanh' ám chỉ thanh khiết, thuần tuý
quân Ngô Tam Quế rút lui về pháo đài cuối cùng ở Ninh Viễn và đã 2 lần đẩy lùi bước tiến quân Mãn Châu
triều Thanh thử thuyết phục Ngô Tam Quế bỏ rơi triều Minh đang thoái trào và ủng hộ danh chính ngôn thuận cho hoàng đế mới
đúng lúc đó, Ngô Tam Quế nhận tin Bắc Kinh cầu cứu nên đã rời bỏ Ninh Viễn lại cho quân Thanh và hành quân về thủ đô, bỏ qua một tiền đồn trọng yếu ở cực đông của vạn lý trường thành là Sơn Hải Quan
Đánh vào Bắc Kinh
ngày 22 tháng 4 năm 1644 vua Sùng Chinh họp sáng với các quan trong tử cấm thành, thảo luận về hậu cần chiến dịch quân sự, thì tin gửi đến: quân Lý Tự Thành đã vượt qua Cư Dung Quan chỉ cách Bắc Kinh 50 kilomet về phía nam
bấy giờ Cư Dung Quan cũng mới được triều Minh gia cố
quân Lý Tự Thành dụ hàng được tể tướng Đỗ Huấn là một thái giám thân tín của hoàng đế và cũng là người giữ thành, và vượt được ải Cư Dung không chút thiệt hại
quân Lý Tự Thành di chuyển quá nhanh trong khi Bắc Kinh chỉ đủ một lính canh mỗi 9 mét tường rào thành đô
sau đó, Lý Tự Thành từ chối dời đô trước hiểm hoạ quân Mãn Châu xâm lược, khiến số lớn bộ máy nhà nước cai trị quốc gia bị phơi bày thành con mồi của những kẻ chinh phạt
ngày 23 tháng 4 năm 1964 vua Sùng Chinh họp lần cuối với quần thần - quân Lý Tự Thành đã bắt đầu tiếp cận vùng ngoại ô phía tây Bắc Kinh, quân đồn trú đã xin hàng
Lý Tự Thành ra lệnh cho Đỗ Huấn gửi thư dụ hàng hoàng đế, đề nghị cho Lý Tự Thành được làm vua tỉnh Sơn Tây và thành phố Trường Sa và trả cho Lý Tự Thành 1 triệu ao-xơ [oz] bạc để Lý Tự Thành bình định những đạo phiến quân khác đang nổi dậy ở Trung Quốc và phòng vệ phương bắc khỏi quân Thanh, và Lý Tự Thành sẽ làm thế trên danh nghĩa đại diện cho nhà Minh
nhà Minh có thể tiếp tục cai trị nhưng chỉ trên danh nghĩa
vua Sùng Chinh kiên quyết từ chối đề nghị 'béo bở' này và ngày 24 tháng 4 quân Lý Tự Thành xâm lược Bắc Kinh, hối lộ lính canh mở cổng và tràn vào tử cấm thành không ai kháng cự
đến cung điện, họ tìm thấy thi thể của các phi tần nơi hậu cung bị đâm chết, nhưng hoàng đế đã mất tích
3 ngày sau, thi thể Sùng Chinh được cung nữ tìm thấy treo cổ dưới gốc cây thông và lá thư tuyệt mệnh trong túi, viết:
"Ta chết mà không dám nhìn mặt tổ tiên ở thế giới bên kia, lạc lõng và xấu hổ. Bọn giặc cỏ có thể xẻ thịt xác chết của ta và tàn sát bá quan văn võ nhưng đừng để chúng đánh động lăng mộ triều đình hay làm hại bá tánh"
bức thư thì có lẽ là người đời thêu dệt để thêm phần kịch tính
người đương thời nói rằng, di ngôn viết lại được tìm thấy trong cái xác thối rữa mặc trong áo lụa xanh dương và quần đỏ, là 2 chữ "Thiên tử"
cái chết của Sùng Chinh đã huỷ hoại nỗ lực của Lý Tự Thành muốn hợp nhất quyền kiểm soát quốc gia
những ngày sau đấy, Lý Tự Thành tuyệt vọng trả tiền lương cho binh sĩ, bỏ tù và tra tấn những tầng lớp tinh hoa của nhà Minh, tra khảo để tìm tiền bạc
tướng Ngô Tam Quế đang trên đường đi, hay tin Bắc Kinh thất thủ và cái chết của hoàng đế, đã quay xe hành quân trở lại Sơn Hải Quan
Lý Tự Thành nhận thấy còn một trở ngại nữa cho triều đình mới - sau một vài thất bại, dẫn đầu 6 vạn quân tiến đánh quân Ngô Tam Quế
Lý Tự Thành muốn Ngô Tam Quế mang quân ra hàng về phe mình, mang theo một lá thư có chữ ký của cha Ngô Tam Quế cầu cứu con trai cứu mạng
thư dụ hàng còn đề nghị trả cho Ngô Tam Quế 10 000 ao-xơ [oz] bạc và 1000 ao-xơ [oz] vàng
nhưng Lý Tự Thành không biết rằng tướng quân Ngô Tam Quế đang viết thư cho hoàng tử nhà Thanh là Đa Nhĩ Cổn xin trợ giúp đánh giặc cỏ và khôi phục triều Minh
Đa Nhĩ Cổn hiểu chuyện, biểt rằng Ngô Tam Quế chỉ căm ghét Lý Tự Thành và nhà Minh đã là dĩ vãng, và bất cứ liên minh nào giữa Ngô Tam Quế và Đa Nhĩ Cổn sẽ là phục tùng theo ý quân Thanh
Đa Nhĩ Cổn tương truyền nói: "Hiện tại nếu [Ngô Tam Quế] mang quân ra hàng chúng tôi, chúng tôi chắc chắn phong tước vị hoàng thân quốc thích và ban thái ấp... bạn [Ngô Tam Quế] và gia đình sẽ được bảo vệ. Thế hệ con cháu vạn năm sau sẽ được hưởng phú quý và thuộc tầng lớp quý tộc trường tồn cùng non sông"
quân Lý Tự Thành đã rất gần nên Ngô Tam Quế ra hàng Đa Nhĩ Cổn
quân Thanh tiến vào tiền đồn Sơn Hải Quan và tiếp nhận quân Minh của tướng Ngô Tam Quế ra hàng, những người đã cạo đầu tết tóc đuôi sam [giống tập tục bộ tộc Nữ Chân - người Mãn Châu] sẵn và treo cờ trắng
số quân Minh đầu hàng ấy cũng trở thành bia đỡ đạn cho cuộc tấn công của quân Lý Tự Thành
đoán biết được quân địch rất kỷ luận, quân Lý Tự Thành tổ chức tấn công vũ bão với thương vong cao đến mức quân Ngô Tam Quế tưởng chừng đại bại
chỉ vào phút cuối, quân Thanh tấn công vào cánh tả [sườn trái] của quân Lý Tự Thành
các tướng của Lý Tự Thành bị bất ngờ bởi sự xuất hiện của những kỵ binh Tatar [các bộ lạc Đột Quyết, Mông Cổ và Thanh Tạng sống rải rác ở thảo nguyên bắc trung Á] cạo đầu tết tóc đuôi sam
quân Lý Tự Thành bị đuổi chạy về Bắc Kinh, thua trận về tay Đa Nhĩ Cổn và Ngô Tam Quế
chỉ ít ngày sau, quân Lý Tự Thành cũng bỏ chạy khỏi Bắc Kinh sau khi cướp bóc và đốt cháy cung điện
quân Ngô Tam Quế chỉ giữ Bắc Kinh có 42 ngày
người Bắc Kinh vui mừng khi Lý Tự Thành bỏ chạy, nghĩ triều đình nhà Minh được khôi phục nhờ tướng Ngô Tam Quế
nhưng không, vua Thuận Trị là con trai của Hoàng Thái Cực lên ngôi và lập ra nhà Thanh
Kết
cuộc chinh phạt Bắc Kinh đã ghi dấu Ngô Tam Quế và Đa Nhĩ Cổn vào ngôi đền của những huyền thoại, bóp chết kháng cự cuối cùng của triều đình cũ
cuộc chinh phạt mất 70 năm để công thành, trải qua nhiều đời vua
mọi nam giỡi Trung Quốc dưới nhà Thanh phải để tóc đuôi sam và mặc quần áo Mãn Châu
Lý Tự Thành tiếp tục chiến đấu và cố gắng xây dựng lại lực lượng nhưng đã tan biến vào lịch sử
có người nói Lý Tự Thành bị giết trong một ngôi làng, có người nói ông đi tu và chết già
trận chiến Sơn Hải Quan nổi tiếng đến tận ngày nay, ví dụ khi Mao Trạch Đông mới đến Bắc Kinh sau chiến dịch giải phóng của cộng sản, Mao hồi hộp nói đùa với Chu Ân Lai rằng: "hôm nay chúng ta đến Bắc Kinh để kiểm nghiệm làm công bộc, chúng ta không thể giống như Lý Tự Thành"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét