năm 1851 Thái Bình Thiên Quốc nổ ra: trong 14 năm, ước tính 20 triệu người chết - một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử thế giới
chiến tranh đã đau thương, nội chiến và chiến tranh tôn giáo còn thảm khốc hơn, nhưng 1 thế kỷ rưỡi sau Thái Bình Thiên Quốc thì mấy ai còn nhớ tàn ác
Thái Bình Thiên Quốc
Hồng Tú Toàn là một người Khách Gia ở Quảng Đông, mơ thấy mình là em trai của chúa Jesus, rằng mình sẽ dẫn dắt thế giới đến cách mạng
Hồng Tú Toàn tập hợp người ủng hộ và tự xưng một quốc gia Thiên Chúa giáo là Thái Bình Thiên Quốc [Taiping heavenly kingdom] khởi nghĩa chống nhà Thanh
Thái Bình Thiên Quốc có 3 triệu người, muốn khởi nghĩa thay đổi xã hội Trung Quốc: không còn tài sản tư hữu, không còn chủ đất, không còn học giả theo Khổng Tử - quét sạch tất cả tham nhũng
Chết chóc
Thái Bình Thiên Quốc bắt đầu ở tỉnh Quảng Tây ngày nay, đặt thủ đô là Nam Kinh của tỉnh Giang Tô: trong cuộc khởi nghĩa, quân Thái Bình đã hành quân qua tất cả là 18 tỉnh Trung Quốc
năm 1871 du khách Ferdinand Von Richthofen nhớ lại ở một số nơi, chỉ 3% dân số sống sót chiến sự
một tháng chiến sự ở hạt Yining, tỉnh Giang Tây có hơn 10 vạn người chết
ví dụ năm 1862 giặc Thái Bình Thiên Quốc tấn công làng Bao ở tỉnh Chiết Giang: quân triều đình bỏ chạy - một người tên là Bao Lishen đã tập hợp quân dân kháng cự
8 tháng giặc Thái Bình Thiên Quốc tấn công làng Bao, cứ mỗi lần thất bại họ lại trút giận lên những làng láng giềng: thảm sát mọi người - nhưng làng Bao chưa thất thủ
dần dà, kháng chiến của làng Bao đã thu hút người tị nạn giàu có từ khắp Chiết Giang, mang đến hàng triệu tiền mặt: quân Thái Bình Thiên Quốc nổi giận cắt đường cấp nước của làng - dân làng phải uống nước bẩn từ một dòng sông đầy xác chết và đã bị lở miệng
quân Thái Bình Thiên Quốc quá mạnh: sau rốt Bao Lishen bị giết và làng Bao thất thủ - một chục vạn người ô hợp ở làng Bao mà quân Thái Bình không đủ thời gian hay công sức xử bắn
cho nên quân Thái Bình nhốt nam nữ và trẻ em vào những ngôi nhà, lấy vải sợi tre bao quanh nhà và châm lửa đốt: ngọn lửa cháy suốt 11 ngày đêm
tài liệu cũng ghi nhận những vụ thảm sát của cả hai phe: khi chiếm được một vùng, quân Thái Bình sẽ diệt sạch người Mãn sống ở đó - ngược lại, quân Thanh giết hàng nghìn người Khách Gia
1 triệu người Khách Gia bị giết khi Thái Bình Thiên Quốc sụp đổ: được coi là một trong 4 cuộc di cư lớn của người Khách Gia
Thái Bình Thiên Quốc là sự kiện nhân khẩu lớn trong lịch sử Trung Quốc thế kỷ 19, giống như cái chết đen ở châu Âu thế kỷ 14
Chính quyền
nhà Thanh quản lý tài chính của đế chế khá thô thiển: phần lớn doanh thu từ thuế đất và cống nạp gạo - một hạn ngạch được quy định cho chính quyền các tỉnh phải nộp mỗi năm
dưới triều đình Khang Hi năm 1712, hạn ngạch thuế đất đã giữ nguyên và không thay đổi sau nhiều năm: nếu doanh thu không đổi thì chi tiêu và lương bổng của các chức sắc cũng giữ nguyên
ngoài ra, quốc gia cực kỳ chênh lệch giàu nghèo: trước chiến tranh, 40-80% đất thuộc sở hữu của 10% dân số - chủ đất dần dà có thể khoá nông dân vào bẫy nợ và chiếm đất
để đạt đủ hạn ngạch cống nạp lên triều đình, bên cạnh thu thuế nông dân thì các chức sắc đã thu thuế các chủ đất thấp kém, thường thất bại - triều đình thiếu tiền mà nông dân lẫn chủ đất đều tức giận
rồi những khoản bồi thường mà nhà Thanh phải trả nước ngoài như người Anh sau chiến tranh thuốc phiện, nhà Thanh liên tục hụt ngân sách: nguồn thu nhà nước thường không đủ nên triều đình phải tìm vốn bằng cách rao bán quan chức để lấy tiền mặt - không đủ tiền nâng cấp bảo trì cầu đường, đê điều...
Thái Bình Thiên Quốc nổ ra, mới đầu triều đình cho quân riêng đi đàn áp nhưng nhanh chóng thất bại vì thiếu nguồn lực, chiến trường quá rộng lớn và sức mạnh của quân Thái Bình - các tỉnh phải tự xoay xở đối phó với giặc Thái Bình
quý tộc và chủ đất địa phương, lo sợ bị cướp nếu Thái Bình chiếm được Trung Quốc, đã tự xử lý: tập hợp dân quân người Hán để chống lại
để mộ lính, ta phải tăng nguồn doanh thu quản trị để chi trả: năm 1853 một chức sắc địa phương và lãnh đạo dân quân có tên là Lei Yixian ở Giang Tô đã tạo ra một sắc thuế độc nhất vô nhị là "lijin" giống như một loại thuế quan cấp tỉnh đánh lên hàng ra vào tỉnh
ví dụ: loại thuế này không thể được phép ở Mỹ vì 'lijin' giống như trái táo cấm trong kinh thánh - cắt bỏ mối ràng buộc ngân sách giữa các tỉnh và triều đình nhà Thanh ở trung ương
cùng với việc các tỉnh có quân đội riêng thì ấy là con đường dẫn thẳng đến thời kỳ lãnh chúa cát cứ Trung Quốc
Kinh tế xã hội
chiến tranh đã tái định hình Trung Quốc
đầu tiên, những nơi bị nội chiến tàn phá đã bị đình trệ về-mặt-dân-số dù đã tận 1 thế kỷ rưỡi qua đi: Thượng Hải là một trong số ít thành phố thoát nạn chiến tranh, đã tăng trưởng thành vị thế thống trị trong nền kinh tế Trung Quốc - tương đồng với hiệu ứng nhân khẩu ở châu Âu sau cái chết đen
thứ hai, vì quá nhiều người chết, nội chiến đã tái cân bằng mối quan hệ giữa chủ đất và nông dân: quân Thái Bình Thiên Quốc đã hành quyết địa chủ - phương pháp chủ yếu để phục vụ lý tưởng rằng nhà nước quản lý đất đai
sau Thái Bình Thiên Quốc, triều đình bắt đầu thực hiện chế độ cải cách ruộng đất tiến bộ đáng chú ý: căn bản trao quyền lợi ruộng đất cho người canh tác [nông dân] thay vì địa chủ vắng mặt
khi nhà Thanh chiếm lại đất, triều đình hầu như đã tôn trọng những thay đổi của quân Thái Bình Thiên Quốc
thảm sát dân số và bỏ lại đất hoang đã tạo nền móng cho một nền kinh tế hiện đại hơn :dân số tăng trưởng chậm lại và nhiều người giàu hơn - có thể đầu tư cho con cái
đạo luật thuế lijin cũng cho giúp mỗi tỉnh có tiền mở trường và tài trợ giáo dục: các nhà khoa học và doanh nhân bắt đầu xuất hiện
cho nên, nội chiến đẫm máu nhất thế giới đã giúp miền nam Trung Quốc thoát bẫy Malthus: nền kinh tế nam Trung Quốc chuyển mình từ thâm dụng lao động, chủ yếu làm nông nghiệp, sang một nền kinh tế thâm dụng vốn, ví dụ công nghiệp - dọn đường cho các tỉnh miền nam Trung Quốc giàu có nhất đại lục hôm nay
Kết
Thái Bình Thiên Quốc diễn ra cùng lúc với nội chiến Hoa Kỳ
sau rốt, triều đình nhà Thanh chiến thắng nhưng đại lục thì phi trung ương hơn và năm 1911 đế chế nhà Thanh sụp đổ
không phải tác giả ca ngợi chiến tranh giết chết 20 triệu người là tốt, cũng không phải là ta nên tuyên chiến để "loại bỏ" tầng lớp hạ lưu - cuộc sống và quản trị nhà nước thì không phải chỉ có tăng trưởng kinh tế và phát triển công nghệ
cũng không thể trực tiếp liên hệ những chết chóc của chiến tranh với công nghiệp hoá sau này của vùng đất: ví dụ miền nam nước Mỹ vẫn tiếp tục nghèo hàng thập kỷ sau nội chiến Hoa Kỳ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét