Thứ Ba, 16 tháng 8, 2022

Trung Quốc và Triều Tiên tranh chấp Kando và núi Trường Bạch

tháng 9 năm 2004 một nhóm các nhà làm luật Hàn Quốc đã trình lên một dự thảo kêu gọi vô hiệu hoá một hiệp ước đã tồn tại 95 năm ký kết giữa Trung Quốc và Nhật Bản: dự thảo không được thông qua hiệp ước Trung-Nhật ký năm 1909 là quy ước Gondo: vùng đất ngày nay lửng lơ giữa Yanbian miền tự chủ Triều Tiên và Changbai hạt tự chủ Triều Tiên - ấy là miền tự chủ duy nhất ở miền đông bắc Trung Quốc và nơi sinh sống của hầu hết 2 triệu dân thiểu số Triều Tiên ngày nay, nhập cư và lấy được tư cách công dân Trung Quốc là khó: cho nên Trung Quốc có 2 triệu dân số Triều Tiên là chủ yếu nhờ hiệp ước năm 1909 từ năm 1858 đến 1860 Trung Quốc mất một phần lãnh thổ cho đế chế Nga: bấy giờ thiểu số người Triều Tiên được người Nhật Bản khuyến khích đã bắt đầu định cư trái phép ở nơi là Yanbian ngày nay - nạn đói thập niên 1860 và kiểm soát biên giới lỏng lẻo đã đẩy họ vào lãnh thổ Trung Quốc triều đình nhà Thanh không quá căng thẳng vì những dân nhập cư trái phép ấy là những người định cư nông nghiệp được giáo dục và có giá trị cao: nhưng nhà Thanh cũng muốn kiểm soát để tránh bị lạm dụng bởi người Nga và người Nhật Bản - dân số người Triều Tiên tăng trưởng và bấy giờ người Nhật Bản đang ảnh hưởng ở Triều Tiên nên hẳn nhiên là người Nhật Bản có thể đơn phương chiếm vùng đất ấy trên danh nghĩa "bảo vệ" dân nhập cư ấy sau khi Nhật Bản đô hộ Triều Tiên, Nhật Bản tìm cách tận dụng dân số Triều Tiên để chiếm đất: người Nhật Bản hung hăng đặt câu hỏi về chủ quyền Trung Quốc ở những vùng đất mà tộc Triêu Tiên chiếm đa số thậm chí, Nhật Bản đã chiếm đóng ngắn vùng đất ấy từ năm 1907 khiến nhà Thanh đáp trả tích cực hơn tuyên bố lãnh thổ của mình người Trung Quốc và người Triều Tiên đại diện cho người Nhật Bản đã, sau rốt, chấp nhận một hiệp định rằng Nhật Bản công nhận chủ quyền Trung Quốc ở lãnh thổ Gondo: đổi lại là những nhượng bộ khai thác mỏ và quyền xây dựng một đường sắt ở nơi là miền đông bắc Trung Quốc / Mãn Châu ngày nay nhờ thế, dân số Triều Tiên ở Trung Quốc đã trở thành thần dân Trung Quốc và quân đội Nhật Bản sớm rúi lui về đường biên giới đã xác định trước đấy

Tuyên bố của Triều Tiên
chính sách nhà nước của cả Triều Tiên và Hàn Quốc là Yanbian chắc chắn thuộc về Trung Quốc: năm 2004 dự luật Hàn Quốc đã cho thấy quan điểm của những nhà yêu nước rằng tất cả hiệp ước liên quan đến Triều Tiên được ký bởi Tokyo dưới quy định Nhật Bản thì nên được vô hiệu hoá [null và void] - bấy giờ người Triều Tiên không có chủ quyền cũng có thể nói rằng hiệp ước ấy bất công vì dân số Triều Tiên ở Trung Quốc là một trong những cộng đồng Triều Tiên hải ngoại lớn nhất thế giới: ngày nay những nhà yêu nước bắt đầu nhắc đến Yanbian là vùng Triều Tiên thứ ba - dĩ nhiên Trung Quốc không vui năm 1712 Mãn Châu ở đế quốc Choson đã ký một hiệp ước kẻ đường biên giới dọc các sông Áp Lục [Yalu] và Đồ Môn [Tumen] biên giới sông Áp Lục thì dễ nhưng sông Đồ Môn thì thiếu bản đồ vệ tinh hiện đại nên đã nhập nhằng hơn: dân định cư trái phép nói rằng sông Đồ Môn quy định trong hiệp ước không thực sự ám chỉ sông Đồ Môn ngày nay vì viết bằng một chữ cái khác - họ chỉ vào một bản đồ đương thời cũ cho thấy miêu tả sông thứ hai này năm 1880 chức sắc nhà Thanh và nhà Choson đã đàm thoại về vấn đề này nhưng vụ việc rơi vào quên lãng lý lẽ thứ hai của tuyên bố này là từ vương quốc cổ đại Goguryeo đã thống trị khu vực suốt 700 năm: là một trong 3 vương quốc ở Triều Tiên cùng với Silla và Baekje thời đỉnh cao, Goguryeo kiểm soát cả miền bắc bán đảo Triều Tiên lẫn Mãn Châu ở Nga và miền đông bắc Trung Quốc tuy nhiên có những tranh cãi rằng liệu Goguryeo có thực sự là Triều Tiên: dự luật năm 2004 thực ra bắt đầu bởi một tranh cãi về gốc Triều Tiên - từ năm 2002 Trung Quốc đã mở một dự án lịch sử miền đông bắc để đánh giá lịch sử của miền không-phải-người-Hán lâu đời này Trung Quốc bắt đầu tuyên bố rằng Goguryeo và những đời sau của vương quốc ấy là những vương quốc thiểu số người Trung Quốc trang web đã xoá những tham khảo Goguryeo khỏi lịch sử Triều Tiên và ban hành những chứng nhận tưởng nhớ Goguryeo của Trung Quốc là một di sản văn hoá UNESCO

Thực tại
Yanbian sẽ vẫn ở đó, bất chấp miêu tả sông trong hiệp ước thế kỷ 18 nào đó năm 1962 Bắc Triều Tiên ký một hiệp ước biên giới với cộng hoà nhân dân Trung Quốc rằng biên giới hiện đại sẽ chắc chắn ở sông Đồ Môn Hàn Quốc không có ý kiến: kể cả dự thảo năm 2004 thì Hàn Quốc cũng nhanh chóng rút lui sau khi Trung Quốc bày tỏ "phản đối mạnh mẽ" Goguryeo đã từ thế kỷ 600 còn Trung Quốc đã kiểm soát lãnh thổ Yanbian từ thời nhà Tấn thế kỷ 12 và 13 Mãn Châu đã thuộc về Trung Quốc vì nơi ấy là quê hương hoàng tộc Ái Tân Gíac La: trước thập niên 1860 Yanbian hoang vắng - hàng thế kỷ Mãn Châu đã được giữ hoang vắng để đề phòng nếu nhà Thanh mất quyền lực ở đại lục thì người Nữ Chân có thể rút lui khỏi vạn lý trường thành nhìn chung, nhà Thanh đã khoan dung và cho phép dân định cư trái phép Triều Tiên được địa vị thần dân Trung Quốc, thay vì đuổi họ trở về Triều Tiên về chuyện bản đồ thế kỷ 18 với con sông Đồ Môn, dòng sông không còn tồn tại nên không thể làm định vị ngày nay mặc dù những bản đồ lâu đời cả thế kỷ trước có thể ảnh hưởng đến tuyên bố lãnh thổ hiện đại: ví dụ đường lưỡi bò 11 đoạn ở biển Đông - những bản đồ khác được vẽ cũng thời gian ấy đã cho thấy biên giới đúng theo sông Đồ Môn hiện đại về phía những người Trung Quốc là dân thiểu số Triều Tiên thì họ, lịch sử mà nói, rất ủng hộ đảng cộng sản Trung Quốc: họ đóng vai trò lớn cho kháng chiến chống Nhật trong thế chiến 2 và giúp đảm bảo cho quốc dân đảng bị đánh bại ở miền đông bắc Trung Quốc - phần lý do tại sao Trung Quốc trao vị thế hiện tại cho khu vực này là miền tự chủ khó mà nói được rằng dân thiểu số Triều Tiên ở đây lại muốn trở thành lãnh thổ Triều Tiên thứ 3

Kết
những nhà yêu nước Hàn Quốc chỉ đưa ra quan điểm mà Trung Quốc sẽ không hài lòng lắm theo cách nào đó ta có thể hiểu tại sao họ tiếc và tâm lý ấy phù hợp với bối cảnh lớn của lịch sử chiến tranh giữa Trung Quốc và Triều Tiên: lịch sử không quá phổ biến như lịch sử chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày nay lãnh thổ Gando đã ấn định: nhưng còn những âm ỷ nguyên nhân và động lực cho căng thẳng tương lai giữa Trung Quốc và Triều Tiên hai miền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét