Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

Tưởng Giới Thạch thuyết phục Mỹ dừng đạo luật từ chối người Trung Quốc nhập cư

Đạo luật từ chối người Trung Quốc
Chinese exclusion act năm 1882 từ chối tiếp nhận toàn bộ người lao động Trung Quốc nhập cư vào Mỹ
đến nay, đạo luật ngoại trừ người Hoa vẫn là đạo luật liên bang Mỹ duy nhất từng được thực thi để nhắm vào một nhóm dân tộc thiểu số độc nhất
đạo luật ngoại trừ người Hoa ra đời vì chủ nghĩa bản địa bài ngoại đã rộ lên chống lại một cú hích lớn số lượng người Hoa nhập cư vào Mỹ, là kết quả của cơn sốt vàng California năm 1848
gần nửa thế kỷ, hơn 2 vạn người Hoa nhập cư vào Mỹ, phần lớn dọc bờ biển Thái Bình Dương
suy thoái kinh tế toàn quốc gây thất nghiệp, người lao động da trắng đổ lỗi người Hoa nhập cư, coi họ là thứ dân thấp kém về cả văn hoá lẫn chủng tộc
người Hoa nhập cư làm ở mỏ vàng và đường sắt được trả lương thấp hơn và điều kiện khắc nghiệt hơn người da trắng, người Hoa có những phong tục kỳ lạ, mặc trang phục kỳ lạ...
quốc hội thi hành đạo luật từ chối người Hoa năm 1882 để đáp ứng những phản ứng phân biệt chủng tộc: ấy mới là đạo luật đầu tiên trong số nhiều đạo luật hạn chế nhập cư được áp dụng sau đó với mục tiêu công khai là chặn dòng người châu Á nhập cư vào Mỹ - đạo luật cuối cùng được áp dụng năm 1924

Thế chiến 2
người Mỹ đã thụ động can dự chiến tranh theo phe người Anh nhưng miễn là công chúng giữ tâm lý chống chiến tranh thì chính phủ không làm gì hơn là cấp hậu cần và tài chính cho đồng minh
trận Trân Châu cảng nổ ra đã xoay chiều dư luận và người Mỹ tuyên chiến
bấy giờ Trung Quốc đã trong tình trạng chiến tranh toàn diện với người Nhật Bản
chiến tranh Trung-Nhật lần 2, Tưởng Giới Thạch là lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc, hay tin Trân Châu cảng, đã triệu đại sữ Mỹ đến Trùng Khánh và đề nghị hai nước liên minh quân sự để đánh phát xít [phe Trục]
tháng 1 năm 1942 tuyên bố đồng minh được xuất bản, Trung Quốc liên minh với Mỹ, Anh và Liên Xô
phần lý do tại sao tổng thống Franklin Delano Roosevelt và người Mỹ rộng lòng chấp nhận hoà ước với Tưởng là vì từ đầu thì Mỹ muốn ưu tiên chiến trường châu Âu
người Mỹ cần củng cố Trung Hoa Dân Quốc để đánh Nhật Bản và giữ chân hàng triệu quân Nhật không tham chiến với phần còn lại của phe Trục
để hiện thực hoá chính sách ưu tiên châu Âu, đầu tiên người Mỹ cho Trung Hoa Dân Quốc vay 500 triệu đôla và quảng bá Trung Quốc tham dự những vấn đề quốc tế
tháng 5 năm 1942 tổng thống Roosevelt nói:
"trong tương lai, một Trung Quốc độc lập sẽ đóng vai trò đáng kể trong việc duy trì hoà bình và thịnh vượng không chỉ ở Đông Á mà cả toàn thế giới"
chính phủ Roosevelt đã thực hiện đúng theo lời nói trên: ví dụ tháng 1 năm 1943 Mỹ chính thức từ bỏ tất cả lãnh thổ đóng ở Trung Quốc
trên diễn đàn thế giới, các nước Đồng Minh tiếp tục nhấn mạnh vị thế Trung Quốc trong tứ cường: cùng với Mỹ, Anh và Liên Xô

Phản ứng của Nhật Bản
Nhật Bản dĩ nhiên không lọt tai lý lẽ tuyên truyền ấy - đã đáp trả một thông điệp mạnh mẽ rằng: người Mỹ bóc lột người châu Á, người da trắng vẫn không tôn trọng người châu Á và động thái quảng cáo của Mỹ là đạo đức giả
"mặt khác, người Nhật Bản sẽ đoàn kết tất cả người châu Á chống lại đế quốc châu Âu và dẫn dắt trật tự thế giới mới"
một trong những luận điểm mạnh nhất của cuộc chiến tuyên giáo này đã xoay quanh đạo luật từ chối người Hoa năm 1882
tuyên giáo Nhật Bản xoáy vào đạo luật phân biệt chủng tộc ấy, chỉ trích người Mỹ đạo đức giả và chế giễu những nỗ lực nâng Trung Quốc lên vị thế bình đẳng trong tứ cường phe Đồng Minh
"bạn có lẽ nghĩ rằng người Trung Quốc hải ngoại ở Mỹ được đối xử tử tế nhờ những quan hệ với đồng minh... nhưng thực tế ngược lại. Ví dụ Mỹ đã bắt quân dịch nhiều người Hoa độc thân... người Nhật Bản chúng tôi chưa bao giờ đối xử tệ bạc với người Trung Quốc ở Nhật Bản... khác biệt giữa bản chất vô nhân đạo của người Mỹ và bản chất của người Nhật là có thể thấy ở sự việc thực tế"
"nếu chính phủ Mỹ không gỡ bỏ những đạo luật phân biệt người Hoa, người châu Á có lẽ sẽ không bao giờ được đối xử bình đẳng... mọi người châu Á [phải] đoàn kết đánh đuổi đế quốc Mỹ và đế quốc Anh khỏi châu Á để gây dựng một châu Á thịnh vượng cho người châu Á"

Gỡ bỏ đạo luật 1882
Trân Châu cảng đã đoàn kết quốc gia ủng hộ nỗ lực chiến tranh, và dư luận về chiến sự của chiến tranh Trung-Nhật lần 2 đã ủng hộ người Hoa dũng cảm đánh người Nhật Bản độc ác ở Thái Bình Dương
một khảo sát năm 1939 cho thấy tỷ lệ ủng hộ người Hoa tăng đến 74%
năm 1943 bà Tống Mỹ Linh vợ Tưởng Giới Thạch viếng thăm và phát biểu cảm động trước quốc hội Mỹ
nữ nhà văn Pearl S.Buck [Trại Trân Châu] và những nhà hoạt động đã thúc giục bình đẳng sắc tộc và gỡ bỏ đạo luật từ chối người Hoa và quốc hội phải phản hồi
từ tháng 5 năm 1943 những người vận động bắt đầu kêu gọi gỡ bỏ đạo luật từ chối người Hoa để kỷ niệm 32 năm khởi nghĩa Vũ Xương ngày 10 tháng 10 năm 1911 - ngày 10 tháng 10 năm 1943
tháng 5 năm 1943 uỷ ban quốc hội về vấn đề nhập cư và quốc gia hoá đã bắt đầu buổi điều trần để chất vấn việc gỡ bỏ
gỡ bỏ đạo luật từ chối người Hoa dĩ nhiên gây chú ý: những hiệp hội lão thành chuyên môn [veteran association], công đoàn và những tổ chức yêu nước [patriotic society] chống lại người Hoa nhập cư - những tổ chức yêu nước đặc biệt nói những từ ngữ mang tính phân biệt chủng tộc, gọi người Hoa về mặt đạo đức là những người đê tiện nhất quả đất
Mansfield Freeman chủ tịch của công ty bảo hiểm nhân thọ AIG đã sống ở Trung Quốc 20 năm và đã mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ gỡ bỏ:
"thương mại với Trung Quốc và 400 triệu người Hoa sẽ là những nhân tố rất quan trọng cho thịnh vượng hậu chiến của Mỹ"
nghị sĩ Walter Judd từng 12 năm làm nhà truyền giáo ở Trung Quốc, lên tiếng mạnh mẽ hơn:
"Thái Bình Dương sẽ được thái bình nếu Mỹ có được bên kia đại dương một Trung Quốc mạnh, độc lập, dân chủ và thân thiện"
quân đội ủng hộ mạnh mẽ nhất, nói rằng việc gỡ bỏ sẽ giúp Mỹ thắng cuộc chiến nhờ đưa Trung Quốc về vị thế cân bằng mọi mặt với các quốc gia đồng minh khác: có thể thực hiện bằng cách công nhận vị trí của Trung Quốc ở Liên Hợp Quốc đấu tranh cho dân chủ và tương lai xán lạn của Trung Quốc trong một thế giới dân chủ thời hậu chiến - rằng một Trung Quốc dân chủ mạnh mẽ sẽ về phe với Mỹ, rất hữu ích chống lại Nga mà đồng thời ngăn cản người Anh tái áp đặt chủ nghĩa đế quốc lên châu Á hậu chiến
cho nên Trung Quốc là then chốt và cần được tôn trọng

Kết
ngày 11 tháng 10 năm 1943 tranh luận việc gỡ bỏ đã mang ra quốc hội: dường như bất khả thi, thậm chí quốc hội có lẽ sẽ thắt chặt những quy định nhập cư hơn nữa
tổng thống Roosevelt đã can thiệp - ông thỉnh cầu lên quốc hội rằng: "Hãy chọn thế chủ động trong cuộc chiến tuyên giáo này và gỡ bỏ những quy định xúc phạm đồng minh chính duy nhất của chúng ta ở lục địa châu Á"
quốc hội tôn trọng yêu cầu của tổng thống và nghị sĩ Warren Grant Magnuson đề xuất soạn thảo để Roosevelt ký thành luật ngày 17 tháng 12 năm 1943
phải đến năm 1952 tất cả người châu Á mới hoàn toàn được phép nhập cư và nhận quốc tịch, nằm trong hạn ngạch [quota]
và đến năm 1965 tất cả hạn ngạch mới được gỡ bỏ, phần vì tiến bộ xã hội trong phong trào dân quyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét