người Mỹ chủ yếu chỉ được giảng dạy về vai trò của chiến tranh Việt Nam đã gây chia rẽ xã hội Mỹ: giả thiết xấu mà chính phủ Mỹ đã đưa ra khi đến Việt Nam - và đôi khi, những ảnh hưởng tồi tệ lên cựu chiến binh vì chiến tranh hoá học, bom napan... thể hiện trong những bộ phim thập niên 1970
trường học Mỹ không nói nhiều đến phe bên kia: mục tiêu chiến lược... và cũng không giảng dạy về việc cộng sản Trung Quốc đã giúp người Việt Nam kháng chiến chống Mỹ - hay giảng dạy về vai trò quan trọng của sự giúp đỡ ấy với chiến thắng của người Việt
kháng chiến chống Mỹ đánh dấu đỉnh cao của tình bạn bè cộng sản Việt-Trung: thời đại những quốc gia cộng sản châu Á hợp tác và đánh bại chủ nghĩa đế quốc Mỹ
Quan hệ lịch sử phức tạp
đã có thời gian Trung Quốc cai trị Việt Nam: miền bắc Việt Nam ngày nay từng là một phần của triều đình nhà Hán từ năm 112 trước công nguyên đến năm 939 sau công nguyên
trong suốt 2000 năm các vương triều Việt Nam đã tách khỏi triều đình nhà Hán và kháng cự nhiều nỗ lực Trung Quốc muốn chiếm lại quyền cai trị lãnh thổ cũ
giống như Triều Tiên thì người Việt Nam đã xoay xở khởi đầu một cá tính quốc gia: hấp thụ phần nào văn hoá Trung Quốc mà vẫn giữ được tách biệt... vừa đủ khỏi người Hoa
thực dân châu Âu, nước anh em cộng sản và đế quốc Mỹ đã khiến quan hệ Việt-Trung khăng khít hơn bao giờ hết trong hàng thập kỷ
Thực dân Pháp
năm 1887 người Pháp đến lật đổ triều đình nhà Nguyễn và tiếm quyền: gộp quốc gia Việt Nam với nhiều lãnh thổ láng giềng - trong đó có những nơi thuộc Lào và Campuchia ngày nay - để tạo ra một quốc gia thuộc địa là liên bang Đông Dương
căn bản thì người Pháp lờ đi những mối quan hệ quốc gia lịch sử đã để lại hệ luỵ: người Pháp áp dụng chính sách nặng tay để vận hành nhà nước thuộc địa mới - khác với thực dân Anh vận hành Ấn Độ với chút tham dự của cả người Ấn Độ và khoan thứ những phong trào hiến pháp quốc gia đã dọn đường thành lập đảng quốc hội Ấn Độ
người Pháp cứng rắn hơn khi tiếp cận những dấu hiệu cải cách và độc lập: cách quản lý cứng rắn ấy đã sau rốt khiến phổ biến đảng cộng sản Đông Dương và chủ nghĩa Mác-Lênin Việt Nam
Tình anh em cộng sản thưở đầu
năm 1930 đảng cộng sản Đông Dương thành lập: muộn 9 năm sau đảng cộng sản Trung Quốc - từ những năm đầu thì 2 đảng đã hợp tác theo đuổi việc chống thực dân và lan rộng chủ nghĩa cộng sản
nhờ quan hệ thân thiết giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai, thanh niên cách mạng Việt Nam đã học ở những học viện quân sự Trung Quốc và hấp thụ tư tưởng Mác Lênin từ sĩ quan đảng cộng sản Trung Quốc
thiếu tướng Nguyễn Sơn, tên Hongshui trong tiếng Hoa, là người quê xã Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm, Hà Nội đã tham dự với Mao Trạch Đông cuộc vạn lý trường chinh và thăng tiến lên cấp tướng trong hàng ngũ quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
đảng cộng sản Việt Nam tìm cách lướt sóng chủ nghĩa quốc gia chống thực dân để leo lên nắm quyền thành đảng lãnh đạo của đất nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà
Hồ Chí Minh soạn những chính sách và hiến chương của đảng cộng sản để tận dụng mong muốn của người Việt được độc lập và thống nhất
hết thế chiến 2, đảng cộng sản Đông Dương nắm quyền miền bắc và lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà: nước cộng hoà nhân dân Trung Quốc non trẻ là một trong những nước sớm công nhận Bắc Việt - Mao Trạch Đông và đảng cộng sản Trung Quốc ủng hộ lớn cho những đồng chí Việt Nam
Mao Trạch Đông có nhiều lý do ủng hộ những đồng chí cộng sản: đầu tiên, Mao muốn có một nhà nước cộng sản "đệm" bọc lót biên giới phía nam - đảng cộng sản Trung Quốc lo sợ đe doạ tiềm tàng bị bao vây bởi những cường quốc đế quốc
thứ hai, Mao tin rằng Bắc Việt sẽ giúp 'quét dọn' lực lượng quân quốc dân đảng lớn đang ẩn náu ở Đông Dương
thứ ba, Mao là người theo lý tưởng chủ nghĩa: ưa thích ý tưởng rằng những đồng chí cách mạng cộng sản sẽ đấu tranh giành tự do - tin rằng mô hình cộng sản Trung Quốc có thể được bắt chước bởi những nước châu Á
Mao coi người Việt Nam là em trai cách mạng của Trung Quốc: theo chân anh trai
người Pháp quay lại Việt Nam với trợ giúp của Mỹ trong nỗ lực giành lại cựu thuộc địa: bắt đầu chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kéo dài 9 năm - kết thúc với chiến thắng Điện Biên Phủ của người Việt
Kẻ thù mới
hiệp định Geneve năm 1954 kẻ ra ranh giới tạm thời là vĩ tuyến 17 [sông Bến Hải] chia Việt Nam làm 2 vùng tập kết quân sự: nhưng giống như Triều Tiên và Đức thì tình hình đã biến chuyển thành ranh giới giữa 2 phe cộng sản và chống chộng
theo truyền thống chống cộng, người Mỹ đã sớm công khai hỗ trợ Nam Việt: động thái từ chính phủ liên bang chắc chắn đã chặn những viễn cảnh cho cuộc 'thống nhất' hoà bình - cộng sản Bắc Việt cho rằng can thiệp của Mỹ đã tạo điều kiện cho hồi phục những 'kháng cự vũ trang' ở miền nam
nếu Mỹ muốn can thiệp thì sẽ không tránh khỏi việc leo thang xía vào những vấn đề Đông Dương: theo đuổi chiến dịch này sẽ cần những nguồn lực lớn
bấy giờ Liên Xô được gọi để đáp ứng những đề nghị trợ giúp của Bắc Việt và đã viện trợ nước ngoài cho Bắc Việt chỉ 3000 súng Đức thời thế chiến 2: không làm hài lòng Hà Nội - cộng sản Đông Dương đã tìm đến đảng cộng sản Trung Quốc và nhận được viện trợ
thập niên 1950 đảng cộng sản Trung Quốc đã giúp Bắc Việt củng cố sức mạnh chuẩn bị cho chiến tranh: Bắc Kinh gửi Hà Nội hơn 600 triệu đôla Mỹ tái thiết quốc gia từ thiệt hại do chiến tranh giành độc lập khỏi Pháp
về quân sự, Trung Quốc không chỉ huấn luyện binh lính Việt mà còn cấp trang bị: từ năm 1955 đến 1963 Trung Quốc gửi Bắc Việt hàng hoá quân sự trị giá 247 triệu nhân dân tệ - trong đó có 24 vạn súng, 2730 pháo và 175 triệu băng đạn - đấy là con số trước khi có bất cứ can thiệp Mỹ nào
dù sao thì bấy giờ người Trung Quốc đã liên tục cảnh báo Việt Nam không đơn phương khởi chiến: năm 1956 Chu Ân Lai nói với Hồ Chí Minh rằng "thống nhất nên được coi là một cuộc đấu tranh lâu dài" không thể vội
năm 1958 bộ chính trị Bắc Việt chính thức hỏi Bắc Kinh về một giải pháp cho miền nam và được trả lời: "nhiệm vụ căn bản, quan trọng và khẩn cấp nhất là trước tiên 'quảng bá cách mạng xã hội chủ nghĩa và tái thiết miền bắc' "
Bắc Kinh có động cơ riêng để khuyên thế: cho phép Việt Nam chia rẽ - có thể vĩnh viễn
bấy giờ Bắc Kinh đang xử lý những vấn đề nội địa như Đại nhảy vọt: hợp lý cần trì hoãn cuộc chiến đánh chủ nghĩa đế quốc - cho đến khi Trung Quốc hồi phục hơn
nhưng Trung Quốc cũng không cản Việt Nam khởi chiến: tình anh em cộng sản và lý tưởng giải phóng cách mạng đã khiến mặc nhiên là Trung Quốc sẽ trợ giúp Bắc Việt
Quay xe
năm 1963 căng thẳng Nam Việt leo thang: nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu - có nguồn nói bị tiêm thuốc mê và bị nhà sư Nguyễn Công Hoan tưới xăng châm lửa đốt - để biểu tình phản đối chính quyền Nam Việt của tổng thống Ngô Đình Diệm
Bắc Việt nhận thấy cơ hội để kích động cách mạng: cũng năm 1963 tướng La Thuỵ Khanh của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc viếng thăm Hà Nội nói với lãnh đạo Bắc Việt rằng nếu Mỹ tấn công Bắc Việt thì Trung Quốc sẽ tới giúp phòng thủ
tổng thống Ngô Đình Diệm sớm mất hình ảnh trước cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, vì chiến dịch chống Phật giáo
năm 1963 các tướng Việt Nam cộng hoà đảo chính giết chết tổng thống Ngô Đình Diệm và em trai Ngô Đình Nhu
bấy giờ, sĩ quan quân đội Trung Quốc đã chấp nhận đề nghị của Bắc Việt củng cố sức mạnh quốc phòng ở vịnh Bắc Bộ
năm 1964 Mỹ nổ súng ở vịnh Bắc Bộ: ngày nay nổi tiếng là sự kiện Vịnh Bắc Bộ - chánh văn phòng Văn Tiến Dũng đã đi Bắc Kinh gặp Mao Trạch Đông và được Mao trả lời "công cuộc của Việt Nam cũng là của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ viện trợ hết mình, vô điều kiện"
Mao Trạch Đông lo rằng lính Mỹ sẽ hành quân xuyên qua Bắc Việt và tiếp cận ngay biên giới Trung Quốc: bấy giờ Tưởng Giới Thạch kế hoạch xâm lược từ Đài Loan, quan hệ Trung Quốc với Liên Xô rạn nứt sâu sắc và những giao tranh Trung-Ấn ở biên giới - Mao Trạch Đông nghĩ rằng chiến tranh sắp diễn ra, chủ nghĩa đế quốc sẽ sớm hành động
Mao Trạch Đông chỉ đạo quốc gia leo thang và chuẩn bị chiến tranh: có thể là chiến tranh hạt nhân - một trong những nỗ lực ấy là mặt trận thứ 3 cho nỗ lực công nghiệp hoá và quân sự hoá những vùng nội địa Trung Quốc
Việt Nam kháng chiến chống Mỹ
từ năm 1964 đến 1968 Mỹ tăng cường can thiệp quân sự ở Việt Nam: Bắc Việt gồng gánh cuộc chiến này ở khía cạnh thương vong, huỷ hoại môi trường và kinh tế
nó cũng đánh dấu giai đoạn quan trọng trong rạn nứt Trung Quốc và Liên Xô: năm 1964 tổng bí thư Khrushchev bị truất quyền và thay thế bởi Leonardo Brezhnev - tổng bí mới tìm cách làm 'tan băng' mối quan hệ với Trung Quốc và củng cố quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam
Liên Xô tiếp cận người Việt Nam và chiến tranh Việt Nam, nhìn chung, đã khích lệ người Trung Quốc tăng trợ giúp miền bắc: nhưng động thái cũng kích thích những ác cảm của người Trung Quốc - nền tảng cho rạn nứt quan hệ Việt Trung thập niên 1970
Mỹ ném bom Bắc Việt
quân Mỹ đóng ở Nam Việt đã cảnh tỉnh Bắc Kinh: Trung Quốc triển khai quân can thiệp và chống lại bất cứ gây hấn nào họ nhận thấy hoặc thực sự từ phía Mỹ - tìm cách ngăn cản những máy bay mon men vào không phận Trung Quốc
Trung Quốc ghi nhận từ tháng 8 năm 1964 đến tháng 11 năm 1968 máy bay Mỹ đã xuất kích 383 lần vào không phận Trung Quốc và không quân Trung Quốc bay hơn 2000 chuyến bay phản ứng: tuyên bố bắn hạ 12 máy bay Mỹ
ngay từ năm 1965 Washington đã nói với Bắc Kinh rằng Mỹ không muốn gây chiến Trung Quốc nhưng máy bay Mỹ vẫn bay lên không phận Hải Nam và đánh động người Trung Quốc
ngày 2 tháng 4 năm 1965 Chu Ân Lai gửi tin cho tổng thống Lyndon Johnson thông qua Pakistan rằng nếu người Mỹ điều lục quân đến Hà Nội thì Trung Quốc sẽ điều quân đội đến: và nếu Trung Quốc tham chiến thì sẽ kích hoạt chiến sự khắp Đông Nam Á lôi kéo Mỹ vào
tháng 4 năm 1965 tổng bí thư Lê Duẩn và bộ trưởng quốc phòng Võ Nguyên Giáp đã đi Bắc Kinh hỏi xin thêm viện trợ
họ yêu cầu triển khai quân Trung Quốc vào Bắc Việt: phi công tình nguyện, lính tình nguyện... để củng cố phòng tuyến Hà Nội và để Bắc Việt rảnh rang điều lính vào miền nam
Bắc Kinh chấp nhận: chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ nói rằng Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Mỹ là "một nhiệm vụ không gì lay chuyển được của nhân dân và đảng cộng sản Trung Quốc"
sau đó 3 sư đoàn đặc nhiệm và 45 sĩ quan quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được điều vào Việt Nam
người Việt cũng hỏi xin giúp đỡ kỹ thuật để chống rủi ro bị tập kích từ biển và Bắc Kinh đồng ý: gửi một đơn vị quân giải phóng nhân dân Trung Quốc phòng thủ những đảo miền đông bắc và những đơn vị kỹ sư để xây dựng một sân bay mới ở Yên Bái và đường sắt chở hàng từ Trung Quốc vào Việt Nam
Trung Quốc lo việc nguỵ trang che giấu quy mô viện trợ: lính Trung Quốc mặc đồng phục Bắc Việt và được gọi là lính hậu cần Trung Quốc, kỹ sư Trung Quốc mặc quần áo lao động dân thường màu xanh dương thay vì đồng phục quân sự
tháng 5 năm 1965 Hồ Chí Minh đi Hồ Nam gặp Mao Trạch Đông nhờ xây dựng đường mòn từ Bắc Việt đi Nam Việt: Hồ đưa Mao một bản đồ 12 con đường mòn ấy để người Trung Quốc sửa - Mao bảo Chu Ân Lai làm việc ấy
tháng 6 năm 1965 Bắc Việt tin rằng có thể tự đánh nhưng yêu cầu người Trung Quốc tái khẳng định rằng sẽ hậu thuẫn với không quân và lục quân nếu người Mỹ quyết định điều quân đến Hà Nội
tài liệu Trung Quốc và Việt Nam ghi lại khác nhau về cách Trung Quốc trả lời: tài liệu Trung Quốc ghi rằng người Trung Quốc nói với người Việt rằng viện trợ sẽ được thực hiện hoàn toàn - quân Trung Quốc sẽ tham chiến bất cứ cách nào và bất cứ khi nào Hà Nội muốn, dưới quyền chỉ huy của Hà Nội
năm 1988 học giả Việt Nam lại nói rằng Trung Quốc bảo Bắc Việt là không thể cung cấp đủ sức mạnh không lực vì "thời điểm không thích hợp"
dù ai nói thật thì kỹ sư Trung Quốc vẫn tiếp tục giúp Hà Nội xây dựng phòng thủ và chuẩn bị rủi ro chiến tranh chống Mỹ
năm 1966 họ hoàn thiện tuyến phòng thủ trải dài hàng trăm dặm ở đồng bằng sông Hồng: sẽ phục vụ làm chiến trường cho một phản ứng quân sự lớn bởi Trung Quốc cho bất cứ tấn công nào từ Mỹ lên Bắc Việt
Chiến lược
mục tiêu của Bắc Việt là gây tổn thất cho can thiệp Mỹ đến mức người Mỹ phải sẵn lòng chấp nhận một thoả thuận đàm phán: Bắc Việt làm thế bằng cách duy trì một lực lượng quân lớn bất chấp những tình huống ngặt nghèo - nhận được viện trợ quân sự và tiếp tế lớn từ Trung Quốc
từ năm 1965 đến 1967 Mỹ tăng cường ném bom Bắc Việt: lên đến 9.6 tấn bom ném xuống mọi kilomét đường sắt chở hàng Bắc Việt - mục tiêu cắt đứt Hà Nội với quân du kích cộng sản ở miền nam
nhưng quyết tâm và khéo léo của kỹ sư Trung Quốc đã duy trì những chuyến tàu hàng: 8 vạn kỹ sư Trung Quốc được gửi đến Bắc Việt chỉ với nhiệm vụ ấy - cầu đường, đường sắt được nhanh chóng thay mới chỉ mất vài tuần
năm 1969 đơn vị Trung Quốc đã sửa chữa 157 kilomet đường ray và 1400 kilomet đường dây điện thoại
ghi chép Bắc Việt cho thấy ném bom đã phá huỷ căn bản mọi mảnh hạ tầng vận chuyển được xây sau năm 1954 đến mức người ta có thể nói rằng những hệ thống đường sắt, đường xá và đường hầm đã cải thiện hơn sau chiến tranh
chiến dịch ném bom Mỹ leo thang: quân phòng không Trung Quốc được điều đến phòng thủ những hạ tầng dễ bị nhắm đến - quân phòng không Trung Quốc đã liên tục chạm trán máy bay Mỹ
thống kê Trung Quốc tuyên bố 1707 máy bay Mỹ bị bắn hạ và 1600 chiếc nữa bị hư hại: nhưng con số không được xác minh hay giải thích bởi ghi chép Mỹ
Kết
từ năm 1965 đến 1969 tổng cộng 32 vạn quân Trung Quốc được tương truyền đã phục vụ ở Việt Nam: hi sinh hơn 1000 người
mật vụ Mỹ ước tính chỉ 5 vạn quân Trung Quốc gửi đến Việt Nam: Hà Nội tuyên bố chỉ 2 vạn
ở Việt Nam thông tin về khoảng thời gian hợp tác cộng sản Việt Trung ấy đã bị bưng bít: những lãnh đạo cộng sản vẫn hưởng ứng lý tưởng tình anh em - nhưng hai đảng thì cố gắng che giấu thông tin đầy đủ của can thiệp Trung Quốc trong cuộc chiến Việt chống Mỹ
chức sắc cả hai nước đã nhạy cảm với toàn vẹn chủ quyền và những vấn đề quảng bá hình ảnh có thể nảy sinh trong cộng đồng người Việt nếu thông tin ấy bị hé lộ
sau khi Mao và Hồ đều đã chết, những người kế nhiệm đã không duy trì vẻ bề ngoài của tình bạn bè cộng sản nữa: Mỹ cút và cuối thập niên 1970 hai đảng cộng sản đánh nhau với năm 1979 Trung Quốc xâm lược Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét