Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

Trung Quốc thất bại trong nỗ lực 'mật ngọt chết ruồi' để thống nhất Đài Loan

năm 1842 đế chế Anh bắt đầu chiếm Hồng Kông từ triều đình Mãn Thanh trong chiến tranh thuốc phiện lần 1
năm 1860 Anh mở rộng lãnh thổ Hồng Kông trong chiến tranh thuốc phiện lần 2
năm 1898 Anh ký kết hợp đồng thuê đất 99 năm thêm lãnh thổ mới cho Hồng Kông, ví dụ đảo Lạn Đầu [Đại Nhĩ Sơn ngày nay]
năm 1984 vương quốc Anh và cộng hoà nhân dân Trung Quốc ra tuyên bố nhượng chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc
Đặng Tiểu Bình đề ra nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" giữa đặc khu Hồng Kông và đại lục
ngày 1 tháng 7 năm 1997 Hồng Kông được quyền giữ nguyên hiện trạng luật pháp và công an riêng biệt khỏi Trung Quốc trong 50 năm, sẽ hết hạn năm 2046
đã có nhiều biểu tình, phản đối và nhiều tranh luận với chính sách "một quốc gia, hai chế độ"
chính sách này cũng đóng vai trò làm "mật ngọt" để thập niên 1980 Trung Quốc dụ dỗ Đài Loan sát nhập
ban đầu, chính sách "một quốc gia, hai chế độ" được đề ra để dành cho Đài Loan nhưng đã thất bại không tái thống nhất được đảo quốc
sau khi Mao Trạch Đông chết mà không chiếm được đảo bằng vũ lực, Đặng Tiểu Bình lên với một trong những mục tiêu chính khi vận động nắm quyền là thống nhất Trung Quốc, căn bản trở lại hiện trạng lãnh thổ của triều đình Mãn Thanh
bấy giờ Hồng Kông và Ma Cao là thuộc địa của Anh và Bồ Đào Nha
thời đại thuộc địa chấm dứt, Đặng Tiểu Bình có thể đàm phán lấy lại
Đài Loan thì khác, Đặng sớm nhận ra rằng cộng hoà nhân dân Trung Quốc đối mặt với một quả bom hẹn giờ
Hồng Kông và Ma Cao gần đại lục và có thể dễ dàng giải quyết bằng vũ lực
bấy giờ, thủ tướng Margaret Thatcher kể rằng Đặng Tiểu Bình đã thẳng thừng bảo là Trung Quốc có thể dễ dàng chiếm Hồng Kông bằng vũ lực, nói: "Tôi có thể xông vào và lấy hết chỉ trong chiều nay"
bà Margaret trả lời: "Tôi chịu không cản được anh, nhưng thế giới sẽ nhìn vào và biết được bộ mặt thật của Trung Quốc"
dù sao thì Hồng Kông và Ma Cao đều phụ thuộc vào đại lục cung cấp thực phẩm, nước và tài chính
Đài Loan thì khác
Mao Trạch Đông đã chứng minh thấy rằng không thể chiếm đảo bằng vũ lực
trước chiến tranh Triều Tiên, Mao đã gây dựng lực lượng quân đội lớn nhất lịch sử Trung Quốc nhưng chiến tranh đã làm gián đoạn và Mỹ nhảy vào viện trợ quân sự, cho đến ngày nay
sẽ có bài viết về Mao nỗ lực chiếm Đài Loan bằng vũ lực
nói sơ qua thì quân đội không đủ lực, là nỗ lực điên rồ vì trở ngại hàng trăm dặm eo biển Đài Loan bão bùng với rất ít cảng kết nối và đều đã được nắm rõ
Đài Loan 20 triệu dân cũng lớn hơn nhiều so với Hồng Kông và Ma Cao
Đài Loan có nông nghiệp riêng và quan hệ đối ngoại với quốc tế trong đó có Mỹ
quốc dân đảng cầm quyền đã đánh 20 năm nội chiến đại lục với đảng cộng sản Trung Quốc
thập niên 1980 quốc dân đảng đã nắm quyền gần 30 năm
Đặng Tiểu Bình bỏ qua trở ngại, cảm thấy phải chạy đua với quả bom hẹn giờ, khi mà mong muốn chính quyền thống nhất của phía Đài Loan bắt đầu trở nên nhạt nhoà
Tưởng Giới Thạch thua nội chiến đại lục, chạy đến Đài Loan thành lập nhà nước độc tài với tinh thần luôn hướng về tái chiếm đại lục
quan trọng là, Tưởng Giới Thạch không dung túng ai bất đồng chính kiến về cần thiết thống nhất Đài Loan với Trung Quốc
Tưởng liên tục đàn áp bằng vũ lực bất cứ phong trào kêu gọi người Đài Loan độc lập nào
về khía cạnh này, Tưởng hẳn là đồng ý với đảng cộng sản Trung Quốc
cuộc tranh chấp là về việc bên nào sẽ nắm quyền
miễn là Tưởng còn sống, uy tín quân đội của Tưởng khiến ông nắm quyền lực quá lớn không thể bị phế truất trong cả đảng uỷ và quốc đảo, cho nên nếu Tưởng muốn tái thống nhất Đài Loan thì không ai cản được, nhưng Tưởng đã không cho phép thống nhất một khi đảng cộng sản vẫn thống trị đại lục
năm 1975 Tưởng Giới Thạch mất
Tưởng Kinh Quốc có kinh nghiệm cả tiêu trừ tham nhũng ở Thượng Hải và đánh người Nhật Bản trong chiến tranh Trung-Nhật lần 2
nhưng Tưởng Kinh Quốc cũng già và bị tiểu đường cả thập kỷ
thập niên 1980 hiển nhiên là không còn lãnh đạo quốc dân đảng nào đủ uy tín cách mạng
chưa hết, nếu đảng cộng sản Trung Quốc thoả thuận được với lãnh đạo mới thì liệu lãnh đạo mới có vận động được quyết định thống nhất xuống người dân Đài Loan, trong khi kiềm chế tâm lý người Đài Loan độc lập đang lớn mạnh? Có lẽ là không
Đặng Dĩnh Siêu, vợ thủ tướng Chu Ân Lai, đã phát biểu rằng chỉ khi gặp mặt trực tiếp nói chuyện với Tưởng Kinh Quốc thì họ mới hoà giải được những bất đồng và thống nhất được quốc gia
lời Đặng Dĩnh Siêu có lẽ hiểu đúng theo nghĩa đen, rằng đảng cộng sản tin [có lẽ chuẩn xác] rằng họ có thể thuyết phục những người khác của cả quốc dân đảng và người dân Đài Loan, bằng cách thuyết phục nhà lãnh đạo Tưởng Kinh Quốc
như với Hồng Kông, Trung Quốc và Anh đàm phán vụ trao trả thuộc địa mà không tham vấn ý kiến người dân Hồng Kông
nhưng đảo quốc Đài Loan dân chủ thì khác
nếu đảng cộng sản Trung Quốc không thế thoả thuận được với Tưởng Kinh Quốc hay các tinh hoá lãnh đạo quốc dân đảng thì quyết định sẽ nhường lại cho người dân Đài Loan - rủi ro nếu người Đài Loan muốn độc lập
sau đó, Đặng Tiều Bình phát biểu, lần đầu tiên nhắc đến cách tiếp cận chính trị mà Đặng đề ra để lùa quốc dân đảng và Đài Loan vào tái thống nhất
Đặng nói: "chúng tôi phải hoàn thành công việc những người tiền nhiệm chưa làm xong. Nếu chúng tôi làm được, lịch sử sẽ ưu ái hơn với cha con họ Tưởng [Giới Thạch và Kinh Quốc] và những ai đã thúc đẩy Trung Quốc đến với thống nhất. Hẳn nhiên, thừa nhận tái thống nhất quốc gia sẽ cần hạn chót. Chúng tôi không chối rằng chúng tôi cảm thấy căng thẳng. Hội người già chúng tôi đương nhiên hi vọng rằng việc thống nhất sẽ đến sớm."
sau khi Trung Quốc thoả thuận được Hồng Kông thống nhất dưới nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", Đặng đề xuất áp dụng cùng nguyên tắc cho Đài Loan
tướng Diệp Kiếm Anh là một trong những người đầu tiên hồ hởi với ý tưởng thống nhất, năm 1979 nói rằng Đài Loan sẽ là một đặc khu như Hồng Kông và Ma Cao
năm 1982 sau khi hiệp ước trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc được ký, Đặng nói trong bài phát biểu trước ủy ban Cố vấn trung ương:
"nghị quyết cho vấn đề Hồng Kông có ảnh hưởng trực tiếp lên chính sách Đài Loan: chức sắc Đài Loan nên được trao quyền lựa chọn mô hình 'một quốc gia, hai chế độ'... trong trường hợp Đài Loan, chúng ta sẽ áp dụng một chính sách còn linh hoạt hơn. Linh hoạt nghĩa là, bên cạnh những chính sách ta đã sử dụng để giải quyết vấn đề Hồng Kông, ta sẽ cho phép Đài Loan giữ quân đội riêng"
bên cạnh đó, đã có những đàm phán về việc Đài Loan sẽ điều những lãnh đạo cấp cao về Bắc Kinh để trở thành những lãnh đạo dưới quyền
thập niên 1980 quân đội ngừng hoạt động khiêu khích ở khu vực Kim Môn - Hạ Môn
bộ máy tuyên giáo bắt đầu sử dụng từ ngữ như "giải phóng Đài Loan" và đảng cộng sản Trung Quốc bắt đầu phục hồi lại hình ảnh của Tưởng Giới Thạch và con trai
Đài Loan không cắn câu
thủ tướng Yu Kuo-hwa ở Đài Bắc kêu gọi rằng đề xuất này là phản quốc và nguy hiểm cho người Trung Quốc trong tương lai
Tưởng Kinh Quốc cũng giữ nguyên chính sách: "không tiếp xúc - không nhượng bộ - không đàm phán với Trung Quốc"
Trung Quốc vẫn tiếp tục cố gắng dụ quốc dân đảng đàm phán
chính khách Liao Cheng-zhi của đảng cộng sản là cựu binh quốc dân đảng và quen biết Tưởng Kinh Quốc lúc trẻ, đã viết thư riêng gửi tổng thống Quốc, kể lể chuyện hồi trẻ:
"gần đây, tớ đã cảm động sâu sắc khi đọc được một trong những bài viết của cậu mà theo đó cậu đã bày tỏ "hướng về tâm nguyện của cha [Giới Thạch] được trở về quê hương và với tổ tiên". Linh cữu của cha cậu, hiện nay được tạm đặt ở Tứ Hồ, sẽ, sau thống nhất, ngay lập tức được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng ở Nam Kinh, Phụng Hoá hoặc Lư Sơn, tuỳ theo nguyện vọng báo hiếu của cậu"
"khắp Đài Loan, người dân mọi tầng lớp đều nói về tương lai. Thời gian trôi nhanh lắm, mà ngày thì ngắn. Đừng để đêm dài lắm mộng... Tớ hi vọng là cậu, anh em tốt, sẽ lựa chọn khôn ngoan và vá mái nhà dột trước khi mưa xuống. Cậu còn chờ chi nữa, xa nhà quá lâu rồi?"
"quốc dân đảng và đảng cộng sản đã 2 lần hợp tác và cả 2 lần đều đã mang lại những lợi ích lớn cho cả 2 bên... lần hợp tác thứ 2 do cha cậu chủ trì thì cả tớ và cậu đều đã tham gia và chứng kiến. Mặc dù đây là vấn đề phức tạp, nhìn bức tranh tổng thể thì, đoàn kết lại, đất nước và quốc gia sẽ hưởng lợi"
Đặng và các đồng chí liên tục nhắc lại ý tưởng về mặt trận thống nhất lần thứ 3, Đặng thậm chí đã lặp lại lần cuối cùng khi thuyết phục sắp thất bại
tác giả nghĩ là ý tưởng này không được thuyết phục cho lắm vì mặt trận thống nhất lần 2 trong chiến tranh Trung-Nhật lần 2 đã không để lại nhiều kỷ niệm hay ho cho quốc dân đảng
trong mặt trận thống nhất lần 2, hai đảng hiếm khi hợp tác, khác với tên gọi, và phần lớn là đảng cộng sản sử dụng mặt trận để gây dựng lực lượng
một lãnh đạo đảng cộng sản đã hỏi quốc dân đảng cần gì thêm nữa? - thất vọng và băn khoăn rằng tại sao quốc dân đảng không chấp thuận những đề nghị rõ ràng là hào phóng như vậy
sức khoẻ Tưởng Kinh Quốc suy yếu và ông bắt đầu thực hiện Đài Loan hoá chính phủ đảo quốc, đưa những người bản địa sinh ra ở Đài Loan lên nắm quyền - chính xác là động thái đảng cộng sản Trung Quốc lo sợ - trong đó có Lý Đông Huy sau này thành tổng thống
khác với Hồng Kông làm thuộc địa Anh không có tiếng nói tự quyết cho nên mô hình "một quốc gia, hai chế độ" chỉ giống như chuyển đổi lãnh chúa cai trị, thì Đài Loan nếu chấp thuận mô hình mới, đảo quốc sẽ mất lớn hơn nhiều so với Hồng Kông
bấy giờ chính phủ Đài Loan vẫn nắm quyền tự trị, nếu chấp nhận [một quốc gia, hai chế độ] ngay lập tức sẽ phục tùng chính phủ Bắc Kinh
Tưởng Kinh Quốc có lẽ muốn trở về đại lục nhưng có vẻ như lúc cuối đời, ông nhận ra chuyện đó sẽ không thể thành hiện thực
sau rốt, Tưởng Kinh Quốc mất, cơ hội khép lại và quốc dân đảng chỉ ít năm sau đã từ bỏ quyền lực theo phương cách mà đảng cộng sản chưa thể làm và có lẽ sẽ không bao giờ làm
nỗ lực "mật ngọt chết ruồi" thất bại
ít năm sau Đặng Tiểu Bình mất mà không có thống nhất, và nỗi sợ của Đặng thành hiện thực
Đài Loan trở thành nền dân chủ và từ đó, bất cứ quyết định thống nhất nào, dù bạo lực hay không, cũng phải hỏi ý người dân Đài Loan
ngày nay, Trung Quốc vẫn nghĩ rằng "một quốc gia, hai chế độ" là mô hình thích hợp nhất cho Đài Loan, như Tập Cận Bình, trong cuộc gặp phe ủng hộ thống nhất, đã nói là sẵn lòng nhượng bộ và linh hoạt, không khác gì Đặng Tiểu Bình cách đây nhiều thập kỷ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét